Văn Học & Nghệ Thuật
"Chuyện Ngôn Ngữ Chữ Nghĩa" - by Nguyễn Hoàng Quý / Trần Văn Giang (ghi lại)
Sau 1975, ở miền Nam Việt Nam các Trung tâm Văn hóa ngoại quốc (Hoa Kỳ, Pháp, Đức…) tại các thành phố lớn phải giải thể. Các trường Tây đóng cửa, học sinh vào học chương trình Việt của nhà nước mới. Nếu tính từ 1975 thì học sinh trường Pháp thời của người viết học trung học (Lasan Taberd, Marie Curie, Pétrus Ký ở Sài Gòn, Pellerin và Providence ở Huế, Lyceé Yersin, Couvent des Oiseaux (*) ở Đà Lạt, Lyceé Pascal Đà Nẵng…) lúc đó đang học lớp “Terminale” chuẩn bị thi “Bac II” (Baccalaureat II) tương đương Tú tài ở trường Việt nay đã gần 50 tuổi. (Sau 1975, chỉ còn trường dạy tiếng Pháp IDECAF ở Sài Gòn, việc học sinh ngữ ở các trường trung và đại học có Tiếng Pháp, tiếng Anh và… Nga).
Việc sử dụng tiếng Pháp hạn chế dần, nhất là không còn có cơ hội. Tuy nhiên, có một thực tế là những người Việt từ 70 tuổi trở lên đều có thói quen hay dùng một số chữ tiếng Pháp đã được Việt hóa. Thậm chí, nếu nói ra tên tiếng Việt của chữ đó sẽ có người không biết.
Bài viết này không có tham vọng nói đủ các chữ được dùng từ lâu trong xã hội vì nhiều chữ tiếng Việt đã được dùng theo thói quen, có nguồn gốc không chỉ tiếng Pháp mà có cả chữ Hán Việt, tiếng Anh nhưng chỉ đề cập đến một số thường được nghe để bạn đọc “Mua vui cũng được một vài trống canh” (Nguyễn Du – “Truyện Kiều”).
Trong lãnh vực rau quả, dân Đà Lạt (trên cao nguyên Lang Biang, nơi được Bác sĩ Yersin tìm ra (?), người Việt gọi là cao nguyên Lâm Viên) quen dùng chữ “lê ghim” (legumes) để chỉ chung các loại rau. “Sú” hoặc “bắp sú” (choux), “cà rốt” (carottes), “sú lơ” (choux en fleur), “ba rô” (poireau). Sau 1975, “bắp sú” được gọi thành bắp cải.
Trong lãnh vực giao thông, có “nhà ga” (xe lửa – gare), người chỉ huy cao nhất của nhà ga là “xếp ga” (chef de gare). Chữ “chef” này được dùng khá rộng rãi để chỉ cấp trên (“xếp của tôi”).
Nói về hàng hóa sản xuất trong ngoài nước, người ta không dùng các chữ hàng "nhập cảng” hay hàng "nội địa” mà lại hay dùng chữ “hàng gin” (origine) hay “hàng lô” (local).
Thời VNCH, nhất là thời TT Ngô Đình Diệm, các bộ phận của xe đạp dùng tiếng Pháp được Việt hóa khá nhiều. Tay lái gọi là “ghi đông” (guidon), bộ truyền động gồm “sên” (chaines), nhông, đĩa, “líp” (rollipe) bây giờ gọi là xích, líp, đĩa. Ghế nhỏ phía sau yên chở hàng gọi là "bọc ba ga" (porte de bagages). Căm xe hồi đó gọi là “ray dông” (rayon), chắn bùn, chắn sên đều gọi là “gạc đờ bu” (garde de boue), “gạc đờ sên” (garde de chaine), bàn đạp thì gọi là “bê đanh” (pédale), “thắng/ phanh xe” (frein). Những chữ này bây giờ không còn được nghe ở các tiệm sửa xe đạp như ngày xưa hoặc chỉ còn lại rất ít như vỏ ruột xe còn gọi là “xăm lốp” (chambre – có lẽ là buồng hơi, chứa khí) là ruột xe và lốp là “envelope.” Xe máy nổ thì còn dùng các chữ “cạc bu ra tơ” (carburateur – tức là bộ chế hòa khí), “xú báp” (soupape), “pít tông” (piston), “xy lanh” (cyclin) . Riêng chữ “xú báp” này được nói vui khi chỉ một việc làm giảm “stress” là “xả xú báp”!
Điều thú vị là những tay đua xe bây giờ truyền thông vẫn còn gọi là “cua rơ” (coureur).
Trong lãnh vực giao thông, chữ được Việt hóa từ tiếng Pháp cũng khá nhiều như: “nhà ga,” “xe ba lua,” “ca nô” (canoe), “ô bo” (hors bord), “xe ca” (car), “xe buýt” (bus). Thợ cơ khí gọi các “cờ lê” (clé) là chìa khóa (số 7, 8, 9, 10… ) nhưng “tuộc vít” thì vẫn dùng chữ tiếng Pháp (tourne vis). Tài xế hồi xưa gọi là “sốp phơ” (chauffeur) nay biến mất hẳn nhưng phụ xe thì còn dùng nhiều, nơi gọi là “lơ” (controleur – controller (tiếng Anh), cũng có nơi gọi là “ét xe,” có lẽ bắt nguồn từ động từ tiếng Pháp (aider- giúp đỡ).
Chuyện Việt hóa từ tiếng ngoại quốc khiến tôi nhớ lại hồi 1968 ở Sài Gòn, khi ghé tiệm bán đồ điện mua một “con chuột” cho bóng đèn “néon,” Anh chủ tiệm không hiểu tôi nói gì trả lời là:
- Ở đây chỉ bán đồ điện chứ không bán thú vật!
Tôi trả lời lại là:
- Tôi mua chuột cho đèn “néon,”
Anh ta biểu tôi tìm và chỉ cho anh thứ cần mua. Sau khi tôi tìm và chỉ, anh ngớ người nói:
- Ông bạn ơi món này ở đây gọi là “công đăng xa tơ" (condensateur) hay là “tắc te” (starter).”
Hết biết!
Trước 1975, ngôn ngữ đá banh dùng nhiều, nay chỉ còn lưu lại một ít chữ: “a ri e” (arrière – hậu vệ), “cọt ne” (corner – phạt góc), “gôn” (goal – tiếng Anh), “ọt dơ” (hors de jeu – việt vị).
Có những chữ còn dùng và phổ biến đến ngày nay là: “Cao bồi” (cow boy), “bà xơ” (Soeur), “phe” (frère), “x
Tưởng cũng nên nhắc lại vài hàng về lịch sử đã dẫn đến việc Việt hóa này. Năm 1884, với hòa ước Giáp thân (Patenôtre), người Pháp đặt nền đô hộ trên toàn cõi Việt Nam, trong đó Bắc kỳ và Trung kỳ là xứ bảo hộ, quyền lực của triều đình Huế vẫn còn nhưng dưới sự chỉ huy của Pháp, Nam Kỳ là xứ thuộc địa (protectorat), Pháp cai trị hoàn toàn, coi toàn bộ Nam kỳ như một tỉnh của mình. Đó là lý do vì sao Sài Gòn và Nam kỳ có nhiều người lấy quốc tịch Pháp và lý do vì sao nhiều chữ tiếng Pháp được Việt hóa như đã bàn trên đây.
Sẽ có thiếu sót nếu nói chuyện chữ nghĩa, ngôn ngữ (nói và viết) mà không nhắc lại kỷ niệm một thời không mấy vui mà chắc chắn thế hệ 7x, 8x đến sau này, nếu nghe kể lại sẽ gọi là “chuyện hoang đường.” Chuyện là sau 1975, phong trào “Thực hiện trong sáng Việt ngữ” được phát động rầm rộ trên cả nước, chữ Hán Việt được thay bằng chữ thuần Việt. Rất nhiều chữ được thay mới hoàn toàn lạ lẫm đối với dân miền Nam mà người viết không tiện viết ra, để độc giả tự tìm hiểu sẽ thú vị hơn. Bên cạnh đó, không hiểu sao có thêm một số chữ mới được nghe ở các chợ trời ví dụ “đồng hồ không người lái” để chỉ đồng hồ “automatic,” cà phê “cái nồi ngồi trên cái cốc” để chỉ “cà phê phin” (café filtre).
Qua thời gian, những chữ nói trên tự động biến mất vì không thể áp đặt những tư tưởng “bất cận nhân tình” vào những từ ngữ đã ăn sâu vào cuộc sống lên nhân dân vốn quen hưởng không khí phóng khoáng tự do nhờ hấp thụ văn hóa Đông – Tây một thời gian dài. Nói tóm lại, không thể đem văn hóa Trường Sơn, đường mòn HCM áp đặt lên những người dân mà trình độ văn hóa của họ cao hơn rất nhiều.
Thập niên 60 thế kỷ trước, chính quyền Đệ nhị Cộng hòa ở MNVN – có lẽ vì tự ái dân tộc – cũng đã ra sắc lệnh Việt hóa tên các cơ quan, trường học (từ tên ngoại quốc thành tên tiếng Việt). Việc này được hưởng ứng sâu rộng. Do vậy, các “trường Tây” đổi thành tên Việt. Có thể kể, ở Đà Lạt, Lycée Yersin đổi thành Trung tâm giáo dục Hùng Vương, Domaine de Marie thành Lãnh địa Đức Bà, ở Đà Nẵng trường Blaise Pascal thành Trung tâm giáo dục Nguyễn Hiền. Ở Huế, trường Pellerin thành Bình Linh, Providence thành Thiên Hựu...
Nhạc sĩ Phạm Duy trong bản “Tình ca” (bắt đầu bằng câu “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời”) có một câu để đời, như là một tiên đoán: “Khóc cười theo vận nước nổi trôi.” Đúng vậy! Người Việt đã “khóc cười theo vận nước nổi trôi” trong suốt chiều dài lịch sử từ thời Hùng Vương cho đến… không biết bao giờ!
Mà thôi, lịch sử có những lý lẽ riêng của nó kể cả ngôn ngữ. Ngôn ngữ được dùng nhiều sẽ thành phổ thông và xã hội chấp nhận.
Không dám khen, và không dám chê.
Nguyễn Hoàng Quý
________
Ghi chú
(*)
Các trường Jeanne d’Arc ở Huế; Regina Mundi, Regina Pacis ở Saigon;
Domaine de Marie, Couvent des Oiseaux ở Đà Lạt đều do các Soeurs điều
hành và dạy học… Cũng như có nhiều thầy cô từ bên ngoài, người Việt lẫn
Anh Mỹ Pháp, đến dạy.
Trần Văn Giang (ghi lại)
Bàn ra tán vào (0)
"Chuyện Ngôn Ngữ Chữ Nghĩa" - by Nguyễn Hoàng Quý / Trần Văn Giang (ghi lại)
Sau 1975, ở miền Nam Việt Nam các Trung tâm Văn hóa ngoại quốc (Hoa Kỳ, Pháp, Đức…) tại các thành phố lớn phải giải thể. Các trường Tây đóng cửa, học sinh vào học chương trình Việt của nhà nước mới. Nếu tính từ 1975 thì học sinh trường Pháp thời của người viết học trung học (Lasan Taberd, Marie Curie, Pétrus Ký ở Sài Gòn, Pellerin và Providence ở Huế, Lyceé Yersin, Couvent des Oiseaux (*) ở Đà Lạt, Lyceé Pascal Đà Nẵng…) lúc đó đang học lớp “Terminale” chuẩn bị thi “Bac II” (Baccalaureat II) tương đương Tú tài ở trường Việt nay đã gần 50 tuổi. (Sau 1975, chỉ còn trường dạy tiếng Pháp IDECAF ở Sài Gòn, việc học sinh ngữ ở các trường trung và đại học có Tiếng Pháp, tiếng Anh và… Nga).
Việc sử dụng tiếng Pháp hạn chế dần, nhất là không còn có cơ hội. Tuy nhiên, có một thực tế là những người Việt từ 70 tuổi trở lên đều có thói quen hay dùng một số chữ tiếng Pháp đã được Việt hóa. Thậm chí, nếu nói ra tên tiếng Việt của chữ đó sẽ có người không biết.
Bài viết này không có tham vọng nói đủ các chữ được dùng từ lâu trong xã hội vì nhiều chữ tiếng Việt đã được dùng theo thói quen, có nguồn gốc không chỉ tiếng Pháp mà có cả chữ Hán Việt, tiếng Anh nhưng chỉ đề cập đến một số thường được nghe để bạn đọc “Mua vui cũng được một vài trống canh” (Nguyễn Du – “Truyện Kiều”).
Trong lãnh vực rau quả, dân Đà Lạt (trên cao nguyên Lang Biang, nơi được Bác sĩ Yersin tìm ra (?), người Việt gọi là cao nguyên Lâm Viên) quen dùng chữ “lê ghim” (legumes) để chỉ chung các loại rau. “Sú” hoặc “bắp sú” (choux), “cà rốt” (carottes), “sú lơ” (choux en fleur), “ba rô” (poireau). Sau 1975, “bắp sú” được gọi thành bắp cải.
Trong lãnh vực giao thông, có “nhà ga” (xe lửa – gare), người chỉ huy cao nhất của nhà ga là “xếp ga” (chef de gare). Chữ “chef” này được dùng khá rộng rãi để chỉ cấp trên (“xếp của tôi”).
Nói về hàng hóa sản xuất trong ngoài nước, người ta không dùng các chữ hàng "nhập cảng” hay hàng "nội địa” mà lại hay dùng chữ “hàng gin” (origine) hay “hàng lô” (local).
Thời VNCH, nhất là thời TT Ngô Đình Diệm, các bộ phận của xe đạp dùng tiếng Pháp được Việt hóa khá nhiều. Tay lái gọi là “ghi đông” (guidon), bộ truyền động gồm “sên” (chaines), nhông, đĩa, “líp” (rollipe) bây giờ gọi là xích, líp, đĩa. Ghế nhỏ phía sau yên chở hàng gọi là "bọc ba ga" (porte de bagages). Căm xe hồi đó gọi là “ray dông” (rayon), chắn bùn, chắn sên đều gọi là “gạc đờ bu” (garde de boue), “gạc đờ sên” (garde de chaine), bàn đạp thì gọi là “bê đanh” (pédale), “thắng/ phanh xe” (frein). Những chữ này bây giờ không còn được nghe ở các tiệm sửa xe đạp như ngày xưa hoặc chỉ còn lại rất ít như vỏ ruột xe còn gọi là “xăm lốp” (chambre – có lẽ là buồng hơi, chứa khí) là ruột xe và lốp là “envelope.” Xe máy nổ thì còn dùng các chữ “cạc bu ra tơ” (carburateur – tức là bộ chế hòa khí), “xú báp” (soupape), “pít tông” (piston), “xy lanh” (cyclin) . Riêng chữ “xú báp” này được nói vui khi chỉ một việc làm giảm “stress” là “xả xú báp”!
Điều thú vị là những tay đua xe bây giờ truyền thông vẫn còn gọi là “cua rơ” (coureur).
Trong lãnh vực giao thông, chữ được Việt hóa từ tiếng Pháp cũng khá nhiều như: “nhà ga,” “xe ba lua,” “ca nô” (canoe), “ô bo” (hors bord), “xe ca” (car), “xe buýt” (bus). Thợ cơ khí gọi các “cờ lê” (clé) là chìa khóa (số 7, 8, 9, 10… ) nhưng “tuộc vít” thì vẫn dùng chữ tiếng Pháp (tourne vis). Tài xế hồi xưa gọi là “sốp phơ” (chauffeur) nay biến mất hẳn nhưng phụ xe thì còn dùng nhiều, nơi gọi là “lơ” (controleur – controller (tiếng Anh), cũng có nơi gọi là “ét xe,” có lẽ bắt nguồn từ động từ tiếng Pháp (aider- giúp đỡ).
Chuyện Việt hóa từ tiếng ngoại quốc khiến tôi nhớ lại hồi 1968 ở Sài Gòn, khi ghé tiệm bán đồ điện mua một “con chuột” cho bóng đèn “néon,” Anh chủ tiệm không hiểu tôi nói gì trả lời là:
- Ở đây chỉ bán đồ điện chứ không bán thú vật!
Tôi trả lời lại là:
- Tôi mua chuột cho đèn “néon,”
Anh ta biểu tôi tìm và chỉ cho anh thứ cần mua. Sau khi tôi tìm và chỉ, anh ngớ người nói:
- Ông bạn ơi món này ở đây gọi là “công đăng xa tơ" (condensateur) hay là “tắc te” (starter).”
Hết biết!
Trước 1975, ngôn ngữ đá banh dùng nhiều, nay chỉ còn lưu lại một ít chữ: “a ri e” (arrière – hậu vệ), “cọt ne” (corner – phạt góc), “gôn” (goal – tiếng Anh), “ọt dơ” (hors de jeu – việt vị).
Có những chữ còn dùng và phổ biến đến ngày nay là: “Cao bồi” (cow boy), “bà xơ” (Soeur), “phe” (frère), “x
Tưởng cũng nên nhắc lại vài hàng về lịch sử đã dẫn đến việc Việt hóa này. Năm 1884, với hòa ước Giáp thân (Patenôtre), người Pháp đặt nền đô hộ trên toàn cõi Việt Nam, trong đó Bắc kỳ và Trung kỳ là xứ bảo hộ, quyền lực của triều đình Huế vẫn còn nhưng dưới sự chỉ huy của Pháp, Nam Kỳ là xứ thuộc địa (protectorat), Pháp cai trị hoàn toàn, coi toàn bộ Nam kỳ như một tỉnh của mình. Đó là lý do vì sao Sài Gòn và Nam kỳ có nhiều người lấy quốc tịch Pháp và lý do vì sao nhiều chữ tiếng Pháp được Việt hóa như đã bàn trên đây.
Sẽ có thiếu sót nếu nói chuyện chữ nghĩa, ngôn ngữ (nói và viết) mà không nhắc lại kỷ niệm một thời không mấy vui mà chắc chắn thế hệ 7x, 8x đến sau này, nếu nghe kể lại sẽ gọi là “chuyện hoang đường.” Chuyện là sau 1975, phong trào “Thực hiện trong sáng Việt ngữ” được phát động rầm rộ trên cả nước, chữ Hán Việt được thay bằng chữ thuần Việt. Rất nhiều chữ được thay mới hoàn toàn lạ lẫm đối với dân miền Nam mà người viết không tiện viết ra, để độc giả tự tìm hiểu sẽ thú vị hơn. Bên cạnh đó, không hiểu sao có thêm một số chữ mới được nghe ở các chợ trời ví dụ “đồng hồ không người lái” để chỉ đồng hồ “automatic,” cà phê “cái nồi ngồi trên cái cốc” để chỉ “cà phê phin” (café filtre).
Qua thời gian, những chữ nói trên tự động biến mất vì không thể áp đặt những tư tưởng “bất cận nhân tình” vào những từ ngữ đã ăn sâu vào cuộc sống lên nhân dân vốn quen hưởng không khí phóng khoáng tự do nhờ hấp thụ văn hóa Đông – Tây một thời gian dài. Nói tóm lại, không thể đem văn hóa Trường Sơn, đường mòn HCM áp đặt lên những người dân mà trình độ văn hóa của họ cao hơn rất nhiều.
Thập niên 60 thế kỷ trước, chính quyền Đệ nhị Cộng hòa ở MNVN – có lẽ vì tự ái dân tộc – cũng đã ra sắc lệnh Việt hóa tên các cơ quan, trường học (từ tên ngoại quốc thành tên tiếng Việt). Việc này được hưởng ứng sâu rộng. Do vậy, các “trường Tây” đổi thành tên Việt. Có thể kể, ở Đà Lạt, Lycée Yersin đổi thành Trung tâm giáo dục Hùng Vương, Domaine de Marie thành Lãnh địa Đức Bà, ở Đà Nẵng trường Blaise Pascal thành Trung tâm giáo dục Nguyễn Hiền. Ở Huế, trường Pellerin thành Bình Linh, Providence thành Thiên Hựu...
Nhạc sĩ Phạm Duy trong bản “Tình ca” (bắt đầu bằng câu “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời”) có một câu để đời, như là một tiên đoán: “Khóc cười theo vận nước nổi trôi.” Đúng vậy! Người Việt đã “khóc cười theo vận nước nổi trôi” trong suốt chiều dài lịch sử từ thời Hùng Vương cho đến… không biết bao giờ!
Mà thôi, lịch sử có những lý lẽ riêng của nó kể cả ngôn ngữ. Ngôn ngữ được dùng nhiều sẽ thành phổ thông và xã hội chấp nhận.
Không dám khen, và không dám chê.
Nguyễn Hoàng Quý
________
Ghi chú
(*)
Các trường Jeanne d’Arc ở Huế; Regina Mundi, Regina Pacis ở Saigon;
Domaine de Marie, Couvent des Oiseaux ở Đà Lạt đều do các Soeurs điều
hành và dạy học… Cũng như có nhiều thầy cô từ bên ngoài, người Việt lẫn
Anh Mỹ Pháp, đến dạy.
Trần Văn Giang (ghi lại)