Kinh Đời
Chủ nghĩa dân túy hình thức Việt Nam, con đường bế tắc - Mai Tú Ân
Những năm gần đây, chính quyền Việt Nam rõ ràng là đã cải thiện được năng lực làm việc và giữ cho Việt Nam có được một sự phát triển bề ngoài vừa phải, ổn định. Nhưng đi sâu hơn vào các chính sách mà chúng ta đang thực thi rộng rãi thì ta có thể thấy ngay rằng, chủ nghĩa dân túy, và dân túy hình thức đã và đang được chọn lựa trong các quyết sách của chính quyền.
Ta hãy bắt đầu bằng việc xem xét việc hội nhập với bên ngoài qua các tổ chức kinh tế tương ứng. Bằng hàng loạt các biện pháp từ tài chánh, thuế khóa, các luật và dưới luật (nghị định)...nhằm có lợi hay bảo hộ cho các nền sản xuất của mình thêm một thời gian nữa và chỉ có thế mà thôi.
Đứng trước sự hòa nhập không thể cưỡng lại được từ thị trường kinh tế Asian cho đến TPP thì điều đáng chú ý là Việt Nam luôn nêu ra và đòi bằng được một lộ trình cho sư hòa nhập. Qua đó trong thời hạn ngắn dài sẽ giữ được như cũ, tức một mức thuế cao khủng khiếp với lại mức thuế thấp, hoặc bằng không của các ngành nghề như : Sản xuất ô tô chẳng hạn. Sự co kéo với các đối tác về một lộ trình hội nhập chẳng qua cũng chỉ là một sự kéo dài, sự bảo hộ không đúng chuẩn và mang hại về lâu dài mà thôi. Nhà nước cùng các tổ chức sản xuất xe hơi trong nước, mà thực ra là của nước ngoài có thể kiếm được nhiều ngàn tỷ đồng trong khoảng thời gian “lộ trình” nhưng khi thời gian đó qua đi thì sự cách biệt đẳng cấp, chênh lệnh giữa thuế suất cao và thuế suất thấp sẽ chứng tỏ mạnh của thị trường. Đó luôn là sự yếu đuối của kẻ yếu bảo trợ kẻ yếu. Các công ty sản xuất trông mong vào lộ trình sẽ mãi chỉ đi đằng sau các công ty chấp nhận cuộc chơi mà thôi. Còn chính quyền thì giống như người cố lượm bạc lẻ trong một cuộc chơi lớn.
Thay bằng nguyên tắc tối thượng của thị trường là, chính quyền tốt nhất là chính quyền càng ít tham gia vào các hoạt động thị trường càng nhiều càng tốt, thì chính quyền Việt Nam luôn là chính quyền can thiệp nhiều nhất vào thị trường. Khi thị trường bất động sản rơi, thì thay vì để kệ nó rơi, vì nó rơi từ chỗ bong bóng vô lý xuống đúng với trị giá thực của nó thì là một điều tốt, thì chính quyền lập tức có gói dự án 30.000 tỷ đồng năm 2014, và tiếp tục gói dự án 30.000 tỷ đồng tiếp theo. Cứ cho là chính phủ lấy lại được số tiền bỏ ra nói trên, nhưng thực ra thì chỉ nằm mơ giữa ban ngày thôi. Số tiền đó sẽ mau chóng hòa nhập và biến mất dần trong dòng chảy mênh mang trong các ngân hàng và cuối cùng sẽ được thống kê trong nợ xấu...thì điều tai hại là BĐS xấu không chết đi những kẻ đáng chết mà vẫn hiên ngang sống. Những BĐS lụn bại, quản lý kém vẫn tồn tại để rồi cuối cùng sẽ làm hại thêm cho nền kinh tế.
Các đối sách luôn là bưng bít, che dấu thông tin để có được những con số đẹp nhất, cũng như số tiền nợ xấu ở các ngân hàng được qui về một mối là công ty mua bán nợ xấu VMG. Công ty này có chức năng mua bán nợ xấu nhưng chỉ "mua" chứ chẳng hề bán được đồng nợ xấu nào. Và dĩ nhiên khi trút mọi của nợ vào thì công ty sẽ phình ra nợ vì nợ xấu nên nó sẽ phải bốc hơi và biến mất, để cho mọi điều tốt đẹp ở lại...
Một cái lỗ thủng to hơn cả đáy là :“Bảo Hiểm Y Tế Toàn Dân”. Một cố gắng của những người quản lý duy ý chí, lý thuyết suông cũng đang gây tiền chạy ra ngoài nhanh như ăn cướp. Có thể họ tốt với ý tưởng nhưng hoàn toàn là những người mơ mộng giữa đời thường khi gây một hình thái tự nguyện thành một phong trào hình thức, đầu voi đuôi chuột, cha chung không ai khóc...BHYT luôn là một chương trình của một nhóm người có điều kiện tham gia chứ không phải của cả xã hội tham gia đồng loạt như hiện thời. Cho đến tận bây giờ thì Bảo Hiểm Y Tế Toàn Dân vẫn chỉ là giấc mơ không thành của thế giới ngày nay. Chỉ có một vài nước Bắc Âu, vì giàu có và vì dân số ít nên thực hiện được, nhưng với gần 30% thu nhập hàng năm ném vào Bảo Hiểm Toàn Dân đó. Ngay cả một nước Mỹ giàu có nhưng việc đưa ra kế hoach Obama Care, một dạng giống như BHYTTD, cũng gây nên sự chống đối trong nước Mỹ bởi sự khó thành công của nó.
Việt Nam là một nước thực thi chính sách BHYT TD nghe thật vĩ đại nhưng lại lèo bèo về thực tế, với vài trăm ngàn đồng/đầu người/năm. Con số của chính phủ đưa ra là 60 - 80% người dân tham gia BHYT, nhưng thực tế thì chỉ khoảng dưới 30% người dân ở thành phố tham gia. Còn ở các vùng quê, vùng cao thì số người tham gia chỉ là 3 - 5%, thậm chí có những làng bản người tham gia đóng tiền BHYT là 0%. Không đóng xu nào nhưng họ vẫn có được thẻ BHYT bởi chính quyền địa phương đã đóng thay cho họ, để có được những con số đẹp.nói trên.
Còn về mặt bảo hiểm thì theo một chuyên gia nước ngoài, để thực hiện chính sách BH trên, Việt Nam cần phải có 10.000 bệnh viện 1000 giường, cùng với 500.000 bác sĩ nhân viên y tế để thực hiện thực sự công tác BHTD nói trên. Một điều không thể thực hiện được trong 50 năm nữa ở Việt Nam, nhưng BHTD đã thực hiện ở Việt Nam rồi, và chính quyền cứ phải è cổ ra đóng hàng trăm ngàn tỷ đông mỗi năm cho một chương trình quá sức, quá tham vọng nhưng hoàn toàn rỗng tuếch, đầu voi đuôi chuột, chờ ngày phá sản giống như bao chương trình mà chính quyền đã làm.
Bởi đặt mục tiêu ổn định kinh tế, xã hội, chính trị nên các quyết sách của chính quyền đưa ra đa phần để lấy lòng tất cả. Từ o bế các nhà đầu tư nước ngoài, cho đến lấy lòng giới trí thức khoa bảng, việc phong chức vô tội vạ cho các tướng tá quân đội, CA với biết bao khoản tiền chi ra dưới mọi hình thức đã biến Việt Nam thành một quốc gia vay nợ để sống. Trong khi nợ công ngập đầu thì chính quyền đã rộng tay chi tiêu thoải mái với việc xây dựng cả xa lộ trên những vùng núi non (đường Hồ Chí Minh), các sân bay bến cảng vô tích sự, vì không phải lợi ích của những dự án đó, mà do khi triển khai dự án đó thì cũng kích hoạt dòng tiền dự án luân chuyển và sẽ có phần trăm rơi rụng ra để thành thu nhập, thuế má...
Nên ở đất nước Việt Nam ta hiện nay có một tình trạng lạ đời. Dù đang nghèo với đủ khoản nợ công lẫn tư chồng chất nhưng chúng ta vẫn hoành tráng xây dựng với các dự án nhiều tỷ đô la. Bù tiền cho các công ty đại gia đang làm ăn thua lỗ, triệt thoái vốn từ các doanh nghiệp có lời để cấp cứu cho khắp nơi khát tiền. Tất cả đều là tiền nước ngoài, ODA, tiền vay cắt cổ...mà mục đích không phải là lợi ích của dự án đó, mà là vì những đồng tiền phần trăm lọt ra ngoài khi dự án được kích hoạt...Những đồng tiền tưởng lớn nhưng té ra nhỏ xíu mà ta đã tận thu giống như một khoản tiền thuê nhà mà ta cho các đại gia thuê, cho đến những khoản bèo nhèo tiền thuế hoa chi mà ta vét túi của các chị hàng xén lúc chợ chiều…
Mặt trời vẫn mọc và lặn như vậy, bao đời nay và nước vẫn chảy qua cầu mà không chảy ngược lại thì tiền bạc vào Việt Nam càng lúc càng khó khăn với những con số thật đẹp nhưng thực tế không đẹp chút nào. Tiền thu về nhiều nhất thuộc hàng điện tử, điện thoại thì Việt Nam đứng danh nhận tiền nhưng thực thu được chỉ khoảng 3- 9%, tương ứng với đóng góp, còn ông chủ Hàn Quốc thu được 90%.. Xuất khẩu cá là một nguồn thu tốt nhất, tiền đến tay người nông dân nuôi, trồng nhưng mấy năm nay đang thất bát dần, các chủ cơ sở thì đa phần vỡ nợ, thu hẹp sản xuất. Còn tiền thu hóa dầu, những năm trước được liên danh chia là 70.000 tỷ đồng nhưng giờ đây giá dầu ở dưới 50đô/thùng thì càng khai thác càng lỗ, khi mức giá VN khai thác là 55 - 65 đô/thùng. Cả liên doanh Nga và Việt đang chuổn bị trốn nợ.
Ngay cả chuyện vui khi ta tính tổng thu của người Việt hải ngoại gửi về được khoảng 12 - 15 tỷ đô/năm nhưng thật nực cười khi ta tính vào tổng nhập của chính phủ. Người Việt hải ngoại gửi tiền đó về là cho bà con họ hàng của họ, chứ có gửi cho chính quyền đâu mà tính tổng nhập. Rồi họ hàng bà con của họ sẽ nhận hết số tiền đó rồi đem đi ăn, đi chơi chứ có ai cho lại ông chính phủ đồng nào đâu mà tính nhập vui vẻ quá vậy. Bây giờ thì ngồi không, tính quẩn khi trông nhìn vào 500 tấn vàng của dân để vét nốt..
Đứng bên ni thành, ngó bên tê thành không thấy tiền đâu,
Đứng bên tê thành, ngó bên ni thành cũng chẳng thấy tiền đâu..
Chưa bao giờ điệp khúc Tiền, Tiền, Tiền vang lên dữ dội và cấp thiết như hiện nay. Một điệu quân hành réo rắt đòi hỏi của hàng triệu công chức, mà đa phần là ngồi không, của hàng ngàn tướng lãnh,cũng đa phần ngồi không, của hàng vạn công chức Đảng, câc tổ chức ăn không ngồi rồi...nhưng luôn khát tiền.réo gọi chính phủ, khiến chính phủ giờ này giống như một ông Chúa Chổm đang chạy tuột quần đi tìm chủ nợ mới và khoản tiền mới để đổ vào cái thùng không đáy, hay một ông Thạch Sùng đang ngồi mơ cái mẻ kho. Người ta không tát nước cho con thuyền chung sắp chìm mà lại đang đục thủng nó để nó cứ nửa chìm nửa nổi, lơ lửng giữa trần gian...(hình)
Mời các bạn xem tiếp phần cuối
Phần Cuối :
“Trong những cái mà con người mau quên nhất, có lời thề của tình yêu đôi lứa và lòng biết ơn của dân chúng đối với chính quyền”
(Vô Danh)
Em xinh em ngồi trồng rau một mình cũng xinh |
Với mục đích dùng tiền để khỏa lấp mọi sự bất bình, chống đối, dùng tiền để phủ bóng tiền lên mọi vấn đề của quốc gia sẽ thành công, nếu như có tiền, có thật nhiều tiền, và chi tiền vô tội vạ cho các người kháng chiến cũ mà 41 năm rồi vẫn phải chi, cho tầng lớp công chức dư thừa, cho các tướng tá Quân Đội và Công An đông như quân Nguyên..v..v... Vấn đề là có mãi số tiền để chi hay không ?
Như đã nói, một chính quyền tốt là một chính quyền không tham gia vào thị trường cũng như vào các mặt của nó. Chính quyền chỉ nên điều chỉnh thị trường bằng những thứ của mình, như thuế khóa, lãi suất NHNH....chứ không tham gia vào từng sự vụ riêng lẻ, các dự án cá nhân. Hẳn là những chuyên viên tai to trong bộ máy công quyền cũng biết đến tác hại như thế nào khi chính quyền lại trở thành một trong các đối tác của thị trường., khi nó tham gia như một tổ chức quyền lực siêu thưc tế, phi thưc tế và dân túy hình thức (mỵ dân)...
Ta sẽ lấy ví dụ gần đây nhất để chứng minh cái khả năng tồi khi chính quyền tham gia thị trường. Đó là gần đây, qua sự kêu cứu của cấc ngân hàng thì NHNN VN đã kêu gọi chính quyền cấp cứu cho Bầu Đức, HAGL. Một con nợ lớn với hơn 30.000 tỷ đồng. Một ông vua chúa Chổm trong vương quốc của các chúa Chổm. Chúng ta không đi sâu vào việc Bầu Đức có thể trả nợ nổi số tiền lên đến 1.5 tỷ đô la, với tiền lãi suất phải trả là 13 tỷ đồng/ngày hay không, mà chúng ta hãy xét đến khía cạnh tai hại của vấn đề khi chính phủ ra tay cứu Bầu Đức. Theo nguồn tin của chúng tôi thì NHNN đã chấp thuận “cứu” bầu Đức với số tiền ngân sách đổ cho ông ta vay thêm là 10.000 tỷ đồng.
Điều đầu tiên là sự không công bằng giữa các công ty đang cạnh tranh nhau trên thị trường. Việc cứu công ty của bầu Đức là chính quyền đã đặt chỗ cho sự thiếu công bằng vào trong cuộc chơi mà mình quản lý, vì công bằng là một yếu tố then chốt trong cuộc cạnh tranh lành mạnh và cần phải có giữa các công ty với nhau trong một thị trường cạnh tranh tự do. Thứ hai việc cho vay này đã nâng tầm vô lý cho công ty bầu Đức lên vài lần. Theo HSBC thì một đồng vốn trực tiếp được bơm từ chính phủ sẽ trị giá từ 1.8 đồng cho đến 4,0 đồng hoặc hơn nữa tùy theo tình hình.
Chúng ta ai cũng biết chơi bài Porker (bài Xì Phé) và hiểu rằng, một nhà kia có tiền hoặc có thể có nhiều tiền thì đã là một thắng lợi rồi. Có thể họ không có tiền, nhưng cách nào đấy họ cho thấy họ có thể có tiền. Đối phương sẽ lúng túng bỏ cuộc. HAGL của bầu Đức đã có tiền, những đồng tiền thực sự mạnh mẽ đồng thời cho thấy khả năng suy luận đương nhiên rằng, nếu cần thì lại có tiếp tiền trợ giúp nữa từ cái thùng không đáy mênh mông là NHNN VN. Một thế mạnh hiển nhiên của bầu Đức, nhưng đáng tiếc cũng là thế yếu trước sự nghi vấn hiển nhiên : “Bầu Đức là ai, và đã làm gì để được cứu”. Bầu Đức được cứu giúp nhưng cũng mang tiếng về sự cứu giúp đó. Và thành tích vang dội khi có bạc tỷ đô la từ tay không của bầu Đức sẽ bị câu hỏi nghi vấn về các mối quan hệ khăng khít với chính quyền Việt Nam, với chính quyền Lào, với các vụ lâm tặc khổng lồ, rừng nguyên sinh biến mất..v..v...cùng thời gian phất lên của bầu Đức?
Điều bất hợp lý nữa là NHNN, hay chính phủ lấy quyền gì, tư cách nào, trách nhiêm ra sao để tháo khoán giúp bầu Đức một số tiền như vậy. Và đây là số tiền của người dân chứ không của bất cứ ông quan chức nào liên hệ đến. Giả sử nếu bầu Đức không trả nợ nổi, phá sản thì truy tội và truy tiền ở đâu, và ai là người chịu trách nhiệm trong thương vụ phi kinh doanh này.
Rồi sẽ có nhiều công ty khác nhìn ở bầu Đức con đường đi lên của mình. Họ chọn sản phẩm giống bầu Đức, đường đi nước bước như thân thiết với người của chính quyền, thân thiết và gia nhập nhóm lợi ích của NN hoặc của NHNN như bầu Đức, và hy vọng được cứu như bầu Đức, nếu sa cơ.
Điều này chứng tỏ một qui luật bất biến rằng, từ xưa đến giờ chính quyền luôn hành động một mình một chợ trong mọi lĩnh vực. Không có đối lập, phản biện, trong Quốc Hội thì đa số các anh Nghị lơ láo chờ gật cùng với các anh nghị Mackeno ngồi ngủ gật, báo chí bị trấn áp nên im bặt, người dân bức xúc xuống đường như vụ cá chết vừa rồi thì bị đàn áp thẳng tay, nên chính quyền cũng đã rảnh rỗi làm những vụ việc mà chẳng cần hỏi ai cả.
Xã hội tư bản trở nên mạnh hơn chính vì nó chấp nhận rằng, cái gì yếu thì sẽ phải chết đi để cái mới mạnh hơn tồn tại. Đó là quy luật đào thải khắc nghiệt mà thị trường tự do đã hình thành, và không có ngoại lệ nào cả. Còn xã hội Việt Nam hiện nay thì đi ngược qui trình, chỉ nhằm cứu lấy các công ty có mối quan hệ với mình, trong nhóm lợi ích của mình đồng thời đạp đổ hay ghẻ lạnh với tất cả...Đất nước Việt Nam đang sống trong một thế giới kỳ lạ, như có hai quốc gia trong một dân tộc, hai đẳng cấp trong một xã hội luôn sợ hãi và phục tùng. Đẳng cấp được ưu đãi và phần đa số dân chúng còn lại...
Chính quyền đã dùng quyền lực của mình để cứu giúp, để ban phát ân huệ cho những gì thân cận với mình, trung thành với mình và đương nhiên sẽ tảng lờ những vấn đề khác, dù có đem lai lợi ích quốc gia hay không. Và biến chương trình dân túy đầy tham vọng của mình thành một thứ dân túy hình thức, ngụy quân tử, đầu voi đuôi chuột...
Phương pháp AQ của nhà văn Lỗ Tấn là phương pháp giải quyết vấn đề mà ta tạm gọi là :”Không có vấn đề chỉ vì ta không nhìn thấy vấn đề” một trong các biện pháp dân túy thông thường. Các chương trình vui vẻ dân gian, các lễ hội được mở rộng tối đa, thậm chí các chương trình đồng căn cốt, mê tín đều được thừa nhận khác hẳn với trước. Các cuộc phong NSND, phong tướng QĐ, CA, cũng như các vụ mua bán vũ khí trị giá hàng tỷ đô la với nước Nga để đem về những của nợ cứ hoạt động là gặp tai nạn...
“Mọi sự không phải hoàn hảo nhưng đều tốt đẹp”
Còn những việc quan trọng như Trung Cộng, giàn khoan HD981, vụ cá chết kéo dài thì được giải quyết trên tinh thần AQ của nhà văn Lỗ Tấn. Đó là :”Không nhìn thấy vấn đề tức là không có vấn đề”. Những người lãnh đạo chỉ đơn giản vờ như chẳng có, giả vờ không nhìn thấy cái gì trong vụ giàn khoan981, không thấy gì trong các vụ ngư dân bị Tàu Cộng áp chế, không thấy gì vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung thì sẽ không có các vụ việc đó. Hoặc họ chui đầu xuống cát để không nhìn thấy tất cả. Và đương nhiên với phương pháp luận suy đơn giản thì những vấn đề trên đều không có, không thành vấn đề.Tất cả đều tốt đẹp khi đàn cừu luôn cắm đâu đi theo lề phải dưới sự canh chừng của đám chó chăn cừu, khi đa số người dân Việt Nam luôn đi theo lề phải dưới sự canh chừng của đám CA, AN, QĐ hung hãn.
Hãy nhìn qua bên ngoài để thấy rằng các biện pháp chi phí xã hội rộng khắp, dân túy hình thức tràn lan sẽ dẫn tới đâu một khi tiền hết tật mang.
Đất nước Venezuela vốn giàu có thanh bình từ trước đến giờ bởi dầu mỏ. Nhưng các chính quyền cánh tả mang màu sắc XHCN của các ông Hugo Chavet, Maruno...lên cầm quyền gần đây đã thực hiện phương pháp dân túy rộng khắp trong xã hội Venezuela nhằm mục đích thu hút phiếu bầu và xây dựng một XHCN, với đa phần lợi ích chia cho người dân. Đây là chương trình cũ xì, được nói đến nhiều hơn là được thi hành ở các nước CS đã chết. Với cung cách quản lý yếu kém, cùng nạn tham nhũng của chính quyền, và giá dầu xuống thấp thì giờ đây Venezuela đang rơi tự do về vô chính phủ, thiếu thốn hàng hóa và đang đứng trước một cái chết được báo trước.
Nhìn sang bên đất nước Thái Lan gần đây, thời mà bà thủ tướng xinh đẹp Yingluck Shinawatra còn cầm quyền. Bà TTg này, theo chính sách dân túy của người anh Thaksin Shinawatra đã bị đảo chính, mất quyền phải lưu vong, cũng đã thi hành chính sách chi tiền công quỹ rộng khắp, các gói tài trợ liên miên cho các tầng lớp dân nghèo đông đảo ở Thái Lan. Mục đích thì cũng chỉ là để thu hút phiếu bầu của những người dân nghèo ấy.
Có nhiều mục hứa hẹn chi tiền cho người dân Thái một cách vô tội vạ, như hứa giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 30% xuống 20% vào năm 2013 và tăng lương tối thiểu lên 300 baht/ngày và lương tối thiểu cho người tốt nghiệp đại học lên 15.000 baht/tháng. Các chính sách nông nghiệp của bà gồm có cải thiện lãi cho nông dân và cấp các khoản vay lên đến 70% thu nhập dự tính, dựa trên một mức giá gạo đảm bảo là 15.000 baht/tấn, trong khi giá thế giới là 11.000 bat/tấn..v..v...nhưng mục tặng máy tính bảng iphon cho tất cả người dân và lập quĩ dự trữ gạo là đáng để kể và để cười hơn cả.
Việc tặng máy tính bảng cho người dân là lời hứa trước khi tranh cử của bà nữ thủ tướng, năm 2011và đã được thực hiện khiến cho các làng bản của người dân nghèo Thái Lan tràn ngập những của quí những không mấy ai biết dùng để làm gì. Từ giá 400 đô la giá chính thức mà chính phủ phải mua, thì những chiếc máy tính bảng hiệu iphon này vứt lăn lóc trong các căn nhà ổ chuột và chỉ còn giá từ 10 - 40 đô la/chiếc.
Việc mua gạo dự trữ của chính phủ Thái Lan trong thời gian bà nữ TTg cầm quyền và trong vai trò là Chủ tịch quĩ lúa gạo, bà TT đã đưa giá trị gạo của Thái Lan lên mức phi thực tế, cao từ 1,8 đến 4 lần so với giá gạo thị trường. Với cách tính hoàn toàn theo ý của người nông dân Thái Lan, với chế độ thuế khóa, sự trợ giúp xay sát, kho lưu trữ cùng các tài trợ tiền bạc rộng rãi và cuối cùng là việc chính phủ đã bỏ ra hơn 21 tỷ đô la để thu mua bao tiêu toàn bộ sản phẩm gạo của người nông dân Thái Lan trong suốt nhiệm kỳ của bà thủ tướng. Việc sử dụng phương pháp dân túy + tiền ngân khố để cố gắng làm hài lòng mọi tầng lớp, nhất là tầng lớp nông dân đông đảo đã mang lại kết quả là, gạo của Thái Lan ngày càng xuống giá, khó bán hơn trong khi kho lúa gạo quốc gia cứ phình to ra mãi.
Không thể để tình trạng này kéo dài, Tòa Án Hiến Pháp trước, rồi quân đội Thái sauđã ra tay đảo chính lật đổ bà thủ tướng này. Mất các quyền lợi, người dân Thái biểu tình chống lại bà TTg vì cho rằng chính sách của bà ta đã làm hại đến họ, khi giá gạo càng lúc càng xuống và khó bán hơn. Chính quyền quân đội Thái Lan thì truy tố cựu nữ thủ tướng ra tòa, đòi buộc bà ta phải trả giá 20 tỷ đôla tiền thất thoát trong thời gian cầm quyền. Biện pháp mỵ dân của bà TTg đã làm hại cho chính bà, và có lẽ không bao giờ bà ta còn lai vãng đến dinh Thủ Tướng nữa. Cựu nữ thủ tướng Thái Lan xinh đẹp có lẽ nên nghiêm túc suy nghĩ về việc làm một chị trồng rau (trong hình), hay bán sầu riêng suốt đời thì tốt hơn là mơ đến chức vụ Thủ Tướng Thái Lan, một công việc không giành cho những người amateur...
Đất nước nghèo nàn nhưng chính quyền thì phiêu lưu, vay tiền để chi tiêu vô tội vạ, khiến nợ công tăng chóng mặt là con đường sẽ dẫn đến bế tắc, sụp đổ. Đó là con đường mà tất cả người dân Việt Nam chúng ta đang đi trên một con tàu phóng về một chốn ngả nghiêng, vô định nào đó mà ngay cả những người cầm lái cũng không biết nó đang đi về nơi mô...
Mai Tú Ân ( HNPD )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Chủ nghĩa dân túy hình thức Việt Nam, con đường bế tắc - Mai Tú Ân
Những năm gần đây, chính quyền Việt Nam rõ ràng là đã cải thiện được năng lực làm việc và giữ cho Việt Nam có được một sự phát triển bề ngoài vừa phải, ổn định. Nhưng đi sâu hơn vào các chính sách mà chúng ta đang thực thi rộng rãi thì ta có thể thấy ngay rằng, chủ nghĩa dân túy, và dân túy hình thức đã và đang được chọn lựa trong các quyết sách của chính quyền.
Ta hãy bắt đầu bằng việc xem xét việc hội nhập với bên ngoài qua các tổ chức kinh tế tương ứng. Bằng hàng loạt các biện pháp từ tài chánh, thuế khóa, các luật và dưới luật (nghị định)...nhằm có lợi hay bảo hộ cho các nền sản xuất của mình thêm một thời gian nữa và chỉ có thế mà thôi.
Đứng trước sự hòa nhập không thể cưỡng lại được từ thị trường kinh tế Asian cho đến TPP thì điều đáng chú ý là Việt Nam luôn nêu ra và đòi bằng được một lộ trình cho sư hòa nhập. Qua đó trong thời hạn ngắn dài sẽ giữ được như cũ, tức một mức thuế cao khủng khiếp với lại mức thuế thấp, hoặc bằng không của các ngành nghề như : Sản xuất ô tô chẳng hạn. Sự co kéo với các đối tác về một lộ trình hội nhập chẳng qua cũng chỉ là một sự kéo dài, sự bảo hộ không đúng chuẩn và mang hại về lâu dài mà thôi. Nhà nước cùng các tổ chức sản xuất xe hơi trong nước, mà thực ra là của nước ngoài có thể kiếm được nhiều ngàn tỷ đồng trong khoảng thời gian “lộ trình” nhưng khi thời gian đó qua đi thì sự cách biệt đẳng cấp, chênh lệnh giữa thuế suất cao và thuế suất thấp sẽ chứng tỏ mạnh của thị trường. Đó luôn là sự yếu đuối của kẻ yếu bảo trợ kẻ yếu. Các công ty sản xuất trông mong vào lộ trình sẽ mãi chỉ đi đằng sau các công ty chấp nhận cuộc chơi mà thôi. Còn chính quyền thì giống như người cố lượm bạc lẻ trong một cuộc chơi lớn.
Thay bằng nguyên tắc tối thượng của thị trường là, chính quyền tốt nhất là chính quyền càng ít tham gia vào các hoạt động thị trường càng nhiều càng tốt, thì chính quyền Việt Nam luôn là chính quyền can thiệp nhiều nhất vào thị trường. Khi thị trường bất động sản rơi, thì thay vì để kệ nó rơi, vì nó rơi từ chỗ bong bóng vô lý xuống đúng với trị giá thực của nó thì là một điều tốt, thì chính quyền lập tức có gói dự án 30.000 tỷ đồng năm 2014, và tiếp tục gói dự án 30.000 tỷ đồng tiếp theo. Cứ cho là chính phủ lấy lại được số tiền bỏ ra nói trên, nhưng thực ra thì chỉ nằm mơ giữa ban ngày thôi. Số tiền đó sẽ mau chóng hòa nhập và biến mất dần trong dòng chảy mênh mang trong các ngân hàng và cuối cùng sẽ được thống kê trong nợ xấu...thì điều tai hại là BĐS xấu không chết đi những kẻ đáng chết mà vẫn hiên ngang sống. Những BĐS lụn bại, quản lý kém vẫn tồn tại để rồi cuối cùng sẽ làm hại thêm cho nền kinh tế.
Các đối sách luôn là bưng bít, che dấu thông tin để có được những con số đẹp nhất, cũng như số tiền nợ xấu ở các ngân hàng được qui về một mối là công ty mua bán nợ xấu VMG. Công ty này có chức năng mua bán nợ xấu nhưng chỉ "mua" chứ chẳng hề bán được đồng nợ xấu nào. Và dĩ nhiên khi trút mọi của nợ vào thì công ty sẽ phình ra nợ vì nợ xấu nên nó sẽ phải bốc hơi và biến mất, để cho mọi điều tốt đẹp ở lại...
Một cái lỗ thủng to hơn cả đáy là :“Bảo Hiểm Y Tế Toàn Dân”. Một cố gắng của những người quản lý duy ý chí, lý thuyết suông cũng đang gây tiền chạy ra ngoài nhanh như ăn cướp. Có thể họ tốt với ý tưởng nhưng hoàn toàn là những người mơ mộng giữa đời thường khi gây một hình thái tự nguyện thành một phong trào hình thức, đầu voi đuôi chuột, cha chung không ai khóc...BHYT luôn là một chương trình của một nhóm người có điều kiện tham gia chứ không phải của cả xã hội tham gia đồng loạt như hiện thời. Cho đến tận bây giờ thì Bảo Hiểm Y Tế Toàn Dân vẫn chỉ là giấc mơ không thành của thế giới ngày nay. Chỉ có một vài nước Bắc Âu, vì giàu có và vì dân số ít nên thực hiện được, nhưng với gần 30% thu nhập hàng năm ném vào Bảo Hiểm Toàn Dân đó. Ngay cả một nước Mỹ giàu có nhưng việc đưa ra kế hoach Obama Care, một dạng giống như BHYTTD, cũng gây nên sự chống đối trong nước Mỹ bởi sự khó thành công của nó.
Việt Nam là một nước thực thi chính sách BHYT TD nghe thật vĩ đại nhưng lại lèo bèo về thực tế, với vài trăm ngàn đồng/đầu người/năm. Con số của chính phủ đưa ra là 60 - 80% người dân tham gia BHYT, nhưng thực tế thì chỉ khoảng dưới 30% người dân ở thành phố tham gia. Còn ở các vùng quê, vùng cao thì số người tham gia chỉ là 3 - 5%, thậm chí có những làng bản người tham gia đóng tiền BHYT là 0%. Không đóng xu nào nhưng họ vẫn có được thẻ BHYT bởi chính quyền địa phương đã đóng thay cho họ, để có được những con số đẹp.nói trên.
Còn về mặt bảo hiểm thì theo một chuyên gia nước ngoài, để thực hiện chính sách BH trên, Việt Nam cần phải có 10.000 bệnh viện 1000 giường, cùng với 500.000 bác sĩ nhân viên y tế để thực hiện thực sự công tác BHTD nói trên. Một điều không thể thực hiện được trong 50 năm nữa ở Việt Nam, nhưng BHTD đã thực hiện ở Việt Nam rồi, và chính quyền cứ phải è cổ ra đóng hàng trăm ngàn tỷ đông mỗi năm cho một chương trình quá sức, quá tham vọng nhưng hoàn toàn rỗng tuếch, đầu voi đuôi chuột, chờ ngày phá sản giống như bao chương trình mà chính quyền đã làm.
Bởi đặt mục tiêu ổn định kinh tế, xã hội, chính trị nên các quyết sách của chính quyền đưa ra đa phần để lấy lòng tất cả. Từ o bế các nhà đầu tư nước ngoài, cho đến lấy lòng giới trí thức khoa bảng, việc phong chức vô tội vạ cho các tướng tá quân đội, CA với biết bao khoản tiền chi ra dưới mọi hình thức đã biến Việt Nam thành một quốc gia vay nợ để sống. Trong khi nợ công ngập đầu thì chính quyền đã rộng tay chi tiêu thoải mái với việc xây dựng cả xa lộ trên những vùng núi non (đường Hồ Chí Minh), các sân bay bến cảng vô tích sự, vì không phải lợi ích của những dự án đó, mà do khi triển khai dự án đó thì cũng kích hoạt dòng tiền dự án luân chuyển và sẽ có phần trăm rơi rụng ra để thành thu nhập, thuế má...
Nên ở đất nước Việt Nam ta hiện nay có một tình trạng lạ đời. Dù đang nghèo với đủ khoản nợ công lẫn tư chồng chất nhưng chúng ta vẫn hoành tráng xây dựng với các dự án nhiều tỷ đô la. Bù tiền cho các công ty đại gia đang làm ăn thua lỗ, triệt thoái vốn từ các doanh nghiệp có lời để cấp cứu cho khắp nơi khát tiền. Tất cả đều là tiền nước ngoài, ODA, tiền vay cắt cổ...mà mục đích không phải là lợi ích của dự án đó, mà là vì những đồng tiền phần trăm lọt ra ngoài khi dự án được kích hoạt...Những đồng tiền tưởng lớn nhưng té ra nhỏ xíu mà ta đã tận thu giống như một khoản tiền thuê nhà mà ta cho các đại gia thuê, cho đến những khoản bèo nhèo tiền thuế hoa chi mà ta vét túi của các chị hàng xén lúc chợ chiều…
Mặt trời vẫn mọc và lặn như vậy, bao đời nay và nước vẫn chảy qua cầu mà không chảy ngược lại thì tiền bạc vào Việt Nam càng lúc càng khó khăn với những con số thật đẹp nhưng thực tế không đẹp chút nào. Tiền thu về nhiều nhất thuộc hàng điện tử, điện thoại thì Việt Nam đứng danh nhận tiền nhưng thực thu được chỉ khoảng 3- 9%, tương ứng với đóng góp, còn ông chủ Hàn Quốc thu được 90%.. Xuất khẩu cá là một nguồn thu tốt nhất, tiền đến tay người nông dân nuôi, trồng nhưng mấy năm nay đang thất bát dần, các chủ cơ sở thì đa phần vỡ nợ, thu hẹp sản xuất. Còn tiền thu hóa dầu, những năm trước được liên danh chia là 70.000 tỷ đồng nhưng giờ đây giá dầu ở dưới 50đô/thùng thì càng khai thác càng lỗ, khi mức giá VN khai thác là 55 - 65 đô/thùng. Cả liên doanh Nga và Việt đang chuổn bị trốn nợ.
Ngay cả chuyện vui khi ta tính tổng thu của người Việt hải ngoại gửi về được khoảng 12 - 15 tỷ đô/năm nhưng thật nực cười khi ta tính vào tổng nhập của chính phủ. Người Việt hải ngoại gửi tiền đó về là cho bà con họ hàng của họ, chứ có gửi cho chính quyền đâu mà tính tổng nhập. Rồi họ hàng bà con của họ sẽ nhận hết số tiền đó rồi đem đi ăn, đi chơi chứ có ai cho lại ông chính phủ đồng nào đâu mà tính nhập vui vẻ quá vậy. Bây giờ thì ngồi không, tính quẩn khi trông nhìn vào 500 tấn vàng của dân để vét nốt..
Đứng bên ni thành, ngó bên tê thành không thấy tiền đâu,
Đứng bên tê thành, ngó bên ni thành cũng chẳng thấy tiền đâu..
Chưa bao giờ điệp khúc Tiền, Tiền, Tiền vang lên dữ dội và cấp thiết như hiện nay. Một điệu quân hành réo rắt đòi hỏi của hàng triệu công chức, mà đa phần là ngồi không, của hàng ngàn tướng lãnh,cũng đa phần ngồi không, của hàng vạn công chức Đảng, câc tổ chức ăn không ngồi rồi...nhưng luôn khát tiền.réo gọi chính phủ, khiến chính phủ giờ này giống như một ông Chúa Chổm đang chạy tuột quần đi tìm chủ nợ mới và khoản tiền mới để đổ vào cái thùng không đáy, hay một ông Thạch Sùng đang ngồi mơ cái mẻ kho. Người ta không tát nước cho con thuyền chung sắp chìm mà lại đang đục thủng nó để nó cứ nửa chìm nửa nổi, lơ lửng giữa trần gian...(hình)
Mời các bạn xem tiếp phần cuối
Phần Cuối :
“Trong những cái mà con người mau quên nhất, có lời thề của tình yêu đôi lứa và lòng biết ơn của dân chúng đối với chính quyền”
(Vô Danh)
Em xinh em ngồi trồng rau một mình cũng xinh |
Với mục đích dùng tiền để khỏa lấp mọi sự bất bình, chống đối, dùng tiền để phủ bóng tiền lên mọi vấn đề của quốc gia sẽ thành công, nếu như có tiền, có thật nhiều tiền, và chi tiền vô tội vạ cho các người kháng chiến cũ mà 41 năm rồi vẫn phải chi, cho tầng lớp công chức dư thừa, cho các tướng tá Quân Đội và Công An đông như quân Nguyên..v..v... Vấn đề là có mãi số tiền để chi hay không ?
Như đã nói, một chính quyền tốt là một chính quyền không tham gia vào thị trường cũng như vào các mặt của nó. Chính quyền chỉ nên điều chỉnh thị trường bằng những thứ của mình, như thuế khóa, lãi suất NHNH....chứ không tham gia vào từng sự vụ riêng lẻ, các dự án cá nhân. Hẳn là những chuyên viên tai to trong bộ máy công quyền cũng biết đến tác hại như thế nào khi chính quyền lại trở thành một trong các đối tác của thị trường., khi nó tham gia như một tổ chức quyền lực siêu thưc tế, phi thưc tế và dân túy hình thức (mỵ dân)...
Ta sẽ lấy ví dụ gần đây nhất để chứng minh cái khả năng tồi khi chính quyền tham gia thị trường. Đó là gần đây, qua sự kêu cứu của cấc ngân hàng thì NHNN VN đã kêu gọi chính quyền cấp cứu cho Bầu Đức, HAGL. Một con nợ lớn với hơn 30.000 tỷ đồng. Một ông vua chúa Chổm trong vương quốc của các chúa Chổm. Chúng ta không đi sâu vào việc Bầu Đức có thể trả nợ nổi số tiền lên đến 1.5 tỷ đô la, với tiền lãi suất phải trả là 13 tỷ đồng/ngày hay không, mà chúng ta hãy xét đến khía cạnh tai hại của vấn đề khi chính phủ ra tay cứu Bầu Đức. Theo nguồn tin của chúng tôi thì NHNN đã chấp thuận “cứu” bầu Đức với số tiền ngân sách đổ cho ông ta vay thêm là 10.000 tỷ đồng.
Điều đầu tiên là sự không công bằng giữa các công ty đang cạnh tranh nhau trên thị trường. Việc cứu công ty của bầu Đức là chính quyền đã đặt chỗ cho sự thiếu công bằng vào trong cuộc chơi mà mình quản lý, vì công bằng là một yếu tố then chốt trong cuộc cạnh tranh lành mạnh và cần phải có giữa các công ty với nhau trong một thị trường cạnh tranh tự do. Thứ hai việc cho vay này đã nâng tầm vô lý cho công ty bầu Đức lên vài lần. Theo HSBC thì một đồng vốn trực tiếp được bơm từ chính phủ sẽ trị giá từ 1.8 đồng cho đến 4,0 đồng hoặc hơn nữa tùy theo tình hình.
Chúng ta ai cũng biết chơi bài Porker (bài Xì Phé) và hiểu rằng, một nhà kia có tiền hoặc có thể có nhiều tiền thì đã là một thắng lợi rồi. Có thể họ không có tiền, nhưng cách nào đấy họ cho thấy họ có thể có tiền. Đối phương sẽ lúng túng bỏ cuộc. HAGL của bầu Đức đã có tiền, những đồng tiền thực sự mạnh mẽ đồng thời cho thấy khả năng suy luận đương nhiên rằng, nếu cần thì lại có tiếp tiền trợ giúp nữa từ cái thùng không đáy mênh mông là NHNN VN. Một thế mạnh hiển nhiên của bầu Đức, nhưng đáng tiếc cũng là thế yếu trước sự nghi vấn hiển nhiên : “Bầu Đức là ai, và đã làm gì để được cứu”. Bầu Đức được cứu giúp nhưng cũng mang tiếng về sự cứu giúp đó. Và thành tích vang dội khi có bạc tỷ đô la từ tay không của bầu Đức sẽ bị câu hỏi nghi vấn về các mối quan hệ khăng khít với chính quyền Việt Nam, với chính quyền Lào, với các vụ lâm tặc khổng lồ, rừng nguyên sinh biến mất..v..v...cùng thời gian phất lên của bầu Đức?
Điều bất hợp lý nữa là NHNN, hay chính phủ lấy quyền gì, tư cách nào, trách nhiêm ra sao để tháo khoán giúp bầu Đức một số tiền như vậy. Và đây là số tiền của người dân chứ không của bất cứ ông quan chức nào liên hệ đến. Giả sử nếu bầu Đức không trả nợ nổi, phá sản thì truy tội và truy tiền ở đâu, và ai là người chịu trách nhiệm trong thương vụ phi kinh doanh này.
Rồi sẽ có nhiều công ty khác nhìn ở bầu Đức con đường đi lên của mình. Họ chọn sản phẩm giống bầu Đức, đường đi nước bước như thân thiết với người của chính quyền, thân thiết và gia nhập nhóm lợi ích của NN hoặc của NHNN như bầu Đức, và hy vọng được cứu như bầu Đức, nếu sa cơ.
Điều này chứng tỏ một qui luật bất biến rằng, từ xưa đến giờ chính quyền luôn hành động một mình một chợ trong mọi lĩnh vực. Không có đối lập, phản biện, trong Quốc Hội thì đa số các anh Nghị lơ láo chờ gật cùng với các anh nghị Mackeno ngồi ngủ gật, báo chí bị trấn áp nên im bặt, người dân bức xúc xuống đường như vụ cá chết vừa rồi thì bị đàn áp thẳng tay, nên chính quyền cũng đã rảnh rỗi làm những vụ việc mà chẳng cần hỏi ai cả.
Xã hội tư bản trở nên mạnh hơn chính vì nó chấp nhận rằng, cái gì yếu thì sẽ phải chết đi để cái mới mạnh hơn tồn tại. Đó là quy luật đào thải khắc nghiệt mà thị trường tự do đã hình thành, và không có ngoại lệ nào cả. Còn xã hội Việt Nam hiện nay thì đi ngược qui trình, chỉ nhằm cứu lấy các công ty có mối quan hệ với mình, trong nhóm lợi ích của mình đồng thời đạp đổ hay ghẻ lạnh với tất cả...Đất nước Việt Nam đang sống trong một thế giới kỳ lạ, như có hai quốc gia trong một dân tộc, hai đẳng cấp trong một xã hội luôn sợ hãi và phục tùng. Đẳng cấp được ưu đãi và phần đa số dân chúng còn lại...
Chính quyền đã dùng quyền lực của mình để cứu giúp, để ban phát ân huệ cho những gì thân cận với mình, trung thành với mình và đương nhiên sẽ tảng lờ những vấn đề khác, dù có đem lai lợi ích quốc gia hay không. Và biến chương trình dân túy đầy tham vọng của mình thành một thứ dân túy hình thức, ngụy quân tử, đầu voi đuôi chuột...
Phương pháp AQ của nhà văn Lỗ Tấn là phương pháp giải quyết vấn đề mà ta tạm gọi là :”Không có vấn đề chỉ vì ta không nhìn thấy vấn đề” một trong các biện pháp dân túy thông thường. Các chương trình vui vẻ dân gian, các lễ hội được mở rộng tối đa, thậm chí các chương trình đồng căn cốt, mê tín đều được thừa nhận khác hẳn với trước. Các cuộc phong NSND, phong tướng QĐ, CA, cũng như các vụ mua bán vũ khí trị giá hàng tỷ đô la với nước Nga để đem về những của nợ cứ hoạt động là gặp tai nạn...
“Mọi sự không phải hoàn hảo nhưng đều tốt đẹp”
Còn những việc quan trọng như Trung Cộng, giàn khoan HD981, vụ cá chết kéo dài thì được giải quyết trên tinh thần AQ của nhà văn Lỗ Tấn. Đó là :”Không nhìn thấy vấn đề tức là không có vấn đề”. Những người lãnh đạo chỉ đơn giản vờ như chẳng có, giả vờ không nhìn thấy cái gì trong vụ giàn khoan981, không thấy gì trong các vụ ngư dân bị Tàu Cộng áp chế, không thấy gì vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung thì sẽ không có các vụ việc đó. Hoặc họ chui đầu xuống cát để không nhìn thấy tất cả. Và đương nhiên với phương pháp luận suy đơn giản thì những vấn đề trên đều không có, không thành vấn đề.Tất cả đều tốt đẹp khi đàn cừu luôn cắm đâu đi theo lề phải dưới sự canh chừng của đám chó chăn cừu, khi đa số người dân Việt Nam luôn đi theo lề phải dưới sự canh chừng của đám CA, AN, QĐ hung hãn.
Hãy nhìn qua bên ngoài để thấy rằng các biện pháp chi phí xã hội rộng khắp, dân túy hình thức tràn lan sẽ dẫn tới đâu một khi tiền hết tật mang.
Đất nước Venezuela vốn giàu có thanh bình từ trước đến giờ bởi dầu mỏ. Nhưng các chính quyền cánh tả mang màu sắc XHCN của các ông Hugo Chavet, Maruno...lên cầm quyền gần đây đã thực hiện phương pháp dân túy rộng khắp trong xã hội Venezuela nhằm mục đích thu hút phiếu bầu và xây dựng một XHCN, với đa phần lợi ích chia cho người dân. Đây là chương trình cũ xì, được nói đến nhiều hơn là được thi hành ở các nước CS đã chết. Với cung cách quản lý yếu kém, cùng nạn tham nhũng của chính quyền, và giá dầu xuống thấp thì giờ đây Venezuela đang rơi tự do về vô chính phủ, thiếu thốn hàng hóa và đang đứng trước một cái chết được báo trước.
Nhìn sang bên đất nước Thái Lan gần đây, thời mà bà thủ tướng xinh đẹp Yingluck Shinawatra còn cầm quyền. Bà TTg này, theo chính sách dân túy của người anh Thaksin Shinawatra đã bị đảo chính, mất quyền phải lưu vong, cũng đã thi hành chính sách chi tiền công quỹ rộng khắp, các gói tài trợ liên miên cho các tầng lớp dân nghèo đông đảo ở Thái Lan. Mục đích thì cũng chỉ là để thu hút phiếu bầu của những người dân nghèo ấy.
Có nhiều mục hứa hẹn chi tiền cho người dân Thái một cách vô tội vạ, như hứa giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 30% xuống 20% vào năm 2013 và tăng lương tối thiểu lên 300 baht/ngày và lương tối thiểu cho người tốt nghiệp đại học lên 15.000 baht/tháng. Các chính sách nông nghiệp của bà gồm có cải thiện lãi cho nông dân và cấp các khoản vay lên đến 70% thu nhập dự tính, dựa trên một mức giá gạo đảm bảo là 15.000 baht/tấn, trong khi giá thế giới là 11.000 bat/tấn..v..v...nhưng mục tặng máy tính bảng iphon cho tất cả người dân và lập quĩ dự trữ gạo là đáng để kể và để cười hơn cả.
Việc tặng máy tính bảng cho người dân là lời hứa trước khi tranh cử của bà nữ thủ tướng, năm 2011và đã được thực hiện khiến cho các làng bản của người dân nghèo Thái Lan tràn ngập những của quí những không mấy ai biết dùng để làm gì. Từ giá 400 đô la giá chính thức mà chính phủ phải mua, thì những chiếc máy tính bảng hiệu iphon này vứt lăn lóc trong các căn nhà ổ chuột và chỉ còn giá từ 10 - 40 đô la/chiếc.
Việc mua gạo dự trữ của chính phủ Thái Lan trong thời gian bà nữ TTg cầm quyền và trong vai trò là Chủ tịch quĩ lúa gạo, bà TT đã đưa giá trị gạo của Thái Lan lên mức phi thực tế, cao từ 1,8 đến 4 lần so với giá gạo thị trường. Với cách tính hoàn toàn theo ý của người nông dân Thái Lan, với chế độ thuế khóa, sự trợ giúp xay sát, kho lưu trữ cùng các tài trợ tiền bạc rộng rãi và cuối cùng là việc chính phủ đã bỏ ra hơn 21 tỷ đô la để thu mua bao tiêu toàn bộ sản phẩm gạo của người nông dân Thái Lan trong suốt nhiệm kỳ của bà thủ tướng. Việc sử dụng phương pháp dân túy + tiền ngân khố để cố gắng làm hài lòng mọi tầng lớp, nhất là tầng lớp nông dân đông đảo đã mang lại kết quả là, gạo của Thái Lan ngày càng xuống giá, khó bán hơn trong khi kho lúa gạo quốc gia cứ phình to ra mãi.
Không thể để tình trạng này kéo dài, Tòa Án Hiến Pháp trước, rồi quân đội Thái sauđã ra tay đảo chính lật đổ bà thủ tướng này. Mất các quyền lợi, người dân Thái biểu tình chống lại bà TTg vì cho rằng chính sách của bà ta đã làm hại đến họ, khi giá gạo càng lúc càng xuống và khó bán hơn. Chính quyền quân đội Thái Lan thì truy tố cựu nữ thủ tướng ra tòa, đòi buộc bà ta phải trả giá 20 tỷ đôla tiền thất thoát trong thời gian cầm quyền. Biện pháp mỵ dân của bà TTg đã làm hại cho chính bà, và có lẽ không bao giờ bà ta còn lai vãng đến dinh Thủ Tướng nữa. Cựu nữ thủ tướng Thái Lan xinh đẹp có lẽ nên nghiêm túc suy nghĩ về việc làm một chị trồng rau (trong hình), hay bán sầu riêng suốt đời thì tốt hơn là mơ đến chức vụ Thủ Tướng Thái Lan, một công việc không giành cho những người amateur...
Đất nước nghèo nàn nhưng chính quyền thì phiêu lưu, vay tiền để chi tiêu vô tội vạ, khiến nợ công tăng chóng mặt là con đường sẽ dẫn đến bế tắc, sụp đổ. Đó là con đường mà tất cả người dân Việt Nam chúng ta đang đi trên một con tàu phóng về một chốn ngả nghiêng, vô định nào đó mà ngay cả những người cầm lái cũng không biết nó đang đi về nơi mô...
Mai Tú Ân ( HNPD )