Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Chuyển Quân

Vào những tháng cuối của năm 1972, Tiểu Đoàn 79 Biệt Động Quân đảm nhận nhiệm vụ làm một vòng đai an ninh chung quanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I, Quân

Văn Lan


Vào những tháng cuối của năm 1972, Tiểu Đoàn 79 Biệt Động Quân đảm nhận nhiệm vụ làm một vòng đai an ninh chung quanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I, Quân Khu I tại thành phố Đà Nẵng. Đại đội 2 và Đại đội 4 đóng quân ngay trong khuôn viên Bộ Tư Lệnh, trong khi Đại đội 3 đóng đô tại xóm Hoà Cường về phía Nam, sau lưng BTL/ QĐ. Đại đội 1, trong đó có tôi, trú đóng trong xóm Chợ Mới, hướng Bắc, đối diện BTL/ QĐ.

* * *

Một ngày gần cuối năm, có tin Tiểu đoàn đi về hậu cứ khiến mọi người bàn tán xôn xao. Vui mừng nhất là những người có gia đình, thân nhân ở Thường Đức. Họ hớn hở vội vàng ra phố, đi chợ, mua sắm quà cáp về cho gia đình, bà con chòm xóm.
Còn những chàng nào có bồ tèo ở phố, yêu đương lăng nhăng, nhưng còn nặng lòng với tiền đồ, bèn cuống quít, rối rít hò hẹn tỉ tê, dung dăng dung dẻ được lúc nào hay lúc đó Riêng những anh nào thuộc loại tình chìm nước nổi, nặng tình hơn nặng nước, bắt đầu âm thầm tính chuyện xé rào, đào ngũ.Giây phú nghỉ ngơi

Còn lại là những hội viên thuộc hội “Tình cho không biếu không”, yêu bất vụ lợi, yêu không cần đáp lại, mà tôi là một hội viên gạo cội từ thuở biết xôn xao. Tuy không vướng bận lôi thôi, nhưng chúng tôi cũng bận rộn thu xếp đồ đạc cho vào ba-lô, xong rồi lang thang hết rạp xi-nê này đến tiệm bi-da, cà-phê nọ cho khỏi phí thì giờ còn lại.

Riêng tôi, toàn thể tài sản gồm có:

- 1 ba-lô thuộc loại của lính Mỹ, nguyên xi, mua ở trên chợ Cồn. Vì tốn cũng khá bộn bạc cho cái ba-lô nầy nên tôi không muốn nó lọt vào tay cái đám nón cối, trong trường hợp nó bị nằm lại đâu đó ở trong rừng. Vì vậy, trên nắp ba-lô, tôi cẩn thận tô lên hàng chữ bằng mực viết nguyên tử: “Cái ba-lô này đã bị ếm. Thằng nào lấy đồ trong cái ba-lô nầy thì có ngày cả băng đạn sẽ ghim vào người nó, củ bùi trước bụng sau, từng viên một.”
- 2 bộ đồ trận, cũng loại quân phục của lính Mỹ (bền và mỏng hơn quân phục do Quân Nhu cung cấp); 1 trên người, 1 sơ-cua. Hai bộ đồ rằn-ri được sửa lại cho phù hợp với kích thước với hai cái ống loa bay phất phới cho hợp gu thời đó. Một số trong chúng tôi, lính chớ không phải quan, tuy đi đánh giặc nhưng quần áo cũng cần phải hợp thời trang. Có mặc đẹp thì đánh giặc thoải mái hơn. Tất cả đều mua trên chợ Cồn.
- 1 đôi giày trận (*), cũng loại của lính Mỹ; 1 cái võng ny-lông, loại dày, cũng loại của lính Mỹ; 1 cái pông-sô-lay (Poncho Liner) rằn-ri để đắp, cũng loại của lính Mỹ; 1 cái bao đựng nước con rùa, cũng loại của lính Mỹ, vừa trữ nước vừa làm phao cấp cứu. Hy vọng như vậy, vì tôi không biết bơi. Tất cả đều mua trên chợ Cồn.
- 2 cái quần đùi (lót), 1 mặc 1 thay đổi; 2 đôi vớ, cũng 1 mặc, 1 thay đổi.
- 1 cái áo pông-sô (Poncho) loại dày, dùng vừa lều vừa chiếu. Thừa hưởng được của một thằng nào đó chết trận trước đây.
- 1 cây viết, 1 tập vở, dùng để viết lách thư từ lăng nhăng.
- 1 hộp kem đánh răng, 1 bàn chải đánh răng.
- 1 cái muỗng i-nóc, vừa múc thức ăn vừa cạo gió.
- 3 cây thuốc Bastos, số lượng nhiều it tùy theo đầu tháng hay cuối tháng.
- 1 quyển sách, trước đọc sau rải truyền đơn.
- 1 quyển album bỏ túi đầy hình dầy cộm, trước để xem, sau dùng làm khiên để che quả tim. Cản được cỡ nào hay cỡ đó.
- Và quan trọng nhất là 1 bao gạo sấy khổ lớn, luôn luôn nằm dưới đáy ba-lô, được thay đổi thường xuyên, dùng để dự trữ cho những lúc không được tiếp tế, và sự hữu dụng thiết thực của nó đã chứng minh nhiều lần trong những năm tháng sau này.
Tất cả những thứ này, cái nào bỏ được lên người thì tôi mang, còn lại, tôi cho tất cả vào trong cái túi ba-lô, rồi đợi ngày lên xe đi về Thường Đức.

* * *

Kể từ ngày tôi về với Tiểu đoàn cho đến nay, hết Huế rồi Đà Nẵng, xong Quảng Ngãi lại cũng về Đà Nẵng, hành quân hết chỗ này lại đi giải tỏa chổ nọ, nhưng tôi chưa bao giờ biết mặt hậu cứ ra sao. Tôi nghe nói hậu cứ đặt ở Thường Đức, nhưng tôi không biết Thường Đức nằm ở chỗ nào. Chỉ nghe nói là nó ở xa, xa lắm, giáp dãy Trường Sơn, gần biên giới Lào, chung quanh chỉ toàn rừng với núi.

Bản tính tôi vốn thích ngao du sơn thủy, có dịp đi đến những nơi xa lạ là tôi cảm thấy hứng khởi thích thú. (Đồn rằng khi còn nhỏ, tôi đã mò mẫm ra đường cái quan, đeo xe đò, đi hoang sang những thành phố lân cận, thường xuyên.)

Nay nghe nói ở Thường Đức có rừng sâu rậm rạp, cây cối đồ sộ cao lớn che khuất cả vòm trời. Tôi tưởng tượng đến những khu rừng âm u huyền bí ở miệt Bắc trong những câu chuyện đường rừng của ông Thế Lữ, đã làm tôi vừa mê vừa run từ hồi còn bé.

Tôi mường tượng Thường Đức với những triền núi xanh đậm cây rừng; có buôn Thượng với những căn nhà sàn, xen lẫn với cây cối, nằm bên giòng suối róc rách chảy. Trên những phiến đá ven bờ suối, vài cô sơn nữ đang giặt giũ, cười nói líu lo hòa cùng tiếng chim ríu rít hót, được đệm thêm bằng những âm thanh rù rì xôn xao của lá rừng vào mỗi lần gió thoảng.

Rồi tôi hình dung đến hậu cứ với những doanh trại khang trang, có đầy đủ giường chiếu mùng màn như những trại lính đó đây ở Đà Nẵng. Tôi sẽ không còn bị cảnh phải ngủ ké ngoài hiên nhà của người dân. Và nhất là không cần phải dậy sớm thu gọn võng mùng trước khi gia đình chủ nhà thức dậy. Trong thâm tâm, tôi cho rằng, nếu hậu cứ có tệ lắm thì cái tiện nghi tối thiểu của nó cũng thuộc vào loại kiểu quân trường: Một cái giường ọp ẹp và một lũ rệp hành quân bất kể ngày đêm.

Ngần ấy thôi cũng đủ làm tôi hăm hở nôn nao chờ ngày đi về Thường Đức, một chỗ tôi chưa hề tới, một chỗ tôi có thể gọi là nhà.

* * *

Đà Nẵng - Một ngày cuối năm 1972

Ngày ra đi, đại đội tập họp trước sân đình trong khu nghĩa địa đợi lịnh di chuyển. Trên sân đình, cả chục thùng đạn đã được mở nắp nằm đợi sẵn. Chúng tôi được lịnh lãnh đạn, lựu đạn, mìn, M-72 theo đúng cấp số hành quân cùng với mấy ngày lương khô.

Đám lính tráng thắc mắc, xì xào:

- (vt) Về Thường Đức mà sao giống như đi hành quân quá?

- ...thì... chắc cũng phải mang đi hết chớ hổng lẻ bỏ nó ở đây?Tập họp

Thấy lính tập họp ra đi, dân chúng hiếu kỳ tụ tập coi lính ra quân. Khung cảnh chung quanh nghĩa địa ồn ào náo nhiệt. Đó đây, những nhóm người tụm năm tụm ba, mặt mày rầu rĩ, lăng xăng, năn nỉ đòi nợ. Người thì bịn rịn không rời. Có nàng nước mắt rưng rưng. Riêng đám con nít thì xôn xao hí hửng như ngày hội. Chúng nó xúm xít, chiêm ngưỡng những người lính trong quân phục tác chiến như những chàng hiệp sĩ sắp ra sa trường. Bình thường, chúng nó chỉ thấy chúng tôi trong quân phục nghiêm chỉnh, giày đánh bóng, quần bó ống, áo xắn vai, đầu mũ nâu v.v... Nay, tay áo ống quần được thả xuống, đầu đội nón vải nón sắt, dây đạn đeo đầy người, ba-lô súng ống tua tủa, trông chiến lắm. Đám choai choai lớn hơn thì trầm trồ, chỉ chỏ, bàn tán những loại vũ khí đang dựng, gác xếp khắp nơi, đây đó trong hàng quân.

Một vài đứa trong chúng tôi thấy ba-lô của tụi nó không đủ chỗ để bỏ hết lương khô, bèn đem một số đồ hộp, gạo sấy đi cho những người quen hay cho mấy thằng nhóc trong xóm đứng gần đó. Tôi thấy vậy cũng bắt chước đem mấy hộp bánh cho mấy đứa lỏi tỳ đang đứng bên ngoài.

Có lệnh đi, chúng tôi lục rục quàng dây đạn, đeo ba-lô, súng lên vai, chuẩn bị di chuyển. Một vài tiếng nấc thổn thức bật lên trong số người đi đưa tiễn. Tiếp theo là những âm thanh sụt xùi, tỉ tê. Tôi cứ nghĩ, kể từ ngày hôm nay, dân trong xóm Chợ Mới sẽ vui mừng trở lại cuộc sống thường nhật của họ, vì không ít thì nhiều, sự hiện diện của chúng tôi trong xóm, cả năm ba tháng qua, cũng đã thay đổi sinh hoạt bình thường của họ không ít. Chứ có ai ngờ họ lại nặng lòng bịn rịn lưu luyến thế này. Cảnh trò chuyện ồn ào náo nhiệt vài phút trước đây, nay như im hẳn chỉ còn những tiếng va chạm sắt thép của súng ống. Tôi nhìn quanh một vòng như níu lấy hình ảnh cuối cùng. Tôi bắt gặp những ánh mắt đỏ hoe với dòng nước mắt còn ướt trên khuôn mặt. Có người như không ngăn nổi cơn xúc động, để mặc cho tiếng nất bật thành tiếng khi những người lính ở hàng đầu dượm bước ra đi.

Có những tiếng xì xào bàn tán trong hàng quân,

- (vt), đi đâu đây? Sao hổng thấy chiếc xe nào hết dậy?

- Chắc lội bộ về Thường Đức. Một giọng nói có vẻ khôi hài đáp lại.

Một thằng khác, diễu cợt phụ họa theo,

- (vt), lội kiểu này chắc thì chắc đi tới mút mùa lệ thủy mới tới quá.

* * *

Theo hàng một, chúng tôi băng ngang qua bãi đáp trực thăng của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I, quẹo trái, hướng về Ngã Tư Quân Đoàn. Tại đây, đã có bóng dáng những người lính Quân Cảnh và Cảnh Sát Giao Thông đang chận xe cộ qua lại.

Có tiếng nói vang lên trong hàng quân.

- (vt), chắc xe đậu ở “Quà” Cường?

- Ở Hoà Cường thì tại sao Quân Cảnh lại chận xe ở ngã tư làm gì. Mình có thể đi dọc theo bên hông Quân Đoàn đi xuống cũng được.

Nói tới đây thì người lính đi đầu đã băng qua ngã tư về phía bên kia đường rồi rẽ phải về hướng Hoà Cường. Lúc này, dân chúng cộng với những người đi đường bị chặn lại, đổ xô tề tựu chung quanh ngã tư xem lính trận “di hành” trong thành phố.

Tội nghiệp cho mấy thằng lính như tôi, vì không những đeo một mớ súng đạn chất chồng lớp lớp từ đầu tới mông, từ hông bên này vòng qua hông bên kia, rồi lại còn mang thêm trên lưng một cái ba-lô nặng trình trịch như khiêng cái bao gạo trăm ký. Cái lưng của tôi nó cong quằn xuống như cái đuôi của con chuồn chuồn. Nó khòm đến độ mà thằng gù ở nhà thờ Đức Bà cũng phải buộc miệng trêu tôi. Vậy mà tôi phải phồng mang, đỏ mặt tía tai, ráng ưỡn cái lưng cho thẳng đứng để ra vẻ hùng dũng, đặng khỏi phải bẽ mặt với dân chúng đang đứng mục kích thưởng ngoạn xung quanh.

Tôi hồi tưởng lại lần tôi đi cắm trại vào năm học lớp nhì. Chúng tôi, một lũ nhóc tì cũng đi hàng dọc như thế này trên con đường phố tiến về ngoại ô. Tôi được ông thầy cử làm đội trưởng nên tôi được đi bên ngoài để giữ gìn trật tự đội ngũ của tôi. Hồi đó, cả lớp tôi không có đứa nào có được cái ba-lô. Thằng thì xách bao, đứa mang bị. Chỉ có tôi là có cái ba-lô do ông bô tôi cho mượn, sau khi cho tôi một lô dặn dò cùng vài lời hăm dọa đến tính mạng. Nhờ có cái ba lô nên tôi nổi nhất trong đám. Tôi thấy cái ba-lô như là cái bửu bối. Đeo nó vào, tự nhiên tôi thấy tôi to lớn, quan trọng hẳn lên. Tháo nó ra, tự dưng tôi bé cái xìu như cái bong bóng xì hơi. Vì vậy, suốt cả cuộc hành trình, mồ hôi vã ra như tắm, nhưng tôi vẫn cứ khăng khăng đeo cái ba-lô trên vai. Thấy mấy đứa cùng trang lứa đứng bên đường thèm thuồng trông theo đám học trò đi cắm trại, tôi làm dáng trịnh trọng ra vẻ mình là đội trưởng cho le lói nên trông cũng hách xì-xằng lắm. Tôi làm cứ y như là không có tôi đi bên ngoài thì cả cái đám lỏi kia không có đứa nào biết đi thẳng hàng cho được.

Tiếc rằng quân đội không nhìn thấy cái tài lãnh đạo của tôi nên tôi phải khệ nệ khiêng súng ôm đạn đi đứng loạng choạng như thế này. Chứ nếu mà quân đội có cái nhìn xa như ông thầy tôi hồi đó, thì tôi cũng đi đứng hiên ngang lắm chứ. Hổng chừng còn ngon nữa kìa. Âu, đó cũng là vận nước!

Đến ngã tư rồi chúng tôi cũng không thấy một chiếc GMC nào đậu sẵn trên đường. Thay vì cứ tiếp tục đi thẳng về hướng Hòa Cường, người lính đi đầu lại quẹo trái đi vô ngôi trường trung học nằm cạnh con sông Hàn gần đó. Đám lính chúng tôi phân vân không hiểu đi vô trong trường học để làm gì.

- Ê, hổng lẻ mình đổi chỗ đóng quân ở trong đó?

- Chỗ này là trường học mà đóng quân cái mốc gì.

- Chắc Hải Quân đến chở mình về Thường Đức bằng tàu?

- Nếu mà đi bằng tàu thì mình phải đi qua bến tàu bên kia chớ vô đây làm chi.

- Biết đâu bên kia có tàu đang bốc hàng, nên không có chỗ cho tàu vô rước mình, nên họ phải dùng tạm cái bãi này.

Một thằng tương đối biết suy nghĩ hơn trong bọn bèn góp ý:

- Tao nghĩ là trực thăng đến đón mình.

Tự nãy giờ mới thấy có một thằng ăn nói ra hồn. Tôi nghĩ nó nói chắc có lý. Nếu dùng trực thăng đến chở chúng tôi thì chỉ có nơi đây là thích hợp và gần gũi nhất.

* * *

Ngôi trường Trung học là một dãy nhà lầu, nhiều tầng, nằm dọc theo bờ sông Hàn. Một mặt hướng ra đường, đối diện hông Quân Đoàn. Mặt kia, kế bờ sông Hàn, trông về bên Mỹ Khê. Nằm giữa bờ sông và ngôi trường là cái sân chơi rộng chạy dọc theo chiều dài ngôi trường. Ngoại trừ hướng Tây là đối diện trực tiếp với khuôn viên của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I và thành phố Đà Nẵng, ba hướng còn lại với khung cảnh trống trải và quang đãng, nhất là hướng đông cạnh con sông Hàn, nên cái sân chơi là nơi thích hợp cho việc trực thăng lên xuống bốc quân rất là thuận tiện.Trực thăng vận

Như để xác định với tôi lời thằng tuyên bố vừa rồi là chính xác, chúng tôi được lịnh tập họp thành từng toán nhỏ. Mỗi toán cho mỗi chiếc trực thăng.

Tin đi bằng trực thăng làm đám lính xôn xao. Một vài đứa tỏ ra thành thạo:

- (vt) Chắc là đi hành quân rồi. Chớ đi Thường Đức thì cần gì phải đi máy bay. Hèn gì lúc lãnh lương khô là tao đã nghi ngờ rồi.

- Thôi đúng rồi. Chắc là đi Quế Sơn. Nghe nói lính mình đang quýnh nhau ở đó.

Tội nghiệp cho mấy người ở Thường Đức. Họ bán tín bán nghi lăng xăng đi hỏi đầu này đầu nọ. Có người vội vàng đem những gói quà đưa cho ông tiếp liệu của Đại Đội nhờ chuyển về hậu cứ dùm cho họ.

Khi còn ở quân trường, tôi cũng có học qua cách hành quân Trực Thăng Vận. Tôi cũng trèo lên nhảy xuống, lăn lộn, đủ cỡ đủ kiểu, nhưng mà chỉ tập với trực thăng giả nằm lơ lửng ở trên không. Bây giờ sắp sửa chơi với thứ thiệt, bay thiệt, nên tôi cảm thấy hồi hộp, nhưng đồng thời, máu mạo hiểm trong người tôi cũng ồn ào giơ tay giơ chân tình nguyện nên tôi cũng cảm thấy háo hức.

Tôi lo nhất là nếu phải bị ngồi đong đưa ở bên mép sàn trực thăng. Tôi sợ chiếc trực thăng bay nghiêng hay quẹo ngoặt một tý thì tôi chỉ có nước bay lọt ra ngoài. Tôi tự dặn mình, làm sao cũng phải chen chân dành cho được cái chỗ chính giữa, ở ngay trong lòng trực thăng cho chắc ăn.

* * *

Trong khi chờ đợi trực thăng đến đón, đa số lính tráng tụm năm tụm ba, đứng ngồi tán gẫu. Còn tôi, cái viễn ảnh bị lọt ra ngoài trực thăng cứ chạy lòng vòng trong đầu cho nên tôi cũng chẳng hứng gì nhập bọn với tụi nó. Để xua đi những ý nghĩ hắc ám, tôi rút trong ba-lô ra tập giai phẩm Văn để đọc cho quên đi nỗi lo lắng trong lòng. Thằng ngồi bên cạnh tôi, nhìn qua hỏi:

- Hê, đọc cái gì vậy mậy?

- Báo Văn.

- Báo gì?

- Ờ, thì cái tờ báo tên Văn ấy mờ.

- Đưa tao coi thử coi.

Tôi chìa tờ báo cho nó. Lật qua lật lại vài trang, đọc được vài giòng, nhìn lên nhìn xuống một hồi, nó trả lại:

- (vt) Báo biếc gì mà đọc nghe muốn nổ đom đóm.

Tôi cười đồng tình với nó:

- Ờ, tao cũng vậy. Đọc thì đọc chớ nhiều khi tao cũng hổng biết họ nói cái gì. Mà có lúc tao cũng hổng biết họ có biết họ nói cái gì không nữa.

- Dị, sao mầy mua làm gì?

- Thì mua đọc chơi. Không bổ chiều ngang thì cũng bổ chiều dọc. Bữa nay đọc không hiểu thì ngày mai chắc hiểu.

Tôi không nói cho nó biết là tôi mua cái tập sách này là chỉ để nhắn nhủ với mấy cô nàng bán sách bên ngoài chợ Hàn rằng tôi cũng thuộc loại chữ nghĩa đầy bồ. Mua xong rồi nhưng tôi nào có để cho cô bán hàng bỏ quyển sách vào trong bao giấy đâu. Tôi còn cần phải cầm tập sách để lộ chữ “Văn” to tổ bố ra ngoài, lượn qua lượn lại mấy cái tiệm sách vài vòng, để cho các nàng biết tôi cũng thuộc loại am tường văn võ chứ chẳng phải là kẻ thường tình.

Như không muốn tiếp tục một câu chuyện vô bổ cho nó, nó bèn chuyển sang một đề tài khác, một chủ đề mà nó đang thổn thức:

- Hê, mày có bồ không?

Tôi trả lời:

- Bồ hở?... Ồ, bồ thì tao có bồ nhiều lắm.

- (vt), mày lại dóc rồi. Có nhiều bồ sao tao không thấy đứa nào tới gặp mày dậy.

- Bửa nay đứa nào cũng bận hết. Phần thì đang đi học, còn lớp khác thì đang chuẩn bị đi thi hoa hậu trong tỉnh.

Tự dưng nó nhăn răng cười ngặt nghẽo y như rằng nó nghĩ tôi nói dóc. Thấy nó cười sặc sụa nên tôi cũng cười theo chẳng màng giải thích, rồi nhìn xuống tiếp tục đọc báo.

Thấy tôi bỏ ngang, nó bèn khịa chuyện: - Chưa đi mà tao đã thấy nhớ nàng quá mầy. Không biết chừng nào mới có dịp trở lại Đà Nẵng!

Nghe giọng nói của nó có vẻ như muốn trút bầu tâm sự. Tôi cũng tò mò muốn biết sự tình nên đóng tập sách, quay qua nó. Tôi chợt nhớ ra có lần tôi đã thấy nó đi chơi với một cô nàng nào đó ở trên phố bèn chọc:

- Tương tư rồi đó hở?

Được tôi ướm lời, nó đáp không suy nghĩ:

- Ờ, không biết giờ này nàng đang làm gì.

Tôi ra giọng kẻ cả:

- Thế con bé tên gì, con cái nhà ai, ăn học thế nào?

Nó như không lưu tâm tới câu nói pha trò của tôi:

- Nàng phụ mẹ bán hàng ở Chợ Trời trên Chợ Cồn.

Tôi nhớ ra cô gái đó:

- Có phải cô bé bán ở cái sạp chuyên buôn bán đồ lính đó không?

- Đúng đó.

- Thế là chuột sa hũ nếp rồi. Quen lâu chưa vậy?

- Vài tháng nay.

- Mi chưa?

Nó cười ruồi:

- Tay còn chưa dám cầm nữa mà mi với miết.

- Như vậy là mới chỉ mày với tao thôi, chớ chưa là anh với em?

- Tên thôi.

- Chỉ có tên thôi mà đã nhớ rồi à? Mà nhớ thì viết thư đi, viết cho nàng biết.

- Viết cái gì bây giờ?

- Thì viết là mày nhớ nàng lắm. Nhớ da diết. Nhớ đến mức tối ngủ khóc ướt cả ba-lô.

- Mày cứ chọc quê.

- Thế nói thật nghe. Mày nhớ cái gì nhất? Ở bên nàng, mày cảm thấy như thế nào?

Nó suy nghĩ:

- Tao nhớ nhất là khi đi chơi, mỗi lần áo dài của nàng bị gió thổi đụng vào chân tao. Nhất là mỗi khi tóc nàng bay qua đụng cái mặt tao. Tao thấy có một cái cảm giác ly kỳ lạ lùng hồi hộp lắm.

Tôi đề nghị:

- Đó, thì viết y như vậy đó. Nói là nhớ cái áo nàng quyện vào chân mày làm mày cảm thấy rung động. Nói là nhớ lần tóc nàng bám vào mặt mày làm cho người mày rạo rực xốn xang.

Như không hài lòng với lối diễu cợt của tôi, nó chưởi thề:

- (vt), mày chỉ được cái phá đám.

Nói xong, nó quay qua chỗ khác như không muốn nghe lối nói chuyện nhảm nhí, chọc ghẹo, của tôi nữa. Tôi nhìn quanh, thấy không có gì hấp dẫn nên tiếp tục cúi xuống đọc sách. Đọc thì đọc, nhưng tôi không để ý tới những chữ trong sách. Trong đầu tôi vẫn lẩn quẩn mẫu đối thoại của nó. Tôi chợt nghĩ, hay là làm cho nó bài thơ con cóc chọc nó chơi. Làm xong, tôi đưa cho nó:

- Hê, lấy cái này gởi cho nàng. Bảo đảm nàng sẽ cảm động lắm.

Vào mặt trận

Nó cầm lấy đọc:

Thôi,
mày ở lại,
tau đi về Thường Đức.
Rồi một mai khi thanh bình trở lại,
đất nước hết binh đao thì tau sẽ… thăm… mày.
...

Chưa đọc hết, nó liệng tờ giấy lại cho tôi rồi cười rũ rượi:

- (vt), thơ thiếc gì mà đọc lên như xuống câu “dọng” cổ.

Thấy nó không chịu, tôi bèn đưa bài khác cho nó:

- Mày không thích vọng cổ thì xài cái này vậy.

Thôi em nhỉ,
tôi tiếp tục lên đường đi chinh chiến.
Cảm tạ em,
cho những buổi hẹn hò.
Và cho lần,
tóc em vướng nhẹ trên môi.
Rồi từ đấy,
tôi mang theo niềm tin,
tôi mang theo hy vọng,
tôi mang theo ấm êm.
Tôi mang theo
mùi hương tóc hôm nào,
trên khắp nẻo đường đất nước.
Em biết chăng?
Tôi đã hôn em rồi đó,
... trên tóc thôi.
Chứ bố bảo,
tôi cũng không dám mi em.
Nhỡ em nổi quạu,
em bịch cho một phát sái quai hàm,
thì không còn đường nhai gạo sấy.

Tôi chăm chú theo dõi khuôn mặt nó khi nó đọc. Đến đoạn cuối, nó nhăn răng cười sằng sặc.

- Khúc đầu thì nghe cũng được nhưng khúc sau thì nghe có vẻ phàm phu quá.

* * *

Đang tán phét, đột nhiên có nhiều tiếng trực thăng vang vọng trên không. Từ xa, một đoàn trực thăng như những đốm đen lấm chấm xuất hiện trên nền trời, đang bay dần về hướng chúng tôi. Không ai bảo ai, mọi người lục tục trở về vị trí của mình chuẩn bị lên đường.

Đoàn trực thăng vẫn nhắm hướng chúng tôi bay tới. Mối lo âu, về cái viễn ảnh la hét, bắn nhau, súng nổ, đạn bay, máu chảy, kẻ rên, người chết, toàn những hãi hùng, sẽ xảy ra tại Quế Sơn, hay đâu đó, cũng có thể là Quảng Trị, trong vòng vài tiếng đồng hồ sắp tới, bắt đầu manh nha trong tôi. Đoàn trực thăng càng hạ thấp tiến gần, hình dạng chiếc máy bay càng rõ nét lớn dần, nỗi lo sợ càng tăng thêm bội phần. Mặc dầu tôi đã cố gắng hết sức đuổi xua những ý nghĩ không hay đang chiếm ngự trong đầu, tôi cũng không khỏi phân vân, liệu mình có may mắn được thêm một lần nữa, hay không?

Theo thói quen mỗi lần xuất quân, tôi bấm nút tháo băng đạn chiến (**) ra khỏi súng. Dùng ngón cái ấn vài lần xuống dãy đạn đang nằm thứ tự bên trong, để lường xem lực đàn hồi của lò xo, có đủ mạnh để đẩy đạn vào nòng, xuông xẻ hay không. Thấy không có gì lạ thường, tôi lật ngược băng đạn sang đầu băng bên kia và lập lại động tác vừa rồi. Thấy không có gì trở ngại, tôi gắn băng đạn trở lại vào súng. Một tiếng “cách” vô hồn của kim loại va chạm khẽ vang khô khan. Băng đạn đã lọt hẳn vào ngoàm khoá chặt.

(Hết phần đầu - Xin xem tiếp phần cuối vào kỳ tới)

(còn tiếp)

Phụ chú:

(*) Giày lính. Phiên âm từ tiếng Pháp “bottes de saut” - Có nghĩa là giày của lính Dù - tiếng thông dụng là giày lính. Dùng để phân biệt với giày bố do Quân Nhu cung cấp.

(**) Trong bọn lính chúng tôi, hầu như người nào cũng có 1 băng đạn chiến. Ấy là 2 băng đạn, loại băng 20 viên, được cột chung ngược đầu với nhau để dùng khi tấn công. Với cách cột này, khi xung phong, nếu 1 băng đã bị bắn hết đạn, chúng tôi chỉ cần tháo ra, quay ngược chiều, gắn băng đạn bên kia vào, tất cả chỉ xảy ra trong vòng vài giây. Còn bằng không, trong khi vừa chạy vừa la vừa tránh đạn vừa đổi băng, mà phải mò mẫm trong túi đạn để móc ra 1 cái băng khác để thay, sự chậm trễ có thể mang về những hối tiếc.

Biên HÙng chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chuyển Quân

Vào những tháng cuối của năm 1972, Tiểu Đoàn 79 Biệt Động Quân đảm nhận nhiệm vụ làm một vòng đai an ninh chung quanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I, Quân

Văn Lan


Vào những tháng cuối của năm 1972, Tiểu Đoàn 79 Biệt Động Quân đảm nhận nhiệm vụ làm một vòng đai an ninh chung quanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I, Quân Khu I tại thành phố Đà Nẵng. Đại đội 2 và Đại đội 4 đóng quân ngay trong khuôn viên Bộ Tư Lệnh, trong khi Đại đội 3 đóng đô tại xóm Hoà Cường về phía Nam, sau lưng BTL/ QĐ. Đại đội 1, trong đó có tôi, trú đóng trong xóm Chợ Mới, hướng Bắc, đối diện BTL/ QĐ.

* * *

Một ngày gần cuối năm, có tin Tiểu đoàn đi về hậu cứ khiến mọi người bàn tán xôn xao. Vui mừng nhất là những người có gia đình, thân nhân ở Thường Đức. Họ hớn hở vội vàng ra phố, đi chợ, mua sắm quà cáp về cho gia đình, bà con chòm xóm.
Còn những chàng nào có bồ tèo ở phố, yêu đương lăng nhăng, nhưng còn nặng lòng với tiền đồ, bèn cuống quít, rối rít hò hẹn tỉ tê, dung dăng dung dẻ được lúc nào hay lúc đó Riêng những anh nào thuộc loại tình chìm nước nổi, nặng tình hơn nặng nước, bắt đầu âm thầm tính chuyện xé rào, đào ngũ.Giây phú nghỉ ngơi

Còn lại là những hội viên thuộc hội “Tình cho không biếu không”, yêu bất vụ lợi, yêu không cần đáp lại, mà tôi là một hội viên gạo cội từ thuở biết xôn xao. Tuy không vướng bận lôi thôi, nhưng chúng tôi cũng bận rộn thu xếp đồ đạc cho vào ba-lô, xong rồi lang thang hết rạp xi-nê này đến tiệm bi-da, cà-phê nọ cho khỏi phí thì giờ còn lại.

Riêng tôi, toàn thể tài sản gồm có:

- 1 ba-lô thuộc loại của lính Mỹ, nguyên xi, mua ở trên chợ Cồn. Vì tốn cũng khá bộn bạc cho cái ba-lô nầy nên tôi không muốn nó lọt vào tay cái đám nón cối, trong trường hợp nó bị nằm lại đâu đó ở trong rừng. Vì vậy, trên nắp ba-lô, tôi cẩn thận tô lên hàng chữ bằng mực viết nguyên tử: “Cái ba-lô này đã bị ếm. Thằng nào lấy đồ trong cái ba-lô nầy thì có ngày cả băng đạn sẽ ghim vào người nó, củ bùi trước bụng sau, từng viên một.”
- 2 bộ đồ trận, cũng loại quân phục của lính Mỹ (bền và mỏng hơn quân phục do Quân Nhu cung cấp); 1 trên người, 1 sơ-cua. Hai bộ đồ rằn-ri được sửa lại cho phù hợp với kích thước với hai cái ống loa bay phất phới cho hợp gu thời đó. Một số trong chúng tôi, lính chớ không phải quan, tuy đi đánh giặc nhưng quần áo cũng cần phải hợp thời trang. Có mặc đẹp thì đánh giặc thoải mái hơn. Tất cả đều mua trên chợ Cồn.
- 1 đôi giày trận (*), cũng loại của lính Mỹ; 1 cái võng ny-lông, loại dày, cũng loại của lính Mỹ; 1 cái pông-sô-lay (Poncho Liner) rằn-ri để đắp, cũng loại của lính Mỹ; 1 cái bao đựng nước con rùa, cũng loại của lính Mỹ, vừa trữ nước vừa làm phao cấp cứu. Hy vọng như vậy, vì tôi không biết bơi. Tất cả đều mua trên chợ Cồn.
- 2 cái quần đùi (lót), 1 mặc 1 thay đổi; 2 đôi vớ, cũng 1 mặc, 1 thay đổi.
- 1 cái áo pông-sô (Poncho) loại dày, dùng vừa lều vừa chiếu. Thừa hưởng được của một thằng nào đó chết trận trước đây.
- 1 cây viết, 1 tập vở, dùng để viết lách thư từ lăng nhăng.
- 1 hộp kem đánh răng, 1 bàn chải đánh răng.
- 1 cái muỗng i-nóc, vừa múc thức ăn vừa cạo gió.
- 3 cây thuốc Bastos, số lượng nhiều it tùy theo đầu tháng hay cuối tháng.
- 1 quyển sách, trước đọc sau rải truyền đơn.
- 1 quyển album bỏ túi đầy hình dầy cộm, trước để xem, sau dùng làm khiên để che quả tim. Cản được cỡ nào hay cỡ đó.
- Và quan trọng nhất là 1 bao gạo sấy khổ lớn, luôn luôn nằm dưới đáy ba-lô, được thay đổi thường xuyên, dùng để dự trữ cho những lúc không được tiếp tế, và sự hữu dụng thiết thực của nó đã chứng minh nhiều lần trong những năm tháng sau này.
Tất cả những thứ này, cái nào bỏ được lên người thì tôi mang, còn lại, tôi cho tất cả vào trong cái túi ba-lô, rồi đợi ngày lên xe đi về Thường Đức.

* * *

Kể từ ngày tôi về với Tiểu đoàn cho đến nay, hết Huế rồi Đà Nẵng, xong Quảng Ngãi lại cũng về Đà Nẵng, hành quân hết chỗ này lại đi giải tỏa chổ nọ, nhưng tôi chưa bao giờ biết mặt hậu cứ ra sao. Tôi nghe nói hậu cứ đặt ở Thường Đức, nhưng tôi không biết Thường Đức nằm ở chỗ nào. Chỉ nghe nói là nó ở xa, xa lắm, giáp dãy Trường Sơn, gần biên giới Lào, chung quanh chỉ toàn rừng với núi.

Bản tính tôi vốn thích ngao du sơn thủy, có dịp đi đến những nơi xa lạ là tôi cảm thấy hứng khởi thích thú. (Đồn rằng khi còn nhỏ, tôi đã mò mẫm ra đường cái quan, đeo xe đò, đi hoang sang những thành phố lân cận, thường xuyên.)

Nay nghe nói ở Thường Đức có rừng sâu rậm rạp, cây cối đồ sộ cao lớn che khuất cả vòm trời. Tôi tưởng tượng đến những khu rừng âm u huyền bí ở miệt Bắc trong những câu chuyện đường rừng của ông Thế Lữ, đã làm tôi vừa mê vừa run từ hồi còn bé.

Tôi mường tượng Thường Đức với những triền núi xanh đậm cây rừng; có buôn Thượng với những căn nhà sàn, xen lẫn với cây cối, nằm bên giòng suối róc rách chảy. Trên những phiến đá ven bờ suối, vài cô sơn nữ đang giặt giũ, cười nói líu lo hòa cùng tiếng chim ríu rít hót, được đệm thêm bằng những âm thanh rù rì xôn xao của lá rừng vào mỗi lần gió thoảng.

Rồi tôi hình dung đến hậu cứ với những doanh trại khang trang, có đầy đủ giường chiếu mùng màn như những trại lính đó đây ở Đà Nẵng. Tôi sẽ không còn bị cảnh phải ngủ ké ngoài hiên nhà của người dân. Và nhất là không cần phải dậy sớm thu gọn võng mùng trước khi gia đình chủ nhà thức dậy. Trong thâm tâm, tôi cho rằng, nếu hậu cứ có tệ lắm thì cái tiện nghi tối thiểu của nó cũng thuộc vào loại kiểu quân trường: Một cái giường ọp ẹp và một lũ rệp hành quân bất kể ngày đêm.

Ngần ấy thôi cũng đủ làm tôi hăm hở nôn nao chờ ngày đi về Thường Đức, một chỗ tôi chưa hề tới, một chỗ tôi có thể gọi là nhà.

* * *

Đà Nẵng - Một ngày cuối năm 1972

Ngày ra đi, đại đội tập họp trước sân đình trong khu nghĩa địa đợi lịnh di chuyển. Trên sân đình, cả chục thùng đạn đã được mở nắp nằm đợi sẵn. Chúng tôi được lịnh lãnh đạn, lựu đạn, mìn, M-72 theo đúng cấp số hành quân cùng với mấy ngày lương khô.

Đám lính tráng thắc mắc, xì xào:

- (vt) Về Thường Đức mà sao giống như đi hành quân quá?

- ...thì... chắc cũng phải mang đi hết chớ hổng lẻ bỏ nó ở đây?Tập họp

Thấy lính tập họp ra đi, dân chúng hiếu kỳ tụ tập coi lính ra quân. Khung cảnh chung quanh nghĩa địa ồn ào náo nhiệt. Đó đây, những nhóm người tụm năm tụm ba, mặt mày rầu rĩ, lăng xăng, năn nỉ đòi nợ. Người thì bịn rịn không rời. Có nàng nước mắt rưng rưng. Riêng đám con nít thì xôn xao hí hửng như ngày hội. Chúng nó xúm xít, chiêm ngưỡng những người lính trong quân phục tác chiến như những chàng hiệp sĩ sắp ra sa trường. Bình thường, chúng nó chỉ thấy chúng tôi trong quân phục nghiêm chỉnh, giày đánh bóng, quần bó ống, áo xắn vai, đầu mũ nâu v.v... Nay, tay áo ống quần được thả xuống, đầu đội nón vải nón sắt, dây đạn đeo đầy người, ba-lô súng ống tua tủa, trông chiến lắm. Đám choai choai lớn hơn thì trầm trồ, chỉ chỏ, bàn tán những loại vũ khí đang dựng, gác xếp khắp nơi, đây đó trong hàng quân.

Một vài đứa trong chúng tôi thấy ba-lô của tụi nó không đủ chỗ để bỏ hết lương khô, bèn đem một số đồ hộp, gạo sấy đi cho những người quen hay cho mấy thằng nhóc trong xóm đứng gần đó. Tôi thấy vậy cũng bắt chước đem mấy hộp bánh cho mấy đứa lỏi tỳ đang đứng bên ngoài.

Có lệnh đi, chúng tôi lục rục quàng dây đạn, đeo ba-lô, súng lên vai, chuẩn bị di chuyển. Một vài tiếng nấc thổn thức bật lên trong số người đi đưa tiễn. Tiếp theo là những âm thanh sụt xùi, tỉ tê. Tôi cứ nghĩ, kể từ ngày hôm nay, dân trong xóm Chợ Mới sẽ vui mừng trở lại cuộc sống thường nhật của họ, vì không ít thì nhiều, sự hiện diện của chúng tôi trong xóm, cả năm ba tháng qua, cũng đã thay đổi sinh hoạt bình thường của họ không ít. Chứ có ai ngờ họ lại nặng lòng bịn rịn lưu luyến thế này. Cảnh trò chuyện ồn ào náo nhiệt vài phút trước đây, nay như im hẳn chỉ còn những tiếng va chạm sắt thép của súng ống. Tôi nhìn quanh một vòng như níu lấy hình ảnh cuối cùng. Tôi bắt gặp những ánh mắt đỏ hoe với dòng nước mắt còn ướt trên khuôn mặt. Có người như không ngăn nổi cơn xúc động, để mặc cho tiếng nất bật thành tiếng khi những người lính ở hàng đầu dượm bước ra đi.

Có những tiếng xì xào bàn tán trong hàng quân,

- (vt), đi đâu đây? Sao hổng thấy chiếc xe nào hết dậy?

- Chắc lội bộ về Thường Đức. Một giọng nói có vẻ khôi hài đáp lại.

Một thằng khác, diễu cợt phụ họa theo,

- (vt), lội kiểu này chắc thì chắc đi tới mút mùa lệ thủy mới tới quá.

* * *

Theo hàng một, chúng tôi băng ngang qua bãi đáp trực thăng của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I, quẹo trái, hướng về Ngã Tư Quân Đoàn. Tại đây, đã có bóng dáng những người lính Quân Cảnh và Cảnh Sát Giao Thông đang chận xe cộ qua lại.

Có tiếng nói vang lên trong hàng quân.

- (vt), chắc xe đậu ở “Quà” Cường?

- Ở Hoà Cường thì tại sao Quân Cảnh lại chận xe ở ngã tư làm gì. Mình có thể đi dọc theo bên hông Quân Đoàn đi xuống cũng được.

Nói tới đây thì người lính đi đầu đã băng qua ngã tư về phía bên kia đường rồi rẽ phải về hướng Hoà Cường. Lúc này, dân chúng cộng với những người đi đường bị chặn lại, đổ xô tề tựu chung quanh ngã tư xem lính trận “di hành” trong thành phố.

Tội nghiệp cho mấy thằng lính như tôi, vì không những đeo một mớ súng đạn chất chồng lớp lớp từ đầu tới mông, từ hông bên này vòng qua hông bên kia, rồi lại còn mang thêm trên lưng một cái ba-lô nặng trình trịch như khiêng cái bao gạo trăm ký. Cái lưng của tôi nó cong quằn xuống như cái đuôi của con chuồn chuồn. Nó khòm đến độ mà thằng gù ở nhà thờ Đức Bà cũng phải buộc miệng trêu tôi. Vậy mà tôi phải phồng mang, đỏ mặt tía tai, ráng ưỡn cái lưng cho thẳng đứng để ra vẻ hùng dũng, đặng khỏi phải bẽ mặt với dân chúng đang đứng mục kích thưởng ngoạn xung quanh.

Tôi hồi tưởng lại lần tôi đi cắm trại vào năm học lớp nhì. Chúng tôi, một lũ nhóc tì cũng đi hàng dọc như thế này trên con đường phố tiến về ngoại ô. Tôi được ông thầy cử làm đội trưởng nên tôi được đi bên ngoài để giữ gìn trật tự đội ngũ của tôi. Hồi đó, cả lớp tôi không có đứa nào có được cái ba-lô. Thằng thì xách bao, đứa mang bị. Chỉ có tôi là có cái ba-lô do ông bô tôi cho mượn, sau khi cho tôi một lô dặn dò cùng vài lời hăm dọa đến tính mạng. Nhờ có cái ba lô nên tôi nổi nhất trong đám. Tôi thấy cái ba-lô như là cái bửu bối. Đeo nó vào, tự nhiên tôi thấy tôi to lớn, quan trọng hẳn lên. Tháo nó ra, tự dưng tôi bé cái xìu như cái bong bóng xì hơi. Vì vậy, suốt cả cuộc hành trình, mồ hôi vã ra như tắm, nhưng tôi vẫn cứ khăng khăng đeo cái ba-lô trên vai. Thấy mấy đứa cùng trang lứa đứng bên đường thèm thuồng trông theo đám học trò đi cắm trại, tôi làm dáng trịnh trọng ra vẻ mình là đội trưởng cho le lói nên trông cũng hách xì-xằng lắm. Tôi làm cứ y như là không có tôi đi bên ngoài thì cả cái đám lỏi kia không có đứa nào biết đi thẳng hàng cho được.

Tiếc rằng quân đội không nhìn thấy cái tài lãnh đạo của tôi nên tôi phải khệ nệ khiêng súng ôm đạn đi đứng loạng choạng như thế này. Chứ nếu mà quân đội có cái nhìn xa như ông thầy tôi hồi đó, thì tôi cũng đi đứng hiên ngang lắm chứ. Hổng chừng còn ngon nữa kìa. Âu, đó cũng là vận nước!

Đến ngã tư rồi chúng tôi cũng không thấy một chiếc GMC nào đậu sẵn trên đường. Thay vì cứ tiếp tục đi thẳng về hướng Hòa Cường, người lính đi đầu lại quẹo trái đi vô ngôi trường trung học nằm cạnh con sông Hàn gần đó. Đám lính chúng tôi phân vân không hiểu đi vô trong trường học để làm gì.

- Ê, hổng lẻ mình đổi chỗ đóng quân ở trong đó?

- Chỗ này là trường học mà đóng quân cái mốc gì.

- Chắc Hải Quân đến chở mình về Thường Đức bằng tàu?

- Nếu mà đi bằng tàu thì mình phải đi qua bến tàu bên kia chớ vô đây làm chi.

- Biết đâu bên kia có tàu đang bốc hàng, nên không có chỗ cho tàu vô rước mình, nên họ phải dùng tạm cái bãi này.

Một thằng tương đối biết suy nghĩ hơn trong bọn bèn góp ý:

- Tao nghĩ là trực thăng đến đón mình.

Tự nãy giờ mới thấy có một thằng ăn nói ra hồn. Tôi nghĩ nó nói chắc có lý. Nếu dùng trực thăng đến chở chúng tôi thì chỉ có nơi đây là thích hợp và gần gũi nhất.

* * *

Ngôi trường Trung học là một dãy nhà lầu, nhiều tầng, nằm dọc theo bờ sông Hàn. Một mặt hướng ra đường, đối diện hông Quân Đoàn. Mặt kia, kế bờ sông Hàn, trông về bên Mỹ Khê. Nằm giữa bờ sông và ngôi trường là cái sân chơi rộng chạy dọc theo chiều dài ngôi trường. Ngoại trừ hướng Tây là đối diện trực tiếp với khuôn viên của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I và thành phố Đà Nẵng, ba hướng còn lại với khung cảnh trống trải và quang đãng, nhất là hướng đông cạnh con sông Hàn, nên cái sân chơi là nơi thích hợp cho việc trực thăng lên xuống bốc quân rất là thuận tiện.Trực thăng vận

Như để xác định với tôi lời thằng tuyên bố vừa rồi là chính xác, chúng tôi được lịnh tập họp thành từng toán nhỏ. Mỗi toán cho mỗi chiếc trực thăng.

Tin đi bằng trực thăng làm đám lính xôn xao. Một vài đứa tỏ ra thành thạo:

- (vt) Chắc là đi hành quân rồi. Chớ đi Thường Đức thì cần gì phải đi máy bay. Hèn gì lúc lãnh lương khô là tao đã nghi ngờ rồi.

- Thôi đúng rồi. Chắc là đi Quế Sơn. Nghe nói lính mình đang quýnh nhau ở đó.

Tội nghiệp cho mấy người ở Thường Đức. Họ bán tín bán nghi lăng xăng đi hỏi đầu này đầu nọ. Có người vội vàng đem những gói quà đưa cho ông tiếp liệu của Đại Đội nhờ chuyển về hậu cứ dùm cho họ.

Khi còn ở quân trường, tôi cũng có học qua cách hành quân Trực Thăng Vận. Tôi cũng trèo lên nhảy xuống, lăn lộn, đủ cỡ đủ kiểu, nhưng mà chỉ tập với trực thăng giả nằm lơ lửng ở trên không. Bây giờ sắp sửa chơi với thứ thiệt, bay thiệt, nên tôi cảm thấy hồi hộp, nhưng đồng thời, máu mạo hiểm trong người tôi cũng ồn ào giơ tay giơ chân tình nguyện nên tôi cũng cảm thấy háo hức.

Tôi lo nhất là nếu phải bị ngồi đong đưa ở bên mép sàn trực thăng. Tôi sợ chiếc trực thăng bay nghiêng hay quẹo ngoặt một tý thì tôi chỉ có nước bay lọt ra ngoài. Tôi tự dặn mình, làm sao cũng phải chen chân dành cho được cái chỗ chính giữa, ở ngay trong lòng trực thăng cho chắc ăn.

* * *

Trong khi chờ đợi trực thăng đến đón, đa số lính tráng tụm năm tụm ba, đứng ngồi tán gẫu. Còn tôi, cái viễn ảnh bị lọt ra ngoài trực thăng cứ chạy lòng vòng trong đầu cho nên tôi cũng chẳng hứng gì nhập bọn với tụi nó. Để xua đi những ý nghĩ hắc ám, tôi rút trong ba-lô ra tập giai phẩm Văn để đọc cho quên đi nỗi lo lắng trong lòng. Thằng ngồi bên cạnh tôi, nhìn qua hỏi:

- Hê, đọc cái gì vậy mậy?

- Báo Văn.

- Báo gì?

- Ờ, thì cái tờ báo tên Văn ấy mờ.

- Đưa tao coi thử coi.

Tôi chìa tờ báo cho nó. Lật qua lật lại vài trang, đọc được vài giòng, nhìn lên nhìn xuống một hồi, nó trả lại:

- (vt) Báo biếc gì mà đọc nghe muốn nổ đom đóm.

Tôi cười đồng tình với nó:

- Ờ, tao cũng vậy. Đọc thì đọc chớ nhiều khi tao cũng hổng biết họ nói cái gì. Mà có lúc tao cũng hổng biết họ có biết họ nói cái gì không nữa.

- Dị, sao mầy mua làm gì?

- Thì mua đọc chơi. Không bổ chiều ngang thì cũng bổ chiều dọc. Bữa nay đọc không hiểu thì ngày mai chắc hiểu.

Tôi không nói cho nó biết là tôi mua cái tập sách này là chỉ để nhắn nhủ với mấy cô nàng bán sách bên ngoài chợ Hàn rằng tôi cũng thuộc loại chữ nghĩa đầy bồ. Mua xong rồi nhưng tôi nào có để cho cô bán hàng bỏ quyển sách vào trong bao giấy đâu. Tôi còn cần phải cầm tập sách để lộ chữ “Văn” to tổ bố ra ngoài, lượn qua lượn lại mấy cái tiệm sách vài vòng, để cho các nàng biết tôi cũng thuộc loại am tường văn võ chứ chẳng phải là kẻ thường tình.

Như không muốn tiếp tục một câu chuyện vô bổ cho nó, nó bèn chuyển sang một đề tài khác, một chủ đề mà nó đang thổn thức:

- Hê, mày có bồ không?

Tôi trả lời:

- Bồ hở?... Ồ, bồ thì tao có bồ nhiều lắm.

- (vt), mày lại dóc rồi. Có nhiều bồ sao tao không thấy đứa nào tới gặp mày dậy.

- Bửa nay đứa nào cũng bận hết. Phần thì đang đi học, còn lớp khác thì đang chuẩn bị đi thi hoa hậu trong tỉnh.

Tự dưng nó nhăn răng cười ngặt nghẽo y như rằng nó nghĩ tôi nói dóc. Thấy nó cười sặc sụa nên tôi cũng cười theo chẳng màng giải thích, rồi nhìn xuống tiếp tục đọc báo.

Thấy tôi bỏ ngang, nó bèn khịa chuyện: - Chưa đi mà tao đã thấy nhớ nàng quá mầy. Không biết chừng nào mới có dịp trở lại Đà Nẵng!

Nghe giọng nói của nó có vẻ như muốn trút bầu tâm sự. Tôi cũng tò mò muốn biết sự tình nên đóng tập sách, quay qua nó. Tôi chợt nhớ ra có lần tôi đã thấy nó đi chơi với một cô nàng nào đó ở trên phố bèn chọc:

- Tương tư rồi đó hở?

Được tôi ướm lời, nó đáp không suy nghĩ:

- Ờ, không biết giờ này nàng đang làm gì.

Tôi ra giọng kẻ cả:

- Thế con bé tên gì, con cái nhà ai, ăn học thế nào?

Nó như không lưu tâm tới câu nói pha trò của tôi:

- Nàng phụ mẹ bán hàng ở Chợ Trời trên Chợ Cồn.

Tôi nhớ ra cô gái đó:

- Có phải cô bé bán ở cái sạp chuyên buôn bán đồ lính đó không?

- Đúng đó.

- Thế là chuột sa hũ nếp rồi. Quen lâu chưa vậy?

- Vài tháng nay.

- Mi chưa?

Nó cười ruồi:

- Tay còn chưa dám cầm nữa mà mi với miết.

- Như vậy là mới chỉ mày với tao thôi, chớ chưa là anh với em?

- Tên thôi.

- Chỉ có tên thôi mà đã nhớ rồi à? Mà nhớ thì viết thư đi, viết cho nàng biết.

- Viết cái gì bây giờ?

- Thì viết là mày nhớ nàng lắm. Nhớ da diết. Nhớ đến mức tối ngủ khóc ướt cả ba-lô.

- Mày cứ chọc quê.

- Thế nói thật nghe. Mày nhớ cái gì nhất? Ở bên nàng, mày cảm thấy như thế nào?

Nó suy nghĩ:

- Tao nhớ nhất là khi đi chơi, mỗi lần áo dài của nàng bị gió thổi đụng vào chân tao. Nhất là mỗi khi tóc nàng bay qua đụng cái mặt tao. Tao thấy có một cái cảm giác ly kỳ lạ lùng hồi hộp lắm.

Tôi đề nghị:

- Đó, thì viết y như vậy đó. Nói là nhớ cái áo nàng quyện vào chân mày làm mày cảm thấy rung động. Nói là nhớ lần tóc nàng bám vào mặt mày làm cho người mày rạo rực xốn xang.

Như không hài lòng với lối diễu cợt của tôi, nó chưởi thề:

- (vt), mày chỉ được cái phá đám.

Nói xong, nó quay qua chỗ khác như không muốn nghe lối nói chuyện nhảm nhí, chọc ghẹo, của tôi nữa. Tôi nhìn quanh, thấy không có gì hấp dẫn nên tiếp tục cúi xuống đọc sách. Đọc thì đọc, nhưng tôi không để ý tới những chữ trong sách. Trong đầu tôi vẫn lẩn quẩn mẫu đối thoại của nó. Tôi chợt nghĩ, hay là làm cho nó bài thơ con cóc chọc nó chơi. Làm xong, tôi đưa cho nó:

- Hê, lấy cái này gởi cho nàng. Bảo đảm nàng sẽ cảm động lắm.

Vào mặt trận

Nó cầm lấy đọc:

Thôi,
mày ở lại,
tau đi về Thường Đức.
Rồi một mai khi thanh bình trở lại,
đất nước hết binh đao thì tau sẽ… thăm… mày.
...

Chưa đọc hết, nó liệng tờ giấy lại cho tôi rồi cười rũ rượi:

- (vt), thơ thiếc gì mà đọc lên như xuống câu “dọng” cổ.

Thấy nó không chịu, tôi bèn đưa bài khác cho nó:

- Mày không thích vọng cổ thì xài cái này vậy.

Thôi em nhỉ,
tôi tiếp tục lên đường đi chinh chiến.
Cảm tạ em,
cho những buổi hẹn hò.
Và cho lần,
tóc em vướng nhẹ trên môi.
Rồi từ đấy,
tôi mang theo niềm tin,
tôi mang theo hy vọng,
tôi mang theo ấm êm.
Tôi mang theo
mùi hương tóc hôm nào,
trên khắp nẻo đường đất nước.
Em biết chăng?
Tôi đã hôn em rồi đó,
... trên tóc thôi.
Chứ bố bảo,
tôi cũng không dám mi em.
Nhỡ em nổi quạu,
em bịch cho một phát sái quai hàm,
thì không còn đường nhai gạo sấy.

Tôi chăm chú theo dõi khuôn mặt nó khi nó đọc. Đến đoạn cuối, nó nhăn răng cười sằng sặc.

- Khúc đầu thì nghe cũng được nhưng khúc sau thì nghe có vẻ phàm phu quá.

* * *

Đang tán phét, đột nhiên có nhiều tiếng trực thăng vang vọng trên không. Từ xa, một đoàn trực thăng như những đốm đen lấm chấm xuất hiện trên nền trời, đang bay dần về hướng chúng tôi. Không ai bảo ai, mọi người lục tục trở về vị trí của mình chuẩn bị lên đường.

Đoàn trực thăng vẫn nhắm hướng chúng tôi bay tới. Mối lo âu, về cái viễn ảnh la hét, bắn nhau, súng nổ, đạn bay, máu chảy, kẻ rên, người chết, toàn những hãi hùng, sẽ xảy ra tại Quế Sơn, hay đâu đó, cũng có thể là Quảng Trị, trong vòng vài tiếng đồng hồ sắp tới, bắt đầu manh nha trong tôi. Đoàn trực thăng càng hạ thấp tiến gần, hình dạng chiếc máy bay càng rõ nét lớn dần, nỗi lo sợ càng tăng thêm bội phần. Mặc dầu tôi đã cố gắng hết sức đuổi xua những ý nghĩ không hay đang chiếm ngự trong đầu, tôi cũng không khỏi phân vân, liệu mình có may mắn được thêm một lần nữa, hay không?

Theo thói quen mỗi lần xuất quân, tôi bấm nút tháo băng đạn chiến (**) ra khỏi súng. Dùng ngón cái ấn vài lần xuống dãy đạn đang nằm thứ tự bên trong, để lường xem lực đàn hồi của lò xo, có đủ mạnh để đẩy đạn vào nòng, xuông xẻ hay không. Thấy không có gì lạ thường, tôi lật ngược băng đạn sang đầu băng bên kia và lập lại động tác vừa rồi. Thấy không có gì trở ngại, tôi gắn băng đạn trở lại vào súng. Một tiếng “cách” vô hồn của kim loại va chạm khẽ vang khô khan. Băng đạn đã lọt hẳn vào ngoàm khoá chặt.

(Hết phần đầu - Xin xem tiếp phần cuối vào kỳ tới)

(còn tiếp)

Phụ chú:

(*) Giày lính. Phiên âm từ tiếng Pháp “bottes de saut” - Có nghĩa là giày của lính Dù - tiếng thông dụng là giày lính. Dùng để phân biệt với giày bố do Quân Nhu cung cấp.

(**) Trong bọn lính chúng tôi, hầu như người nào cũng có 1 băng đạn chiến. Ấy là 2 băng đạn, loại băng 20 viên, được cột chung ngược đầu với nhau để dùng khi tấn công. Với cách cột này, khi xung phong, nếu 1 băng đã bị bắn hết đạn, chúng tôi chỉ cần tháo ra, quay ngược chiều, gắn băng đạn bên kia vào, tất cả chỉ xảy ra trong vòng vài giây. Còn bằng không, trong khi vừa chạy vừa la vừa tránh đạn vừa đổi băng, mà phải mò mẫm trong túi đạn để móc ra 1 cái băng khác để thay, sự chậm trễ có thể mang về những hối tiếc.

Biên HÙng chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm