Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Chuyến Bắc hành của học giả Trương Vĩnh Ký và cái chết của tổng trú sứ Paul Bert

Nói đến khả năng về ngoại ngữ của Trương Vĩnh Ký, có thể viện dẫn sau đây mấy dòng hồi ký của một du khách người Anh là J. Thomson, trong tác phẩm nhan đề 10 năm du hành ở Trung Quốc

Hầu hết người Việt Nam và nhất là giới nghiên cứu sử học đã quá quen thuộc với Pétrus Trương Vĩnh Ký, một học giả xuất chúng am hiểu nhiều ngoại ngữ và có công lớn trong việc vận dụng chữ quốc ngữ trong giai đoạn sơ khai vào đời sống cộng đồng. Hàng trăm tác phẩm do ông để lại - đã xuất bản cũng như chưa xuất bản - có giá trị rất lớn trong điều kiện một xã hội Việt còn lạc hậu và đang bị ngoại bang chi phối. Tuy nhiên, có một mảng không nhỏ trong cuộc đời ông ít được đề cập đến, hoặc đề cập không đầy đủ, rõ ràng, khiến cho việc tìm hiểu và nhận định về nhân vật đặc biệt này dễ rơi vào trạng thái khiếm khuyết, phiến diện. Đó là mối quan hệ của Trương Vĩnh Ký với triều đình Huế, và nhất là với thực dân Pháp vào nửa sau thế kỷ 19.

 ***
Nói đến khả năng về ngoại ngữ của Trương Vĩnh Ký, có thể viện dẫn sau đây mấy dòng hồi ký của một du khách người Anh là J. Thomson, trong tác phẩm nhan đề 10 năm du hành ở Trung Quốc và Đông Dương: “ Ông Petrousky (Petrus Ký-LN), một giáo dân Nam kỳ và là giáo sư dạy tiếng mẹ đẻ của ông tại Trường Thông ngôn Sài Gòn, là một ngoại lệ đáng lưu ý trong số những người bản xứ mà tôi vừa giới thiệu cùng bạn đọc. Ông từng theo học tại trường dòng Penang và tôi không bao giờ quên nỗi kinh ngạc khi được giới thiệu với ông. Ông nói chuyện với tôi bằng một thứ tiếng Anh rất vững, với một cách nhấn nhẹ nhàng của người Pháp, còn với tiếng Pháp, ông diễn tả không kém phần trong sáng và lịch sự. Tiếng Y Pha Nho, Bồ Đào Nha, Ý, ông cũng quen thuộc như những ngôn ngữ phương Đông; chính nhờ sự hiểu biết đặc biệt này mà ông đang nắm giữ một địa vị cao. Một ngày nọ đến thăm ông, tôi nhìn thấy ông đang thực hiện quyển Phân tích, đối chiếu các thứ tiếng chủ yếu trên thế giới, tác phẩm mà ông phải bỏ ra 10 năm lao động miệt mài. (Jean Bouchot – Un savant et un patriote cochinchinois – Petrus J.B. Trương-Vĩnh-Ký (1837-1898)- trang 43) . Nhờ sự uyên bác mà vào năm 1863, Trương Vĩnh Ký được tháp tùng phái bộ Phan Thanh Giản trong chuyến đi sứ sang Pháp (*) và quen biết với nhiều nhân vật nổi tiếng tại châu Âu lúc bấy giờ như Victor Hugo, Ernest Renan, Littré, Paul Bert…Trong những thập niên 1860-1870, ngoài tư cách người phụ trách tờ Gia Định báo (từ 16.9.1869), Trương Vĩnh Ký còn giữ nhiều trách vụ khác như: thông ngôn của Soái phủ Nam kỳ, giáo sư trường thông ngôn (Collège des Interprètes), giáo sư trường Tham biện hậu bổ (Collège des Stagiaires), được Pháp phong ngạch trật Huyện hạng nhất năm 1872. Trong thời gian cộng tác với Pháp, Trương Vĩnh Ký đã thực hiện hai cuộc Bắc hành, vào những năm 1876 và 1886. Chuyến thứ nhất được kể lại trong tập hồi ký bằng tiếng Việt, bìa in ba thứ tiếng: Pháp (Voyage au Tonkin en 1876), Việt (Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi (1876)) và Hoa. Chuyến thứ hai đánh dấu bằng nhiều thư từ trao đổi giữa Trương Vĩnh Ký và một nhân vật quan trọng bậc nhất của Pháp lúc bấy giờ là Tổng Trú sứ Paul Bert. 
Vấn đề đặt ra cho những người tìm hiểu các chuyến đi quan trọng này của nhà học giả là mục tiêu chính của chúng. Tại trang đầu tiên của tác phẩm Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi, người ta đọc thấy:”Năm Ất Hợi, bãi trường tham biện vừa xong, vùng tính đi ra Bắc chơi một chuyến cho biết. Trong bụng muốn cũng đã lâu; nên xin với quan trên (đây ám chỉ thực dân Pháp-LN), nhơn diệp (sic) chiếc tàu Duchaffaud đi mà đi. Về sấm (sic) hòm rương áo quần. Rủ thầy ba Hớn với ông sáu Thìn, nguyên một người ở tỉnh Bắc Ninh, một người ở Sơn Tây mà vào trong Nam kỳ đã lâu, đi theo trước là cho có bạn, sau nữa là cho họ về thăm quê quán….”
Như vậy theo tinh thần đoạn mở đầu, Trương Vĩnh Ký thực hiện chuyến Bắc hành lần thứ nhất nhằm “chơi một chuyến cho biết”, nói chung là một chuyến du hành “phi chính trị”. Đến miền Bắc, ông đi nhiều nơi, từ Hà Nội, Hải Phòng đến Hải Dương, Thanh Hóa…Ở đâu, ông cũng được tiếp đón một cách trọng thị. Các công sứ Pháp và các đại thần như Tổng đốc Hà Nội Trần Đình Túc, Tổng đốc Hải Dương Phạm Phú Thứ, Tuần phủ Nguyễn Tăng Doãn …đã dành cho ông những cuộc hội kiến thú vị.
Tuy nhiên, qua những gì diễn ra trong và sau chuyến đi, nhiều người tin rằng đó không phải là một chuyến du hành suông. Pétrus Ký được hưởng lương trong suốt thời gian 3 tháng du hành và khi về, ông đã lập một báo cáo chi tiết dài 8 trang đề ngày 28.4.1876 gửi Thống Đốc Nam kỳ Duperré (về Pháp từ tháng 2 đến tháng 7.1876) thông qua viên Tham mưu trưởng Regnault de Premesnil. Báo cáo mở đầu bằng câu: “Tôi hân hạnh gửi đến ông bản báo cáo mà ông đã yêu cầu ở tôi về tình hình chính trị Bắc kỳ, nơi tôi vừa đến thăm..” (Jean Bouchot-Sđd-trang 34). Sau đó, Trương Vĩnh Ký trình bày một cách thật chi tiết hành trình của ông trong ba tháng ở miền Bắc, những nơi ông đã đến, những người ông đã gặp, trong đó có đoạn viết:”Các quan lại thường hỏi tôi xem nước Pháp có ý định xâm chiếm xứ sở này không. Tôi đã trả lời rằng không và tôi đã dựa điều tôi nói vào thỏa ước hòa bình và thương mại, vào những lợi ích mà họ (người Pháp-LN) đảm bảo cho An Nam….” (Jean Bouchot-Sđd – trang 39). Nhiều chi tiết khác nữa cho thấy báo cáo ngày 28.4.1876 không phải là câu chuyện kể của một du khách độc lập, mà là bản tường trình của một viên chức chính quyền cho cấp trên về một số vấn đề chính trị. Điều này được chính Jean Bouchot thừa nhận trong tác phẩm dẫn trên, nhất là khi ông liệt kê những gì liên quan đến một Trương Vĩnh Ký có mối quan hệ chặt chẽ với nhà nước thuộc địa:năm 1872 được phong Huyện hạng nhất với mức lương 2.400 franc/năm, phụ trách các lớp dạy ngôn ngữ Đông phương với mức lương 9.000 franc, được bổ nhiệm làm thành viên Ủy ban tối cao giáo dục….
**
Chuyến Bắc hành lần thứ hai của Trương Vĩnh Ký có liên quan đến một nhân vật cao cấp của chính quyền thực dân mà ông đã gặp trong chuyến tháp tùng sứ bộ Phan Thanh Giản năm 1863. Đó là Paul Bert, người từng giữ chức vụ Bộ trưởng trong chính phủ Pháp. Ngày 27.1.1886, Tổng thống Pháp ban hành sắc lệnh thành lập chế độ bảo hộ ở Trung và Bắc kỳ, và bốn ngày sau, đề cử Paul Bert làm Tổng Trú sứ (Résident général) hai miền này. Nhân vật này sinh ngày 17.10 1838 tại Auxerre (Pháp), là nhà sinh vật học, môn sinh nhà bác học Claude Bernard, đến năm 1868, đã thay chân Bernard tại Collège de France. Vào thời đó, Paul Bert đã là tác giả các công trình nghiên cứu về ghép cơ thể loài vật, về thuốc mê…Sau năm 1870, trong lúc vẫn tiếp tục việc nghiên cứu khoa học, ông ta bước vào chính trường, làm đại biểu Quốc Hội năm 1872, Bộ trưởng giáo dục những năm 1881-1882 . 
Paul Bert đến Sài Gòn vào tháng 2 năm 1886, và người Việt Nam đầu tiên mà ông ta nghĩ đến là Trương Vĩnh Ký. Việc trao đổi thư từ bắt đầu diễn ra, Paul Bert đến thăm gia đình nhà học giả Việt Nam. Ngày 8.4.1886, ông ta trở ra miền Bắc, thực sự nhận nhiệm vụ Tổng Trú sứ Bắc và Trung kỳ. Tuy khoảng thời gian ở Việt Nam thật ngắn ngủi, nhưng Paul Bert đã miệt mài làm việc, thực hiện được nhiều điều trong cương vị đầy khó khăn của mình. Ông ta thành lập các tòa công sứ, một hệ thống tổ chức mới mẻ, giúp củng cố chế độ cai trị ở cấp tỉnh, thành. Vốn là nhà khoa học, trong tổ chức hoạt động của các tòa công sứ, ông ta rất chú trọng đến vấn đề vệ sinh. Nhờ một hệ thống thuế quan khéo léo, ông ta du nhập vào Bắc kỳ nhiều sản phẩm từ chính quốc (Pháp) mà không làm rối loạn thói quen sử dụng hàng châu Á của người bản xứ. Các mỏ than, đường sắt, việc vận tải đường sông nhờ có Paul Bert mà trở nên nhộn nhịp hẳn lên. Ông ta đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục, đích thân giám sát các kỳ thi… Đối với triều đình Huế, Paul Bert áp dụng chế độ bảo hộ thực sự, để cho triều đình có một sự tự do rộng rải để hoạt động, từ chối việc đặt một viên đại diện chính phủ Pháp tại Viện Cơ mật. Ngày 10.6.1886, thể theo yêu cầu của ông ta, vua Đồng Khánh phải chia sẻ quyền hành cho một viên kinh lược tại Bắc kỳ. Người đầu tiên đảm trách chức vụ này là Nguyễn Hữu Độ. Để đảm bảo hơn nữa sự hữu hiệu trong chính sách của mình, Paul Bert muốn đặt hẳn một người Việt Nam thân cận với ông ta tại triều đình Huế. Người này sẽ theo sát mọi hoạt động của nhà vua, giúp đỡ nhà vua, theo cách mà chính quyền thực dân muốn.
Cần xác định rõ là vào thời kỳ Paul Bert đến Việt Nam (đầu năm 1886), trong bộ máy cai trị của Pháp, có hai chức danh không thống thuộc nhau, cho dù không ngang nhau về mặt hệ cấp. Đó là chức danh Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) và chức danh Tổng trú sứ Trung và Bắc kỳ, hay còn gọi là Toàn quyền Lưỡng kỳ (Résident général du Tonkin et de l'Annam). Viên Tổng trú sứ chịu trách nhiệm việc cai trị Trung và Bắc kỳ, còn viên Thống đốc chịu trách nhiệm riêng thuộc địa Nam kỳ. Chỉ đến ngày 16.11.1887, sau khi Constans đến Việt Nam nhậm chức Toàn quyền Đông dương đầu tiên thì sự chỉ huy thống nhất ba miền Nam-Trung-Bắc mới thực sự nằm trong tay viên Toàn quyền. Chính vì thế, trong thời gian còn ở Sài Gòn, chờ ra Bắc nhậm chức Tổng Trú sứ Bắc và Trung kỳ (dưới đây gọi tắt là Tổng trú sứ), Paul Bert phải đạt được sự thỏa thuận của Soái phủ Nam kỳ trong việc tạm sử dụng Trương Vĩnh Ký cho kế hoạch mà ông ta đã vạch ra. Điều này gần như chỉ có tính hình thức, bởi vì quyền lợi của bọn thực dân thì ở đâu cũng vậy, miễn là có lợi cho họ. Ngày 22.3.1886, Paul Bert gửi cho Trương Vĩnh Ký một lá thư nêu rõ hai việc: nhờ họ Trương lập danh sách những người có khả năng thông dịch tốt để sau này bố trí cạnh các tòa trú sứ của ông ta; mời vợ con ông Ký cùng đi với ông Ký (và Paul Bert) ra Huế. Năm ngày sau (27.3), họ Trương phúc đáp cho Paul Bert, nêu rõ việc đã lập xong danh sách thông ngôn và nêu lý do vợ con không thể tháp tùng ông được (Jean Bouchot-Pétrus J.B.Trương-Vỉnh-Ký (1837-1698) Editions Nguyễn Văn Của-Saigon-1927-trang 54-56). Trong thư trên, Trương Vĩnh Ký có viết câu:”…tôi sẵn lòng đi với Ngài cùng vài thân hữu đáng tin cậy, trong một sứ mạng tạm thời để rồi sau đó, âm thầm quay lại nghề Nho, như ông Cincinnatus đã quay lại với cái cày của ông ta vậy…” (Sđd-trang 56)
Những ngày đầu tháng 4 năm 1886, Paul Bert và Trương Vĩnh Ký đã có mặt ở Huế. Chính sử triều Nguyễn viết về sự kiện này như sau:”Đại thần nước Đại Pháp là Bôn Be sang làm toàn quyền đại thần. Viện Cơ mật tâu nói: Tục các nước phương Đông, phương Tây, phần nhiều vụ lấy danh tiếng; cho nên các bậc sĩ phu học rộng, đi đến nước nào, phàm được dự tuyển vào địa vị thanh cao trọng yếu, thì lấy làm vẻ vang….Vua bèn chuẩn cho tôn toàn quyền đại thần Bôn Be làm Hàn lâm viện trực học sĩ, và ẩn sĩ trong Nam là Trương Vĩnh Ký (người Gia Định đi theo Toàn quyền đến) làm Hàn lâm viện thị giảng học sĩ…”(Đai Nam thực lục chính biên-tập XXXVII-NXB Khoa học xã hội-Hà Nội-1977-trang 147-148).
Xét về mặt phẩm cấp, chức danh Trực học sĩ của Paul Bert cũng chỉ vào hàng chánh tam phẩm, trong khi theo qui định, chỉ riêng viên Khâm sứ Huế (địa vị nhỏ hơn Tổng Trú sứ Bắc và Trung kỳ) đã xếp ngang Thượng thư, trật Chánh nhị phẩm rồi. Còn chức danh của Trương Vĩnh Ký cũng chỉ ở vào hàng tòng tứ phẩm. Sau khi để Trương Vĩnh Ký ở lại Huế, Paul Bert ra Bắc và chính thức nhậm chức vào ngày 12.4.1886. Điều mà chúng ta cần tìm hiểu là nhà học giả họ Trương đã nhận những nhiệm vụ gì của Paul Bert trong thời gian ở Huế. Trước tiên có thể khẳng định rằng cho dù chỉ là một quan lại hạng trung, nhưng với tư cách một người thừa ủy nhiệm của Tổng trú sứ Pháp, Trương Vĩnh Ký được vua Đồng Khánh đối xử hậu hơn nhiều so với những bạn đồng liêu cùng cấp. Trong thời gian ở Huế, vị học giả Việt vẫn thường xuyên trao đổi thư từ với Paul Bert. Nội dung bức thư đề ngày 17.6.1886 của Trương Vĩnh Ký hé lộ đôi điều về những việc Paul Bert muốn ông thực hiện. Thư có đoạn viết:” Hiện nay tôi đã đỡ (bệnh) rồi, tôi ở lại đây; tôi sẽ nghiên cứu người và việc, làm thế nào để khi nhà vua trở về, chúng ta có thể bước vào giai đoạn tổ chức và thực hiện những chuyển đổi cần thiết, với một nhân sự xứng tầm với nhiệm vụ. Tôi sẽ loại bỏ tất cả những kẻ được sủng ái và sẽ giúp nhà vua, sắp xếp Viện Cơ mật với những người thực sự có năng lực….
Tái bút: Nhà vua đã đi sáng nay. Các ông Touté và Halais đến trễ vài giờ, sẽ cùng với ông Pène đi gặp nhà vua vào tối nay, lúc trăng lên….” (Jean Bouchot-Sđd-trang 61-62).
Rõ ràng là một trong những việc quan trọng mà Paul Bert muốn Trương Vĩnh Ký giúp ông ta thực hiện là cải tổ sâu rộng thành phần nhân sự của triều đình Huế. Việc này thành hay bại và ảnh hưởng ra sao, sẽ đề cập đến ở phần cuối bài này. Tuy nhiên, qua nội dung bức thư có thể thấy là vua Đồng Khánh đã rời kinh đô đi Quảng Bình ngày 17.6.1886, đúng vào ngày 16 tháng 5 âm lịch như bộ Quốc triều chánh biên đã ghi (Sđd-trang 422) để kêu gọi vua Hàm Nghi quay về và các tổ chức nghĩa quân giải thể. Điều cũng khá rõ là trong lúc nhà vua xuất hành thì Trương Vĩnh Ký ở lại triều nội. Ngày 29.6.1886, Paul Bert viết cho Trương Vĩnh Ký một lá thư thật dài kể lể về chuyện đạo Thiên chúa tại Việt Nam, đồng thời cũng dành một đoạn để biện minh cho chủ nghĩa thực dân và trong phần cuối, đã nhờ vị học giả “phủ dụ” giới nho sĩ Cần vương đừng chống lại “nhà nước Đại Pháp”:”Để tóm tắt lá thư thật dài này, tôi muốn nhờ ông làm cho những bằng hữu theo Nho học, những nho sĩ tài năng của Việt Nam biết rằng trong việc thi hành hòa ước, họ không phải sợ mất đi phẩm cách, tự do, quyền lợi. Thay vì chạy vào rừng kích động những nông dân nghèo tự giết nhau và phá hoại, họ nên hợp tác với tôi vì sự thịnh vượng của xứ sở họ”. (J. Bouchot Sđd-trang 67). Như vậy, Paul Bert cũng muốn Trương Vĩnh Ký phủ dụ các nhân sĩ yêu nước đang theo phong trào Cần vương kháng Pháp. Ngày hôm sau, 30.6.1886, ông ta lại gửi tiếp cụ Trương một lá thư ngắn nêu rõ:”Tôi buộc lòng phải nhờ ông đặc biệt chăm sóc việc học cho Ngự đệ (không rõ là ai –LN). Tuyệt đối phải dạy ông ta học chữ Pháp. À, phải chi ông có thể khuyên nhà vua cũng làm như thế (học tiếng Pháp – LN). Liệu ông có thể nói trực tiếp với Ngài được không…” (J. Bouchot-Sđd-trang 67). 
Như vậy, có thể tóm lược sứ mạng được Paul Bert giao cho Trương Vĩnh Ký có ít nhất ba điểm quan trọng:
- Cải tổ bộ máy nhân sự của triều đình Huế, có lẽ theo thâm ý của Paul Bert là đưa những kẻ chủ hòa lên thay những quan lại “chủ chiến”.
- Chiêu dụ giới nhân sĩ đang hoạt động trong phong trào Cần vương.
- Dạy cho vua Đồng Khánh và em trai học chữ Pháp.
Trong lúc tại Huế, Trương Vĩnh Ký thu phục được cảm tình của vua Đồng Khánh thì ở Hà Nội, Paul Bert cũng cải tổ sâu rộng bộ máy thuộc địa, đặt ở mỗi tỉnh một tòa trú sứ. Sự làm việc năng nổ tác hại lên sức khỏe ông ta. Trong một chuyến đi vượt đèo Hải Vân cùng với viên Chánh văn phòng là Klobukowski (sau này làm Toàn quyền Đông Dương –1908-1910) và vài người khác nữa, ông ta đã bắt đầu mang mầm bệnh sốt rét. Trở về Hà Nội, ông ta vẫn lao vào công việc: đi thăm chùa Quảng Đông, nhận lời mời của quan Kinh lược, cùng nhiều việc khác nữa. Bác sĩ Grall (sau này được lấy tên đặt cho một bệnh viện ở Sài Gòn, nay là bệnh viện Nhi đồng 2) nhiều lần khuyên ông ta phải giữ gìn sưc khỏe, nhưng xem ra lời khuyên này không có mấy tác dụng. Hai ngày sau khi đến nhà Kinh lược sứ Nguyễn Hữu Độ, Paul Bert lại đi Kẻ Sở, sau đó về Nam Định, chủ trì kỳ thi Hương. Lần này bệnh trở nặng khiến ông ta phải tức tốc quay lại Hà Nội, ra lệnh cho Klobukowski gửi điện tín về Pháp, yêu cầu Bộ thuộc địa cử người kế nhiệm. 
Ngày 11.11.1886, Paul Bert thở hơi cuối cùng, có người thân đứng vây quanh. Ông ta chỉ làm Tổng Trú sứ hơn 6 tháng, nhưng những gì ông ta làm được đã khiến cho nhiều người nhớ tới. Tên ông ta được dùng đặt cho nhiều con đường ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn… 
Trước ngày Paul Bert tạ thế, Trương Vĩnh Ký đang nghỉ phép tại Sài Gòn, ngày 4.11.1886 còn gửi cho viên Tổng Trú sứ một lá thư. Trước đó khá lâu, ngày 27.9.1886, ông gửi cho vua Đồng Khánh một thư bày tỏ tình cảm và không quên nhắc nhà vua “học chữ Đại Pháp”…Tiếng là về Sài Gòn để lo việc gia đình và dưỡng bệnh, kỳ thực thông qua thư từ, Trương Vĩnh Ký để lộ tâm trạng bất an trước thái độ của người chung quanh khi ông còn ở cạnh vua Đồng Khánh. Điều này được Khổng Xuân Thu, tác giả quyển Trương Vĩnh Ký 1837-1898 (NXB Tân Việt – Sài Gòn –1958) phát hiện khi sưu tầm tư liệu tại Tổng thư viện Pháp, trong đó có tài liệu của bác sĩ Léon Gautier, bạn thân của văn hào Victor Hugo, viết về Trương Vĩnh Ký. Tài liệu này có đoạn đáng chú ý sau:”Những năm về sau, tiên sinh trao đổi thư từ với các nhà văn hóa Pháp càng thưa thớt dần, và chỉ toàn những lời bi quan, yếm thế, hay nói cho đúng hơn, chỉ là những lời thanh minh, bày tỏ ẩn khuất, bất mãn của mình mà thôi. Theo như dư luận của các nhà cầm quyền cho hay thì trong giai đoạn sau này, Trương tiên sinh gặp nhiều trở ngại về đường chính trị của mình. Có nhiều người dèm pha, muốn tranh giành địa vị của tiên sinh (khi được sung vào Cơ Mật vụ giúp cho nhà vua An Nam – đây có ý nói vua Đồng Khánh đã hết sức sức tin dùng Trương Vĩnh Ký). Hoặc giả cũng có kẻ cho rằng Trương tiên sinh không trung thành với nước nhà….” (Khổng Xuân Thu – Sđd-trang 139). 
Quả thật, có thể mấy tháng cộng tác với Paul Bert và hiện diện ở Huế đã gây ra trong lòng vị học giả một cú sốc. Vì thế, cho dù vua Đồng Khánh hết mực ưu ái, ban cho ông một bức thư dài (sau được con ông là Trương Vĩnh Tống dịch ra thành 234 câu thơ), sau khi Paul Bert qua đời, ông cố tình ở lại Sài Gòn, không ra Huế nữa, tiếp tục nghề dạy học cũ. Theo Bouchot, từ năm 1890, Trương Vĩnh Ký gần như nghỉ hẳn công việc chính quyền, chuyên tâm nghiên cứu, viết sách, ông dịch quyển tự điển Littré, tác giả là một người quen biết cũ, đến chữ cheval thì qua đời (1.9.1898). Bài Tuyệt mệnh thi của ông nói lên nỗi trăn trở của nhà học giả trong những năm cuối đời, sau những đóng góp to lớn cho nền học quốc ngữ, đồng thời trong mối quan hệ với thực dân Pháp, tiêu biểu là trường hợp Paul Bert kể trên. Đọc hai câu cuối trong bài thơ tuyệt mệnh của tiên sinh, lòng người đọc không khỏi ngậm ngùi:
Cuốn sổ bình sanh công với tội,
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai
*****************
-Chú thích: (*) Xin nhấn mạnh là Trương Vĩnh Ký (cùng Tôn Thọ Tường) đi Pháp với tư cách một viên chức trong bộ máy thuộc địa của Pháp tháp tùng sứ bộ Phan Thanh Giản chứ không phải là nhân viên cơ hữu của sứ bộ như nhiều tác giả đã lầm tưởng.
LÊ NGUYỄN
24.11.2013


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chuyến Bắc hành của học giả Trương Vĩnh Ký và cái chết của tổng trú sứ Paul Bert

Nói đến khả năng về ngoại ngữ của Trương Vĩnh Ký, có thể viện dẫn sau đây mấy dòng hồi ký của một du khách người Anh là J. Thomson, trong tác phẩm nhan đề 10 năm du hành ở Trung Quốc

Hầu hết người Việt Nam và nhất là giới nghiên cứu sử học đã quá quen thuộc với Pétrus Trương Vĩnh Ký, một học giả xuất chúng am hiểu nhiều ngoại ngữ và có công lớn trong việc vận dụng chữ quốc ngữ trong giai đoạn sơ khai vào đời sống cộng đồng. Hàng trăm tác phẩm do ông để lại - đã xuất bản cũng như chưa xuất bản - có giá trị rất lớn trong điều kiện một xã hội Việt còn lạc hậu và đang bị ngoại bang chi phối. Tuy nhiên, có một mảng không nhỏ trong cuộc đời ông ít được đề cập đến, hoặc đề cập không đầy đủ, rõ ràng, khiến cho việc tìm hiểu và nhận định về nhân vật đặc biệt này dễ rơi vào trạng thái khiếm khuyết, phiến diện. Đó là mối quan hệ của Trương Vĩnh Ký với triều đình Huế, và nhất là với thực dân Pháp vào nửa sau thế kỷ 19.

 ***
Nói đến khả năng về ngoại ngữ của Trương Vĩnh Ký, có thể viện dẫn sau đây mấy dòng hồi ký của một du khách người Anh là J. Thomson, trong tác phẩm nhan đề 10 năm du hành ở Trung Quốc và Đông Dương: “ Ông Petrousky (Petrus Ký-LN), một giáo dân Nam kỳ và là giáo sư dạy tiếng mẹ đẻ của ông tại Trường Thông ngôn Sài Gòn, là một ngoại lệ đáng lưu ý trong số những người bản xứ mà tôi vừa giới thiệu cùng bạn đọc. Ông từng theo học tại trường dòng Penang và tôi không bao giờ quên nỗi kinh ngạc khi được giới thiệu với ông. Ông nói chuyện với tôi bằng một thứ tiếng Anh rất vững, với một cách nhấn nhẹ nhàng của người Pháp, còn với tiếng Pháp, ông diễn tả không kém phần trong sáng và lịch sự. Tiếng Y Pha Nho, Bồ Đào Nha, Ý, ông cũng quen thuộc như những ngôn ngữ phương Đông; chính nhờ sự hiểu biết đặc biệt này mà ông đang nắm giữ một địa vị cao. Một ngày nọ đến thăm ông, tôi nhìn thấy ông đang thực hiện quyển Phân tích, đối chiếu các thứ tiếng chủ yếu trên thế giới, tác phẩm mà ông phải bỏ ra 10 năm lao động miệt mài. (Jean Bouchot – Un savant et un patriote cochinchinois – Petrus J.B. Trương-Vĩnh-Ký (1837-1898)- trang 43) . Nhờ sự uyên bác mà vào năm 1863, Trương Vĩnh Ký được tháp tùng phái bộ Phan Thanh Giản trong chuyến đi sứ sang Pháp (*) và quen biết với nhiều nhân vật nổi tiếng tại châu Âu lúc bấy giờ như Victor Hugo, Ernest Renan, Littré, Paul Bert…Trong những thập niên 1860-1870, ngoài tư cách người phụ trách tờ Gia Định báo (từ 16.9.1869), Trương Vĩnh Ký còn giữ nhiều trách vụ khác như: thông ngôn của Soái phủ Nam kỳ, giáo sư trường thông ngôn (Collège des Interprètes), giáo sư trường Tham biện hậu bổ (Collège des Stagiaires), được Pháp phong ngạch trật Huyện hạng nhất năm 1872. Trong thời gian cộng tác với Pháp, Trương Vĩnh Ký đã thực hiện hai cuộc Bắc hành, vào những năm 1876 và 1886. Chuyến thứ nhất được kể lại trong tập hồi ký bằng tiếng Việt, bìa in ba thứ tiếng: Pháp (Voyage au Tonkin en 1876), Việt (Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi (1876)) và Hoa. Chuyến thứ hai đánh dấu bằng nhiều thư từ trao đổi giữa Trương Vĩnh Ký và một nhân vật quan trọng bậc nhất của Pháp lúc bấy giờ là Tổng Trú sứ Paul Bert. 
Vấn đề đặt ra cho những người tìm hiểu các chuyến đi quan trọng này của nhà học giả là mục tiêu chính của chúng. Tại trang đầu tiên của tác phẩm Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi, người ta đọc thấy:”Năm Ất Hợi, bãi trường tham biện vừa xong, vùng tính đi ra Bắc chơi một chuyến cho biết. Trong bụng muốn cũng đã lâu; nên xin với quan trên (đây ám chỉ thực dân Pháp-LN), nhơn diệp (sic) chiếc tàu Duchaffaud đi mà đi. Về sấm (sic) hòm rương áo quần. Rủ thầy ba Hớn với ông sáu Thìn, nguyên một người ở tỉnh Bắc Ninh, một người ở Sơn Tây mà vào trong Nam kỳ đã lâu, đi theo trước là cho có bạn, sau nữa là cho họ về thăm quê quán….”
Như vậy theo tinh thần đoạn mở đầu, Trương Vĩnh Ký thực hiện chuyến Bắc hành lần thứ nhất nhằm “chơi một chuyến cho biết”, nói chung là một chuyến du hành “phi chính trị”. Đến miền Bắc, ông đi nhiều nơi, từ Hà Nội, Hải Phòng đến Hải Dương, Thanh Hóa…Ở đâu, ông cũng được tiếp đón một cách trọng thị. Các công sứ Pháp và các đại thần như Tổng đốc Hà Nội Trần Đình Túc, Tổng đốc Hải Dương Phạm Phú Thứ, Tuần phủ Nguyễn Tăng Doãn …đã dành cho ông những cuộc hội kiến thú vị.
Tuy nhiên, qua những gì diễn ra trong và sau chuyến đi, nhiều người tin rằng đó không phải là một chuyến du hành suông. Pétrus Ký được hưởng lương trong suốt thời gian 3 tháng du hành và khi về, ông đã lập một báo cáo chi tiết dài 8 trang đề ngày 28.4.1876 gửi Thống Đốc Nam kỳ Duperré (về Pháp từ tháng 2 đến tháng 7.1876) thông qua viên Tham mưu trưởng Regnault de Premesnil. Báo cáo mở đầu bằng câu: “Tôi hân hạnh gửi đến ông bản báo cáo mà ông đã yêu cầu ở tôi về tình hình chính trị Bắc kỳ, nơi tôi vừa đến thăm..” (Jean Bouchot-Sđd-trang 34). Sau đó, Trương Vĩnh Ký trình bày một cách thật chi tiết hành trình của ông trong ba tháng ở miền Bắc, những nơi ông đã đến, những người ông đã gặp, trong đó có đoạn viết:”Các quan lại thường hỏi tôi xem nước Pháp có ý định xâm chiếm xứ sở này không. Tôi đã trả lời rằng không và tôi đã dựa điều tôi nói vào thỏa ước hòa bình và thương mại, vào những lợi ích mà họ (người Pháp-LN) đảm bảo cho An Nam….” (Jean Bouchot-Sđd – trang 39). Nhiều chi tiết khác nữa cho thấy báo cáo ngày 28.4.1876 không phải là câu chuyện kể của một du khách độc lập, mà là bản tường trình của một viên chức chính quyền cho cấp trên về một số vấn đề chính trị. Điều này được chính Jean Bouchot thừa nhận trong tác phẩm dẫn trên, nhất là khi ông liệt kê những gì liên quan đến một Trương Vĩnh Ký có mối quan hệ chặt chẽ với nhà nước thuộc địa:năm 1872 được phong Huyện hạng nhất với mức lương 2.400 franc/năm, phụ trách các lớp dạy ngôn ngữ Đông phương với mức lương 9.000 franc, được bổ nhiệm làm thành viên Ủy ban tối cao giáo dục….
**
Chuyến Bắc hành lần thứ hai của Trương Vĩnh Ký có liên quan đến một nhân vật cao cấp của chính quyền thực dân mà ông đã gặp trong chuyến tháp tùng sứ bộ Phan Thanh Giản năm 1863. Đó là Paul Bert, người từng giữ chức vụ Bộ trưởng trong chính phủ Pháp. Ngày 27.1.1886, Tổng thống Pháp ban hành sắc lệnh thành lập chế độ bảo hộ ở Trung và Bắc kỳ, và bốn ngày sau, đề cử Paul Bert làm Tổng Trú sứ (Résident général) hai miền này. Nhân vật này sinh ngày 17.10 1838 tại Auxerre (Pháp), là nhà sinh vật học, môn sinh nhà bác học Claude Bernard, đến năm 1868, đã thay chân Bernard tại Collège de France. Vào thời đó, Paul Bert đã là tác giả các công trình nghiên cứu về ghép cơ thể loài vật, về thuốc mê…Sau năm 1870, trong lúc vẫn tiếp tục việc nghiên cứu khoa học, ông ta bước vào chính trường, làm đại biểu Quốc Hội năm 1872, Bộ trưởng giáo dục những năm 1881-1882 . 
Paul Bert đến Sài Gòn vào tháng 2 năm 1886, và người Việt Nam đầu tiên mà ông ta nghĩ đến là Trương Vĩnh Ký. Việc trao đổi thư từ bắt đầu diễn ra, Paul Bert đến thăm gia đình nhà học giả Việt Nam. Ngày 8.4.1886, ông ta trở ra miền Bắc, thực sự nhận nhiệm vụ Tổng Trú sứ Bắc và Trung kỳ. Tuy khoảng thời gian ở Việt Nam thật ngắn ngủi, nhưng Paul Bert đã miệt mài làm việc, thực hiện được nhiều điều trong cương vị đầy khó khăn của mình. Ông ta thành lập các tòa công sứ, một hệ thống tổ chức mới mẻ, giúp củng cố chế độ cai trị ở cấp tỉnh, thành. Vốn là nhà khoa học, trong tổ chức hoạt động của các tòa công sứ, ông ta rất chú trọng đến vấn đề vệ sinh. Nhờ một hệ thống thuế quan khéo léo, ông ta du nhập vào Bắc kỳ nhiều sản phẩm từ chính quốc (Pháp) mà không làm rối loạn thói quen sử dụng hàng châu Á của người bản xứ. Các mỏ than, đường sắt, việc vận tải đường sông nhờ có Paul Bert mà trở nên nhộn nhịp hẳn lên. Ông ta đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục, đích thân giám sát các kỳ thi… Đối với triều đình Huế, Paul Bert áp dụng chế độ bảo hộ thực sự, để cho triều đình có một sự tự do rộng rải để hoạt động, từ chối việc đặt một viên đại diện chính phủ Pháp tại Viện Cơ mật. Ngày 10.6.1886, thể theo yêu cầu của ông ta, vua Đồng Khánh phải chia sẻ quyền hành cho một viên kinh lược tại Bắc kỳ. Người đầu tiên đảm trách chức vụ này là Nguyễn Hữu Độ. Để đảm bảo hơn nữa sự hữu hiệu trong chính sách của mình, Paul Bert muốn đặt hẳn một người Việt Nam thân cận với ông ta tại triều đình Huế. Người này sẽ theo sát mọi hoạt động của nhà vua, giúp đỡ nhà vua, theo cách mà chính quyền thực dân muốn.
Cần xác định rõ là vào thời kỳ Paul Bert đến Việt Nam (đầu năm 1886), trong bộ máy cai trị của Pháp, có hai chức danh không thống thuộc nhau, cho dù không ngang nhau về mặt hệ cấp. Đó là chức danh Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) và chức danh Tổng trú sứ Trung và Bắc kỳ, hay còn gọi là Toàn quyền Lưỡng kỳ (Résident général du Tonkin et de l'Annam). Viên Tổng trú sứ chịu trách nhiệm việc cai trị Trung và Bắc kỳ, còn viên Thống đốc chịu trách nhiệm riêng thuộc địa Nam kỳ. Chỉ đến ngày 16.11.1887, sau khi Constans đến Việt Nam nhậm chức Toàn quyền Đông dương đầu tiên thì sự chỉ huy thống nhất ba miền Nam-Trung-Bắc mới thực sự nằm trong tay viên Toàn quyền. Chính vì thế, trong thời gian còn ở Sài Gòn, chờ ra Bắc nhậm chức Tổng Trú sứ Bắc và Trung kỳ (dưới đây gọi tắt là Tổng trú sứ), Paul Bert phải đạt được sự thỏa thuận của Soái phủ Nam kỳ trong việc tạm sử dụng Trương Vĩnh Ký cho kế hoạch mà ông ta đã vạch ra. Điều này gần như chỉ có tính hình thức, bởi vì quyền lợi của bọn thực dân thì ở đâu cũng vậy, miễn là có lợi cho họ. Ngày 22.3.1886, Paul Bert gửi cho Trương Vĩnh Ký một lá thư nêu rõ hai việc: nhờ họ Trương lập danh sách những người có khả năng thông dịch tốt để sau này bố trí cạnh các tòa trú sứ của ông ta; mời vợ con ông Ký cùng đi với ông Ký (và Paul Bert) ra Huế. Năm ngày sau (27.3), họ Trương phúc đáp cho Paul Bert, nêu rõ việc đã lập xong danh sách thông ngôn và nêu lý do vợ con không thể tháp tùng ông được (Jean Bouchot-Pétrus J.B.Trương-Vỉnh-Ký (1837-1698) Editions Nguyễn Văn Của-Saigon-1927-trang 54-56). Trong thư trên, Trương Vĩnh Ký có viết câu:”…tôi sẵn lòng đi với Ngài cùng vài thân hữu đáng tin cậy, trong một sứ mạng tạm thời để rồi sau đó, âm thầm quay lại nghề Nho, như ông Cincinnatus đã quay lại với cái cày của ông ta vậy…” (Sđd-trang 56)
Những ngày đầu tháng 4 năm 1886, Paul Bert và Trương Vĩnh Ký đã có mặt ở Huế. Chính sử triều Nguyễn viết về sự kiện này như sau:”Đại thần nước Đại Pháp là Bôn Be sang làm toàn quyền đại thần. Viện Cơ mật tâu nói: Tục các nước phương Đông, phương Tây, phần nhiều vụ lấy danh tiếng; cho nên các bậc sĩ phu học rộng, đi đến nước nào, phàm được dự tuyển vào địa vị thanh cao trọng yếu, thì lấy làm vẻ vang….Vua bèn chuẩn cho tôn toàn quyền đại thần Bôn Be làm Hàn lâm viện trực học sĩ, và ẩn sĩ trong Nam là Trương Vĩnh Ký (người Gia Định đi theo Toàn quyền đến) làm Hàn lâm viện thị giảng học sĩ…”(Đai Nam thực lục chính biên-tập XXXVII-NXB Khoa học xã hội-Hà Nội-1977-trang 147-148).
Xét về mặt phẩm cấp, chức danh Trực học sĩ của Paul Bert cũng chỉ vào hàng chánh tam phẩm, trong khi theo qui định, chỉ riêng viên Khâm sứ Huế (địa vị nhỏ hơn Tổng Trú sứ Bắc và Trung kỳ) đã xếp ngang Thượng thư, trật Chánh nhị phẩm rồi. Còn chức danh của Trương Vĩnh Ký cũng chỉ ở vào hàng tòng tứ phẩm. Sau khi để Trương Vĩnh Ký ở lại Huế, Paul Bert ra Bắc và chính thức nhậm chức vào ngày 12.4.1886. Điều mà chúng ta cần tìm hiểu là nhà học giả họ Trương đã nhận những nhiệm vụ gì của Paul Bert trong thời gian ở Huế. Trước tiên có thể khẳng định rằng cho dù chỉ là một quan lại hạng trung, nhưng với tư cách một người thừa ủy nhiệm của Tổng trú sứ Pháp, Trương Vĩnh Ký được vua Đồng Khánh đối xử hậu hơn nhiều so với những bạn đồng liêu cùng cấp. Trong thời gian ở Huế, vị học giả Việt vẫn thường xuyên trao đổi thư từ với Paul Bert. Nội dung bức thư đề ngày 17.6.1886 của Trương Vĩnh Ký hé lộ đôi điều về những việc Paul Bert muốn ông thực hiện. Thư có đoạn viết:” Hiện nay tôi đã đỡ (bệnh) rồi, tôi ở lại đây; tôi sẽ nghiên cứu người và việc, làm thế nào để khi nhà vua trở về, chúng ta có thể bước vào giai đoạn tổ chức và thực hiện những chuyển đổi cần thiết, với một nhân sự xứng tầm với nhiệm vụ. Tôi sẽ loại bỏ tất cả những kẻ được sủng ái và sẽ giúp nhà vua, sắp xếp Viện Cơ mật với những người thực sự có năng lực….
Tái bút: Nhà vua đã đi sáng nay. Các ông Touté và Halais đến trễ vài giờ, sẽ cùng với ông Pène đi gặp nhà vua vào tối nay, lúc trăng lên….” (Jean Bouchot-Sđd-trang 61-62).
Rõ ràng là một trong những việc quan trọng mà Paul Bert muốn Trương Vĩnh Ký giúp ông ta thực hiện là cải tổ sâu rộng thành phần nhân sự của triều đình Huế. Việc này thành hay bại và ảnh hưởng ra sao, sẽ đề cập đến ở phần cuối bài này. Tuy nhiên, qua nội dung bức thư có thể thấy là vua Đồng Khánh đã rời kinh đô đi Quảng Bình ngày 17.6.1886, đúng vào ngày 16 tháng 5 âm lịch như bộ Quốc triều chánh biên đã ghi (Sđd-trang 422) để kêu gọi vua Hàm Nghi quay về và các tổ chức nghĩa quân giải thể. Điều cũng khá rõ là trong lúc nhà vua xuất hành thì Trương Vĩnh Ký ở lại triều nội. Ngày 29.6.1886, Paul Bert viết cho Trương Vĩnh Ký một lá thư thật dài kể lể về chuyện đạo Thiên chúa tại Việt Nam, đồng thời cũng dành một đoạn để biện minh cho chủ nghĩa thực dân và trong phần cuối, đã nhờ vị học giả “phủ dụ” giới nho sĩ Cần vương đừng chống lại “nhà nước Đại Pháp”:”Để tóm tắt lá thư thật dài này, tôi muốn nhờ ông làm cho những bằng hữu theo Nho học, những nho sĩ tài năng của Việt Nam biết rằng trong việc thi hành hòa ước, họ không phải sợ mất đi phẩm cách, tự do, quyền lợi. Thay vì chạy vào rừng kích động những nông dân nghèo tự giết nhau và phá hoại, họ nên hợp tác với tôi vì sự thịnh vượng của xứ sở họ”. (J. Bouchot Sđd-trang 67). Như vậy, Paul Bert cũng muốn Trương Vĩnh Ký phủ dụ các nhân sĩ yêu nước đang theo phong trào Cần vương kháng Pháp. Ngày hôm sau, 30.6.1886, ông ta lại gửi tiếp cụ Trương một lá thư ngắn nêu rõ:”Tôi buộc lòng phải nhờ ông đặc biệt chăm sóc việc học cho Ngự đệ (không rõ là ai –LN). Tuyệt đối phải dạy ông ta học chữ Pháp. À, phải chi ông có thể khuyên nhà vua cũng làm như thế (học tiếng Pháp – LN). Liệu ông có thể nói trực tiếp với Ngài được không…” (J. Bouchot-Sđd-trang 67). 
Như vậy, có thể tóm lược sứ mạng được Paul Bert giao cho Trương Vĩnh Ký có ít nhất ba điểm quan trọng:
- Cải tổ bộ máy nhân sự của triều đình Huế, có lẽ theo thâm ý của Paul Bert là đưa những kẻ chủ hòa lên thay những quan lại “chủ chiến”.
- Chiêu dụ giới nhân sĩ đang hoạt động trong phong trào Cần vương.
- Dạy cho vua Đồng Khánh và em trai học chữ Pháp.
Trong lúc tại Huế, Trương Vĩnh Ký thu phục được cảm tình của vua Đồng Khánh thì ở Hà Nội, Paul Bert cũng cải tổ sâu rộng bộ máy thuộc địa, đặt ở mỗi tỉnh một tòa trú sứ. Sự làm việc năng nổ tác hại lên sức khỏe ông ta. Trong một chuyến đi vượt đèo Hải Vân cùng với viên Chánh văn phòng là Klobukowski (sau này làm Toàn quyền Đông Dương –1908-1910) và vài người khác nữa, ông ta đã bắt đầu mang mầm bệnh sốt rét. Trở về Hà Nội, ông ta vẫn lao vào công việc: đi thăm chùa Quảng Đông, nhận lời mời của quan Kinh lược, cùng nhiều việc khác nữa. Bác sĩ Grall (sau này được lấy tên đặt cho một bệnh viện ở Sài Gòn, nay là bệnh viện Nhi đồng 2) nhiều lần khuyên ông ta phải giữ gìn sưc khỏe, nhưng xem ra lời khuyên này không có mấy tác dụng. Hai ngày sau khi đến nhà Kinh lược sứ Nguyễn Hữu Độ, Paul Bert lại đi Kẻ Sở, sau đó về Nam Định, chủ trì kỳ thi Hương. Lần này bệnh trở nặng khiến ông ta phải tức tốc quay lại Hà Nội, ra lệnh cho Klobukowski gửi điện tín về Pháp, yêu cầu Bộ thuộc địa cử người kế nhiệm. 
Ngày 11.11.1886, Paul Bert thở hơi cuối cùng, có người thân đứng vây quanh. Ông ta chỉ làm Tổng Trú sứ hơn 6 tháng, nhưng những gì ông ta làm được đã khiến cho nhiều người nhớ tới. Tên ông ta được dùng đặt cho nhiều con đường ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn… 
Trước ngày Paul Bert tạ thế, Trương Vĩnh Ký đang nghỉ phép tại Sài Gòn, ngày 4.11.1886 còn gửi cho viên Tổng Trú sứ một lá thư. Trước đó khá lâu, ngày 27.9.1886, ông gửi cho vua Đồng Khánh một thư bày tỏ tình cảm và không quên nhắc nhà vua “học chữ Đại Pháp”…Tiếng là về Sài Gòn để lo việc gia đình và dưỡng bệnh, kỳ thực thông qua thư từ, Trương Vĩnh Ký để lộ tâm trạng bất an trước thái độ của người chung quanh khi ông còn ở cạnh vua Đồng Khánh. Điều này được Khổng Xuân Thu, tác giả quyển Trương Vĩnh Ký 1837-1898 (NXB Tân Việt – Sài Gòn –1958) phát hiện khi sưu tầm tư liệu tại Tổng thư viện Pháp, trong đó có tài liệu của bác sĩ Léon Gautier, bạn thân của văn hào Victor Hugo, viết về Trương Vĩnh Ký. Tài liệu này có đoạn đáng chú ý sau:”Những năm về sau, tiên sinh trao đổi thư từ với các nhà văn hóa Pháp càng thưa thớt dần, và chỉ toàn những lời bi quan, yếm thế, hay nói cho đúng hơn, chỉ là những lời thanh minh, bày tỏ ẩn khuất, bất mãn của mình mà thôi. Theo như dư luận của các nhà cầm quyền cho hay thì trong giai đoạn sau này, Trương tiên sinh gặp nhiều trở ngại về đường chính trị của mình. Có nhiều người dèm pha, muốn tranh giành địa vị của tiên sinh (khi được sung vào Cơ Mật vụ giúp cho nhà vua An Nam – đây có ý nói vua Đồng Khánh đã hết sức sức tin dùng Trương Vĩnh Ký). Hoặc giả cũng có kẻ cho rằng Trương tiên sinh không trung thành với nước nhà….” (Khổng Xuân Thu – Sđd-trang 139). 
Quả thật, có thể mấy tháng cộng tác với Paul Bert và hiện diện ở Huế đã gây ra trong lòng vị học giả một cú sốc. Vì thế, cho dù vua Đồng Khánh hết mực ưu ái, ban cho ông một bức thư dài (sau được con ông là Trương Vĩnh Tống dịch ra thành 234 câu thơ), sau khi Paul Bert qua đời, ông cố tình ở lại Sài Gòn, không ra Huế nữa, tiếp tục nghề dạy học cũ. Theo Bouchot, từ năm 1890, Trương Vĩnh Ký gần như nghỉ hẳn công việc chính quyền, chuyên tâm nghiên cứu, viết sách, ông dịch quyển tự điển Littré, tác giả là một người quen biết cũ, đến chữ cheval thì qua đời (1.9.1898). Bài Tuyệt mệnh thi của ông nói lên nỗi trăn trở của nhà học giả trong những năm cuối đời, sau những đóng góp to lớn cho nền học quốc ngữ, đồng thời trong mối quan hệ với thực dân Pháp, tiêu biểu là trường hợp Paul Bert kể trên. Đọc hai câu cuối trong bài thơ tuyệt mệnh của tiên sinh, lòng người đọc không khỏi ngậm ngùi:
Cuốn sổ bình sanh công với tội,
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai
*****************
-Chú thích: (*) Xin nhấn mạnh là Trương Vĩnh Ký (cùng Tôn Thọ Tường) đi Pháp với tư cách một viên chức trong bộ máy thuộc địa của Pháp tháp tùng sứ bộ Phan Thanh Giản chứ không phải là nhân viên cơ hữu của sứ bộ như nhiều tác giả đã lầm tưởng.
LÊ NGUYỄN
24.11.2013


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm