Xe cán chó
Chuyện nghề báo: Chán như con gián
(VNTB) - “Chúng mày ạ, nghề báo của chúng ta đang được nhà nước qui hoạch thành một làng nghề truyền thống mà tất cả sản phẩm của nó đều được nhà nước bao tiêu!
(VNTB) - “Chúng mày ạ, nghề báo của chúng ta đang được nhà nước qui hoạch thành một làng nghề truyền thống mà tất cả sản phẩm của nó đều được nhà nước bao tiêu!”. Cả bọn chẳng ai nói câu nào, chỉ muốn uống thật xỉn, thật say.
Nhiều lúc ngồi cà phê một mình, tôi thầm hỏi: tâm trạng của các nhà báo làm việc trong làng báo “ lề phải” hiện nay như thế nào nhỉ? Họ tự hào về nghề nghiệp của mình, tự hào về các sản phẩm báo chí của mình? Họ tự hào về sự trung thực nghề nghiệp của mình? Họ nghi ngờ mục tiêu nghề nghiệp của họ? Họ chán nản với các sản phẩm dối trá và vô hồn của họ? Họ đang khao khát tự do báo chí?
Để tìm được câu trả lời cho những câu hỏi đó, tôi đã phải cậy nhờ đến Facebook. Và, tôi đã phát hiện ra nhiều điều thú vị.
Chuyện nhà báo “quốc doanh” than vãn nghề nghiệp của mình, than vãn về sự kìm kẹp đã xưa như trái đất nếu tính trong các cuộc mật đàm hay trong các cuộc trà dư tửu hậu. Nhưng, than vãn và bày tỏ chính kiến khá quyết liệt về nghề nghiệp trên Facebook là chuyện hiếm. Dù sao, Facebook ngoài ý nghĩa là mạng xã hội, nó còn có ý nghĩa của một văn bản, một vật chứng. Chúng có thể được dùng làm vật chứng để chống đối lại chính anh, nếu tổng biên tập và ban biên tập hay an ninh tư tưởng văn hóa muốn kiếm chuyện. Nhưng, vài tháng lại đây, tâm tư của các nhà báo “lề phải” đã được hiện diện chính trực và chân thực trên Facebook. Họ đã dũng cảm hơn để mình là chính mình?
Tôi vào trang Facebook của một nữ nhà báo thông minh và xinh đẹp ở Hà Nội. Và đây là một trạng thái của cô vào ngày 10-01-2015:
“Dũng cảm."
Hai hôm trước thay sếp đi họp giao ban báo chí ở ban tuyên giáo Thành ủy( chú thích của VNTB: Hà Nội). Nhìn vào phòng mấy chục vị, toàn gương mặt các tổng biên tập, nhiều bác là lão làng trong làng báo, vài tên tổng biên tập khác là bạn học cũ. Hai mươi năm làm báo, ai cũng nhàu nát đi nhiều.
Đại khái 3 tiếng đồng hồ mình trả lời được hai cái email, đọc xong hết các tin trên mạng, không biết các đồng chí trưởng ban nội chính, giám đốc sở etc ... phát biểu những gì. Nhưng khi bác Hồ Quang Lợi( chú thích của VNTB: đương kim trưởng ban tuyên giáo Hà Nội, trước đó là tổng biên tập báo Hà Nội mới, là nhà báo bình luận quốc tế có tiếng của báo Quân đội nhân dân) chốt lại thì không thể không nghe, nhất là khi bác ý khẩn thiết yêu cầu các TBT hãy kiểm soát chặt hơn, đừng đưa quá nhiều những loại tin cướp giết hiếp nữa, vì nó làm cho thông tin ngày càng nhiễu loạn và lòng người bất an.
Cái này thì mình đồng ý. Không gì làm mình chán hơn khi mở báo hàng ngày và đập vào mặt là vô số tin tức tồi tệ, bẩn thỉu. Con người xấu xa, tranh giành, hành hạ mình và người khác”.
Đã đọc đâu đó câu chuyện kể về người ông nói với cháu: Trong con người chúng ta luôn tồn tại hai con Sói, một con tham lam và xấu xa, một con thiện lương và tốt đẹp. Cháu ngây thơ hỏi: Ông ơi, vậy con nào mạnh hơn?; Ông trả lời: Con mạnh hơn là con cháu cho nó ăn thường xuyên.
Tôi không bao giờ tin rằng việc luôn luôn nhìn thấy cái xấu, chỉ ra cái xấu... là giải pháp để nuôi dưỡng cái tốt. Tôi đã từng thấy vô số người cha, mẹ, chỉ nhìn thấy con mình ngỗ nghịch, bướng bỉnh, luôn phàn nàn và tức giận với trẻ chỉ vì chúng gây lỗi lầm. Họ không bao giờ thực sự nhìn thấy những điều tốt đẹp mà chúng đang có.
Tôi không nói xã hội VN bây giờ là hoàn hảo hay tốt đẹp, cũng không cho rằng chúng ta hãy cứ tô hồng hiện thực và lờ đi những thứ xấu. Đã một thời của sự tô hồng, và thời nay là thời của bôi đen.
Sự nguy hiểm của việc mở mắt ra là gặp cái xấu - là ở chỗ nó khiến ta quen với cái xấu, đến nỗi coi nó là bình thường. Ba mươi năm trước, ngoại tình là cái gì đó khủng khiếp. Bây giờ, nó là một thứ "hợp mốt", không ngoại tình thấy hình như mình không hợp thời... Vô vàn những ví dụ như vậy ta nhìn thấy hàng ngày.
Trở lại cuộc họp hôm đó. Trong tim tôi thôi thúc một ý muốn đứng lên và nói với các TBT lúc đó là: đúng vậy, tôi mong các vị hãy hiểu và mạnh mẽ đứng lên. Đưa chuyện xấu ra là để chiến đấu với nó, chứ không phải khai thác nó theo kiểu giật gân, để bán báo.
Ấy thế nhưng rốt cuộc tôi lại chẳng nói gì. Phần vì cái ngại của phụ nữ truyền thống, không to tiếng ở một nơi hầu hết là đàn ông, phần vì biết rằng tất cả những người ngồi đây đều hiểu rõ cái tôi muốn nói. Họ đều tài năng, thông minh, từng trải, mạnh mẽ. Họ hiểu rõ điều họ đang làm là chưa đúng, nhưng họ không đủ dũng cảm để làm điều mà họ biết là thực sự đúng.
Giá trị mà tôi quý trọng nhất là Tự do - nhưng đúng là Tự do đòi hỏi sự dũng cảm.
Thấy mình vẫn còn hèn lắm.
Và đây là một trạng thái khác trên Facebook của một nam nhà báo ở Sài Gòn được trang trải vào ngày 03-01-2015 nhân một buổi nhậu chào mừng năm mới 2015 của một số nhà báo: “Mấy anh em đồng nghiệp nhậu đơn sơ chào mừng năm mới. Ai cũng buồn, một nỗi buồn rất lạ. Một chị bỗng dưng uống sạch ly bia rồi trầm ngâm nói: “Chúng mày ạ, nghề báo của chúng ta đang được nhà nước qui hoạch thành một làng nghề truyền thống mà tất cả sản phẩm của nó đều được nhà nước bao tiêu!”. Cả bọn chẳng ai nói câu nào, chỉ muốn uống thật xỉn, thật say.
Chán như con gián.
Có lẽ cái thời tổng biên tập phải cho đăng tải-phát sóng các tác phẩm báo chí mà phóng viên không muốn thực hiện, phóng viên phải thực hiện các tác phẩm báo chí mà tổng biên tập không muốn cho đăng tải-phát sóng đã sắp qua đi?
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Chuyện nghề báo: Chán như con gián
(VNTB) - “Chúng mày ạ, nghề báo của chúng ta đang được nhà nước qui hoạch thành một làng nghề truyền thống mà tất cả sản phẩm của nó đều được nhà nước bao tiêu!
(VNTB) - “Chúng mày ạ, nghề báo của chúng ta đang được nhà nước qui hoạch thành một làng nghề truyền thống mà tất cả sản phẩm của nó đều được nhà nước bao tiêu!”. Cả bọn chẳng ai nói câu nào, chỉ muốn uống thật xỉn, thật say.
Nhiều lúc ngồi cà phê một mình, tôi thầm hỏi: tâm trạng của các nhà báo làm việc trong làng báo “ lề phải” hiện nay như thế nào nhỉ? Họ tự hào về nghề nghiệp của mình, tự hào về các sản phẩm báo chí của mình? Họ tự hào về sự trung thực nghề nghiệp của mình? Họ nghi ngờ mục tiêu nghề nghiệp của họ? Họ chán nản với các sản phẩm dối trá và vô hồn của họ? Họ đang khao khát tự do báo chí?
Để tìm được câu trả lời cho những câu hỏi đó, tôi đã phải cậy nhờ đến Facebook. Và, tôi đã phát hiện ra nhiều điều thú vị.
Chuyện nhà báo “quốc doanh” than vãn nghề nghiệp của mình, than vãn về sự kìm kẹp đã xưa như trái đất nếu tính trong các cuộc mật đàm hay trong các cuộc trà dư tửu hậu. Nhưng, than vãn và bày tỏ chính kiến khá quyết liệt về nghề nghiệp trên Facebook là chuyện hiếm. Dù sao, Facebook ngoài ý nghĩa là mạng xã hội, nó còn có ý nghĩa của một văn bản, một vật chứng. Chúng có thể được dùng làm vật chứng để chống đối lại chính anh, nếu tổng biên tập và ban biên tập hay an ninh tư tưởng văn hóa muốn kiếm chuyện. Nhưng, vài tháng lại đây, tâm tư của các nhà báo “lề phải” đã được hiện diện chính trực và chân thực trên Facebook. Họ đã dũng cảm hơn để mình là chính mình?
Tôi vào trang Facebook của một nữ nhà báo thông minh và xinh đẹp ở Hà Nội. Và đây là một trạng thái của cô vào ngày 10-01-2015:
“Dũng cảm."
Hai hôm trước thay sếp đi họp giao ban báo chí ở ban tuyên giáo Thành ủy( chú thích của VNTB: Hà Nội). Nhìn vào phòng mấy chục vị, toàn gương mặt các tổng biên tập, nhiều bác là lão làng trong làng báo, vài tên tổng biên tập khác là bạn học cũ. Hai mươi năm làm báo, ai cũng nhàu nát đi nhiều.
Đại khái 3 tiếng đồng hồ mình trả lời được hai cái email, đọc xong hết các tin trên mạng, không biết các đồng chí trưởng ban nội chính, giám đốc sở etc ... phát biểu những gì. Nhưng khi bác Hồ Quang Lợi( chú thích của VNTB: đương kim trưởng ban tuyên giáo Hà Nội, trước đó là tổng biên tập báo Hà Nội mới, là nhà báo bình luận quốc tế có tiếng của báo Quân đội nhân dân) chốt lại thì không thể không nghe, nhất là khi bác ý khẩn thiết yêu cầu các TBT hãy kiểm soát chặt hơn, đừng đưa quá nhiều những loại tin cướp giết hiếp nữa, vì nó làm cho thông tin ngày càng nhiễu loạn và lòng người bất an.
Cái này thì mình đồng ý. Không gì làm mình chán hơn khi mở báo hàng ngày và đập vào mặt là vô số tin tức tồi tệ, bẩn thỉu. Con người xấu xa, tranh giành, hành hạ mình và người khác”.
Đã đọc đâu đó câu chuyện kể về người ông nói với cháu: Trong con người chúng ta luôn tồn tại hai con Sói, một con tham lam và xấu xa, một con thiện lương và tốt đẹp. Cháu ngây thơ hỏi: Ông ơi, vậy con nào mạnh hơn?; Ông trả lời: Con mạnh hơn là con cháu cho nó ăn thường xuyên.
Tôi không bao giờ tin rằng việc luôn luôn nhìn thấy cái xấu, chỉ ra cái xấu... là giải pháp để nuôi dưỡng cái tốt. Tôi đã từng thấy vô số người cha, mẹ, chỉ nhìn thấy con mình ngỗ nghịch, bướng bỉnh, luôn phàn nàn và tức giận với trẻ chỉ vì chúng gây lỗi lầm. Họ không bao giờ thực sự nhìn thấy những điều tốt đẹp mà chúng đang có.
Tôi không nói xã hội VN bây giờ là hoàn hảo hay tốt đẹp, cũng không cho rằng chúng ta hãy cứ tô hồng hiện thực và lờ đi những thứ xấu. Đã một thời của sự tô hồng, và thời nay là thời của bôi đen.
Sự nguy hiểm của việc mở mắt ra là gặp cái xấu - là ở chỗ nó khiến ta quen với cái xấu, đến nỗi coi nó là bình thường. Ba mươi năm trước, ngoại tình là cái gì đó khủng khiếp. Bây giờ, nó là một thứ "hợp mốt", không ngoại tình thấy hình như mình không hợp thời... Vô vàn những ví dụ như vậy ta nhìn thấy hàng ngày.
Trở lại cuộc họp hôm đó. Trong tim tôi thôi thúc một ý muốn đứng lên và nói với các TBT lúc đó là: đúng vậy, tôi mong các vị hãy hiểu và mạnh mẽ đứng lên. Đưa chuyện xấu ra là để chiến đấu với nó, chứ không phải khai thác nó theo kiểu giật gân, để bán báo.
Ấy thế nhưng rốt cuộc tôi lại chẳng nói gì. Phần vì cái ngại của phụ nữ truyền thống, không to tiếng ở một nơi hầu hết là đàn ông, phần vì biết rằng tất cả những người ngồi đây đều hiểu rõ cái tôi muốn nói. Họ đều tài năng, thông minh, từng trải, mạnh mẽ. Họ hiểu rõ điều họ đang làm là chưa đúng, nhưng họ không đủ dũng cảm để làm điều mà họ biết là thực sự đúng.
Giá trị mà tôi quý trọng nhất là Tự do - nhưng đúng là Tự do đòi hỏi sự dũng cảm.
Thấy mình vẫn còn hèn lắm.
Và đây là một trạng thái khác trên Facebook của một nam nhà báo ở Sài Gòn được trang trải vào ngày 03-01-2015 nhân một buổi nhậu chào mừng năm mới 2015 của một số nhà báo: “Mấy anh em đồng nghiệp nhậu đơn sơ chào mừng năm mới. Ai cũng buồn, một nỗi buồn rất lạ. Một chị bỗng dưng uống sạch ly bia rồi trầm ngâm nói: “Chúng mày ạ, nghề báo của chúng ta đang được nhà nước qui hoạch thành một làng nghề truyền thống mà tất cả sản phẩm của nó đều được nhà nước bao tiêu!”. Cả bọn chẳng ai nói câu nào, chỉ muốn uống thật xỉn, thật say.
Chán như con gián.
Có lẽ cái thời tổng biên tập phải cho đăng tải-phát sóng các tác phẩm báo chí mà phóng viên không muốn thực hiện, phóng viên phải thực hiện các tác phẩm báo chí mà tổng biên tập không muốn cho đăng tải-phát sóng đã sắp qua đi?