Thân Hữu Tiếp Tay...
Chuyện biểu tình ngày 1 tháng 7
Mặc cho thiên hạ phỏng đoán về thái độ của chính quyền đối với việc biểu tình ngày mai - 1/7, tôi đi ngủ sớm để còn lấy sức cho cuộc đi bộ ngày mai. Thực sự trong đầu chả nghĩ ngợi lăn tăn điều gì, mặc dù ngoài trời đang mưa tầm tã, nhưng đã xác định rồi thì cứ thế mà làm thôi.
Tôi ngủ một mạch, không hề mộng mị.
Chuông reo lúc 4 giờ 28 phút sáng. Làm xong một số việc thì đánh thức bố dậy, nói con đi có việc nên bố ăn sớm nhé. Cụ chả hỏi gì mà chỉ gật đầu.
6 rưỡi là lên đường. Mưa vẫn rơi rào rào.
Như đã hẹn, đúng 7 giờ tôi có mặt tại nhà cụ Lê Hiền Đức để tháp tùng cụ cùng đi biểu tình. Vì cụ Đức vẫn còn đau chân nên chúng tôi mượn được cái xe lăn cho cụ ngồi. Cụ bảo hôm nay cụ đi vì 3 mục đích.
Thứ nhất là biểu lộ lòng yêu nước.
Thứ hai, ủng hộ Luật Biển.
Thứ ba, quan sát xem chính quyền có đàn áp thô bạo như biểu tình năm ngoái không.
7 rưỡi lên xe ô tô - 8 giờ 02 phút đến vườn hoa Lý Thái Tổ.
Lúc này trời đã ngớt mưa, tôi, cụ Lê Hiền Đức và T30 xuống xe. Xung quanh không thấy nhiều người có dáng dấp đi biểu tình, chỉ là những dáng dấp mang vẻ an ninh là nhiều nhưng cũng không đông lắm.
Ba cô cháu chúng tôi đẩy xe ra giữa sân vườn hoa trống vắng. Quanh đó là dăm bẩy người biểu tình đứng rải rác, còn ra ý thăm dò. Rồi đông dần lên, rồi trưng biểu ngữ, rồi hát, hô khẩu hiệu, rồi xuất hiện phóng viên. Một rừng phóng viên.
A, có thêm nhiều gương mặt mặt mới, trẻ măng bên những gương mặt cũ. Tôi mừng rỡ khi nhận ra những gương mặt đáng kính như giáo sư Bùi Duy Hiển, giáo sư viện sĩ Hoàng Xuân Phú, tiến sĩ Quang A, đại tá Nguyễn Đăng Quang, cụ Tạ Trí Hải và rất nhiều người quen khác nữa. Đang đứng dưới trời mưa thì cụ Ngô Đức Thọ gọi điện hỏi tôi đang ở đâu. Nghe tôi nói đang ở vườn hoa Lý Thái Tổ, cụ ngạc nhiên bảo tưởng mưa nên hoãn. Rồi cụ giáo sư già tức tốc lên đường. Không đầy nửa tiếng sau là cụ Thọ đã ở trên sân vườn hoa cùng chúng tôi.
Trời lúc mưa lúc tạnh. Trên sân xuất hiện một lá cờ đại. Khi người đàn ông gày gò cầm cờ phất qua phất lại, những vồng cờ cuộn bay trong không trung rất đẹp mắt , gợi cảm giác uy nghi và hào hùng.
Không thấy bất kỳ một sự can thiệp nào của các lực lượng chức năng. Cũng không có loa phản đối tụ tập đông người như năm ngoái. Trên sân, người biểu tình hồ hởi đi lại, bắt tay chào hỏi nhau tíu tít. Thấy vậy lại nghĩ cũng lạ, năm ngoái tôi vừa mới ra Bờ Hồ, chưa kịp hô hào gì thì “họ” đã ào vào túm lấy chúng tôi tống lên xe buýt, bảo là gây rối trật tự công công cộng, rồi giam tới 5 ngày. Vậy mà bây giờ náo nhiệt thế này, cờ quạt giăng đầy, hô rầm rầm thì lại chả ai bảo là gây rối trật tự công cộng. Khi những người biểu tình bắt đầu tuần hành quanh Hồ Gươm, vừa đi vừa hô khẩu hiệu thì “họ” còn đứng ra điều khiển giao thông để cho đoàn biểu tình đi qua đường nữa. Xem ra tư duy của “họ” cũng rất tùy hứng?
Đoàn biểu tình đi dọc đường Tràng Thi, hướng về phía đại sứ quán Trung Quốc, vừa đi vừa hô vang những khẩu hiệu đả đảo Trung Quốc xâm lược. Trường Sa, Hoàng Sa, Việt Nam. Tôi đi trong đoàn nên không biết có bao nhiêu người, chỉ nghe thấy tiếng hô khi tập trung cứ rền vang. Nếu không vì trời mưa nên nhiều người tưởng hoãn thì có lẽ cuộc biểu tình ngày hôm nay phải lên tới nghìn người. Hẳn nhiều người sẽ rất tiếc...
Khi đoàn vượt qua ngã tư Điện Biên Phủ - Trần Phú thì bỗng dưng chựng lại. Lúc đầu tôi không để ý, cứ mải chụp ảnh và chuyện trò với những người quen cũ. Sau thấy hơi lâu thì mới len lên trên - hóa ra công an đang đứng chặn đường. Cụ Lê Hiền Đức thì cứ lặp đi lặp lại một câu hỏi tại sao lại ngăn sông cấm chợ như vậy.Dường như cụ không hiểu một điều đơn giản như thế lại có thể xảy ra.
Chao, nghĩ mà tội cụ! Sống gần hết đời người mà cụ vẫn “ngây thơ” vậy. Nhiều người lên tiếng khuyên cụ và mọi người quay lại, tiếp tục tuần hành về tượng đài cảm tử. Sau phút dùng dằng, cụ Đức cũng cùng cả đoàn biểu tình lại quay lại, đi theo hướng Hàng Bông để về Bờ Hồ.
Dọc đường, một tay an ninh mặc thường phục len vào đưa điện thoại cho cụ Đức, bảo cụ nói chuyện với anh Luyến nào đó. Một nhóm người dồn lại, xúm xít quanh cụ Đức. Hóa ra công an “gọi” cụ về, bảo sẽ cho xe đến đón cụ?
Ơ hay! Đã đi gần hết buổi rồi, lại dở chứng đòi đón cụ về là thế nào. Mọi người bắt đầu phản đối, tiếp tục đẩy xe cụ Đức về phía trước. Lúc trước cái xe thùng của công an còn áp vào, suýt chèn vào xe cụ Đức làm người đẩy xe phải lái chiếc xe dạt vào phía trong. Trong lúc lộn xộn, mải tranh cãi với tay mặc thường phục và một tay an ninh khác cứ chĩa camera vào mặt mọi người để quay suốt từ đầu buổi đến giờ, tôi chả để ý đến có kẻ lợi dụng thó mất chiếc điện thoại. Tiếc những bức ảnh quá. Tiền thì có thể dành dụm, chứ ảnh thì có những giá trị lịch sử không bao giờ lặp lại. Nghe tin tôi mất điện thoai, cô bạn biểu tình la oai oái, bắt đền những bức ảnh tôi chụp cô ấy nhưng chưa kịp post lên mạng. May mà tôi cũng đã kịp post lên vài cái và một đoạn clip ngắn nhưng khá hay về người biểu tình.
Như mọi khi, mọi người tập trung dưới chân tượng đài cảm tử, hát và hô khẩu hiệu một hồi rồi chia tay nhau. Trong khi một nhóm người ngồi uống nước ở cái quán”không bán nước cho người yêu nước” năm ngoái, mấy anh dân phòng và một anh công an cũng ngồi uống nước cách đó vài mét, chừng như để canh chừng. Phía xa, xe thùng của cảnh sát vẫn đỗ bên vỉa hè.
Tôi về nhà, chuẩn bị cơm trưa cho bố. Lúc bê cơm vào, bố tủm tỉm cười kể, rằng sáng nay mẹ tôi gọi điện lên hỏi tôi đâu, bố bảo nó đi có việc từ sáng sớm rồi. Thế là bà giãy nảy lên:
- Thôi chết rồi! Thế là nó lại đi biểu tình rồi!
Chả gì năm ngoái có người nói đến tai cụ rằng” Chúng tôi mà thấy chị ấy trong đoàn biểu tình lần nữa là sẽ bắt ngay”. Mẹ tôi tức tốc lên nhà, kể với bố là trưa hôm qua (thứ bẩy đáy), vừa bê bát cơm lên thì có cô công an nào đó xưng là ở trên “Bộ” lại gọi điện đến, vẫn nhờ cụ khuyên con gái không nên đi biểu tình vào ngày 1/7. Lần này cụ nhà tôi hỏi ngược lại:
- Thế đi như thế có gì sai không hở cô?
- Sai thì không sai, nhưng không nên đi.
Cụ bảo cô ấy nói chị ấy (tức là tôi đấy) viết trên mạng (blog đấy) nhiều lắm bà ơi. Cụ lại hỏi:
- Thế viết như thế có gì sai không hở cô?
- Sai thì không sai, nhưng không nên viết thế.
Chưa bao giờ tôi thấy bố tôi cười khoái chí đến thế. Bố cười khinh khích, bảo bố chấm cho mẹ điểm 10, vì chỉ cần hỏi một câu như thế là giải đáp được tất cả. Mẹ tôi phải dọa là chồng tôi già rồi, lại bị cao huyết áp, cứ nói nhiều những chuyện thế này mà ông ấy xúc động ngất đi thì...gay lắm đấy, thế là cô ấy mới chịu thôi.
Hay thật! Thế mà suốt cả chiều hôm qua chả thấy mẹ tôi nói gì, cũng chả (mách) bố. Cái trò chiến tranh tâm lý là ghê gớm lắm. Họ chọn mẹ tôi là điểm yếu nhất để tấn công tôi đấy. May mà mẹ biết thừa chồng con mình, nên chả ý kiến ý cò gì nữa. Nhưng nghe bảo tôi đi biểu tình thì cụ lại cũng chưa yên, nên tôi đi rồi cụ mới lên chia sẻ với chồng.
Bố bảo bố đưa cho mẹ đọc cái bài tôi viết “Nhà cầm quyền mất gì và được gì khi bắt giam Bùi Hằng” cho mẹ đọc, bảo bà đọc đi rồi sẽ thấy chính quyền bây giờ “bí” đến thế nào....
Tôi chạy vào bật máy, in thêm cho bố bài”Khốn nạn thân các anh. Đéo mẹ cha chúng nó” cho bố đọc, kể lại cái tích cụ Nguyễn Khuyến viết bài văn tế như thế nào, bố cười khắc khắc bảo, cụ Nguyễn Khuyến thâm nho thật.
Tôi tin chắc là các cụ hiểu rõ tính “thật như đếm” của tôi, nên những gì tôi viết sẽ cho các cụ thấy sự thật mà các cụ không thể tìm thấy, nghe thấy trên đài báo nhà nước như thế nào.
P/S:
Sim 3G hết tiền, tôi chạy đi mua cái sim mới. Từ chuyện 3G lan man thế nào sang chuyện viết blog, rồi chuyện đi biểu tình. Chủ cửa hàng bảo đi biểu tình thì chống TQ thế nào được. Tôi bảo này nhé, con chó khi bị đánh thì đương nhiên nó phải ẳng lên một tiếng (mượn câu chuyện trên mạng), đúng không? Đúng hả? Ờ, thế có thằng nó bắt dân mình, chiếm đảo của mình, giết bộ đội mình, giờ nó lại vào tận bờ biển của mình để mở thầu bán hàng cứ như là biển của nó thì cậu bảo sao? Lẽ nào dân mình để nhà nước đấu tranh đơn độc thế? Cậu đừng có ỷ lại nhà nước nhá. Thời buổi văn minh đấu tranh đâu chỉ bằng nắm đấm và súng đạn.
Thế nào mà lại sang cả chuyện kiện cáo của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Cậu ấy hỏi, thế ông ấy kiện có đúng không?
Quan điểm của riêng tôi là ông ấy kiện đúng. Còn chính quyền họ xử công khai mà lại kín, rồi xử mà không xét thì sẽ có lịch sử phán xét. Những người như ông Vũ chấp nhận cái giá đó để đổi lấy cái đáng giá hơn nhiều cho đất nước đấy. Cậu không nhớ bà Ngô Bá Thành từng nói - Việt Nam có một rừng luật, nhưng lại sử dụng luật rừng đấy à?
Cậu chủ chuyện say sưa đến nỗi khách vào mua hàng, đòi bớt 10 nghìn cậu ấy OK luôn, xong lại quay ra tranh luận với tôi. Khi tôi ra về cậu ấy cười rõ tươi, nhất trí sẽ vào gúc gồ để biết thêm thông tin đa chiều, chứ không cứ Dân trí với Vnexpress....nữa ( Phương Bích )
Chuyện biểu tình ngày 1 tháng 7
Mặc cho thiên hạ phỏng đoán về thái độ của chính quyền đối với việc biểu tình ngày mai - 1/7, tôi đi ngủ sớm để còn lấy sức cho cuộc đi bộ ngày mai. Thực sự trong đầu chả nghĩ ngợi lăn tăn điều gì, mặc dù ngoài trời đang mưa tầm tã, nhưng đã xác định rồi thì cứ thế mà làm thôi.
Tôi ngủ một mạch, không hề mộng mị.
Chuông reo lúc 4 giờ 28 phút sáng. Làm xong một số việc thì đánh thức bố dậy, nói con đi có việc nên bố ăn sớm nhé. Cụ chả hỏi gì mà chỉ gật đầu.
6 rưỡi là lên đường. Mưa vẫn rơi rào rào.
Như đã hẹn, đúng 7 giờ tôi có mặt tại nhà cụ Lê Hiền Đức để tháp tùng cụ cùng đi biểu tình. Vì cụ Đức vẫn còn đau chân nên chúng tôi mượn được cái xe lăn cho cụ ngồi. Cụ bảo hôm nay cụ đi vì 3 mục đích.
Thứ nhất là biểu lộ lòng yêu nước.
Thứ hai, ủng hộ Luật Biển.
Thứ ba, quan sát xem chính quyền có đàn áp thô bạo như biểu tình năm ngoái không.
7 rưỡi lên xe ô tô - 8 giờ 02 phút đến vườn hoa Lý Thái Tổ.
Lúc này trời đã ngớt mưa, tôi, cụ Lê Hiền Đức và T30 xuống xe. Xung quanh không thấy nhiều người có dáng dấp đi biểu tình, chỉ là những dáng dấp mang vẻ an ninh là nhiều nhưng cũng không đông lắm.
Ba cô cháu chúng tôi đẩy xe ra giữa sân vườn hoa trống vắng. Quanh đó là dăm bẩy người biểu tình đứng rải rác, còn ra ý thăm dò. Rồi đông dần lên, rồi trưng biểu ngữ, rồi hát, hô khẩu hiệu, rồi xuất hiện phóng viên. Một rừng phóng viên.
A, có thêm nhiều gương mặt mặt mới, trẻ măng bên những gương mặt cũ. Tôi mừng rỡ khi nhận ra những gương mặt đáng kính như giáo sư Bùi Duy Hiển, giáo sư viện sĩ Hoàng Xuân Phú, tiến sĩ Quang A, đại tá Nguyễn Đăng Quang, cụ Tạ Trí Hải và rất nhiều người quen khác nữa. Đang đứng dưới trời mưa thì cụ Ngô Đức Thọ gọi điện hỏi tôi đang ở đâu. Nghe tôi nói đang ở vườn hoa Lý Thái Tổ, cụ ngạc nhiên bảo tưởng mưa nên hoãn. Rồi cụ giáo sư già tức tốc lên đường. Không đầy nửa tiếng sau là cụ Thọ đã ở trên sân vườn hoa cùng chúng tôi.
Trời lúc mưa lúc tạnh. Trên sân xuất hiện một lá cờ đại. Khi người đàn ông gày gò cầm cờ phất qua phất lại, những vồng cờ cuộn bay trong không trung rất đẹp mắt , gợi cảm giác uy nghi và hào hùng.
Không thấy bất kỳ một sự can thiệp nào của các lực lượng chức năng. Cũng không có loa phản đối tụ tập đông người như năm ngoái. Trên sân, người biểu tình hồ hởi đi lại, bắt tay chào hỏi nhau tíu tít. Thấy vậy lại nghĩ cũng lạ, năm ngoái tôi vừa mới ra Bờ Hồ, chưa kịp hô hào gì thì “họ” đã ào vào túm lấy chúng tôi tống lên xe buýt, bảo là gây rối trật tự công công cộng, rồi giam tới 5 ngày. Vậy mà bây giờ náo nhiệt thế này, cờ quạt giăng đầy, hô rầm rầm thì lại chả ai bảo là gây rối trật tự công cộng. Khi những người biểu tình bắt đầu tuần hành quanh Hồ Gươm, vừa đi vừa hô khẩu hiệu thì “họ” còn đứng ra điều khiển giao thông để cho đoàn biểu tình đi qua đường nữa. Xem ra tư duy của “họ” cũng rất tùy hứng?
Đoàn biểu tình đi dọc đường Tràng Thi, hướng về phía đại sứ quán Trung Quốc, vừa đi vừa hô vang những khẩu hiệu đả đảo Trung Quốc xâm lược. Trường Sa, Hoàng Sa, Việt Nam. Tôi đi trong đoàn nên không biết có bao nhiêu người, chỉ nghe thấy tiếng hô khi tập trung cứ rền vang. Nếu không vì trời mưa nên nhiều người tưởng hoãn thì có lẽ cuộc biểu tình ngày hôm nay phải lên tới nghìn người. Hẳn nhiều người sẽ rất tiếc...
Khi đoàn vượt qua ngã tư Điện Biên Phủ - Trần Phú thì bỗng dưng chựng lại. Lúc đầu tôi không để ý, cứ mải chụp ảnh và chuyện trò với những người quen cũ. Sau thấy hơi lâu thì mới len lên trên - hóa ra công an đang đứng chặn đường. Cụ Lê Hiền Đức thì cứ lặp đi lặp lại một câu hỏi tại sao lại ngăn sông cấm chợ như vậy.Dường như cụ không hiểu một điều đơn giản như thế lại có thể xảy ra.
Chao, nghĩ mà tội cụ! Sống gần hết đời người mà cụ vẫn “ngây thơ” vậy. Nhiều người lên tiếng khuyên cụ và mọi người quay lại, tiếp tục tuần hành về tượng đài cảm tử. Sau phút dùng dằng, cụ Đức cũng cùng cả đoàn biểu tình lại quay lại, đi theo hướng Hàng Bông để về Bờ Hồ.
Dọc đường, một tay an ninh mặc thường phục len vào đưa điện thoại cho cụ Đức, bảo cụ nói chuyện với anh Luyến nào đó. Một nhóm người dồn lại, xúm xít quanh cụ Đức. Hóa ra công an “gọi” cụ về, bảo sẽ cho xe đến đón cụ?
Ơ hay! Đã đi gần hết buổi rồi, lại dở chứng đòi đón cụ về là thế nào. Mọi người bắt đầu phản đối, tiếp tục đẩy xe cụ Đức về phía trước. Lúc trước cái xe thùng của công an còn áp vào, suýt chèn vào xe cụ Đức làm người đẩy xe phải lái chiếc xe dạt vào phía trong. Trong lúc lộn xộn, mải tranh cãi với tay mặc thường phục và một tay an ninh khác cứ chĩa camera vào mặt mọi người để quay suốt từ đầu buổi đến giờ, tôi chả để ý đến có kẻ lợi dụng thó mất chiếc điện thoại. Tiếc những bức ảnh quá. Tiền thì có thể dành dụm, chứ ảnh thì có những giá trị lịch sử không bao giờ lặp lại. Nghe tin tôi mất điện thoai, cô bạn biểu tình la oai oái, bắt đền những bức ảnh tôi chụp cô ấy nhưng chưa kịp post lên mạng. May mà tôi cũng đã kịp post lên vài cái và một đoạn clip ngắn nhưng khá hay về người biểu tình.
Như mọi khi, mọi người tập trung dưới chân tượng đài cảm tử, hát và hô khẩu hiệu một hồi rồi chia tay nhau. Trong khi một nhóm người ngồi uống nước ở cái quán”không bán nước cho người yêu nước” năm ngoái, mấy anh dân phòng và một anh công an cũng ngồi uống nước cách đó vài mét, chừng như để canh chừng. Phía xa, xe thùng của cảnh sát vẫn đỗ bên vỉa hè.
Tôi về nhà, chuẩn bị cơm trưa cho bố. Lúc bê cơm vào, bố tủm tỉm cười kể, rằng sáng nay mẹ tôi gọi điện lên hỏi tôi đâu, bố bảo nó đi có việc từ sáng sớm rồi. Thế là bà giãy nảy lên:
- Thôi chết rồi! Thế là nó lại đi biểu tình rồi!
Chả gì năm ngoái có người nói đến tai cụ rằng” Chúng tôi mà thấy chị ấy trong đoàn biểu tình lần nữa là sẽ bắt ngay”. Mẹ tôi tức tốc lên nhà, kể với bố là trưa hôm qua (thứ bẩy đáy), vừa bê bát cơm lên thì có cô công an nào đó xưng là ở trên “Bộ” lại gọi điện đến, vẫn nhờ cụ khuyên con gái không nên đi biểu tình vào ngày 1/7. Lần này cụ nhà tôi hỏi ngược lại:
- Thế đi như thế có gì sai không hở cô?
- Sai thì không sai, nhưng không nên đi.
Cụ bảo cô ấy nói chị ấy (tức là tôi đấy) viết trên mạng (blog đấy) nhiều lắm bà ơi. Cụ lại hỏi:
- Thế viết như thế có gì sai không hở cô?
- Sai thì không sai, nhưng không nên viết thế.
Chưa bao giờ tôi thấy bố tôi cười khoái chí đến thế. Bố cười khinh khích, bảo bố chấm cho mẹ điểm 10, vì chỉ cần hỏi một câu như thế là giải đáp được tất cả. Mẹ tôi phải dọa là chồng tôi già rồi, lại bị cao huyết áp, cứ nói nhiều những chuyện thế này mà ông ấy xúc động ngất đi thì...gay lắm đấy, thế là cô ấy mới chịu thôi.
Hay thật! Thế mà suốt cả chiều hôm qua chả thấy mẹ tôi nói gì, cũng chả (mách) bố. Cái trò chiến tranh tâm lý là ghê gớm lắm. Họ chọn mẹ tôi là điểm yếu nhất để tấn công tôi đấy. May mà mẹ biết thừa chồng con mình, nên chả ý kiến ý cò gì nữa. Nhưng nghe bảo tôi đi biểu tình thì cụ lại cũng chưa yên, nên tôi đi rồi cụ mới lên chia sẻ với chồng.
Bố bảo bố đưa cho mẹ đọc cái bài tôi viết “Nhà cầm quyền mất gì và được gì khi bắt giam Bùi Hằng” cho mẹ đọc, bảo bà đọc đi rồi sẽ thấy chính quyền bây giờ “bí” đến thế nào....
Tôi chạy vào bật máy, in thêm cho bố bài”Khốn nạn thân các anh. Đéo mẹ cha chúng nó” cho bố đọc, kể lại cái tích cụ Nguyễn Khuyến viết bài văn tế như thế nào, bố cười khắc khắc bảo, cụ Nguyễn Khuyến thâm nho thật.
Tôi tin chắc là các cụ hiểu rõ tính “thật như đếm” của tôi, nên những gì tôi viết sẽ cho các cụ thấy sự thật mà các cụ không thể tìm thấy, nghe thấy trên đài báo nhà nước như thế nào.
P/S:
Sim 3G hết tiền, tôi chạy đi mua cái sim mới. Từ chuyện 3G lan man thế nào sang chuyện viết blog, rồi chuyện đi biểu tình. Chủ cửa hàng bảo đi biểu tình thì chống TQ thế nào được. Tôi bảo này nhé, con chó khi bị đánh thì đương nhiên nó phải ẳng lên một tiếng (mượn câu chuyện trên mạng), đúng không? Đúng hả? Ờ, thế có thằng nó bắt dân mình, chiếm đảo của mình, giết bộ đội mình, giờ nó lại vào tận bờ biển của mình để mở thầu bán hàng cứ như là biển của nó thì cậu bảo sao? Lẽ nào dân mình để nhà nước đấu tranh đơn độc thế? Cậu đừng có ỷ lại nhà nước nhá. Thời buổi văn minh đấu tranh đâu chỉ bằng nắm đấm và súng đạn.
Thế nào mà lại sang cả chuyện kiện cáo của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Cậu ấy hỏi, thế ông ấy kiện có đúng không?
Quan điểm của riêng tôi là ông ấy kiện đúng. Còn chính quyền họ xử công khai mà lại kín, rồi xử mà không xét thì sẽ có lịch sử phán xét. Những người như ông Vũ chấp nhận cái giá đó để đổi lấy cái đáng giá hơn nhiều cho đất nước đấy. Cậu không nhớ bà Ngô Bá Thành từng nói - Việt Nam có một rừng luật, nhưng lại sử dụng luật rừng đấy à?
Cậu chủ chuyện say sưa đến nỗi khách vào mua hàng, đòi bớt 10 nghìn cậu ấy OK luôn, xong lại quay ra tranh luận với tôi. Khi tôi ra về cậu ấy cười rõ tươi, nhất trí sẽ vào gúc gồ để biết thêm thông tin đa chiều, chứ không cứ Dân trí với Vnexpress....nữa ( Phương Bích )