Đoạn Đường Chiến Binh
Chuyến Bay Định Mệnh
Mở mắt nhìn đồng hồ. Còn sớm. Tôi vừa định nằm thêm năm mười phút nữa thì giọng chị Hai Cẩm Vân inh ỏi réo tên tôi:
- Hồng! Mi đâu rồi? Lẹ lên! Hôm nay chúa nhật, coi chừng kẹt xe, trễ chuyến bay.
Tôi lật đật ngồi dậy, làm vệ sinh, mặc vội chiếc "áo lụa Hà Đông", vói tay lấy hộp phấn hồng đinh thoa lên má thì chị Cẩm Vân gạt ra:
- Thôi! Còn chưng với diện! Đi máy bay quân sự toàn cô nhi quả phụ, có ai ngắm đâu mà xí xọn.
Chị xách túi hành lý của tôi để sẵn ở góc phòng, vôi vả ra xe taxi đang neo, có Minh ngồi chờ trong xe. Tôi lật đật chạy theo.
Từ ngày quen biết Đông, tôi bắt đầu làm đẹp, đi đâu thường có tí má hồng, thế thôi. Chúng tôi tuy là sinh viên nhưng vào thời điểm đó đa số con gái khi còn ngồi ghế nhà trường thường thường không tốn tiền phấn son.
Chuyến trở lại Huế vào ngày sắp tựu trường cho niên học cuối này, không có máy bay quân sự nào đến phi trường Phú Bài Huế, chúng tôi đành chấp nhận đi Đà Nẳng, sau đó sẽ lấy vé xe đò đi Huế trong ngày nếu còn sớm, hoặc xe lửa nếu trễ để kịp hôm sau dự lễ khai giảng. Đây là lần thứ hai chúng tôi đi máy bay, tôi vẫn không biết thắt dây an toàn. Lần trước có người thắt giùm, lần này thì... tôi cầm sợi dây ngắm nghía lật qua lật lại, xỏ tới xỏ lui... cho vui. Tôi liếc qua chị Hai và Minh thì thấy cũng giống mình. Cả ba cười tủm tỉm cho cái "nhà quê lên tỉnh" của mình. Chị Hai thầm thì: '"Đừng cho người ta biết mình "nhà quê", cứ làm bộ mình không cần thắt dây này". Cả ba bèn bỏ, không thèm thắt. Đi phi cơ quân sự, đâu có tiếp viên hàng không để giúp mình thắt dây an toàn hay nhắc nhở thắt dây. Liếc nhìn chung quanh, mấy người thuộc gia đình quân nhân tử sĩ có người thắt, có người không. Thế là cũng có "đồng minh" , mình không "cô đơn"!
Ở góc trên, một anh hạ sĩ quan "già" khi bắt gặp chúng tôi nhìn liền tủm tỉm cười, quay mặt chỗ khác. Gọi là "già" chứ thật ra ở khoảng tuổi trung niên, nưóc da sạm nắng, trông còn phong độ lắm! Ngón áp út sáng chói chiếc nhẫn vàng(!). Minh nói nhỏ:
- Cười thì cười. Nhằm nhò gì! Anh "dư" tuổi tác và "dư" chiếc nhẫn vàng. Còn lại, toàn là vợ con và thân nhân của quân nhân tử sĩ. Ba đứa mình cũng là "thân nhân" của tử sĩ đây tuy dởm nhưng có giấy tờ xác nhận. Không ngại.
Chị Hai thêm:
- Đi máy bay quân sự mà không có anh chàng Không Quân hào hoa nào cả trong chuyến bay này!
Minh cười:
-Chuyến bay "âm thịnh dương suy" mà chị!!!
Tôi lên tiếng:
- Ơ... ơ.. Đừng nói bậy, xui xẻo, mậy, ủa quên... "bà chị". Bà chị "ngắm nghía" cũng giỏi dữ a. Bỏ ông anh tui đâu rồi mà ngắm tìm người khác vậy?
- Cả năm rồi mà anh mày không tiến được một bước, coi bộ bị đầm Mỹ hốt hồn rồi. Còn anh chàng "hướng Đông" của mày tới đâu rồi?
- Cũng giậm chân tại chỗ.
Chị Hai Cẩm Vân nghe đến đây, liền xen vào:
- Tao đã cảnh cáo tụi bây rồi. Mấy anh chàng Không Quân đào hoa, hào hoa nên không có anh nào chung thủy hết, chỉ là những con bướm lượn vành mà chơi. Ai ngu thì chết.
Nghe chị nói, lòng tôi đâm bâng khuâng. Anh chưa hề có một lời nói yêu tôi, chưa có một lời hẹn ước gắn kết đời nhau. Còn tôi, tôi có yêu anh không? Tôi không biết, tôi chỉ biết rằng tôi mong đọc thư anh vì những lá thư kể chuyện của anh vui vui và rất có duyên. Giá mà anh là nhà văn, hay là nhà giáo dạy văn chương thì hợp hơn. Ạnh không chiếm hết thì giờ của tôi. Tôi vẫn còn thì giờ để học, để ngủ, để đi chơi, sinh hoạt với bạn bè. Tại sao người ta tự tử vì tình? Vậy tôi có thật sự yêu anh không?
Đang tự vấn lòng mình thì máy bay đáp xuống phi trường Liên Khương, Đà Lạt. Mỗi lần máy bay cất cánh hay hạ cánh là tôi bi khó chịu, cứ nhộn nhạo trong người. Đây là "máy bay xe đò", trên đường đi tắp chỗ này một chút, tắp chỗ kia một chút để rước thêm khách cho đầy. Tôi chưa hết cơn khó chịu trong người vì màn hạ cánh này thì thấy có... sáu anh pilots vận áo liền quần bước vào cửa.
Minh tinh nghịch thì thầm bên tai tôi:
-“Dương thịnh âm suy" rồi mầy ơi! Không có tí “vàng bạc” nào lấp lánh cả.
Không chịu thua, tôi đáp trả:
- Giỏi! “Khen cho con mắt tinh đời!..”
Nhìn sang chị Cẩm Vân, thấy chị đang sửa dáng ngồi. À thỉ ra ngoài miệng chị cảnh cáo chúng tôi các anh Không Quân là những con bướm chỉ biết lươn vành mà chơi, chứ thật ra chị cũng có cảm tình với mấy "con bướm" này. Tôi cũng bắt chước chị sửa dáng ngồi và tạo bộ mặt dễ thương thay vào bộ mặt khó ưa vì đang chóng mặt. Tôi cằn nhằn chị nhưng vẫn giữ mắt-mũi-miệng tươi cười:
-Chị không cho tôi một phút để “sơn phết” tí màu hồng lên má.
-Xin lỗi. Tao có biết chuyện xảy ra như thế này đâu. Tao vả Minh đâu hơn gì mày. Thôi lỡ rồi.
Các anh vừa lên máy bay, thấy ba cô gái không giống ai trong đám đông hành khách thuộc gia đình quân nhân tử sĩ cũng ném những ánh mắt lém lỉnh về phía chúng tôi và to nhỏ với nhau.
Sau khi ngồi yên, việc đầu tiên là thắt giây an toàn. Các cô lại có dịp cười thầm: "Dân Không Quân mà sợ té trong máy bay ! Ta đâu cần thắt mà có té đâu"? Nghĩ lại thật khôi hài! Dốt mà không biết còn đi cười người khác. Các anh ngồi buồn đánh bài giải
trí, nhưng lâu lâu vẫn liếc xem mấy "Em" làm
trò gì. Sao không liếc mấy người khác trong phi cơ? Các cô cũng quan
tâm đặc biệt đến các anh nên hành động của những "người hùng" này không
lọt khỏi cặp mắt "giả nai" của các nàng. Anh chàng đeo kính mát không
đánh bài mà ngồi "ngủ", giả ngủ (?) để dễ quan sát "đối tượng" thì
phải. Anh cao, gầy ngồi bên cạnh thúc hông anh ta nói nho nhỏ. Cặp kính
mát của anh làm tôi bối rối, lúng túng suốt chuyến bay vì tôi có linh
cảm cặp mắt anh đang "chiếu tướng" tôi. Tôi tự giận mình không biết
giấu hai tay ở đâu cho đừng ai thấy ngọ nguậy. Suốt 45 phút bay, giác
quan thứ sáu của tôi báo cho biết mình là mục tiêu của hai anh nên tôi
thẹn thùng cũng ngồi không yên.
Lúc xuống phi cơ, anh cao gầy bước
tới chúng tôi bị các anh khác ngăn lại, chỉ trỏ lên phòng lái của phi
công ra dấu ý nói các cô này là "người đẹp" của các anh phi công vận
tải. Các cô được anh "hạ sĩ quan gìa" nói trên giúp xuống phi cơ. Trước
khi đi anh chàng này nháy mắt cười hóm hỉnh với các anh. Hành động này
làm sao lọt khỏi cặp mắt tinh tế của bà chị chúng tôi?
Xuống đất rồi
mới thấy khổ ơi là khổ! Đây không phải là phi trường dân sự để có lối
đi riêng biệt dễ biết cho hành khách ra vào, nên chúng tôi đứng ngơ ngác
nhìn quanh. Lần thứ nhất trong đời, chúng tôi đứng ở Phi Trường Quân Sự
Đà Nẳng. Chung quanh hàng hàng lớp lớp máy bay quân sự đủ loại đang đậu
hoặc cất cánh, hạ cánh. Âm thanh rền vang. Không khí chiến tranh bao
trùm. Chúng tôi khớp, lúng túng, cảm thấy mình như bị vây khổn trong
"Bát Quái Trận Đồ" của Khổng Minh. Những người đồng hành trong chuyến
bay có lẽ họ ra vào nơi này nhiều lần nên ùn ùn đi ra cổng phi trường.
Chúng tôi sao lúc đó phản ứng chậm, không theo chân đoàn người mà ra
cổng. Có lẽ trong tận thâm tâm, chúng tôi muốn chờ một "hiệp sĩ cứu mỹ
nhân". Mấy anh cũng "làm phách" dữ, đứng thành nhóm ngó quanh và liếc
xem các cô đang làm những gì. Các anh hùng hào hoa này cũng xì xầm to
nhỏ, nhưng không ai ra tay "cứu người đẹp" cả. Có lẽ "hai phe" đang "thi
gan cùng tuế nguyệt" xem phe nào xuống nước làm quen trước... Hay là
các "Anh tiền tuyến" này muốn chờ xem có "Em gái hậu phương" nào rơi
nước mắt vì bị kẹt ở phi trường để các anh chạy lại lau giùm?
Xuống
nước... phải là mấy "Em" rồi chứ còn ai nữa. Xuống nước thì... xuống
nước. Mình trong tình trạng thất thế mà. Chị Hai quyết định nhanh
chóng. Thật đáng mặt đàn chị!
-Hai đứa bây đứng đây, để tao tìm xe cho tụi mình ra.
Tôi nghĩ: "Bà chị này giỏi thật, tìm đường ra là quý lắm rồi, còn tìm xe chở ra" liền hỏi:
- Chị có nói giỡn không đấy? Xe đâu mà có? Ai lái đây?
- Đừng lo. Đứng đây chờ.
Minh, "chuyên viên" nghịch ngợm, nhanh trí, hiểu ngay ý của chị, "phát ngôn" một câu ranh mảnh hết chỗ chê:
-
Cẩn thận! Bình tĩnh! Đừng run rẩy mà vấp té ngay bây giờ. Chờ tới nơi
rồi vấp là đúng lúc nhất. Phải biết chọn cái vấp ngã nặng nghìn cân,
đáng ngàn vàng mới là tuyệt chiêu!
Bao nhiêu "người hùng đẹp trai" đứng đó, chị "chụp" đại một người. Người "trúng tuyển" là anh chàng mang kính mát trông mặt lúc nào cũng như sắp hành quân, it nói, it cười. Sau màn "ngoại giao", chị về chỗ đứng, "phán" hai chữ: "thành công" với tiếng thở phào khe khẻ dài thậm thượt rất đáng thương rồi nói:
- Ối chào! Tim tao đánh như trống trường làng thúc giục vào lớp, miệng tao 'niệm kinh bình tĩnh, bình tĩnh" liên hồi.
Lúc sau, một chiếc jeep đến để rước các anh về cư xá. Các anh bàn chuyện nho nhỏ một lúc với nhau, rồi chính anh mang mắt kính mát cầm lái đưa ba "em gái hậu phương" ra khỏi phi trường. Tài xế bị bỏ lại cùng các đồng đội của anh lội bộ đi về cư xá. Tôi nghe loáng thoáng:
-Thằng Quang mới quen được mấy "em gái hậu phương" là lật đật liệng truyền thống của Không Quân "không bỏ anh em, không bỏ bạn bè" vào đống rác rồi.
Tình cờ sắp xếp như thế nào, tôi ngồi bên anh. Trong suốt chặng đường, tôi không nói một lời, muốn nói lắm mà sao mở miệng không được. Tự dưng tính hoạt bát và nghịch ngợm của tuổi học trò trong tôi đội nón đi chơi đâu mất. Minh lém lỉnh là thế mà cũng khớp. Chị Hai là người nói chuyện với anh.
Anh nói:
- Từ cổng phi trường đến nơi tìm được chiếc taxi để đi đến bến xe Đà Nẵng - Huế còn xa lắm. Để tôi đưa các cô tới bến xe luôn.
Chị Hai lịch sự đáp:
- Nếu không sợ Quân Cảnh thì nhờ anh vậy Cám ơn anh.
Đến bến xe, anh Quang và chị Hai trao đổi địa chỉ. Chúng tôi chia tay.
Thì ra dưới bộ mặt nghiêm như thầy giáo già khó tánh là một tấm lòng rất Người.
vhp.Hạ Vũ
(Trích trong truyện Tóc Mai Vắn Dài)
Biên Hùng chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Chuyến Bay Định Mệnh
Mở mắt nhìn đồng hồ. Còn sớm. Tôi vừa định nằm thêm năm mười phút nữa thì giọng chị Hai Cẩm Vân inh ỏi réo tên tôi:
- Hồng! Mi đâu rồi? Lẹ lên! Hôm nay chúa nhật, coi chừng kẹt xe, trễ chuyến bay.
Tôi lật đật ngồi dậy, làm vệ sinh, mặc vội chiếc "áo lụa Hà Đông", vói tay lấy hộp phấn hồng đinh thoa lên má thì chị Cẩm Vân gạt ra:
- Thôi! Còn chưng với diện! Đi máy bay quân sự toàn cô nhi quả phụ, có ai ngắm đâu mà xí xọn.
Chị xách túi hành lý của tôi để sẵn ở góc phòng, vôi vả ra xe taxi đang neo, có Minh ngồi chờ trong xe. Tôi lật đật chạy theo.
Từ ngày quen biết Đông, tôi bắt đầu làm đẹp, đi đâu thường có tí má hồng, thế thôi. Chúng tôi tuy là sinh viên nhưng vào thời điểm đó đa số con gái khi còn ngồi ghế nhà trường thường thường không tốn tiền phấn son.
Chuyến trở lại Huế vào ngày sắp tựu trường cho niên học cuối này, không có máy bay quân sự nào đến phi trường Phú Bài Huế, chúng tôi đành chấp nhận đi Đà Nẳng, sau đó sẽ lấy vé xe đò đi Huế trong ngày nếu còn sớm, hoặc xe lửa nếu trễ để kịp hôm sau dự lễ khai giảng. Đây là lần thứ hai chúng tôi đi máy bay, tôi vẫn không biết thắt dây an toàn. Lần trước có người thắt giùm, lần này thì... tôi cầm sợi dây ngắm nghía lật qua lật lại, xỏ tới xỏ lui... cho vui. Tôi liếc qua chị Hai và Minh thì thấy cũng giống mình. Cả ba cười tủm tỉm cho cái "nhà quê lên tỉnh" của mình. Chị Hai thầm thì: '"Đừng cho người ta biết mình "nhà quê", cứ làm bộ mình không cần thắt dây này". Cả ba bèn bỏ, không thèm thắt. Đi phi cơ quân sự, đâu có tiếp viên hàng không để giúp mình thắt dây an toàn hay nhắc nhở thắt dây. Liếc nhìn chung quanh, mấy người thuộc gia đình quân nhân tử sĩ có người thắt, có người không. Thế là cũng có "đồng minh" , mình không "cô đơn"!
Ở góc trên, một anh hạ sĩ quan "già" khi bắt gặp chúng tôi nhìn liền tủm tỉm cười, quay mặt chỗ khác. Gọi là "già" chứ thật ra ở khoảng tuổi trung niên, nưóc da sạm nắng, trông còn phong độ lắm! Ngón áp út sáng chói chiếc nhẫn vàng(!). Minh nói nhỏ:
- Cười thì cười. Nhằm nhò gì! Anh "dư" tuổi tác và "dư" chiếc nhẫn vàng. Còn lại, toàn là vợ con và thân nhân của quân nhân tử sĩ. Ba đứa mình cũng là "thân nhân" của tử sĩ đây tuy dởm nhưng có giấy tờ xác nhận. Không ngại.
Chị Hai thêm:
- Đi máy bay quân sự mà không có anh chàng Không Quân hào hoa nào cả trong chuyến bay này!
Minh cười:
-Chuyến bay "âm thịnh dương suy" mà chị!!!
Tôi lên tiếng:
- Ơ... ơ.. Đừng nói bậy, xui xẻo, mậy, ủa quên... "bà chị". Bà chị "ngắm nghía" cũng giỏi dữ a. Bỏ ông anh tui đâu rồi mà ngắm tìm người khác vậy?
- Cả năm rồi mà anh mày không tiến được một bước, coi bộ bị đầm Mỹ hốt hồn rồi. Còn anh chàng "hướng Đông" của mày tới đâu rồi?
- Cũng giậm chân tại chỗ.
Chị Hai Cẩm Vân nghe đến đây, liền xen vào:
- Tao đã cảnh cáo tụi bây rồi. Mấy anh chàng Không Quân đào hoa, hào hoa nên không có anh nào chung thủy hết, chỉ là những con bướm lượn vành mà chơi. Ai ngu thì chết.
Nghe chị nói, lòng tôi đâm bâng khuâng. Anh chưa hề có một lời nói yêu tôi, chưa có một lời hẹn ước gắn kết đời nhau. Còn tôi, tôi có yêu anh không? Tôi không biết, tôi chỉ biết rằng tôi mong đọc thư anh vì những lá thư kể chuyện của anh vui vui và rất có duyên. Giá mà anh là nhà văn, hay là nhà giáo dạy văn chương thì hợp hơn. Ạnh không chiếm hết thì giờ của tôi. Tôi vẫn còn thì giờ để học, để ngủ, để đi chơi, sinh hoạt với bạn bè. Tại sao người ta tự tử vì tình? Vậy tôi có thật sự yêu anh không?
Đang tự vấn lòng mình thì máy bay đáp xuống phi trường Liên Khương, Đà Lạt. Mỗi lần máy bay cất cánh hay hạ cánh là tôi bi khó chịu, cứ nhộn nhạo trong người. Đây là "máy bay xe đò", trên đường đi tắp chỗ này một chút, tắp chỗ kia một chút để rước thêm khách cho đầy. Tôi chưa hết cơn khó chịu trong người vì màn hạ cánh này thì thấy có... sáu anh pilots vận áo liền quần bước vào cửa.
Minh tinh nghịch thì thầm bên tai tôi:
-“Dương thịnh âm suy" rồi mầy ơi! Không có tí “vàng bạc” nào lấp lánh cả.
Không chịu thua, tôi đáp trả:
- Giỏi! “Khen cho con mắt tinh đời!..”
Nhìn sang chị Cẩm Vân, thấy chị đang sửa dáng ngồi. À thỉ ra ngoài miệng chị cảnh cáo chúng tôi các anh Không Quân là những con bướm chỉ biết lươn vành mà chơi, chứ thật ra chị cũng có cảm tình với mấy "con bướm" này. Tôi cũng bắt chước chị sửa dáng ngồi và tạo bộ mặt dễ thương thay vào bộ mặt khó ưa vì đang chóng mặt. Tôi cằn nhằn chị nhưng vẫn giữ mắt-mũi-miệng tươi cười:
-Chị không cho tôi một phút để “sơn phết” tí màu hồng lên má.
-Xin lỗi. Tao có biết chuyện xảy ra như thế này đâu. Tao vả Minh đâu hơn gì mày. Thôi lỡ rồi.
Các anh vừa lên máy bay, thấy ba cô gái không giống ai trong đám đông hành khách thuộc gia đình quân nhân tử sĩ cũng ném những ánh mắt lém lỉnh về phía chúng tôi và to nhỏ với nhau.
Sau khi ngồi yên, việc đầu tiên là thắt giây an toàn. Các cô lại có dịp cười thầm: "Dân Không Quân mà sợ té trong máy bay ! Ta đâu cần thắt mà có té đâu"? Nghĩ lại thật khôi hài! Dốt mà không biết còn đi cười người khác. Các anh ngồi buồn đánh bài giải
trí, nhưng lâu lâu vẫn liếc xem mấy "Em" làm
trò gì. Sao không liếc mấy người khác trong phi cơ? Các cô cũng quan
tâm đặc biệt đến các anh nên hành động của những "người hùng" này không
lọt khỏi cặp mắt "giả nai" của các nàng. Anh chàng đeo kính mát không
đánh bài mà ngồi "ngủ", giả ngủ (?) để dễ quan sát "đối tượng" thì
phải. Anh cao, gầy ngồi bên cạnh thúc hông anh ta nói nho nhỏ. Cặp kính
mát của anh làm tôi bối rối, lúng túng suốt chuyến bay vì tôi có linh
cảm cặp mắt anh đang "chiếu tướng" tôi. Tôi tự giận mình không biết
giấu hai tay ở đâu cho đừng ai thấy ngọ nguậy. Suốt 45 phút bay, giác
quan thứ sáu của tôi báo cho biết mình là mục tiêu của hai anh nên tôi
thẹn thùng cũng ngồi không yên.
Lúc xuống phi cơ, anh cao gầy bước
tới chúng tôi bị các anh khác ngăn lại, chỉ trỏ lên phòng lái của phi
công ra dấu ý nói các cô này là "người đẹp" của các anh phi công vận
tải. Các cô được anh "hạ sĩ quan gìa" nói trên giúp xuống phi cơ. Trước
khi đi anh chàng này nháy mắt cười hóm hỉnh với các anh. Hành động này
làm sao lọt khỏi cặp mắt tinh tế của bà chị chúng tôi?
Xuống đất rồi
mới thấy khổ ơi là khổ! Đây không phải là phi trường dân sự để có lối
đi riêng biệt dễ biết cho hành khách ra vào, nên chúng tôi đứng ngơ ngác
nhìn quanh. Lần thứ nhất trong đời, chúng tôi đứng ở Phi Trường Quân Sự
Đà Nẳng. Chung quanh hàng hàng lớp lớp máy bay quân sự đủ loại đang đậu
hoặc cất cánh, hạ cánh. Âm thanh rền vang. Không khí chiến tranh bao
trùm. Chúng tôi khớp, lúng túng, cảm thấy mình như bị vây khổn trong
"Bát Quái Trận Đồ" của Khổng Minh. Những người đồng hành trong chuyến
bay có lẽ họ ra vào nơi này nhiều lần nên ùn ùn đi ra cổng phi trường.
Chúng tôi sao lúc đó phản ứng chậm, không theo chân đoàn người mà ra
cổng. Có lẽ trong tận thâm tâm, chúng tôi muốn chờ một "hiệp sĩ cứu mỹ
nhân". Mấy anh cũng "làm phách" dữ, đứng thành nhóm ngó quanh và liếc
xem các cô đang làm những gì. Các anh hùng hào hoa này cũng xì xầm to
nhỏ, nhưng không ai ra tay "cứu người đẹp" cả. Có lẽ "hai phe" đang "thi
gan cùng tuế nguyệt" xem phe nào xuống nước làm quen trước... Hay là
các "Anh tiền tuyến" này muốn chờ xem có "Em gái hậu phương" nào rơi
nước mắt vì bị kẹt ở phi trường để các anh chạy lại lau giùm?
Xuống
nước... phải là mấy "Em" rồi chứ còn ai nữa. Xuống nước thì... xuống
nước. Mình trong tình trạng thất thế mà. Chị Hai quyết định nhanh
chóng. Thật đáng mặt đàn chị!
-Hai đứa bây đứng đây, để tao tìm xe cho tụi mình ra.
Tôi nghĩ: "Bà chị này giỏi thật, tìm đường ra là quý lắm rồi, còn tìm xe chở ra" liền hỏi:
- Chị có nói giỡn không đấy? Xe đâu mà có? Ai lái đây?
- Đừng lo. Đứng đây chờ.
Minh, "chuyên viên" nghịch ngợm, nhanh trí, hiểu ngay ý của chị, "phát ngôn" một câu ranh mảnh hết chỗ chê:
-
Cẩn thận! Bình tĩnh! Đừng run rẩy mà vấp té ngay bây giờ. Chờ tới nơi
rồi vấp là đúng lúc nhất. Phải biết chọn cái vấp ngã nặng nghìn cân,
đáng ngàn vàng mới là tuyệt chiêu!
Bao nhiêu "người hùng đẹp trai" đứng đó, chị "chụp" đại một người. Người "trúng tuyển" là anh chàng mang kính mát trông mặt lúc nào cũng như sắp hành quân, it nói, it cười. Sau màn "ngoại giao", chị về chỗ đứng, "phán" hai chữ: "thành công" với tiếng thở phào khe khẻ dài thậm thượt rất đáng thương rồi nói:
- Ối chào! Tim tao đánh như trống trường làng thúc giục vào lớp, miệng tao 'niệm kinh bình tĩnh, bình tĩnh" liên hồi.
Lúc sau, một chiếc jeep đến để rước các anh về cư xá. Các anh bàn chuyện nho nhỏ một lúc với nhau, rồi chính anh mang mắt kính mát cầm lái đưa ba "em gái hậu phương" ra khỏi phi trường. Tài xế bị bỏ lại cùng các đồng đội của anh lội bộ đi về cư xá. Tôi nghe loáng thoáng:
-Thằng Quang mới quen được mấy "em gái hậu phương" là lật đật liệng truyền thống của Không Quân "không bỏ anh em, không bỏ bạn bè" vào đống rác rồi.
Tình cờ sắp xếp như thế nào, tôi ngồi bên anh. Trong suốt chặng đường, tôi không nói một lời, muốn nói lắm mà sao mở miệng không được. Tự dưng tính hoạt bát và nghịch ngợm của tuổi học trò trong tôi đội nón đi chơi đâu mất. Minh lém lỉnh là thế mà cũng khớp. Chị Hai là người nói chuyện với anh.
Anh nói:
- Từ cổng phi trường đến nơi tìm được chiếc taxi để đi đến bến xe Đà Nẵng - Huế còn xa lắm. Để tôi đưa các cô tới bến xe luôn.
Chị Hai lịch sự đáp:
- Nếu không sợ Quân Cảnh thì nhờ anh vậy Cám ơn anh.
Đến bến xe, anh Quang và chị Hai trao đổi địa chỉ. Chúng tôi chia tay.
Thì ra dưới bộ mặt nghiêm như thầy giáo già khó tánh là một tấm lòng rất Người.
vhp.Hạ Vũ
(Trích trong truyện Tóc Mai Vắn Dài)
Biên Hùng chuyển