Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Chuyện kể của một phi công cảm tử Nhật Bản

Tạp chí Aeroplane (Anh) số tháng 10/2003 có đăng bài “Tinh thần Nhật Bản” của Nick Stroud thuật lại cuộc phỏng vấn Muraoka Hideo, nguyên thiếu tá

kamikaze-1

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tạp chí Aeroplane (Anh) số tháng 10/2003 có đăng bài “Tinh thần Nhật Bản” của Nick Stroud thuật lại cuộc phỏng vấn Muraoka Hideo, nguyên thiếu tá, sĩ quan chỉ huy một phi đội đặc công Kamikaze đánh bom tự sát từng chiến đấu trong Thế chiến II hiện còn sống. Dưới đây là tóm tắt nội dung câu chuyện của Muraoka.

Cũng như mọi thiếu niên Nhật khác, từ nhỏ Muraoka Hideo đã được gia đình giáo dục theo tinh thần Võ Sĩ Đạo cực kỳ khắc nghiệt nhằm rèn được ý chí ngoan cường và tinh thần bất khuất. Năm 14 tuổi, Muraoka vào học trong một trường lục quân. Năm 1939, khi tốt nghiệp anh lại được trường hàng không Topu tuyển vào học, đào tạo nghề lái máy bay. Muraoka kể: “Tôi trở thành ngưới lái máy bay hoàn toàn chỉ vì tôi không muốn lăn lê bò toài trên đất bùn như lính bộ binh. Tôi thích bay trên bầu trời. Nhưng về sau, khi hiểu được nhiệm vụ nặng nề của một phi công chiến đấu, tôi đã ân hận vì sự lựa chọn của mình.”

Tốt nghiệp trường hàng không, Muraoka được điều sang Đài Loan [hồi đó bị Nhật chiếm] phục vụ trong trung đội máy bay số 4 thuộc lục quân, với quân hàm thượng úy. Thời gian đó, cuộc chiến tranh Thái Bình Dương do phát xít Nhật gây ra đang diễn ra ác liệt. Năm 1943, quân đội Mỹ tấn công chiếm đảo Guadalcanal và sau đó bắt đầu phản công trên khắp các mặt trận. Quân đội Nhật co về phòng ngự.

Ngày 23/3/1943, Muraoka được điều về Nhật, chỉ huy tiểu đội không quân số 3 thuộc trung đội 224 đóng ở gần thủ đô Tokyo. Thời gian ấy, anh chủ yếu làm nhiệm vụ đào tạo phi công mới, đồng thời trực chiến bảo vệ Tokyo. Sau này, khi được hỏi về công việc đó, Muraoka nói: “Ông Eisenhower từng nói, thành tích chiến đấu lớn nhất của một chiến binh là bảo vệ được tính mạng của đồng đội mình. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm đó. Trong việc đào tạo phi công, tôi chủ yếu dạy họ biết cách tự bảo vệ mình và yểm hộ đồng đội. Phải thừa nhận là tôi vô cùng nghiêm khắc trong công tác huấn luyện, nhưng yêu cầu càng nghiêm thì tôi càng cứu được tính mạng của họ trong các cuộc chiến đấu sau này. Thực tế chứng tỏ cố gắng của tôi là rất có hiệu quả. Các phi công từ trung đội 224 sau khi đưa về các đơn vị khác đều trở thành những phi công cừ nhất. Về sau, trong các trận không chiến đánh máy bay ném bom B-29 của Mỹ, họ đã thể hiện rất xuất sắc.”

Ngày 18/10/1943, Muraoka sang Đài Loan làm sĩ quan chỉ huy trung đội máy bay số 20 đóng ở Đài Bắc. Tại đây, Muraoka được lái loại máy bay anh ưng ý nhất trong đời mình – máy bay chiến đấu Chim Cắt Nakajima-1, không quân Mỹ thường gọi là “Oscar”. Loại máy bay này ngày ấy đã có chút lỗi thời, song nó cực kỳ gọn nhẹ, tính năng thao tác cực tốt. Cho tới nay, Muraoka vẫn cho rằng trong các trận không chiến, tính năng thao tác tốt, cơ động là điều quan trọng nhất. Phóng viên hỏi đùa Muraoka là anh có thích trang bị máy bay kiểu Zero[1] cho trung đội mình không, thì Muraoka kiên quyết trả lời “Không bao giờ ! Chim Cắt là máy bay tốt nhất. Zero được thiết kế riêng để cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay, do đó nó phải có thêm một số trang bị khiến nó nặng hơn Chim Cắt.

50 năm sau ngày chấm dứt chiến tranh, Muraoka chịu khó đi xa 5.500 km đến tận Viện Bảo tàng máy bay chiến đấu Wanaca tại New Zealand để dự cuộc họp mặt của các cựu phi công Thế chiến II. Khi thấy trong Viện Bảo tàng có cả một chiếc Chim Cắt thân yêu, Muraoka đã rưng rưng nước mắt rất lâu.

Ngày 23/10/1943, tức ngày đầu tiên nổ ra hải chiến ở vịnh Leyte, Muraoka cùng trung đội 20 nhận lệnh khẩn cấp di chuyển sang Philippines. Trận Leyte [17/10/1944] được coi là trận quyết định chiến tranh Thái Bình Dương. Tình hình lúc ấy đã rất rõ ràng là Nhật sẽ mất Philippines. Toàn trung đội vô cùng tuyệt vọng.

Muraoka nhớ lại: “Khi tôi chuyển sang trung đội 20, chất lượng các phi công Nhật bấy giờ đã rất kém, trong số 50 phi công trung đội tôi chỉ có 15 người thích hợp với không chiến. Trung đội tôi có 30 máy bay, trong đó chỉ có 2/3 dùng được. Tôi thật sự không thể diễn tả được sự tuyệt vọng của mình. Trong lúc đó máy bay của Mỹ nhiều gấp 10 lần chúng tôi. Một lần bay trinh sát, tôi đếm số tàu chiến hai bên đang giao chiến trên vùng biển, phía Nhật có 10 tàu, còn phía Mỹ thì sao? Tôi đếm đến 300 thì ớn quá, quyết định không đếm nữa.”

Trong tình hình tuyệt vọng như vậy, Bộ Thống soái Nhật quyết định dùng cách đánh tự sát. Họ tuyển mộ các phi công sẵn sàng chiến đấu theo kiểu lao máy bay vào mục tiêu của địch. Người ta thành lập các phi đội Kamikaze, tức Thần Phong.[2] Trận ra quân đầu tiên của các phi công Kamikaze là ngày 25/10/1944. Từ đảo Saipan, 6 chiếc máy bay kiểu Zero của hải quân Nhật cất cánh mang đầy bom lao vào các tàu sân bay Mỹ. Từ đó cho đến hết chiến tranh, hơn 2.200 phi công Kamikaze Nhật đã cất cánh mà không bao giờ trở về.[3]

Trung đội 20 của Muraoka cũng được chọn làm đội đặc công Kamikaze. Muraoka kể: “Mới đầu người ta chọn các đội viên Kamikaze từ trong nước, sau đó mới đưa sang Philippines chiến đấu. Về sau, do tình hình ngày một xấu, Bộ Thống soái quyết định trực tiếp chọn ngay từ các trung đội không quân ngoài mặt trận. Là chỉ huy trung đội 20, tôi có nhiệm vụ chọn các phi công đặc công Kamikaze trong trung đội mình và hộ tống họ lao vào các tàu sân bay Mỹ.”

Với tâm trạng vô cùng nặng nề, Muraoka nhớ lại việc lựa chọn đó: “Trước tiên, tất cả các đội viên trong trung đội đều phải điền vào một biểu bảng in sẵn, trong đó chỉ có 3 sự lựa chọn – “Tôi hoàn toàn đồng ý”; “Nếu là bất đắc dĩ, tôi đồng ý”; “Tôi không muốn tham gia”. Là sĩ quan chỉ huy, tôi không phải điền vào bảng này, nhưng tôi biết mình có nhiệm vụ quyết định cuối cùng chọn ai thi hành nhiệm vụ đánh bom tự sát. Hầu như tất cả các phi công đều điền “Tôi hoàn toàn đồng ý”. Tôi thừa biết, trước đó toàn bộ số phi công “tự nguyện” này đều đã được tẩy não bằng tinh thần Bushido (Võ Sĩ Đạo).[4] Phi công lái máy bay Zero nổi tiếng nhất nước Nhật là Sakai cho rằng việc chọn đội viên đặc công Kamikaze là một hình phạt tàn khốc đối với các phi công. Tôi thì cho rằng đấy là sự lãng phí phi công.”

Khi phóng viên hỏi Muraoka sự việc nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất thời ấy, thì Muraoka nói: “Đối với tôi, việc khó khăn nhất là lựa chọn ai làm đội viên đặc công Kamikaze. Nên nhớ rằng tất cả họ đều là những chàng trai tuổi đôi mươi; tôi lúc ấy cũng mới có 25 tuổi, còn quá trẻ mà đã phải đảm đương một trách nhiệm lớn lao như vậy. Khi tôi đọc tên các đội viên được chọn làm đội viên đặc công Kamikaze, các chàng trai ấy đều tỏ ra vô cùng bình tĩnh, rất khó có thể thấy nét đau khổ xuất hiện trên mặt họ, lại càng không có ai kháng lệnh. Có điều, họ càng bình thản như thế thì tôi lại càng đau lòng.”

Nhằm để các bạn trẻ thời nay hiểu được quãng lịch sử rất khó chịu khi phải nhớ lại ấy, năm 1982 Muraoka viết cuốn hồi ký Đội Chim Cắt đặc nhiệm. Rất tiếc là sách này chưa dịch ra tiếng Anh, và vừa in ra đã bán hết ngay không thể tìm đâu ra.

Sau đấy, chúng tôi trò chuyện về việc chiến đấu bảo vệ vùng trời nước Nhật. Muraoka nói: “Hồi ấy tôi rất thích lái chiếc Chim Cắt bay một mình, vì lúc ấy ai cũng chỉ lo cho bản thân. Sau các lần giao chiến với máy bay Mỹ, tôi rút ra được một số kinh nghiệm: phi công Mỹ thường thích tập kích các máy bay Nhật bay một mình. Trong hầu hết các lần giao chiến, tôi đều chỉ gặp loại máy bay Tia Chớp kiểu P-38 và Mèo Địa Ngục kiểu F6F. Vì Chim Cắt hỏa lực yếu nên khi gặp các máy bay Mỹ mạnh hơn, nói chung các phi công Nhật không có lựa chọn nào khác là chuồn. Nhưng tôi thì thường tích cực chống trả, bao giờ cũng chặn đầu địch và quần nhau với chúng. Thực ra tại Myanmar tôi thích chọi nhau với các phi công Anh Quốc hơn, vì họ giỏi hơn phi công Mỹ.

Hiện nay Muraoka vẫn chưa thể nhớ chính xác con số máy bay địch mình đã bắn hạ, nhưng nhớ rõ là trong số đó có 2 chiếc F6F và 1 chiếc P-38.

“Ngày 15/8/1945, khi đang ở Đài Loan, tôi nghe Thiên Hoàng Hirohito tuyên bố tin Nhật đầu hàng. Khi ấy tôi không lấy làm ngạc nhiên lắm mà chỉ đờ người ra , vì từ lâu tôi đã biết Nhật đầu hàng chỉ là chuyện thời gian mà thôi. Với tôi, mọi chuyện bây giờ đã chấm dứt.” Muraoka kết thúc câu chuyện. ■

Nguyễn Hải Hoành biên dịch qua bản tiếng Trung và ghi chú.

——————

[1] Máy bay Zero do hãng Mitsubishi chế tạo, tiếng Nhật là 零式艦上戦闘機, Rei shiki Kanjo sentoki tức máy bay chiến đấu trên tàu sân bay đời 0. Máy bay Chim cắt, tiếng Nhật , Hayabusa, máy bay của Lục quân, do hãng Nakajima chế tạo. Đây là 2 loại máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới hồi đó, đã chế tạo lần lượt là 11.000 và 5.919 chiếc.

[2] Kami là Thần, Kaze là gió. Thần Phong, chữ Nhật 神風,là tên gọi cơn bão đã đánh chìm hạm đội Mông Cổ trên đường vượt biển sang tấn công Nhật năm 1281, ngẫu nhiên giúp Nhật thoát khỏi tai họa bị Mông Cổ chiếm. Ngoài Kamikaze, Nhật còn có các đội tấn công liều chết như tàu ngầm Kairyu, thủy lôi sống Kaiten, xuồng cao tốc Shinyo.

[3] Trong tổng số 1.900 lần xuất kích, các Kamikaze đã đánh chìm khoảng 30 tàu chiến Mỹ, làm thiệt hại gần 300 chiếc khác và làm chết 4.907 lính Mỹ. Đổi lại, 2.525 phi công Kamikaze của Hải quân Nhật thiệt mạng.

[4] Số phi công tình nguyện vào phi đội Kamikaze nhiều gấp 10 lần số máy bay Nhật có hồi ấy.


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chuyện kể của một phi công cảm tử Nhật Bản

Tạp chí Aeroplane (Anh) số tháng 10/2003 có đăng bài “Tinh thần Nhật Bản” của Nick Stroud thuật lại cuộc phỏng vấn Muraoka Hideo, nguyên thiếu tá

kamikaze-1

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tạp chí Aeroplane (Anh) số tháng 10/2003 có đăng bài “Tinh thần Nhật Bản” của Nick Stroud thuật lại cuộc phỏng vấn Muraoka Hideo, nguyên thiếu tá, sĩ quan chỉ huy một phi đội đặc công Kamikaze đánh bom tự sát từng chiến đấu trong Thế chiến II hiện còn sống. Dưới đây là tóm tắt nội dung câu chuyện của Muraoka.

Cũng như mọi thiếu niên Nhật khác, từ nhỏ Muraoka Hideo đã được gia đình giáo dục theo tinh thần Võ Sĩ Đạo cực kỳ khắc nghiệt nhằm rèn được ý chí ngoan cường và tinh thần bất khuất. Năm 14 tuổi, Muraoka vào học trong một trường lục quân. Năm 1939, khi tốt nghiệp anh lại được trường hàng không Topu tuyển vào học, đào tạo nghề lái máy bay. Muraoka kể: “Tôi trở thành ngưới lái máy bay hoàn toàn chỉ vì tôi không muốn lăn lê bò toài trên đất bùn như lính bộ binh. Tôi thích bay trên bầu trời. Nhưng về sau, khi hiểu được nhiệm vụ nặng nề của một phi công chiến đấu, tôi đã ân hận vì sự lựa chọn của mình.”

Tốt nghiệp trường hàng không, Muraoka được điều sang Đài Loan [hồi đó bị Nhật chiếm] phục vụ trong trung đội máy bay số 4 thuộc lục quân, với quân hàm thượng úy. Thời gian đó, cuộc chiến tranh Thái Bình Dương do phát xít Nhật gây ra đang diễn ra ác liệt. Năm 1943, quân đội Mỹ tấn công chiếm đảo Guadalcanal và sau đó bắt đầu phản công trên khắp các mặt trận. Quân đội Nhật co về phòng ngự.

Ngày 23/3/1943, Muraoka được điều về Nhật, chỉ huy tiểu đội không quân số 3 thuộc trung đội 224 đóng ở gần thủ đô Tokyo. Thời gian ấy, anh chủ yếu làm nhiệm vụ đào tạo phi công mới, đồng thời trực chiến bảo vệ Tokyo. Sau này, khi được hỏi về công việc đó, Muraoka nói: “Ông Eisenhower từng nói, thành tích chiến đấu lớn nhất của một chiến binh là bảo vệ được tính mạng của đồng đội mình. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm đó. Trong việc đào tạo phi công, tôi chủ yếu dạy họ biết cách tự bảo vệ mình và yểm hộ đồng đội. Phải thừa nhận là tôi vô cùng nghiêm khắc trong công tác huấn luyện, nhưng yêu cầu càng nghiêm thì tôi càng cứu được tính mạng của họ trong các cuộc chiến đấu sau này. Thực tế chứng tỏ cố gắng của tôi là rất có hiệu quả. Các phi công từ trung đội 224 sau khi đưa về các đơn vị khác đều trở thành những phi công cừ nhất. Về sau, trong các trận không chiến đánh máy bay ném bom B-29 của Mỹ, họ đã thể hiện rất xuất sắc.”

Ngày 18/10/1943, Muraoka sang Đài Loan làm sĩ quan chỉ huy trung đội máy bay số 20 đóng ở Đài Bắc. Tại đây, Muraoka được lái loại máy bay anh ưng ý nhất trong đời mình – máy bay chiến đấu Chim Cắt Nakajima-1, không quân Mỹ thường gọi là “Oscar”. Loại máy bay này ngày ấy đã có chút lỗi thời, song nó cực kỳ gọn nhẹ, tính năng thao tác cực tốt. Cho tới nay, Muraoka vẫn cho rằng trong các trận không chiến, tính năng thao tác tốt, cơ động là điều quan trọng nhất. Phóng viên hỏi đùa Muraoka là anh có thích trang bị máy bay kiểu Zero[1] cho trung đội mình không, thì Muraoka kiên quyết trả lời “Không bao giờ ! Chim Cắt là máy bay tốt nhất. Zero được thiết kế riêng để cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay, do đó nó phải có thêm một số trang bị khiến nó nặng hơn Chim Cắt.

50 năm sau ngày chấm dứt chiến tranh, Muraoka chịu khó đi xa 5.500 km đến tận Viện Bảo tàng máy bay chiến đấu Wanaca tại New Zealand để dự cuộc họp mặt của các cựu phi công Thế chiến II. Khi thấy trong Viện Bảo tàng có cả một chiếc Chim Cắt thân yêu, Muraoka đã rưng rưng nước mắt rất lâu.

Ngày 23/10/1943, tức ngày đầu tiên nổ ra hải chiến ở vịnh Leyte, Muraoka cùng trung đội 20 nhận lệnh khẩn cấp di chuyển sang Philippines. Trận Leyte [17/10/1944] được coi là trận quyết định chiến tranh Thái Bình Dương. Tình hình lúc ấy đã rất rõ ràng là Nhật sẽ mất Philippines. Toàn trung đội vô cùng tuyệt vọng.

Muraoka nhớ lại: “Khi tôi chuyển sang trung đội 20, chất lượng các phi công Nhật bấy giờ đã rất kém, trong số 50 phi công trung đội tôi chỉ có 15 người thích hợp với không chiến. Trung đội tôi có 30 máy bay, trong đó chỉ có 2/3 dùng được. Tôi thật sự không thể diễn tả được sự tuyệt vọng của mình. Trong lúc đó máy bay của Mỹ nhiều gấp 10 lần chúng tôi. Một lần bay trinh sát, tôi đếm số tàu chiến hai bên đang giao chiến trên vùng biển, phía Nhật có 10 tàu, còn phía Mỹ thì sao? Tôi đếm đến 300 thì ớn quá, quyết định không đếm nữa.”

Trong tình hình tuyệt vọng như vậy, Bộ Thống soái Nhật quyết định dùng cách đánh tự sát. Họ tuyển mộ các phi công sẵn sàng chiến đấu theo kiểu lao máy bay vào mục tiêu của địch. Người ta thành lập các phi đội Kamikaze, tức Thần Phong.[2] Trận ra quân đầu tiên của các phi công Kamikaze là ngày 25/10/1944. Từ đảo Saipan, 6 chiếc máy bay kiểu Zero của hải quân Nhật cất cánh mang đầy bom lao vào các tàu sân bay Mỹ. Từ đó cho đến hết chiến tranh, hơn 2.200 phi công Kamikaze Nhật đã cất cánh mà không bao giờ trở về.[3]

Trung đội 20 của Muraoka cũng được chọn làm đội đặc công Kamikaze. Muraoka kể: “Mới đầu người ta chọn các đội viên Kamikaze từ trong nước, sau đó mới đưa sang Philippines chiến đấu. Về sau, do tình hình ngày một xấu, Bộ Thống soái quyết định trực tiếp chọn ngay từ các trung đội không quân ngoài mặt trận. Là chỉ huy trung đội 20, tôi có nhiệm vụ chọn các phi công đặc công Kamikaze trong trung đội mình và hộ tống họ lao vào các tàu sân bay Mỹ.”

Với tâm trạng vô cùng nặng nề, Muraoka nhớ lại việc lựa chọn đó: “Trước tiên, tất cả các đội viên trong trung đội đều phải điền vào một biểu bảng in sẵn, trong đó chỉ có 3 sự lựa chọn – “Tôi hoàn toàn đồng ý”; “Nếu là bất đắc dĩ, tôi đồng ý”; “Tôi không muốn tham gia”. Là sĩ quan chỉ huy, tôi không phải điền vào bảng này, nhưng tôi biết mình có nhiệm vụ quyết định cuối cùng chọn ai thi hành nhiệm vụ đánh bom tự sát. Hầu như tất cả các phi công đều điền “Tôi hoàn toàn đồng ý”. Tôi thừa biết, trước đó toàn bộ số phi công “tự nguyện” này đều đã được tẩy não bằng tinh thần Bushido (Võ Sĩ Đạo).[4] Phi công lái máy bay Zero nổi tiếng nhất nước Nhật là Sakai cho rằng việc chọn đội viên đặc công Kamikaze là một hình phạt tàn khốc đối với các phi công. Tôi thì cho rằng đấy là sự lãng phí phi công.”

Khi phóng viên hỏi Muraoka sự việc nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất thời ấy, thì Muraoka nói: “Đối với tôi, việc khó khăn nhất là lựa chọn ai làm đội viên đặc công Kamikaze. Nên nhớ rằng tất cả họ đều là những chàng trai tuổi đôi mươi; tôi lúc ấy cũng mới có 25 tuổi, còn quá trẻ mà đã phải đảm đương một trách nhiệm lớn lao như vậy. Khi tôi đọc tên các đội viên được chọn làm đội viên đặc công Kamikaze, các chàng trai ấy đều tỏ ra vô cùng bình tĩnh, rất khó có thể thấy nét đau khổ xuất hiện trên mặt họ, lại càng không có ai kháng lệnh. Có điều, họ càng bình thản như thế thì tôi lại càng đau lòng.”

Nhằm để các bạn trẻ thời nay hiểu được quãng lịch sử rất khó chịu khi phải nhớ lại ấy, năm 1982 Muraoka viết cuốn hồi ký Đội Chim Cắt đặc nhiệm. Rất tiếc là sách này chưa dịch ra tiếng Anh, và vừa in ra đã bán hết ngay không thể tìm đâu ra.

Sau đấy, chúng tôi trò chuyện về việc chiến đấu bảo vệ vùng trời nước Nhật. Muraoka nói: “Hồi ấy tôi rất thích lái chiếc Chim Cắt bay một mình, vì lúc ấy ai cũng chỉ lo cho bản thân. Sau các lần giao chiến với máy bay Mỹ, tôi rút ra được một số kinh nghiệm: phi công Mỹ thường thích tập kích các máy bay Nhật bay một mình. Trong hầu hết các lần giao chiến, tôi đều chỉ gặp loại máy bay Tia Chớp kiểu P-38 và Mèo Địa Ngục kiểu F6F. Vì Chim Cắt hỏa lực yếu nên khi gặp các máy bay Mỹ mạnh hơn, nói chung các phi công Nhật không có lựa chọn nào khác là chuồn. Nhưng tôi thì thường tích cực chống trả, bao giờ cũng chặn đầu địch và quần nhau với chúng. Thực ra tại Myanmar tôi thích chọi nhau với các phi công Anh Quốc hơn, vì họ giỏi hơn phi công Mỹ.

Hiện nay Muraoka vẫn chưa thể nhớ chính xác con số máy bay địch mình đã bắn hạ, nhưng nhớ rõ là trong số đó có 2 chiếc F6F và 1 chiếc P-38.

“Ngày 15/8/1945, khi đang ở Đài Loan, tôi nghe Thiên Hoàng Hirohito tuyên bố tin Nhật đầu hàng. Khi ấy tôi không lấy làm ngạc nhiên lắm mà chỉ đờ người ra , vì từ lâu tôi đã biết Nhật đầu hàng chỉ là chuyện thời gian mà thôi. Với tôi, mọi chuyện bây giờ đã chấm dứt.” Muraoka kết thúc câu chuyện. ■

Nguyễn Hải Hoành biên dịch qua bản tiếng Trung và ghi chú.

——————

[1] Máy bay Zero do hãng Mitsubishi chế tạo, tiếng Nhật là 零式艦上戦闘機, Rei shiki Kanjo sentoki tức máy bay chiến đấu trên tàu sân bay đời 0. Máy bay Chim cắt, tiếng Nhật , Hayabusa, máy bay của Lục quân, do hãng Nakajima chế tạo. Đây là 2 loại máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới hồi đó, đã chế tạo lần lượt là 11.000 và 5.919 chiếc.

[2] Kami là Thần, Kaze là gió. Thần Phong, chữ Nhật 神風,là tên gọi cơn bão đã đánh chìm hạm đội Mông Cổ trên đường vượt biển sang tấn công Nhật năm 1281, ngẫu nhiên giúp Nhật thoát khỏi tai họa bị Mông Cổ chiếm. Ngoài Kamikaze, Nhật còn có các đội tấn công liều chết như tàu ngầm Kairyu, thủy lôi sống Kaiten, xuồng cao tốc Shinyo.

[3] Trong tổng số 1.900 lần xuất kích, các Kamikaze đã đánh chìm khoảng 30 tàu chiến Mỹ, làm thiệt hại gần 300 chiếc khác và làm chết 4.907 lính Mỹ. Đổi lại, 2.525 phi công Kamikaze của Hải quân Nhật thiệt mạng.

[4] Số phi công tình nguyện vào phi đội Kamikaze nhiều gấp 10 lần số máy bay Nhật có hồi ấy.


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm