Cà Kê Dê Ngỗng

Chủ tịch Trung Quốc nhắm mắt đầy uẩn ức vì dám công khai "vượt mặt" lãnh tụ

Từ vị trí Chủ tịch nước danh giá, Lưu Thiếu Kỳ rơi xuống hố sâu vì dám công khai "vượt quyền" và chỉ trích lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông.

Chủ tịch Trung Quốc nhắm mắt đầy uẩn ức vì dám công khai "vượt mặt" lãnh tụ
Xử lý ảnh: Mạnh Quân

Từ vị trí Chủ tịch nước danh giá, Lưu Thiếu Kỳ rơi xuống hố sâu vì dám công khai "vượt quyền" và chỉ trích lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông.

Mâu thuẫn khoét sâu

Mâu thuẫn giữa lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông và Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ bắt đầu phát sinh từ đầu năm 1962. Mao đã nói có lần nói với quan khách nước ngoài rằng, ông phát hiện ra "Lưu có vấn đề".

Trước đó, tại Hội nghị trung ương mở rộng tháng 1/1962 với sự tham gia của hơn bảy nghìn người nên còn gọi là "Đại hội 7000 người", Lưu Thiếu Kỳ đưa ra ý kiến "công kích" Mao Trạch Đông về kế hoạch Đại nhảy vọt.

Lưu Thiếu Kỳ (1898 - 1969), quê ở Hồ Nam, Trung Quốc.

Ông là một trong những lãnh đạo quan trọng của đảng cộng sản Trung Quốc.

Ông từng là Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1959 - 1968), Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc (1956 - 1966).

Điều này khiến Mao vô cùng bất mãn và khơi mào cho mâu thuẫn giữa hai nhân vật quyền lực của Trung Quốc.

Mâu thuẫn Mao, Lưu tiếp tục bùng phát khi hai ông bất đồng quan điểm về phong trào Tứ thanh. Đây là phòng trào vận động giáo dục chủ nghĩa xã hội được triển khai trên toàn quốc Trung Quốc từ năm 1963 đến năm 1966.

Tiếp đến tại một hội nghị công tác vào ngày 26/12/1964, nội bộ ĐCSTQ quyết định, Mao Trạch Đông sẽ lùi về, "nhường đất" cho Lưu Thiếu Kỳ chủ trì công tác. Mao đã tức giận nói rằng, "có người trèo lên đầu tôi rồi".

Đáng chú ý, 26/12 vừa đúng ngày sinh nhật của Mao nên Giang Thanh đã tổ chức một lễ mừng thọ ông. Tại buổi lễ, Mao vẫn không bỏ qua cho Lưu, tiếp tục chỉ trích và nói những lời thâm ý với Lưu.

Đến năm 1966, do mâu thuẫn quan điểm về phong trào Đại cách mạng văn hóa, Mao Trạch Đông đã mở một hội nghị trung ương nhằm chỉ trích Lưu Thiếu Kỳ và quyết định cho Lâm Bưu thay thế vị trí của Lưu.

Cuộc đấu tố nghiệt ngã

Chủ tịch Trung Quốc nhắm mắt đầy uẩn ức vì dám công khai vượt mặt lãnh tụ - Ảnh 2.

Vợ chồng Lưu Thiếu Kỳ và con gái Lưu Đình. (Ảnh: sina)

Ngày 18/12/1966, tổ chuyên án thẩm vấn Lưu Thiếu Kỳ chính thức được thành lập. Buổi chiều cùng ngày, những biểu ngữ "Đả đảo Lưu Thiếu Kỳ" được dán khắp đường phố Bắc Kinh.

Đến khoảng giữa tháng 1/1967, một nhóm Hồng vệ binh xông vào nhà Lưu, ép ông phải đọc thuộc những lời phát biểu của Mao, nếu không thuộc tức "không trung thành với tư tưởng Mao Trạch Đông".

Tối 13/1, Lưu được đón đến Đại lễ đường nhân dân gặp Mao. Tại buổi gặp, Lưu đã cố gắng giải thích mọi sự việc nhằm xóa bỏ mâu thuẫn và đề nghị từ chức nhưng Mao không tiếp lời ngay mà chỉ trầm tư suy nghĩ và liên tục châm thuốc lá.

Lúc này, Lưu hiểu rằng, thái độ này cho thấy Mao vẫn chưa bỏ qua chuyện cũ.

Quả nhiên, mấy ngày sau, nhà của Lưu Thiếu Kỳ tiếp tục bị lục soát. Hồng vệ binh kéo vợ chồng ông đến bên cạnh chiếc bàn gẫy thẩm vấn. Đối diện với nhóm người hùng hổ, Lưu trả lời chắc nịch rằng, bản thân không phản đối Mao mà chỉ có ý kiến bất đồng trong công việc.

Không thu thập được bằng chứng, họ hung dữ giật đứt dây điện thoại trong nhà ông.

Sau đó, đến tối 6/4, Hồng vệ binh lại lệnh cho ông phải tự nấu cơm, quét dọn vệ sinh, giặt quần áo, thay đổi thời gian làm việc và tiếp tục thẩm vấn ông về một vài vấn đề khác.

Sau một loạt những đả kích lớn nhỏ, tinh thần Lưu trở nên suy sụp, lại thêm việc thay đổi thói quen sinh hoạt và mất ngủ liên tục khiến sức khỏe ông ngày càng giảm sút.

Đặc biệt, có lần nhóm Hồng vệ binh còn mở một hội nghị đấu tố vợ ông - bà Vương Quang Mỹ với hơn 300 nghìn người tham gia.

"Tôi có sai tôi thừa nhận... Tại sao lại bắt bà ấy chịu phạt thay tôi... Muốn thẩm vấn, muốn đấu tố, tôi sẽ đi!... Tôi không có âm mưu gì, công việc là của chung, muốn tôi gánh vác trách nhiệm! Được! Sai thì tự mình sửa đổi", Lưu giận run người, vứt thìa canh trong tay sõng soài trên mặt bàn.

Chủ tịch Trung Quốc nhắm mắt đầy uẩn ức vì dám công khai vượt mặt lãnh tụ - Ảnh 3.

Mao Trạch Đông (trái) và Lưu Thiếu Kỳ. (Ảnh: sznews.com)

Tối ngày 18/7/1967, dưới sự chỉ đạo của Giang Thanh, nhóm Hồng vệ binh tập hợp hàng vạn quần chúng tổ chức đấu tố Lưu Thiếu Kỳ.

Bên ngoài Trung Nam Hải, hàng vạn người tụ tập, phát loa inh tai kêu gọi: "Đả đảo Lưu Thiếu Kỳ!". Bên trong Trung Nam Hải, hai nhóm Hồng vệ binh lần lượt lôi Lưu Thiếu Kỳ và Vương Quang Mỹ đến hai cuộc đấu tố khác nhau.

Lưu bị giúi mạnh đầu, đứng cong lưng ở hội trường. Đặc biệt, họ không cho ông nói, nếu không sẽ dùng một cuốn sổ tát vào mặt, miệng ông.

Cuộc đấu tố kéo dài liên tục gần hai tiếng đồng hồ, mồ hôi chảy đầm đìa trên mặt. Ông rút khăn ra định lau thì một Hồng vệ binh nhanh chóng giật lại, vứt xuống đất.

Cái nắm tay lần cuối

Ngày 5/8, nhằm kêu gọi sự ủng hộ của quần chúng tại một đại hội được tổ chức ở quảng Trường Thiên An Môn, nhóm Giang Thanh lại lên kế hoạch đấu tố Lưu Thiếu Kỳ.

Khi đó, vợ chồng Lưu bị đưa đến hội trường. Họ ấn đầu, giật tóc và bẻ ngược tay Lưu ra phía sau, ép ông cúi rạp người xuống.

Thỉnh thoảng họ lại giật tóc ông, bắt ông ngẩng đầu lên để chụp ảnh. Đấu tố xong, họ lôi vợ chồng ông ra một góc hội trường, buộc ông bà phải cúi đầu trước hình vẽ Hồng vệ binh lớn được dán trên tường.

Lúc này, Lưu đã bị đánh đến sưng cả mặt mũi, giày cũng bị rơi mất. Bà Vương Quang Mỹ bất ngờ giật mạnh khỏi tay của Hồng vệ binh, rướn người về hướng Lưu. Lưu cũng cố gắng thoái khỏi vòng vây của Hồng vệ binh nắm lấy tay vợ.

Ông bà không biết rằng, đây chính là lần cáo biệt cuối cùng của hai người.

Sau cuộc đấu tố, Lưu bị áp giải về văn phòng làm việc. Dù mệt mỏi nhưng vẫn uất ức, ông gọi thư ký riêng đến, lấy ra một bản hiến pháp, giận dữ quát: "Tôi là Chủ tịch nước, các anh đối xử với cá nhân tôi như thế nào không quan trọng nhưng tôi cần bảo vệ sự tôn nghiêm của một Chủ tịch nước... Các anh làm như thế là sỉ nhục quốc gia".

Dù ngay đêm đó, viên thư ký đã viết báo cáo và gửi đi nhưng kiến nghị của Lưu vẫn không nhận được bất cứ câu trả lời nào.

Ngày 7/8, Lưu viết thư gửi Mao Trạch Đông, phản đối việc ông bị ép đội mũ phản đảng trong hội nghị đấu tố và tiếp tục đề xuất từ chức, đồng thời nói với Mao rằng, bản thân ông đã "mất đi tự do".

Chủ tịch Trung Quốc nhắm mắt đầy uẩn ức vì dám công khai vượt mặt lãnh tụ - Ảnh 4.

Lưu Thiếu Kỳ trong một cuộc đấu tố. (Ảnh: hinews.cn)

Thư được gửi đi nhưng lưng ông không thể nào gượng dây, chân phải cũng bị đánh đến bị thương khiến bước đi khập khiễng.

Ông và vợ con được sắp xếp sống trong cùng một khu nhà nhưng không thể gặp nhau và không nhận được bất cứ đãi ngộ nào.

Ngày 13/9, các con của Lưu bị đuổi khỏi Trung Nam Hải, bà Vương thì bị bắt giam, Lưu bị ra lệnh căn giữ nghiêm ngặt.

Không người chăm sóc, tinh thần kiệt quệ, vết thương cũ tái phát khiến sức khỏi ông trở nên tồi tệ hơn, mỗi ngày chỉ có thể ngủ khoảng hai, ba tiếng. Đặc biệt, ông phải tự đi lấy cơm ở nhà ăn cách đó khoảng 30m nhưng ông phải đi đến 50 phút do chân phải bị thương quá nặng.

Bệnh của Lưu ngày càng nặng nhưng y bác sĩ không dám thăm khám cho ông. Sau đó, được chấp thuận khám bệnh nhưng trước mỗi lần khám bệnh đều sẽ mở một hội nghị đấu tố. Họ vừa khám bệnh vừa mắng ông là Nikita Khrushchev (một lãnh đạo Liên Xô) của Trung Quốc.

Tháng 7/1968, ông bất ngờ sốt cao. Bác sĩ đến kê cho liều thuốc thường dùng rồi bỏ đi. Sang ngày thứ hai, bệnh ông chuyển sang viêm phổi, gây ra nhiều biến chứng với nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.

Lúc này, lãnh đạo Hồng vệ binh mới cử bác sỹ đến thăm khám cẩn thận nhằm tránh để Lưu tử vong.

"Sắp mở đại hội đấu tố Lưu Thiếu Kỳ rồi, không thể để ông ta chết, cần để ông ta sống đến khi bị khai trừ khỏi đảng, làm bia đỡ đạn tại Đại hội IX", người phụ trách văn phòng trung ương khi đó nói với các y bác sĩ.

Để duy trì sự sống, Lưu Thiếu Kỳ được đưa vào bệnh viện và được chăm sóc tuyệt đối. Bệnh viện còn yêu cầu gỡ bỏ mọi khẩu hiệu, biểu ngữ đấu tố được dán khắp phòng bệnh của ông nhưng đã bị từ chối.

Lưu cả ngày chỉ nằm trên giường. Do lâu ngày không hoạt động, cơ bắp ông bị teo dần. "Toàn thân không có lấy một mạch máu còn lưu thông tốt", y tá ghi vào sổ khám bệnh của ông.

Lưu sau đó còn bị rối loạn thần kinh tự chủ, không thể tự ăn uống mà phải nhờ vào ống dẫn thức ăn để duy trì mạng sống.

Ông còn mắc chứng co giật tay chân, khi đã nắm một vật gì thì nhất định không chịu buông ra. Các y bác sĩ không thể chịu nổi khi chứng kiến cảnh Lưu bị giày vò, đau đớn nên đã đặt hai bình nhựa cứng vào tay ông. Chẳng lâu sau, hai bình nhựa này cũng bị vò vụn.

Cái chết đầy uẩn ức

Chủ tịch Trung Quốc nhắm mắt đầy uẩn ức vì dám công khai vượt mặt lãnh tụ - Ảnh 5.

Bà Vương Quang Mỹ nhận lại di cốt chồng từ tay Chủ tịch tỉnh Hà Nam Lưu Kiệt Vu. (Ảnh: sina)

Lưu Thiếu Kỳ không thể ngờ được vào đúng sinh nhật ông (24/11/1968), Hội nghị trung ương XII quyết định khép ông với tội danh "phản bội, nội gián" và tuyên bố "khai trừ đảng tịch vĩnh viễn".

Sau khi biết tin, ông vô cùng tức giận, toàn thân run rẩy, mồ hôi đầm đìa với đôi mắt trừng trừng giận giữ.

Từ đó về sau, ông trở nên im lặng đến đáng sợ. Thủ tướng Chu Ân Lai khi đó đã cử hai y tá riêng đến bệnh viện để chăm sóc ông nhưng cũng không cải thiện được tình hình.

Đến ngày 17/10/1969, Lâm Bưu đã ra lệnh chuyển Lưu Thiếu Kỳ về một căn nhà nhỏ ở Khai Phong, Hà Nam. Tại đây, ông tiếp tục bị căn phòng nghiêm ngặt, không cho người thân đến thăm nom.

Đến tối 10/11, Lưu bất ngờ sốt cao với nhiều biến chứng nhưng vẫn không được đưa vào bệnh viện. Ông trút hơi thở cuối cùng vào khoảng 6 giờ 45 phút sáng hôm sau nhưng phải đến hai tiếng sau, xe cấp cứu mới tới.

Nhận được tin, vệ sĩ cũ của ông là Lý Thái Hòa vội vã từ Bắc Kinh đến Hà Nam. Đến nơi, Lý chỉ thấy di thể Lưu được phủ một tấm vải màu trắng, mũi và miệng biến dạng, cằm tụ máu...

Lý lặng lẽ lau nước mắt, quỳ xuống chỉnh sửa râu tóc, sau đó tìm một bộ quần áo bình thường mặc lên cho thủ trưởng cũ. Quần áo trước đó của Lưu đã rách nát những không ai quan tâm, chuẩn bị cho ông.

Đến 12 giờ đêm ngày 15, một nhóm Hồng vệ binh dùng vải bọc di thể Lưu, đưa đi hỏa táng. Thông tin bên ngoài lọ di cốt ông được sửa thành: Lưu Vệ Hoàng - Không nghề nghiệp.

Phải đến tháng 2/1978, trường hợp của ông mới được xem xét, phục hồi danh dự. Ngày 17/5/1980, lễ truy điệu cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ được tổ chức long trọng tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh.

theo Trí Thức Trẻ


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chủ tịch Trung Quốc nhắm mắt đầy uẩn ức vì dám công khai "vượt mặt" lãnh tụ

Từ vị trí Chủ tịch nước danh giá, Lưu Thiếu Kỳ rơi xuống hố sâu vì dám công khai "vượt quyền" và chỉ trích lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông.

Chủ tịch Trung Quốc nhắm mắt đầy uẩn ức vì dám công khai "vượt mặt" lãnh tụ
Xử lý ảnh: Mạnh Quân

Từ vị trí Chủ tịch nước danh giá, Lưu Thiếu Kỳ rơi xuống hố sâu vì dám công khai "vượt quyền" và chỉ trích lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông.

Mâu thuẫn khoét sâu

Mâu thuẫn giữa lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông và Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ bắt đầu phát sinh từ đầu năm 1962. Mao đã nói có lần nói với quan khách nước ngoài rằng, ông phát hiện ra "Lưu có vấn đề".

Trước đó, tại Hội nghị trung ương mở rộng tháng 1/1962 với sự tham gia của hơn bảy nghìn người nên còn gọi là "Đại hội 7000 người", Lưu Thiếu Kỳ đưa ra ý kiến "công kích" Mao Trạch Đông về kế hoạch Đại nhảy vọt.

Lưu Thiếu Kỳ (1898 - 1969), quê ở Hồ Nam, Trung Quốc.

Ông là một trong những lãnh đạo quan trọng của đảng cộng sản Trung Quốc.

Ông từng là Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1959 - 1968), Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc (1956 - 1966).

Điều này khiến Mao vô cùng bất mãn và khơi mào cho mâu thuẫn giữa hai nhân vật quyền lực của Trung Quốc.

Mâu thuẫn Mao, Lưu tiếp tục bùng phát khi hai ông bất đồng quan điểm về phong trào Tứ thanh. Đây là phòng trào vận động giáo dục chủ nghĩa xã hội được triển khai trên toàn quốc Trung Quốc từ năm 1963 đến năm 1966.

Tiếp đến tại một hội nghị công tác vào ngày 26/12/1964, nội bộ ĐCSTQ quyết định, Mao Trạch Đông sẽ lùi về, "nhường đất" cho Lưu Thiếu Kỳ chủ trì công tác. Mao đã tức giận nói rằng, "có người trèo lên đầu tôi rồi".

Đáng chú ý, 26/12 vừa đúng ngày sinh nhật của Mao nên Giang Thanh đã tổ chức một lễ mừng thọ ông. Tại buổi lễ, Mao vẫn không bỏ qua cho Lưu, tiếp tục chỉ trích và nói những lời thâm ý với Lưu.

Đến năm 1966, do mâu thuẫn quan điểm về phong trào Đại cách mạng văn hóa, Mao Trạch Đông đã mở một hội nghị trung ương nhằm chỉ trích Lưu Thiếu Kỳ và quyết định cho Lâm Bưu thay thế vị trí của Lưu.

Cuộc đấu tố nghiệt ngã

Chủ tịch Trung Quốc nhắm mắt đầy uẩn ức vì dám công khai vượt mặt lãnh tụ - Ảnh 2.

Vợ chồng Lưu Thiếu Kỳ và con gái Lưu Đình. (Ảnh: sina)

Ngày 18/12/1966, tổ chuyên án thẩm vấn Lưu Thiếu Kỳ chính thức được thành lập. Buổi chiều cùng ngày, những biểu ngữ "Đả đảo Lưu Thiếu Kỳ" được dán khắp đường phố Bắc Kinh.

Đến khoảng giữa tháng 1/1967, một nhóm Hồng vệ binh xông vào nhà Lưu, ép ông phải đọc thuộc những lời phát biểu của Mao, nếu không thuộc tức "không trung thành với tư tưởng Mao Trạch Đông".

Tối 13/1, Lưu được đón đến Đại lễ đường nhân dân gặp Mao. Tại buổi gặp, Lưu đã cố gắng giải thích mọi sự việc nhằm xóa bỏ mâu thuẫn và đề nghị từ chức nhưng Mao không tiếp lời ngay mà chỉ trầm tư suy nghĩ và liên tục châm thuốc lá.

Lúc này, Lưu hiểu rằng, thái độ này cho thấy Mao vẫn chưa bỏ qua chuyện cũ.

Quả nhiên, mấy ngày sau, nhà của Lưu Thiếu Kỳ tiếp tục bị lục soát. Hồng vệ binh kéo vợ chồng ông đến bên cạnh chiếc bàn gẫy thẩm vấn. Đối diện với nhóm người hùng hổ, Lưu trả lời chắc nịch rằng, bản thân không phản đối Mao mà chỉ có ý kiến bất đồng trong công việc.

Không thu thập được bằng chứng, họ hung dữ giật đứt dây điện thoại trong nhà ông.

Sau đó, đến tối 6/4, Hồng vệ binh lại lệnh cho ông phải tự nấu cơm, quét dọn vệ sinh, giặt quần áo, thay đổi thời gian làm việc và tiếp tục thẩm vấn ông về một vài vấn đề khác.

Sau một loạt những đả kích lớn nhỏ, tinh thần Lưu trở nên suy sụp, lại thêm việc thay đổi thói quen sinh hoạt và mất ngủ liên tục khiến sức khỏe ông ngày càng giảm sút.

Đặc biệt, có lần nhóm Hồng vệ binh còn mở một hội nghị đấu tố vợ ông - bà Vương Quang Mỹ với hơn 300 nghìn người tham gia.

"Tôi có sai tôi thừa nhận... Tại sao lại bắt bà ấy chịu phạt thay tôi... Muốn thẩm vấn, muốn đấu tố, tôi sẽ đi!... Tôi không có âm mưu gì, công việc là của chung, muốn tôi gánh vác trách nhiệm! Được! Sai thì tự mình sửa đổi", Lưu giận run người, vứt thìa canh trong tay sõng soài trên mặt bàn.

Chủ tịch Trung Quốc nhắm mắt đầy uẩn ức vì dám công khai vượt mặt lãnh tụ - Ảnh 3.

Mao Trạch Đông (trái) và Lưu Thiếu Kỳ. (Ảnh: sznews.com)

Tối ngày 18/7/1967, dưới sự chỉ đạo của Giang Thanh, nhóm Hồng vệ binh tập hợp hàng vạn quần chúng tổ chức đấu tố Lưu Thiếu Kỳ.

Bên ngoài Trung Nam Hải, hàng vạn người tụ tập, phát loa inh tai kêu gọi: "Đả đảo Lưu Thiếu Kỳ!". Bên trong Trung Nam Hải, hai nhóm Hồng vệ binh lần lượt lôi Lưu Thiếu Kỳ và Vương Quang Mỹ đến hai cuộc đấu tố khác nhau.

Lưu bị giúi mạnh đầu, đứng cong lưng ở hội trường. Đặc biệt, họ không cho ông nói, nếu không sẽ dùng một cuốn sổ tát vào mặt, miệng ông.

Cuộc đấu tố kéo dài liên tục gần hai tiếng đồng hồ, mồ hôi chảy đầm đìa trên mặt. Ông rút khăn ra định lau thì một Hồng vệ binh nhanh chóng giật lại, vứt xuống đất.

Cái nắm tay lần cuối

Ngày 5/8, nhằm kêu gọi sự ủng hộ của quần chúng tại một đại hội được tổ chức ở quảng Trường Thiên An Môn, nhóm Giang Thanh lại lên kế hoạch đấu tố Lưu Thiếu Kỳ.

Khi đó, vợ chồng Lưu bị đưa đến hội trường. Họ ấn đầu, giật tóc và bẻ ngược tay Lưu ra phía sau, ép ông cúi rạp người xuống.

Thỉnh thoảng họ lại giật tóc ông, bắt ông ngẩng đầu lên để chụp ảnh. Đấu tố xong, họ lôi vợ chồng ông ra một góc hội trường, buộc ông bà phải cúi đầu trước hình vẽ Hồng vệ binh lớn được dán trên tường.

Lúc này, Lưu đã bị đánh đến sưng cả mặt mũi, giày cũng bị rơi mất. Bà Vương Quang Mỹ bất ngờ giật mạnh khỏi tay của Hồng vệ binh, rướn người về hướng Lưu. Lưu cũng cố gắng thoái khỏi vòng vây của Hồng vệ binh nắm lấy tay vợ.

Ông bà không biết rằng, đây chính là lần cáo biệt cuối cùng của hai người.

Sau cuộc đấu tố, Lưu bị áp giải về văn phòng làm việc. Dù mệt mỏi nhưng vẫn uất ức, ông gọi thư ký riêng đến, lấy ra một bản hiến pháp, giận dữ quát: "Tôi là Chủ tịch nước, các anh đối xử với cá nhân tôi như thế nào không quan trọng nhưng tôi cần bảo vệ sự tôn nghiêm của một Chủ tịch nước... Các anh làm như thế là sỉ nhục quốc gia".

Dù ngay đêm đó, viên thư ký đã viết báo cáo và gửi đi nhưng kiến nghị của Lưu vẫn không nhận được bất cứ câu trả lời nào.

Ngày 7/8, Lưu viết thư gửi Mao Trạch Đông, phản đối việc ông bị ép đội mũ phản đảng trong hội nghị đấu tố và tiếp tục đề xuất từ chức, đồng thời nói với Mao rằng, bản thân ông đã "mất đi tự do".

Chủ tịch Trung Quốc nhắm mắt đầy uẩn ức vì dám công khai vượt mặt lãnh tụ - Ảnh 4.

Lưu Thiếu Kỳ trong một cuộc đấu tố. (Ảnh: hinews.cn)

Thư được gửi đi nhưng lưng ông không thể nào gượng dây, chân phải cũng bị đánh đến bị thương khiến bước đi khập khiễng.

Ông và vợ con được sắp xếp sống trong cùng một khu nhà nhưng không thể gặp nhau và không nhận được bất cứ đãi ngộ nào.

Ngày 13/9, các con của Lưu bị đuổi khỏi Trung Nam Hải, bà Vương thì bị bắt giam, Lưu bị ra lệnh căn giữ nghiêm ngặt.

Không người chăm sóc, tinh thần kiệt quệ, vết thương cũ tái phát khiến sức khỏi ông trở nên tồi tệ hơn, mỗi ngày chỉ có thể ngủ khoảng hai, ba tiếng. Đặc biệt, ông phải tự đi lấy cơm ở nhà ăn cách đó khoảng 30m nhưng ông phải đi đến 50 phút do chân phải bị thương quá nặng.

Bệnh của Lưu ngày càng nặng nhưng y bác sĩ không dám thăm khám cho ông. Sau đó, được chấp thuận khám bệnh nhưng trước mỗi lần khám bệnh đều sẽ mở một hội nghị đấu tố. Họ vừa khám bệnh vừa mắng ông là Nikita Khrushchev (một lãnh đạo Liên Xô) của Trung Quốc.

Tháng 7/1968, ông bất ngờ sốt cao. Bác sĩ đến kê cho liều thuốc thường dùng rồi bỏ đi. Sang ngày thứ hai, bệnh ông chuyển sang viêm phổi, gây ra nhiều biến chứng với nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.

Lúc này, lãnh đạo Hồng vệ binh mới cử bác sỹ đến thăm khám cẩn thận nhằm tránh để Lưu tử vong.

"Sắp mở đại hội đấu tố Lưu Thiếu Kỳ rồi, không thể để ông ta chết, cần để ông ta sống đến khi bị khai trừ khỏi đảng, làm bia đỡ đạn tại Đại hội IX", người phụ trách văn phòng trung ương khi đó nói với các y bác sĩ.

Để duy trì sự sống, Lưu Thiếu Kỳ được đưa vào bệnh viện và được chăm sóc tuyệt đối. Bệnh viện còn yêu cầu gỡ bỏ mọi khẩu hiệu, biểu ngữ đấu tố được dán khắp phòng bệnh của ông nhưng đã bị từ chối.

Lưu cả ngày chỉ nằm trên giường. Do lâu ngày không hoạt động, cơ bắp ông bị teo dần. "Toàn thân không có lấy một mạch máu còn lưu thông tốt", y tá ghi vào sổ khám bệnh của ông.

Lưu sau đó còn bị rối loạn thần kinh tự chủ, không thể tự ăn uống mà phải nhờ vào ống dẫn thức ăn để duy trì mạng sống.

Ông còn mắc chứng co giật tay chân, khi đã nắm một vật gì thì nhất định không chịu buông ra. Các y bác sĩ không thể chịu nổi khi chứng kiến cảnh Lưu bị giày vò, đau đớn nên đã đặt hai bình nhựa cứng vào tay ông. Chẳng lâu sau, hai bình nhựa này cũng bị vò vụn.

Cái chết đầy uẩn ức

Chủ tịch Trung Quốc nhắm mắt đầy uẩn ức vì dám công khai vượt mặt lãnh tụ - Ảnh 5.

Bà Vương Quang Mỹ nhận lại di cốt chồng từ tay Chủ tịch tỉnh Hà Nam Lưu Kiệt Vu. (Ảnh: sina)

Lưu Thiếu Kỳ không thể ngờ được vào đúng sinh nhật ông (24/11/1968), Hội nghị trung ương XII quyết định khép ông với tội danh "phản bội, nội gián" và tuyên bố "khai trừ đảng tịch vĩnh viễn".

Sau khi biết tin, ông vô cùng tức giận, toàn thân run rẩy, mồ hôi đầm đìa với đôi mắt trừng trừng giận giữ.

Từ đó về sau, ông trở nên im lặng đến đáng sợ. Thủ tướng Chu Ân Lai khi đó đã cử hai y tá riêng đến bệnh viện để chăm sóc ông nhưng cũng không cải thiện được tình hình.

Đến ngày 17/10/1969, Lâm Bưu đã ra lệnh chuyển Lưu Thiếu Kỳ về một căn nhà nhỏ ở Khai Phong, Hà Nam. Tại đây, ông tiếp tục bị căn phòng nghiêm ngặt, không cho người thân đến thăm nom.

Đến tối 10/11, Lưu bất ngờ sốt cao với nhiều biến chứng nhưng vẫn không được đưa vào bệnh viện. Ông trút hơi thở cuối cùng vào khoảng 6 giờ 45 phút sáng hôm sau nhưng phải đến hai tiếng sau, xe cấp cứu mới tới.

Nhận được tin, vệ sĩ cũ của ông là Lý Thái Hòa vội vã từ Bắc Kinh đến Hà Nam. Đến nơi, Lý chỉ thấy di thể Lưu được phủ một tấm vải màu trắng, mũi và miệng biến dạng, cằm tụ máu...

Lý lặng lẽ lau nước mắt, quỳ xuống chỉnh sửa râu tóc, sau đó tìm một bộ quần áo bình thường mặc lên cho thủ trưởng cũ. Quần áo trước đó của Lưu đã rách nát những không ai quan tâm, chuẩn bị cho ông.

Đến 12 giờ đêm ngày 15, một nhóm Hồng vệ binh dùng vải bọc di thể Lưu, đưa đi hỏa táng. Thông tin bên ngoài lọ di cốt ông được sửa thành: Lưu Vệ Hoàng - Không nghề nghiệp.

Phải đến tháng 2/1978, trường hợp của ông mới được xem xét, phục hồi danh dự. Ngày 17/5/1980, lễ truy điệu cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ được tổ chức long trọng tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh.

theo Trí Thức Trẻ


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm