Đoạn Đường Chiến Binh
Chương trình H.O tái định cư: Tất cả là bước khởi đầu
Tiếp tục loạt bài về Tái định cư thương phế binh VNCH, Cát Linh xin gửi đến quí vị những lời chia sẻ của nhạc sĩ Trúc Hồ và Bà Hạnh Nhơn, là hai người sáng lập Hội H.O Cứu trợ thương phế binh, goá phụ VNCH và cũng chính là hai người đã phát động hé mở lại chương trình định cư cho các thương phế binh VNCH.
Trước tiên Bà Hạnh Nhơn cho biết:
“Chúng tôi rất mong mỏi việc đó. Tuy nhiên, việc này, đầu tiên là nhạc sĩ Trúc Hồ của đài SBTN phát động ra, nói với hội chúng tôi cung cấp danh sách thì được 580 người. Chúng tôi đã cùng với SBTN đi gặp bà Lora Funseth, ông McCain, dân biểu Alan Lowenthal, dân biểu Ed Royce. Ai cũng hứa yểm trợ nếu việc này được đưa ra bàn cãi ở Bộ Ngoại giao.”
Năm 1990, chương trình H.O cho các tù nhân chính trị phải chịu cảnh tù đày sau biến cố 30 tháng 4 đã mở ra một chương lịch sử lớn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam với gần 300 ngàn sĩ quan viên chức chế độ cũ cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vẫn là sức người có hạn. Vẫn còn rất nhiều những người lính sau khi kết thúc chiến tranh, dù là sĩ quan nhưng là thương phế binh nên họ không đi “học tập cải tạo”, không ở tù, và như thế, họ không đáp ứng được yêu cầu của dự luật H.O năm đó.
Từ tiếng kêu gọi của một người bạn bên kia bờ đại dương
Việc này, đầu tiên là nhạc sĩ Trúc Hồ của đài SBTN phát động ra, nói với hội chúng tôi cung cấp danh sách thì được 580 người. Chúng tôi đã cùng với SBTN đi gặp bà Lora Funseth, ông McCain, dân biểu Alan Lowenthal, dân biểu Ed Royce. Ai cũng hứa yểm trợ nếu việc này được đưa ra bàn cãi ở Bộ Ngoại giao.
-Bà Hạnh Nhơn
40 năm sau, những phận đời lính oai hùng ngày nào, giờ đang trải qua những tháng ngày nhọc nhằn với một cơ thể không còn lành lặn. Không những khó khăn trong cuộc sống, con, cháu của họ cũng phải đối diện với những đối xử bất công trong xã hội. Họ chia sẻ nỗi niềm với những đồng đội cũ, những người may mắn hơn trong chương trình H.O hơn 20 năm trước. Và điều này đã làm cho nhạc sĩ Trúc Hồ cùng với nhóm những người H.O (Hội thương phế binh, cô nhi quả phụ do nhạc sĩ Trúc Hồ và Bà Hạnh Nhơn sáng lập từ năm 1992 đến nay) nghĩ về việc vận động cho một chương trình tái định cư:
“Đây là tấm lòng thành thật của người Việt Nam ở hải ngoại từ tiếng kêu gọi của một người bạn ở bên kia bờ đại dương, là một thương phế binh sĩ quan gọi cho một người sĩ quan bên Hoa Kỳ, nói rằng có cách nào giúp cho họ đi không. Họ cũng là sĩ quan, gãy tay, gãy chân. Bây giờ con của họ bị đì, cháu của họ bị đì.”
Theo lời Bà Hạnh Nhơn, sau khi nhận được lời đề nghị từ nhạc sĩ Trúc Hồ, dân biểu Alan Lowenthal đã kêu gọi những dân biểu khác cùng đưa vấn đề này lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Về phía nhạc sĩ Trúc Hồ thì ông cho biết mình đã tìm gặp ông John McCain, một trong hai tác giả của dự luật H.O để vận động mở lại chương trình tái định cư cho thương phế binh VNCH:
“Tôi gặp ông Alan, rồi đến ông Ed Royce, rồi đến ông John McCain. Tất cả những người dân biểu tôi gặp đều chỉ về ông John McCain hết, tác giả của đạo luât H.O. Tôi đã vận động ông McCain hai lần rồi, và sẽ tiếp tục vận động trong mùa bầu cử này.”
Chương trình được vận động từ hơn một năm nay. Cho đến ngày 17 tháng 12 vừa qua, năm vị Dân biểu Hoa Kỳ gồm các Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Quốc hội Hoa Kỳ, Dân biểu Alan Lowenthal, Dân biểu Christopher Smith, Dân biểu Gerald Connolly và Dân biểu Zoe Lofgren đã kêu gọi Ngoại trưởng John Kerry xem xét về việc có thể dùng các luật lệ hiện hành để tái định cư các Cựu quân nhân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa còn sót lại tại Việt Nam.
Cho đến ‘Chương trình H.O nối tiếp’
Như lời Bà Hạnh Nhơn đã cho biết, Hội H.O Cứu trợ Thương phế binh VNCH đã gửi 580 bộ hồ sơ của cựu sĩ quan thương phế binh để chờ xem xét cho chương trình tái định cư. Nói về lý do vì sao đối tượng của các bộ hồ sơ chỉ là sĩ quan, cả nhạc sĩ Trúc Hồ và Bà Hạnh Nhơn đều cho biết bởi vì chương trình mà họ vận động là một chương trình nối tiếp cho dự luật H.O đã có sẵn vào năm 1990. Thời gian để dự luật H.O được thực thi năm 1990 là phải trải qua 7 ,8 năm thương thảo, thay đổi rất nhiều điều lệ. Chính vì thế, theo Bà Hạnh Nhơn, không ai dám chắc rằng sẽ không phải chờ đến 7 hoặc 8 năm để làm hết tất cả hồ sơ cho các thương phế binh còn lại ở Việt Nam:
“Chúng tôi không phải là phân biệt đối xử mà không lo cho anh em hạ sĩ quan, binh sĩ. Mà tại vì có chương trình H.O có sẵn, và trước đây chính phủ Hoa Kỳ đã cho chương trình H.O để sĩ quan qua đây trước chứ không có chương trình cho hạ sĩ quan, binh sĩ. Cái đó là do quyết định ở trên, chúng tôi không rõ. Bây giờ chúng tôi chỉ cho sĩ quan với cái số ít như vậy để cho người ta mở chương trình H.O đã có sẵn thì dễ hơn là mở ra 1 chương trình khác. chúng tôi xin hé mở chương trình H.O nối tiếp cho số sĩ quan thương phế binh qua trước cái đã rồi mình sẽ tính về sau.”
Nhạc sĩ Trúc Hồ cũng chia sẽ những ý tưởng của ông trong bước đầu của cuộc vận động này:
“Chúng tôi có nói với thượng nghị sĩ Việt Nam mình là bà Janet Nguyễn giúp một tay. Ý tưởng ban đầu là dựa vào dự luật H.O có sẵn. Mình chỉ muốn mở rộng thêm cái dự luật H.O thôi vì hồ sơ của thương phế binh, mà sĩ quan thì H.O đã có sẵn. Mình làm sao để người ta cộng thêm một số người mà dự luật này bỏ quên là những người sĩ quan mà thương phế binh. Những dân biểu mình gặp thì họ đã lên tiếng. Bà Janet Nguyễn thì lại muốn hết tất cả thương phế binh.”
Chưa có quyết định cụ thể
Hiện tại chưa có một quyết định nào hết. Chưa đưa ra bàn cãi gì hết. Chúng tôi rất dè dặt phổ biến, vì nếu đưa ra mà không được chấp thuận thì tội cho anh em ở Việt Nam người ta hy vọng quá. Cho nên chúng tôi vẫn âm thầm.
-Bà Hạnh Nhơn
Cho đến thời điểm hiện tại thì chương trình này vẫn còn đang trong quá trình xem xét, chưa có một quyết định cụ thể nào từ phía Hoa Kỳ. Và theo như lời Bà Hạnh Nhơn cho biết, mặc dù lá thư của các vị dân biểu đã được gửi ra, nhưng thật sự đây chỉ là một sự khởi đầu:
“Hiện tại chưa có một quyết định nào hết. Chưa đưa ra bàn cãi gì hết. Chúng tôi rất dè dặt phổ biến, vì nếu đưa ra mà không được chấp thuận thì tội cho anh em ở Việt Nam người ta hy vọng quá. Cho nên chúng tôi vẫn âm thầm.”
Chính nhạc sĩ Trúc Hồ cũng nói rằng con đường phía trước còn rất dài, vì tất cả những gì mà ông và hội H.O cũng như chính lá thư của các vị dân biểu đều đang ở thời kỳ vận động cho việc mở lại chương trình tái định cư:
“Đây là những gì đang trong thời gian vận động, chưa có gì thật hết. Những người lính trong nước đừng nghe lời ai mà đưa tiền làm hồ sơ. Hiện giờ còn nằm trong vận động và những người dân biểu lên tiếng ủng hộ thôi.”
Bà Hạnh Nhơn bày tỏ sự lo lắng trước những thông tin không chính xác sẽ làm cho số người thương phế binh VNCH ở Việt Nam hy vọng trong khi tất cả vẫn còn là bước khởi đầu:
“Hiện tại chưa có quyết định gì hết. mà bên này cứ tin đồn về Việt Nam làm rất tội cho anh em. Họ cứ tưởng là đã quyết định rồi, được rồi. Rồi có những dịch vụ đưa ra để làm giúp hồ với giá rẻ làm cho anh em rất tội nghiệp. Họ đang bình an, đang chấp nhận cuộc sống. Chúng tôi trấn an anh em là khi nào chính phủ Hoa Kỳ quyết định thì sẽ phổ biến rộng rãi, khi đó mới biết được chắc chắn.”
Vạn sự khởi đầu nan. 40 năm là một đoạn đường dài cho một cuộc đời, đối với những người lính thương phế binh VNCH năm xưa sẽ còn vô tận và gian nan hơn nhiều nữa. Cho dù tất cả chỉ là bước khởi đầu, nhưng chúng ta hãy cùng cầu chúc cho niềm hy vọng của những người lính ấy mau chóng thành hiện thực. RFA
Bàn ra tán vào (0)
Chương trình H.O tái định cư: Tất cả là bước khởi đầu
Tiếp tục loạt bài về Tái định cư thương phế binh VNCH, Cát Linh xin gửi đến quí vị những lời chia sẻ của nhạc sĩ Trúc Hồ và Bà Hạnh Nhơn, là hai người sáng lập Hội H.O Cứu trợ thương phế binh, goá phụ VNCH và cũng chính là hai người đã phát động hé mở lại chương trình định cư cho các thương phế binh VNCH.
Trước tiên Bà Hạnh Nhơn cho biết:
“Chúng tôi rất mong mỏi việc đó. Tuy nhiên, việc này, đầu tiên là nhạc sĩ Trúc Hồ của đài SBTN phát động ra, nói với hội chúng tôi cung cấp danh sách thì được 580 người. Chúng tôi đã cùng với SBTN đi gặp bà Lora Funseth, ông McCain, dân biểu Alan Lowenthal, dân biểu Ed Royce. Ai cũng hứa yểm trợ nếu việc này được đưa ra bàn cãi ở Bộ Ngoại giao.”
Năm 1990, chương trình H.O cho các tù nhân chính trị phải chịu cảnh tù đày sau biến cố 30 tháng 4 đã mở ra một chương lịch sử lớn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam với gần 300 ngàn sĩ quan viên chức chế độ cũ cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vẫn là sức người có hạn. Vẫn còn rất nhiều những người lính sau khi kết thúc chiến tranh, dù là sĩ quan nhưng là thương phế binh nên họ không đi “học tập cải tạo”, không ở tù, và như thế, họ không đáp ứng được yêu cầu của dự luật H.O năm đó.
Từ tiếng kêu gọi của một người bạn bên kia bờ đại dương
Việc này, đầu tiên là nhạc sĩ Trúc Hồ của đài SBTN phát động ra, nói với hội chúng tôi cung cấp danh sách thì được 580 người. Chúng tôi đã cùng với SBTN đi gặp bà Lora Funseth, ông McCain, dân biểu Alan Lowenthal, dân biểu Ed Royce. Ai cũng hứa yểm trợ nếu việc này được đưa ra bàn cãi ở Bộ Ngoại giao.
-Bà Hạnh Nhơn
40 năm sau, những phận đời lính oai hùng ngày nào, giờ đang trải qua những tháng ngày nhọc nhằn với một cơ thể không còn lành lặn. Không những khó khăn trong cuộc sống, con, cháu của họ cũng phải đối diện với những đối xử bất công trong xã hội. Họ chia sẻ nỗi niềm với những đồng đội cũ, những người may mắn hơn trong chương trình H.O hơn 20 năm trước. Và điều này đã làm cho nhạc sĩ Trúc Hồ cùng với nhóm những người H.O (Hội thương phế binh, cô nhi quả phụ do nhạc sĩ Trúc Hồ và Bà Hạnh Nhơn sáng lập từ năm 1992 đến nay) nghĩ về việc vận động cho một chương trình tái định cư:
“Đây là tấm lòng thành thật của người Việt Nam ở hải ngoại từ tiếng kêu gọi của một người bạn ở bên kia bờ đại dương, là một thương phế binh sĩ quan gọi cho một người sĩ quan bên Hoa Kỳ, nói rằng có cách nào giúp cho họ đi không. Họ cũng là sĩ quan, gãy tay, gãy chân. Bây giờ con của họ bị đì, cháu của họ bị đì.”
Theo lời Bà Hạnh Nhơn, sau khi nhận được lời đề nghị từ nhạc sĩ Trúc Hồ, dân biểu Alan Lowenthal đã kêu gọi những dân biểu khác cùng đưa vấn đề này lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Về phía nhạc sĩ Trúc Hồ thì ông cho biết mình đã tìm gặp ông John McCain, một trong hai tác giả của dự luật H.O để vận động mở lại chương trình tái định cư cho thương phế binh VNCH:
“Tôi gặp ông Alan, rồi đến ông Ed Royce, rồi đến ông John McCain. Tất cả những người dân biểu tôi gặp đều chỉ về ông John McCain hết, tác giả của đạo luât H.O. Tôi đã vận động ông McCain hai lần rồi, và sẽ tiếp tục vận động trong mùa bầu cử này.”
Chương trình được vận động từ hơn một năm nay. Cho đến ngày 17 tháng 12 vừa qua, năm vị Dân biểu Hoa Kỳ gồm các Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Quốc hội Hoa Kỳ, Dân biểu Alan Lowenthal, Dân biểu Christopher Smith, Dân biểu Gerald Connolly và Dân biểu Zoe Lofgren đã kêu gọi Ngoại trưởng John Kerry xem xét về việc có thể dùng các luật lệ hiện hành để tái định cư các Cựu quân nhân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa còn sót lại tại Việt Nam.
Cho đến ‘Chương trình H.O nối tiếp’
Như lời Bà Hạnh Nhơn đã cho biết, Hội H.O Cứu trợ Thương phế binh VNCH đã gửi 580 bộ hồ sơ của cựu sĩ quan thương phế binh để chờ xem xét cho chương trình tái định cư. Nói về lý do vì sao đối tượng của các bộ hồ sơ chỉ là sĩ quan, cả nhạc sĩ Trúc Hồ và Bà Hạnh Nhơn đều cho biết bởi vì chương trình mà họ vận động là một chương trình nối tiếp cho dự luật H.O đã có sẵn vào năm 1990. Thời gian để dự luật H.O được thực thi năm 1990 là phải trải qua 7 ,8 năm thương thảo, thay đổi rất nhiều điều lệ. Chính vì thế, theo Bà Hạnh Nhơn, không ai dám chắc rằng sẽ không phải chờ đến 7 hoặc 8 năm để làm hết tất cả hồ sơ cho các thương phế binh còn lại ở Việt Nam:
“Chúng tôi không phải là phân biệt đối xử mà không lo cho anh em hạ sĩ quan, binh sĩ. Mà tại vì có chương trình H.O có sẵn, và trước đây chính phủ Hoa Kỳ đã cho chương trình H.O để sĩ quan qua đây trước chứ không có chương trình cho hạ sĩ quan, binh sĩ. Cái đó là do quyết định ở trên, chúng tôi không rõ. Bây giờ chúng tôi chỉ cho sĩ quan với cái số ít như vậy để cho người ta mở chương trình H.O đã có sẵn thì dễ hơn là mở ra 1 chương trình khác. chúng tôi xin hé mở chương trình H.O nối tiếp cho số sĩ quan thương phế binh qua trước cái đã rồi mình sẽ tính về sau.”
Nhạc sĩ Trúc Hồ cũng chia sẽ những ý tưởng của ông trong bước đầu của cuộc vận động này:
“Chúng tôi có nói với thượng nghị sĩ Việt Nam mình là bà Janet Nguyễn giúp một tay. Ý tưởng ban đầu là dựa vào dự luật H.O có sẵn. Mình chỉ muốn mở rộng thêm cái dự luật H.O thôi vì hồ sơ của thương phế binh, mà sĩ quan thì H.O đã có sẵn. Mình làm sao để người ta cộng thêm một số người mà dự luật này bỏ quên là những người sĩ quan mà thương phế binh. Những dân biểu mình gặp thì họ đã lên tiếng. Bà Janet Nguyễn thì lại muốn hết tất cả thương phế binh.”
Chưa có quyết định cụ thể
Hiện tại chưa có một quyết định nào hết. Chưa đưa ra bàn cãi gì hết. Chúng tôi rất dè dặt phổ biến, vì nếu đưa ra mà không được chấp thuận thì tội cho anh em ở Việt Nam người ta hy vọng quá. Cho nên chúng tôi vẫn âm thầm.
-Bà Hạnh Nhơn
Cho đến thời điểm hiện tại thì chương trình này vẫn còn đang trong quá trình xem xét, chưa có một quyết định cụ thể nào từ phía Hoa Kỳ. Và theo như lời Bà Hạnh Nhơn cho biết, mặc dù lá thư của các vị dân biểu đã được gửi ra, nhưng thật sự đây chỉ là một sự khởi đầu:
“Hiện tại chưa có một quyết định nào hết. Chưa đưa ra bàn cãi gì hết. Chúng tôi rất dè dặt phổ biến, vì nếu đưa ra mà không được chấp thuận thì tội cho anh em ở Việt Nam người ta hy vọng quá. Cho nên chúng tôi vẫn âm thầm.”
Chính nhạc sĩ Trúc Hồ cũng nói rằng con đường phía trước còn rất dài, vì tất cả những gì mà ông và hội H.O cũng như chính lá thư của các vị dân biểu đều đang ở thời kỳ vận động cho việc mở lại chương trình tái định cư:
“Đây là những gì đang trong thời gian vận động, chưa có gì thật hết. Những người lính trong nước đừng nghe lời ai mà đưa tiền làm hồ sơ. Hiện giờ còn nằm trong vận động và những người dân biểu lên tiếng ủng hộ thôi.”
Bà Hạnh Nhơn bày tỏ sự lo lắng trước những thông tin không chính xác sẽ làm cho số người thương phế binh VNCH ở Việt Nam hy vọng trong khi tất cả vẫn còn là bước khởi đầu:
“Hiện tại chưa có quyết định gì hết. mà bên này cứ tin đồn về Việt Nam làm rất tội cho anh em. Họ cứ tưởng là đã quyết định rồi, được rồi. Rồi có những dịch vụ đưa ra để làm giúp hồ với giá rẻ làm cho anh em rất tội nghiệp. Họ đang bình an, đang chấp nhận cuộc sống. Chúng tôi trấn an anh em là khi nào chính phủ Hoa Kỳ quyết định thì sẽ phổ biến rộng rãi, khi đó mới biết được chắc chắn.”
Vạn sự khởi đầu nan. 40 năm là một đoạn đường dài cho một cuộc đời, đối với những người lính thương phế binh VNCH năm xưa sẽ còn vô tận và gian nan hơn nhiều nữa. Cho dù tất cả chỉ là bước khởi đầu, nhưng chúng ta hãy cùng cầu chúc cho niềm hy vọng của những người lính ấy mau chóng thành hiện thực. RFA