Hình Ảnh & Sự Kiện
Chuyện sở hữu súng nằm trong maú dân Mỹ
Chuyện bắn giết loạn đả kiểu Mỹ này từ lâu nay đã biến thành một đề tài chính trị, chia dân Mỹ thành hai khối.
Chuyện sở hữu súng nằm trong maú dân Mỹ
...chính quyền Obama chấp nhận, cho bán tự do. Đây là thiết bị anh Paddock xử dụng...
Tuần qua, cả nước Mỹ, hay chính xác hơn, cả thế giới chấn động về tin một anh khùng vác súng bắn loạn đả vào đám đông, giết gần 60 mạng, bị thương hơn 500 người.
Rất nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời vì FBI chỉ mới bắt đầu cuộc điều tra. Những câu hỏi quan trọng nhất là anh thủ phạm Stephen Paddock này là ai, tại sao lại đi bắn người ào ào như vậy, làm sao anh ta có thể mang tới hơn hai chục cây súng đủ loại vào khách sạn kể cả súng tự động lớn, anh ta có một mình hay có đồng loã khác, có liên hệ gì với tổ chức khủng bố Hồi giáo ISIS không mà tự nhiên ISIS lại hô hoán anh Paddock là “chiến sĩ của ISIS đã gia nhập đạo Hồi cách đây 6 tháng”, hay anh này là thành phần cực tả Antifa đi bắn dân bảo thủ CH,...
Bài này không bàn về những chi tiết đó, mà sẽ viết về vấn đề súng ống nói chung trong cái xứ Mỹ này.
Gọi là tin chấn động vì số nạn nhân quá lớn, chứ thật ra, có vẻ như chuyện bình thường ở cái xứ cao bồi này. Gần như hai ba năm lại xẩy ra một vụ mấy tay khùng điên vác súng bắn thiên hạ chẳng có lý do gì. Dĩ nhiên, vụ này mới xẩy ra và cảnh sát còn đang điều tra, nhưng dĩ nhiên không kém là anh này đúng là... khùng thật. Không ai đầu óc lành mạnh mà lại vác súng đi bắn ào ào vào thiên hạ chẳng có lý cớ gì như vậy. Mấy tên khủng bố giết người đều có lý do, cho dù lý do đó sai lệch.
Chuyện bắn giết loạn đả kiểu Mỹ này từ lâu nay đã biến thành một đề tài chính trị, chia dân Mỹ thành hai khối. Khối cấp tiến, tức là đảng DC và TTDC, thì luôn luôn nhìn vào khẩu súng để hô hào kiểm soát súng, trong khi khối bảo thủ, tức là đảng CH, thì lại nhìn vào người bắn để tìm giải pháp ngăn cản.
Nghĩ cho cùng, cả hai bên đều có lý, cho dù nghe có vẻ... ba phải. Không có súng thì dĩ nhiên chẳng ai bắn ai được, đồng thời không khùng điên thì cũng chẳng ai vác súng đi bắn loạn như vậy.
Nhìn dưới khiá cạnh đó, giải pháp của phe cấp tiến là cấm hết súng trong khi giải pháp của phe bảo thủ là chữa hết bệnh điên của thiên hạ.
Nghĩ tới nữa, cả hai giải pháp đều vô lý. Trong cái xứ này, không có cách gì cấm sở hữu súng, đồng thời cũng chẳng có thuốc nào khiến thiên hạ hết bệnh khùng điên.
Mỹ là nước có một văn hoá tôn thờ súng không giống ai hết. Tu Chính Số Hai –Second Amendment- của Hiến Pháp biểu quyết năm 1791 ghi rất rõ quyền sở hữu, tự do mua bán súng được bảo đảm một cách tuyệt đối. Quan trọng chỉ thua có Tu Chính Số Một –First Amendment- bảo đảm quyền tự do ngôn luận.
Hiến pháp Mỹ bảo đảm quyền sở hữu súng không phải để giúp cho dân Mỹ có thú tiêu khiển đi săn thỏ hay bắn vịt trời, cũng chẳng phải để giúp kỹ nghệ sản xuất vũ khí, hay bảo vệ quyền lợi của NRA, tức là tổ chức National Rifle Association, hội những người sở hữu súng. Đó là cách các Cha Già khai quốc muốn bảo đảm người dân có phương tiện chống lại một Nhà Nước độc tài để bảo vệ tự do và tính mạng cá nhân, hay chống sự xâm lăng của một nước khác. Quyền nổi loạn chống độc tài bằng vũ khí là cái quyền các nhà cách mạng Mỹ nổi lên chống đế quốc Anh dùng làm căn bản để chính danh hoá cuộc nổi loạn dành độc lập. Và họ muốn bảo đảm dân Mỹ luôn luôn có cái quyền đó, ngay cả để chống họ nếu họ trở thành độc đoán.
Nhiều người không hiểu rõ vấn đề, tưởng dân Mỹ thích súng ống vì mê đi săn, hay chỉ để tự vệ cá nhân nên thắc mắc tại sao đi săn và tự vệ lại cần có những súng tự động tàn bạo dùng trong chiến tranh như M-16 hay AR-15, thậm chí sao lại cho phép bán tiểu liên, đại liên, bích kích, cả xe thiếp giáp luôn (một ông mới bỏ ra 800.000 đô mua một xe tăng đậu trên đường trước cửa nhà tại Houston, bị cảnh sát phạt vì không có giấy phép … đậu xe tăng trên đường thành phố!).
Tuyệt đại đa số dân trên thế giới không hiểu tại sao dân Mỹ có quá nhiều súng và bắn nhau quá dễ như vậy, chỉ vì trên thế giới này, chẳng có xứ nào có Hiến Pháp ghi rõ dân có quyền có vũ khí để tự vệ hay để chống lại chính quyền. Trong những xứ chậm tiến hay độc tài thì dĩ nhiên, Nhà Nước độc quyền sở hữu vũ khí, không có anh dân ngu khu đen nào được có súng gì hết. Tại những quốc gia văn minh hơn như Âu Châu, thì người dân có quyền sở hữu những loại súng đi săn vịt hay săn nai là cùng.
Ngoài căn bản hiến định ra thì sở hữu súng cũng đã thành một nét đặc thù của văn hoá Mỹ, không khác gì… hăm-bơ-ghơ, kiểu như không có súng và không ăn hăm-bơ-ghơ không phải là Mỹ!
Ta coi phim cao bồi thời khai quốc, ai không có súng chết chắc, ngay cả có súng đi nữa mà bắn chậm thì cũng chết thôi.
Bàn về vấn đề súng ở Mỹ mà không hiểu rõ bối cảnh hiến định và lịch sử Mỹ thì chỉ là nói mà không biết mình nói gì. Nếu hiểu rõ như vậy thì sẽ thấy không có cách gì mà dân Mỹ có thể chấp nhận việc cấm họ sở hữu súng.
Phe cấp tiến luôn luôn đổ thừa phe CH ăn tiền của NRA cản tất cả những dự luật kiểm soát súng do đảng DC đưa ra. Thực tế là NRA bỏ tiền ra mua chuộc các dân biểu, nghị sĩ của cả hai đảng chứ không riêng gì đảng CH. NRA phổ biến danh sách yểm trợ tiền của họ cho các dân biểu và nghị sĩ trong năm 2016: chưa tới một triệu đô (832.000) cho khoảng 200 vị, có cả CH lẫn DC. Người nhiều nhất được 11.000 đô, còn phần lớn nhận được khoảng 2-3.000 đô. Những con số “muỗi đốt gỗ” không thể mua chuộc được ai, so với gần một tỷ yểm trợ bà Hillary tiêu để tranh cử. Nói CH lệ thuộc NRA nên chống lại việc cấm sở hữu súng là xuyên tạc vớ vẩn. Các nghiệp đoàn lao động mỗi năm bỏ cỡ 50 triệu yểm trợ, hầu hết cho các dân cử DC.
Mỗi lần có một vụ thảm sát là y như rằng, các chính khách của cả hai đảng đều khua chiêng trống ầm ĩ, đòi hỏi phải có biện pháp, phải làm một cái gì. Ai cũng làm ra vẻ bị sốc nặng. Đây là những dịp ngàn vàng để các chính khách đóng tuồng xi-nê-ma. Nhưng rồi cũng y như rằng, chỉ một vài tuần sau là nội vụ chìm xuồng, hay cùng lắm thì quốc hội lại đẻ ra được một luật tí hon vô thưởng vô phạt, chẳng ai biết cũng chẳng ai tuân thủ, để các ông dân biểu, nghị sĩ có thể phân trần với cử tri sau này.
Năm 2012, dưới thời TT Obama, sau vụ thảm sát trẻ em mẫu giáo tại trường Sandy Hook trong tiểu bang Connecticut, cả hai đảng đều hung hăng đưa ra mỗi bên hai dự luật kiểm soát vũ khí. Tổng cộng 4 dự luật. Hai bên tranh cãi hơn mổ bò mấy tháng trời. DC tố luật của CH quá yếu, vô ích. CH tố dự luật DC quá bao quát vi phạm quyền hiến định và quyền bảo vệ chuyện riêng tư –privacy. Để rồi cuối cùng chẳng có dự luật nào được thông qua cho đến khi dân Mỹ quên bẵng câu chuyện.
Dự luật khối DC đưa ra khi đó bắt lập danh sách –register- trong một hệ thống điện toán tất cả súng ống đang lưu hành, được cập nhật thường xuyên, trong đó có đầy đủ dữ kiện về từng cây súng, loại gì, hãng nào chế ra ngày nào, tại đâu, bán cho ai ngày nào tại tiệm nào, mỗi lần thay đổi chủ lại phải ghi báo, tất cả chủ sở hữu súng đều phải khai báo lý lịch, kể cả quá trình sức khoẻ tâm thần và lý lịch tư pháp.
Phe CH dĩ nhiên bác bỏ vì lý do thực tế là không thể nào có được một hệ thống đó khi có tới gần 350 triệu cây súng đang lưu hành, bán qua mua lại mỗi ngày, và cả trăm triệu người sở hữu súng, nhất là khi cả triệu khẩu súng do dân băng đảng sở hữu, không thể nào lập danh sách kiểm soát như vậy được. Nghiã là DC, là đảng chủ trương một Nhà Nước Vú Em, cố tình đưa ra một chính sách kiểm soát tất cả dân còn gắt gao hơn các chế độ độc tài CS, nhưng lại hoàn toàn không thực tế, không có cách nào áp dụng được. CH cũng tố cáo dự luật vi phạm trầm trọng quyền tự do của người dân, và một cách gián tiếp, đã sỉ nhục tất cả những người sở hữu súng, đương nhiên coi họ như những tội phạm phải theo dõi hết.
Các chính trị gia đều là ... thiên tài về nghệ thuật giả dối. Đặc biệt là các chính khách của đảng mỵ dân Dân Chủ. Họ luôn luôn gân cổ đổ thừa đảng CH cản trở những nỗ lực kiểm soát súng của họ. Thế câu hỏi đặt ra là trong lịch sử cận đại, DC đã nắm quyền tuyệt đối, cả Tòa Bạch Ốc, Thượng Viện, lẫn Hạ Viện trong 8 năm: 4 năm dưới TT Carter (1977-1980), 2 năm dưới TT Clinton (1993-1994), và 2 năm dưới TT Obama (2010-2011). Trong những năm CH hoàn toàn tê liệt đó, DC đã làm gì? Zero! Không làm gì hết, không ra luật nào hết.
Trái lại!
Anh Paddock mang vào phòng gần hai tá súng, một tá được trang bị bằng một thiết bị đặc biệt gọi là bump-stock, gắn vào súng không tự động bắn từng phát một, để biến thành súng tự động bắn hàng loạt đạn. Thiết bị này được phát minh vào năm 2003, nhưng bị chính quyền Bush cấm năm 2005.Năm 2010, một thiết bị tương tự, sửa lại vài chi tiết kỹ thuật, được chính quyền Obama chấp nhận, cho bán tự do. Đây là thiết bị anh Paddock xử dụng. Đó là cách TT Obama và DC kiểm soát súng sao? Nhớ lại câu nói của TT Thiệu “Đừng nghe những gì ...”
Tại sao lại khó có giải pháp cho một vấn nạn mà ai cũng nhìn rõ? Chỉ vì đại đa số dân Mỹ muốn có súng và không chấp nhận bị giới hạn. Không có thống kê chính xác gì, nhưng đại khái, người ta cho rằng hiện nay đang có khoảng gần 350 triệu cây súng lưu hành trong xứ Mỹ này, so với tổng số dân Mỹ là khoảng 330 triệu người. Chính thức ghi danh chỉ có khoảng 55 triệu người sở hữu súng, nhưng thăm dò cho biết hơn 45% dân Mỹ hay 180 triệu người có súng. Tức là hơn 100 triệu người có súng mà không khai báo, hay mua súng không có giấy tờ, một số lớn thuộc thành phần xã hội đen, băng đảng.
Các chính khách múa may đủ kiểu cho có, nhưng thực sự không ai dám lấy lại súng của dân Mỹ vì sợ mất phiếu cử tri. Ngay cả cụ xã nghiã Bernie Sanders cũng đã là người chống lại những biện pháp kiểm soát súng vì số dân sở hữu súng tại tiểu bang của cụ rất đông. Đây là một trong những đề tài cụ bị bà Hillary đả kích mà không cãi lại được trong mùa bầu cử vừa qua.
Bây giờ, lịch sử tái diễn sau vụ bắn tại Las Vegas. Các chính khách cả hai bên, nhất là phe DC, lại nhao nhao lên cơn sốc.
Một ngày sau vụ bắn tại Las Vegas, bà tổng thống hụt Hillary đã nhanh nhảu lên tiếng. Bà kêu gọi gác bỏ chính trị qua một bên để tìm cách đối phó với tai họa súng. Bà nói thêm cũng may là tên sát nhân này không có ống hãm thanh nên cảnh sát nghe thấy tiếng súng và biết được ngay hắn bắn từ đâu, chứ nếu có ống hãm thanh thì còn lâu cảnh sát mới biết chỗ anh ta bắn và sẽ có nhiều người chết hơn nữa. Sở dĩ bà nêu vấn đề ống hãm thanh là vì quốc hội tình cờ đang cứu xét luật dễ dãi hoá việc mua bán ống hãm thanh để giảm tiếng nổ, lấy cớ là giúp những người đi làm nghề săn thú, do đó, bà Hillary đòi quốc hội ra luật ngăn cấm việc mua bán ống hãm thanh.
Thật ra, trong vụ bắn ở Las Vegas, cảnh sát biết hung thủ ở phòng nào nhờ một nhân viên an ninh khách sạn gọi điện thoại báo cáo chứ không phải nhờ cảnh sát nghe tiếng nổ. Anh này ở ngay gần phòng của hung thủ, chạy đến gõ cửa phòng, bị hung thủ từ trong phòng bắn xuyên qua cửa, bị thương nhưng cũng đủ sức điện thoại ngay cho cảnh sát.
Bỏ qua những chi tiết kỹ thuật về hiệu quả của ống hãm thanh với các súng tự động lớn, việc bà Hillary hấp tấp nhẩy vào chuyện để thúc đẩy chương trình chính trị của bà dù chưa biết rõ hết câu chuyện, tự nó đã là một hành động chính trị rồi, do đó việc bà kêu gọi gác chính trị qua một bên nghe giống như “vừa ăn cướp vừa la làng” vậy. Khó có thể giả dối hơn. Kẻ này thiển nghĩ có lẽ bà Hillary mới là người cần có ống hãm thanh.
TTDC phe ta không che dấu nổi cảm tính phe đảng. Một bà phó tổng giám đốc của đài truyền hình CBS mau mắn lên tiếng bà không thể có cảm tình với đám dân bị bắn vì cái đám đó toàn là dân bảo thủ da trắng của đảng CH đi nghe nhạc cao bồi -country music- bị bắn là đáng đời. Đầu óc như vậy mà làm tới phó tổng giám đốc cho CBS! Có cần thêm bằng chứng về tính phe đảng của TTDC nữa không?
Bà Michelle Obama đổ dầu vô lửa, phạng ngay “đảng CH là đảng toàn đàn ông, toàn da trắng”.
Khi máu của mấy trăm nạn nhân chưa khô thì các chính khách DC, bắt đầu từ hai bà Hillary và Michelle, đã nhẩy nhổm vào khai thác vụ bắn cho nhu cầu chính trị ngay, biểu diễn rõ ràng tính “nhân bản” của mấy bà lãnh đạo cấp tiến.
Báo USA Today, không phải là báo thân thiện với phe CH, cũng phải nhìn nhận phe cấp tiến đã đi quá xa khi đã biến tất cả những người da trắng, sở hữu súng thành ác quỷ hết. Mỗi lần có chuyện bắn giết đều là lỗi của đảng CH hết. Một anh da trắng giết người, tất cả dân da trắng bảo thủ CH đều là thủ phạm. Họ quên mất có cả chục triệu cử tri DC da trắng, da đen, da nâu, cũng sở hữu súng, và khi DC nắm quyền thì cũng chẳng làm gì để cấm súng hết.
Bà Jill Abramson, cựu Tổng Chủ Biên của New York Times lên tiếng cảnh giác NYT nên cẩn thận, đánh TT Trump quá độc giả sẽ mất tin tưởng. Thưa bà, theo thăm dò, chỉ có chưa tới 30% dân cấp tiến cực đoan nhất mới còn tin TTDC thôi bà ơi! 70% hết tin từ lâu rồi. Bà cảnh giác hơi muộn.
Trong cộng đồng tỵ nạn, có ngay vài anh chống Trump gửi email tứ tung, tố từ ngày TT Trump nhậm chức đã có hàng loạt vụ giết người do “những phần tử cực đoan cánh hữu” thực hiện, khiến tổng cộng “323 người chết và 1.249 bị thương”. Lại một loại fake news! Những con số này bao gồm cả vụ bắn tại Las Vegas mà cho đến nay, vẫn chưa ai biết hung thủ có phải là “cực đoan cánh hữu” hay không. Anh có thể là ISIS hay Antifa, không ai biết. Không kể vụ Las Vegas, 99% chỉ là nạn nhân của những vụ cướp của giết người, cá nhân hay băng đảng thanh toán nhau, mà đại đa số là dân da đen, da nâu giết nhau trong các khu bất an của New York, Chicago, Los Angeles,... chẳng liên quan gì đến các phần tử cực hữu hết.
Trong thế giới của truyền thông loạn xà bần hiện nay, không thiếu gì dân thiếu lương thiện sẵn sàng tung fake news để lừa thiên hạ. Ta cần cảnh giác kiểm chứng tất cả những emails phổ biến tin giựt gân hay thống kê phịa.
Hiện nay, các thượng nghị sĩ DC lại vội vã thảo một dự luật mới kiểm soát chặt chẽ hơn việc bán súng. DC hô hào đủ loại luật lệ, nhưng trên thực tế, không có một luật nào có thể ngăn cản được những vụ thảm sát bằng súng của mấy năm qua. Đó là kết luận không phải của kẻ viết này đâu, mà là của báo phe ta Washington Post (nhà báo Glenn Kessler) sau khi nghiên cứu, đã nhìn nhận cho dù tất cả những đề nghị kiểm soát súng từ trước tới nay đã thành luật, thì cũng đã chẳng cản được bất kỳ vụ thảm sát tập thể nào từ 5 năm qua.
Chỉ dưới thời TT Obama, cũng đã có vài vụ như Sandy Hook đã nêu ở trên, hay Charleston (một thanh niên da trắng mang súng vào nhà thờ dân da đen bắn gần một chục người chết), hay Orlando (một anh Hồi giáo mang súng vào một vũ trường bắn chết gần 50 ông đồng tính). Tất cả các hung thủ đều có lý lịch tốt, mua và sở hữu súng với giấy phép hợp lệ. Có nghiã là tất cả những luật lệ kiểm soát việc mua và sở hữu súng chẳng hữu hiệu gì ráo.
Trường hợp anh Paddock ở Las Vegas cũng không khác. Anh này có quá trình tuyệt hảo, không có thành tích bất hảo nào ngoài việc vi phạm luật lưu thông vớ vẩn. Không ai rõ anh có tới 47 cây súng bằng cách nào, chỉ biết đa số súng anh có thuộc loại sát thủ mạnh đã có luật cấm bán từ lâu rồi. Nghiã là những luật giới hạn việc bán súng chẳng có ích lợi gì. Ai muốn có súng loại cấm bán, vẫn có thể có như thường.
Qua tất cả các vụ bắn giết, ta thấy hệ thống luật lệ cực nặng nề của Nhà Nước Mỹ thật ra cũng chẳng hữu hiệu gì. Bây giờ lại thêm luật nữa? Để đạt được mục đích gì ngoài việc trình diễn chính trị?
Giải pháp của DC trong bất cứ vấn đề gì cũng luôn luôn là thêm luật. Như thể thêm luật về kiểm soát súng sẽ ngăn ngừa được băng đảng hết bắn nhau hay dân khùng bớt điên vậy. Anh bình luận gia cấp tiến Bill Maher của đài HBO than phiền “dân chúng ghét chúng ta vì quá nhiều luật lệ nhiêu khê, bây giờ có thêm luật lệ, họ càng ghét chúng ta hơn thôi”.
Mấu chốt của vấn đề thật ra không phải là cây súng. Cây súng tự nó chẳng giết ai hết. Giết là con người xử dụng súng. Cấm súng thì con người sẽ dùng dao, dùng búa, dùng bom, dùng xe tải, dùng máy bay,... Các nước Âu Châu đều cấm súng rất gắt, nhưng khủng bố vẫn có đủ cách giết người.
Không ai có thể bình tâm chấp nhận những vụ thảm sát tập thể bằng súng vô lý và vô nhân này. Việc dân Mỹ tự do mua và sở hữu súng đạn nếu chưa có tỳ vết cũng là chuyện vô lý không kém. Với dân số 330 triệu người mà lại có tới 350 triệu cây súng lưu hành thì nước Mỹ quả có vấn nạn lớn, hầu như hết thuốc chữa. Việc cho bán tự do ống hãm thanh hay bump-stock càng vô lý hơn nữa.
Vấn đề là phải có biện pháp hữu hiệu thực sự, chứ hô hoán cho ồn ào để rồi vài ba tuần sau chẳng ai còn nhắc lại nữa, hay cùng lắm, ra luật lăng nhăng, không thực tế thì vẫn chỉ là làm xiếc chính trị lấy phiếu cử tri không hơn không kém.
Cho tới nay, ai cũng thấy rõ vấn đề và nguyên nhân. Nhưng bất kể những hò hét đinh tai nhức óc, chưa ai có giải pháp cụ thể và hữu hiệu nào, ngoại trừ những khẩu hiệu cũ rích, giả dối, và rẻ tiền. Và những phỉ báng nhau vì mục đích chính trị.
Chuyện sở hữu súng nằm trong máu dân Mỹ. Chắc chỉ có... thay máu dân Mỹ mới giải quyết được vấn nạn này. (08-10-17)
Vũ Linh
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email:Vulinh11@gmail.com
Tuần qua, cả nước Mỹ, hay chính xác hơn, cả thế giới chấn động về tin một anh khùng vác súng bắn loạn đả vào đám đông, giết gần 60 mạng, bị thương hơn 500 người.
Rất nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời vì FBI chỉ mới bắt đầu cuộc điều tra. Những câu hỏi quan trọng nhất là anh thủ phạm Stephen Paddock này là ai, tại sao lại đi bắn người ào ào như vậy, làm sao anh ta có thể mang tới hơn hai chục cây súng đủ loại vào khách sạn kể cả súng tự động lớn, anh ta có một mình hay có đồng loã khác, có liên hệ gì với tổ chức khủng bố Hồi giáo ISIS không mà tự nhiên ISIS lại hô hoán anh Paddock là “chiến sĩ của ISIS đã gia nhập đạo Hồi cách đây 6 tháng”, hay anh này là thành phần cực tả Antifa đi bắn dân bảo thủ CH,...
Bài này không bàn về những chi tiết đó, mà sẽ viết về vấn đề súng ống nói chung trong cái xứ Mỹ này.
Gọi là tin chấn động vì số nạn nhân quá lớn, chứ thật ra, có vẻ như chuyện bình thường ở cái xứ cao bồi này. Gần như hai ba năm lại xẩy ra một vụ mấy tay khùng điên vác súng bắn thiên hạ chẳng có lý do gì. Dĩ nhiên, vụ này mới xẩy ra và cảnh sát còn đang điều tra, nhưng dĩ nhiên không kém là anh này đúng là... khùng thật. Không ai đầu óc lành mạnh mà lại vác súng đi bắn ào ào vào thiên hạ chẳng có lý cớ gì như vậy. Mấy tên khủng bố giết người đều có lý do, cho dù lý do đó sai lệch.
Chuyện bắn giết loạn đả kiểu Mỹ này từ lâu nay đã biến thành một đề tài chính trị, chia dân Mỹ thành hai khối. Khối cấp tiến, tức là đảng DC và TTDC, thì luôn luôn nhìn vào khẩu súng để hô hào kiểm soát súng, trong khi khối bảo thủ, tức là đảng CH, thì lại nhìn vào người bắn để tìm giải pháp ngăn cản.
Nghĩ cho cùng, cả hai bên đều có lý, cho dù nghe có vẻ... ba phải. Không có súng thì dĩ nhiên chẳng ai bắn ai được, đồng thời không khùng điên thì cũng chẳng ai vác súng đi bắn loạn như vậy.
Nhìn dưới khiá cạnh đó, giải pháp của phe cấp tiến là cấm hết súng trong khi giải pháp của phe bảo thủ là chữa hết bệnh điên của thiên hạ.
Nghĩ tới nữa, cả hai giải pháp đều vô lý. Trong cái xứ này, không có cách gì cấm sở hữu súng, đồng thời cũng chẳng có thuốc nào khiến thiên hạ hết bệnh khùng điên.
Mỹ là nước có một văn hoá tôn thờ súng không giống ai hết. Tu Chính Số Hai –Second Amendment- của Hiến Pháp biểu quyết năm 1791 ghi rất rõ quyền sở hữu, tự do mua bán súng được bảo đảm một cách tuyệt đối. Quan trọng chỉ thua có Tu Chính Số Một –First Amendment- bảo đảm quyền tự do ngôn luận.
Hiến pháp Mỹ bảo đảm quyền sở hữu súng không phải để giúp cho dân Mỹ có thú tiêu khiển đi săn thỏ hay bắn vịt trời, cũng chẳng phải để giúp kỹ nghệ sản xuất vũ khí, hay bảo vệ quyền lợi của NRA, tức là tổ chức National Rifle Association, hội những người sở hữu súng. Đó là cách các Cha Già khai quốc muốn bảo đảm người dân có phương tiện chống lại một Nhà Nước độc tài để bảo vệ tự do và tính mạng cá nhân, hay chống sự xâm lăng của một nước khác. Quyền nổi loạn chống độc tài bằng vũ khí là cái quyền các nhà cách mạng Mỹ nổi lên chống đế quốc Anh dùng làm căn bản để chính danh hoá cuộc nổi loạn dành độc lập. Và họ muốn bảo đảm dân Mỹ luôn luôn có cái quyền đó, ngay cả để chống họ nếu họ trở thành độc đoán.
Nhiều người không hiểu rõ vấn đề, tưởng dân Mỹ thích súng ống vì mê đi săn, hay chỉ để tự vệ cá nhân nên thắc mắc tại sao đi săn và tự vệ lại cần có những súng tự động tàn bạo dùng trong chiến tranh như M-16 hay AR-15, thậm chí sao lại cho phép bán tiểu liên, đại liên, bích kích, cả xe thiếp giáp luôn (một ông mới bỏ ra 800.000 đô mua một xe tăng đậu trên đường trước cửa nhà tại Houston, bị cảnh sát phạt vì không có giấy phép … đậu xe tăng trên đường thành phố!).
Tuyệt đại đa số dân trên thế giới không hiểu tại sao dân Mỹ có quá nhiều súng và bắn nhau quá dễ như vậy, chỉ vì trên thế giới này, chẳng có xứ nào có Hiến Pháp ghi rõ dân có quyền có vũ khí để tự vệ hay để chống lại chính quyền. Trong những xứ chậm tiến hay độc tài thì dĩ nhiên, Nhà Nước độc quyền sở hữu vũ khí, không có anh dân ngu khu đen nào được có súng gì hết. Tại những quốc gia văn minh hơn như Âu Châu, thì người dân có quyền sở hữu những loại súng đi săn vịt hay săn nai là cùng.
Ngoài căn bản hiến định ra thì sở hữu súng cũng đã thành một nét đặc thù của văn hoá Mỹ, không khác gì… hăm-bơ-ghơ, kiểu như không có súng và không ăn hăm-bơ-ghơ không phải là Mỹ!
Ta coi phim cao bồi thời khai quốc, ai không có súng chết chắc, ngay cả có súng đi nữa mà bắn chậm thì cũng chết thôi.
Bàn về vấn đề súng ở Mỹ mà không hiểu rõ bối cảnh hiến định và lịch sử Mỹ thì chỉ là nói mà không biết mình nói gì. Nếu hiểu rõ như vậy thì sẽ thấy không có cách gì mà dân Mỹ có thể chấp nhận việc cấm họ sở hữu súng.
Phe cấp tiến luôn luôn đổ thừa phe CH ăn tiền của NRA cản tất cả những dự luật kiểm soát súng do đảng DC đưa ra. Thực tế là NRA bỏ tiền ra mua chuộc các dân biểu, nghị sĩ của cả hai đảng chứ không riêng gì đảng CH. NRA phổ biến danh sách yểm trợ tiền của họ cho các dân biểu và nghị sĩ trong năm 2016: chưa tới một triệu đô (832.000) cho khoảng 200 vị, có cả CH lẫn DC. Người nhiều nhất được 11.000 đô, còn phần lớn nhận được khoảng 2-3.000 đô. Những con số “muỗi đốt gỗ” không thể mua chuộc được ai, so với gần một tỷ yểm trợ bà Hillary tiêu để tranh cử. Nói CH lệ thuộc NRA nên chống lại việc cấm sở hữu súng là xuyên tạc vớ vẩn. Các nghiệp đoàn lao động mỗi năm bỏ cỡ 50 triệu yểm trợ, hầu hết cho các dân cử DC.
Mỗi lần có một vụ thảm sát là y như rằng, các chính khách của cả hai đảng đều khua chiêng trống ầm ĩ, đòi hỏi phải có biện pháp, phải làm một cái gì. Ai cũng làm ra vẻ bị sốc nặng. Đây là những dịp ngàn vàng để các chính khách đóng tuồng xi-nê-ma. Nhưng rồi cũng y như rằng, chỉ một vài tuần sau là nội vụ chìm xuồng, hay cùng lắm thì quốc hội lại đẻ ra được một luật tí hon vô thưởng vô phạt, chẳng ai biết cũng chẳng ai tuân thủ, để các ông dân biểu, nghị sĩ có thể phân trần với cử tri sau này.
Năm 2012, dưới thời TT Obama, sau vụ thảm sát trẻ em mẫu giáo tại trường Sandy Hook trong tiểu bang Connecticut, cả hai đảng đều hung hăng đưa ra mỗi bên hai dự luật kiểm soát vũ khí. Tổng cộng 4 dự luật. Hai bên tranh cãi hơn mổ bò mấy tháng trời. DC tố luật của CH quá yếu, vô ích. CH tố dự luật DC quá bao quát vi phạm quyền hiến định và quyền bảo vệ chuyện riêng tư –privacy. Để rồi cuối cùng chẳng có dự luật nào được thông qua cho đến khi dân Mỹ quên bẵng câu chuyện.
Dự luật khối DC đưa ra khi đó bắt lập danh sách –register- trong một hệ thống điện toán tất cả súng ống đang lưu hành, được cập nhật thường xuyên, trong đó có đầy đủ dữ kiện về từng cây súng, loại gì, hãng nào chế ra ngày nào, tại đâu, bán cho ai ngày nào tại tiệm nào, mỗi lần thay đổi chủ lại phải ghi báo, tất cả chủ sở hữu súng đều phải khai báo lý lịch, kể cả quá trình sức khoẻ tâm thần và lý lịch tư pháp.
Phe CH dĩ nhiên bác bỏ vì lý do thực tế là không thể nào có được một hệ thống đó khi có tới gần 350 triệu cây súng đang lưu hành, bán qua mua lại mỗi ngày, và cả trăm triệu người sở hữu súng, nhất là khi cả triệu khẩu súng do dân băng đảng sở hữu, không thể nào lập danh sách kiểm soát như vậy được. Nghiã là DC, là đảng chủ trương một Nhà Nước Vú Em, cố tình đưa ra một chính sách kiểm soát tất cả dân còn gắt gao hơn các chế độ độc tài CS, nhưng lại hoàn toàn không thực tế, không có cách nào áp dụng được. CH cũng tố cáo dự luật vi phạm trầm trọng quyền tự do của người dân, và một cách gián tiếp, đã sỉ nhục tất cả những người sở hữu súng, đương nhiên coi họ như những tội phạm phải theo dõi hết.
Các chính trị gia đều là ... thiên tài về nghệ thuật giả dối. Đặc biệt là các chính khách của đảng mỵ dân Dân Chủ. Họ luôn luôn gân cổ đổ thừa đảng CH cản trở những nỗ lực kiểm soát súng của họ. Thế câu hỏi đặt ra là trong lịch sử cận đại, DC đã nắm quyền tuyệt đối, cả Tòa Bạch Ốc, Thượng Viện, lẫn Hạ Viện trong 8 năm: 4 năm dưới TT Carter (1977-1980), 2 năm dưới TT Clinton (1993-1994), và 2 năm dưới TT Obama (2010-2011). Trong những năm CH hoàn toàn tê liệt đó, DC đã làm gì? Zero! Không làm gì hết, không ra luật nào hết.
Trái lại!
Anh Paddock mang vào phòng gần hai tá súng, một tá được trang bị bằng một thiết bị đặc biệt gọi là bump-stock, gắn vào súng không tự động bắn từng phát một, để biến thành súng tự động bắn hàng loạt đạn. Thiết bị này được phát minh vào năm 2003, nhưng bị chính quyền Bush cấm năm 2005.Năm 2010, một thiết bị tương tự, sửa lại vài chi tiết kỹ thuật, được chính quyền Obama chấp nhận, cho bán tự do. Đây là thiết bị anh Paddock xử dụng. Đó là cách TT Obama và DC kiểm soát súng sao? Nhớ lại câu nói của TT Thiệu “Đừng nghe những gì ...”
Tại sao lại khó có giải pháp cho một vấn nạn mà ai cũng nhìn rõ? Chỉ vì đại đa số dân Mỹ muốn có súng và không chấp nhận bị giới hạn. Không có thống kê chính xác gì, nhưng đại khái, người ta cho rằng hiện nay đang có khoảng gần 350 triệu cây súng lưu hành trong xứ Mỹ này, so với tổng số dân Mỹ là khoảng 330 triệu người. Chính thức ghi danh chỉ có khoảng 55 triệu người sở hữu súng, nhưng thăm dò cho biết hơn 45% dân Mỹ hay 180 triệu người có súng. Tức là hơn 100 triệu người có súng mà không khai báo, hay mua súng không có giấy tờ, một số lớn thuộc thành phần xã hội đen, băng đảng.
Các chính khách múa may đủ kiểu cho có, nhưng thực sự không ai dám lấy lại súng của dân Mỹ vì sợ mất phiếu cử tri. Ngay cả cụ xã nghiã Bernie Sanders cũng đã là người chống lại những biện pháp kiểm soát súng vì số dân sở hữu súng tại tiểu bang của cụ rất đông. Đây là một trong những đề tài cụ bị bà Hillary đả kích mà không cãi lại được trong mùa bầu cử vừa qua.
Bây giờ, lịch sử tái diễn sau vụ bắn tại Las Vegas. Các chính khách cả hai bên, nhất là phe DC, lại nhao nhao lên cơn sốc.
Một ngày sau vụ bắn tại Las Vegas, bà tổng thống hụt Hillary đã nhanh nhảu lên tiếng. Bà kêu gọi gác bỏ chính trị qua một bên để tìm cách đối phó với tai họa súng. Bà nói thêm cũng may là tên sát nhân này không có ống hãm thanh nên cảnh sát nghe thấy tiếng súng và biết được ngay hắn bắn từ đâu, chứ nếu có ống hãm thanh thì còn lâu cảnh sát mới biết chỗ anh ta bắn và sẽ có nhiều người chết hơn nữa. Sở dĩ bà nêu vấn đề ống hãm thanh là vì quốc hội tình cờ đang cứu xét luật dễ dãi hoá việc mua bán ống hãm thanh để giảm tiếng nổ, lấy cớ là giúp những người đi làm nghề săn thú, do đó, bà Hillary đòi quốc hội ra luật ngăn cấm việc mua bán ống hãm thanh.
Thật ra, trong vụ bắn ở Las Vegas, cảnh sát biết hung thủ ở phòng nào nhờ một nhân viên an ninh khách sạn gọi điện thoại báo cáo chứ không phải nhờ cảnh sát nghe tiếng nổ. Anh này ở ngay gần phòng của hung thủ, chạy đến gõ cửa phòng, bị hung thủ từ trong phòng bắn xuyên qua cửa, bị thương nhưng cũng đủ sức điện thoại ngay cho cảnh sát.
Bỏ qua những chi tiết kỹ thuật về hiệu quả của ống hãm thanh với các súng tự động lớn, việc bà Hillary hấp tấp nhẩy vào chuyện để thúc đẩy chương trình chính trị của bà dù chưa biết rõ hết câu chuyện, tự nó đã là một hành động chính trị rồi, do đó việc bà kêu gọi gác chính trị qua một bên nghe giống như “vừa ăn cướp vừa la làng” vậy. Khó có thể giả dối hơn. Kẻ này thiển nghĩ có lẽ bà Hillary mới là người cần có ống hãm thanh.
TTDC phe ta không che dấu nổi cảm tính phe đảng. Một bà phó tổng giám đốc của đài truyền hình CBS mau mắn lên tiếng bà không thể có cảm tình với đám dân bị bắn vì cái đám đó toàn là dân bảo thủ da trắng của đảng CH đi nghe nhạc cao bồi -country music- bị bắn là đáng đời. Đầu óc như vậy mà làm tới phó tổng giám đốc cho CBS! Có cần thêm bằng chứng về tính phe đảng của TTDC nữa không?
Bà Michelle Obama đổ dầu vô lửa, phạng ngay “đảng CH là đảng toàn đàn ông, toàn da trắng”.
Khi máu của mấy trăm nạn nhân chưa khô thì các chính khách DC, bắt đầu từ hai bà Hillary và Michelle, đã nhẩy nhổm vào khai thác vụ bắn cho nhu cầu chính trị ngay, biểu diễn rõ ràng tính “nhân bản” của mấy bà lãnh đạo cấp tiến.
Báo USA Today, không phải là báo thân thiện với phe CH, cũng phải nhìn nhận phe cấp tiến đã đi quá xa khi đã biến tất cả những người da trắng, sở hữu súng thành ác quỷ hết. Mỗi lần có chuyện bắn giết đều là lỗi của đảng CH hết. Một anh da trắng giết người, tất cả dân da trắng bảo thủ CH đều là thủ phạm. Họ quên mất có cả chục triệu cử tri DC da trắng, da đen, da nâu, cũng sở hữu súng, và khi DC nắm quyền thì cũng chẳng làm gì để cấm súng hết.
Bà Jill Abramson, cựu Tổng Chủ Biên của New York Times lên tiếng cảnh giác NYT nên cẩn thận, đánh TT Trump quá độc giả sẽ mất tin tưởng. Thưa bà, theo thăm dò, chỉ có chưa tới 30% dân cấp tiến cực đoan nhất mới còn tin TTDC thôi bà ơi! 70% hết tin từ lâu rồi. Bà cảnh giác hơi muộn.
Trong cộng đồng tỵ nạn, có ngay vài anh chống Trump gửi email tứ tung, tố từ ngày TT Trump nhậm chức đã có hàng loạt vụ giết người do “những phần tử cực đoan cánh hữu” thực hiện, khiến tổng cộng “323 người chết và 1.249 bị thương”. Lại một loại fake news! Những con số này bao gồm cả vụ bắn tại Las Vegas mà cho đến nay, vẫn chưa ai biết hung thủ có phải là “cực đoan cánh hữu” hay không. Anh có thể là ISIS hay Antifa, không ai biết. Không kể vụ Las Vegas, 99% chỉ là nạn nhân của những vụ cướp của giết người, cá nhân hay băng đảng thanh toán nhau, mà đại đa số là dân da đen, da nâu giết nhau trong các khu bất an của New York, Chicago, Los Angeles,... chẳng liên quan gì đến các phần tử cực hữu hết.
Trong thế giới của truyền thông loạn xà bần hiện nay, không thiếu gì dân thiếu lương thiện sẵn sàng tung fake news để lừa thiên hạ. Ta cần cảnh giác kiểm chứng tất cả những emails phổ biến tin giựt gân hay thống kê phịa.
Hiện nay, các thượng nghị sĩ DC lại vội vã thảo một dự luật mới kiểm soát chặt chẽ hơn việc bán súng. DC hô hào đủ loại luật lệ, nhưng trên thực tế, không có một luật nào có thể ngăn cản được những vụ thảm sát bằng súng của mấy năm qua. Đó là kết luận không phải của kẻ viết này đâu, mà là của báo phe ta Washington Post (nhà báo Glenn Kessler) sau khi nghiên cứu, đã nhìn nhận cho dù tất cả những đề nghị kiểm soát súng từ trước tới nay đã thành luật, thì cũng đã chẳng cản được bất kỳ vụ thảm sát tập thể nào từ 5 năm qua.
Chỉ dưới thời TT Obama, cũng đã có vài vụ như Sandy Hook đã nêu ở trên, hay Charleston (một thanh niên da trắng mang súng vào nhà thờ dân da đen bắn gần một chục người chết), hay Orlando (một anh Hồi giáo mang súng vào một vũ trường bắn chết gần 50 ông đồng tính). Tất cả các hung thủ đều có lý lịch tốt, mua và sở hữu súng với giấy phép hợp lệ. Có nghiã là tất cả những luật lệ kiểm soát việc mua và sở hữu súng chẳng hữu hiệu gì ráo.
Trường hợp anh Paddock ở Las Vegas cũng không khác. Anh này có quá trình tuyệt hảo, không có thành tích bất hảo nào ngoài việc vi phạm luật lưu thông vớ vẩn. Không ai rõ anh có tới 47 cây súng bằng cách nào, chỉ biết đa số súng anh có thuộc loại sát thủ mạnh đã có luật cấm bán từ lâu rồi. Nghiã là những luật giới hạn việc bán súng chẳng có ích lợi gì. Ai muốn có súng loại cấm bán, vẫn có thể có như thường.
Qua tất cả các vụ bắn giết, ta thấy hệ thống luật lệ cực nặng nề của Nhà Nước Mỹ thật ra cũng chẳng hữu hiệu gì. Bây giờ lại thêm luật nữa? Để đạt được mục đích gì ngoài việc trình diễn chính trị?
Giải pháp của DC trong bất cứ vấn đề gì cũng luôn luôn là thêm luật. Như thể thêm luật về kiểm soát súng sẽ ngăn ngừa được băng đảng hết bắn nhau hay dân khùng bớt điên vậy. Anh bình luận gia cấp tiến Bill Maher của đài HBO than phiền “dân chúng ghét chúng ta vì quá nhiều luật lệ nhiêu khê, bây giờ có thêm luật lệ, họ càng ghét chúng ta hơn thôi”.
Mấu chốt của vấn đề thật ra không phải là cây súng. Cây súng tự nó chẳng giết ai hết. Giết là con người xử dụng súng. Cấm súng thì con người sẽ dùng dao, dùng búa, dùng bom, dùng xe tải, dùng máy bay,... Các nước Âu Châu đều cấm súng rất gắt, nhưng khủng bố vẫn có đủ cách giết người.
Không ai có thể bình tâm chấp nhận những vụ thảm sát tập thể bằng súng vô lý và vô nhân này. Việc dân Mỹ tự do mua và sở hữu súng đạn nếu chưa có tỳ vết cũng là chuyện vô lý không kém. Với dân số 330 triệu người mà lại có tới 350 triệu cây súng lưu hành thì nước Mỹ quả có vấn nạn lớn, hầu như hết thuốc chữa. Việc cho bán tự do ống hãm thanh hay bump-stock càng vô lý hơn nữa.
Vấn đề là phải có biện pháp hữu hiệu thực sự, chứ hô hoán cho ồn ào để rồi vài ba tuần sau chẳng ai còn nhắc lại nữa, hay cùng lắm, ra luật lăng nhăng, không thực tế thì vẫn chỉ là làm xiếc chính trị lấy phiếu cử tri không hơn không kém.
Cho tới nay, ai cũng thấy rõ vấn đề và nguyên nhân. Nhưng bất kể những hò hét đinh tai nhức óc, chưa ai có giải pháp cụ thể và hữu hiệu nào, ngoại trừ những khẩu hiệu cũ rích, giả dối, và rẻ tiền. Và những phỉ báng nhau vì mục đích chính trị.
Chuyện sở hữu súng nằm trong máu dân Mỹ. Chắc chỉ có... thay máu dân Mỹ mới giải quyết được vấn nạn này. (08-10-17)
Vũ Linh
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email:Vulinh11@gmail.com
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Chuyện sở hữu súng nằm trong maú dân Mỹ
Chuyện bắn giết loạn đả kiểu Mỹ này từ lâu nay đã biến thành một đề tài chính trị, chia dân Mỹ thành hai khối.
Chuyện sở hữu súng nằm trong maú dân Mỹ
...chính quyền Obama chấp nhận, cho bán tự do. Đây là thiết bị anh Paddock xử dụng...
Tuần qua, cả nước Mỹ, hay chính xác hơn, cả thế giới chấn động về tin một anh khùng vác súng bắn loạn đả vào đám đông, giết gần 60 mạng, bị thương hơn 500 người.
Rất nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời vì FBI chỉ mới bắt đầu cuộc điều tra. Những câu hỏi quan trọng nhất là anh thủ phạm Stephen Paddock này là ai, tại sao lại đi bắn người ào ào như vậy, làm sao anh ta có thể mang tới hơn hai chục cây súng đủ loại vào khách sạn kể cả súng tự động lớn, anh ta có một mình hay có đồng loã khác, có liên hệ gì với tổ chức khủng bố Hồi giáo ISIS không mà tự nhiên ISIS lại hô hoán anh Paddock là “chiến sĩ của ISIS đã gia nhập đạo Hồi cách đây 6 tháng”, hay anh này là thành phần cực tả Antifa đi bắn dân bảo thủ CH,...
Bài này không bàn về những chi tiết đó, mà sẽ viết về vấn đề súng ống nói chung trong cái xứ Mỹ này.
Gọi là tin chấn động vì số nạn nhân quá lớn, chứ thật ra, có vẻ như chuyện bình thường ở cái xứ cao bồi này. Gần như hai ba năm lại xẩy ra một vụ mấy tay khùng điên vác súng bắn thiên hạ chẳng có lý do gì. Dĩ nhiên, vụ này mới xẩy ra và cảnh sát còn đang điều tra, nhưng dĩ nhiên không kém là anh này đúng là... khùng thật. Không ai đầu óc lành mạnh mà lại vác súng đi bắn ào ào vào thiên hạ chẳng có lý cớ gì như vậy. Mấy tên khủng bố giết người đều có lý do, cho dù lý do đó sai lệch.
Chuyện bắn giết loạn đả kiểu Mỹ này từ lâu nay đã biến thành một đề tài chính trị, chia dân Mỹ thành hai khối. Khối cấp tiến, tức là đảng DC và TTDC, thì luôn luôn nhìn vào khẩu súng để hô hào kiểm soát súng, trong khi khối bảo thủ, tức là đảng CH, thì lại nhìn vào người bắn để tìm giải pháp ngăn cản.
Nghĩ cho cùng, cả hai bên đều có lý, cho dù nghe có vẻ... ba phải. Không có súng thì dĩ nhiên chẳng ai bắn ai được, đồng thời không khùng điên thì cũng chẳng ai vác súng đi bắn loạn như vậy.
Nhìn dưới khiá cạnh đó, giải pháp của phe cấp tiến là cấm hết súng trong khi giải pháp của phe bảo thủ là chữa hết bệnh điên của thiên hạ.
Nghĩ tới nữa, cả hai giải pháp đều vô lý. Trong cái xứ này, không có cách gì cấm sở hữu súng, đồng thời cũng chẳng có thuốc nào khiến thiên hạ hết bệnh khùng điên.
Mỹ là nước có một văn hoá tôn thờ súng không giống ai hết. Tu Chính Số Hai –Second Amendment- của Hiến Pháp biểu quyết năm 1791 ghi rất rõ quyền sở hữu, tự do mua bán súng được bảo đảm một cách tuyệt đối. Quan trọng chỉ thua có Tu Chính Số Một –First Amendment- bảo đảm quyền tự do ngôn luận.
Hiến pháp Mỹ bảo đảm quyền sở hữu súng không phải để giúp cho dân Mỹ có thú tiêu khiển đi săn thỏ hay bắn vịt trời, cũng chẳng phải để giúp kỹ nghệ sản xuất vũ khí, hay bảo vệ quyền lợi của NRA, tức là tổ chức National Rifle Association, hội những người sở hữu súng. Đó là cách các Cha Già khai quốc muốn bảo đảm người dân có phương tiện chống lại một Nhà Nước độc tài để bảo vệ tự do và tính mạng cá nhân, hay chống sự xâm lăng của một nước khác. Quyền nổi loạn chống độc tài bằng vũ khí là cái quyền các nhà cách mạng Mỹ nổi lên chống đế quốc Anh dùng làm căn bản để chính danh hoá cuộc nổi loạn dành độc lập. Và họ muốn bảo đảm dân Mỹ luôn luôn có cái quyền đó, ngay cả để chống họ nếu họ trở thành độc đoán.
Nhiều người không hiểu rõ vấn đề, tưởng dân Mỹ thích súng ống vì mê đi săn, hay chỉ để tự vệ cá nhân nên thắc mắc tại sao đi săn và tự vệ lại cần có những súng tự động tàn bạo dùng trong chiến tranh như M-16 hay AR-15, thậm chí sao lại cho phép bán tiểu liên, đại liên, bích kích, cả xe thiếp giáp luôn (một ông mới bỏ ra 800.000 đô mua một xe tăng đậu trên đường trước cửa nhà tại Houston, bị cảnh sát phạt vì không có giấy phép … đậu xe tăng trên đường thành phố!).
Tuyệt đại đa số dân trên thế giới không hiểu tại sao dân Mỹ có quá nhiều súng và bắn nhau quá dễ như vậy, chỉ vì trên thế giới này, chẳng có xứ nào có Hiến Pháp ghi rõ dân có quyền có vũ khí để tự vệ hay để chống lại chính quyền. Trong những xứ chậm tiến hay độc tài thì dĩ nhiên, Nhà Nước độc quyền sở hữu vũ khí, không có anh dân ngu khu đen nào được có súng gì hết. Tại những quốc gia văn minh hơn như Âu Châu, thì người dân có quyền sở hữu những loại súng đi săn vịt hay săn nai là cùng.
Ngoài căn bản hiến định ra thì sở hữu súng cũng đã thành một nét đặc thù của văn hoá Mỹ, không khác gì… hăm-bơ-ghơ, kiểu như không có súng và không ăn hăm-bơ-ghơ không phải là Mỹ!
Ta coi phim cao bồi thời khai quốc, ai không có súng chết chắc, ngay cả có súng đi nữa mà bắn chậm thì cũng chết thôi.
Bàn về vấn đề súng ở Mỹ mà không hiểu rõ bối cảnh hiến định và lịch sử Mỹ thì chỉ là nói mà không biết mình nói gì. Nếu hiểu rõ như vậy thì sẽ thấy không có cách gì mà dân Mỹ có thể chấp nhận việc cấm họ sở hữu súng.
Phe cấp tiến luôn luôn đổ thừa phe CH ăn tiền của NRA cản tất cả những dự luật kiểm soát súng do đảng DC đưa ra. Thực tế là NRA bỏ tiền ra mua chuộc các dân biểu, nghị sĩ của cả hai đảng chứ không riêng gì đảng CH. NRA phổ biến danh sách yểm trợ tiền của họ cho các dân biểu và nghị sĩ trong năm 2016: chưa tới một triệu đô (832.000) cho khoảng 200 vị, có cả CH lẫn DC. Người nhiều nhất được 11.000 đô, còn phần lớn nhận được khoảng 2-3.000 đô. Những con số “muỗi đốt gỗ” không thể mua chuộc được ai, so với gần một tỷ yểm trợ bà Hillary tiêu để tranh cử. Nói CH lệ thuộc NRA nên chống lại việc cấm sở hữu súng là xuyên tạc vớ vẩn. Các nghiệp đoàn lao động mỗi năm bỏ cỡ 50 triệu yểm trợ, hầu hết cho các dân cử DC.
Mỗi lần có một vụ thảm sát là y như rằng, các chính khách của cả hai đảng đều khua chiêng trống ầm ĩ, đòi hỏi phải có biện pháp, phải làm một cái gì. Ai cũng làm ra vẻ bị sốc nặng. Đây là những dịp ngàn vàng để các chính khách đóng tuồng xi-nê-ma. Nhưng rồi cũng y như rằng, chỉ một vài tuần sau là nội vụ chìm xuồng, hay cùng lắm thì quốc hội lại đẻ ra được một luật tí hon vô thưởng vô phạt, chẳng ai biết cũng chẳng ai tuân thủ, để các ông dân biểu, nghị sĩ có thể phân trần với cử tri sau này.
Năm 2012, dưới thời TT Obama, sau vụ thảm sát trẻ em mẫu giáo tại trường Sandy Hook trong tiểu bang Connecticut, cả hai đảng đều hung hăng đưa ra mỗi bên hai dự luật kiểm soát vũ khí. Tổng cộng 4 dự luật. Hai bên tranh cãi hơn mổ bò mấy tháng trời. DC tố luật của CH quá yếu, vô ích. CH tố dự luật DC quá bao quát vi phạm quyền hiến định và quyền bảo vệ chuyện riêng tư –privacy. Để rồi cuối cùng chẳng có dự luật nào được thông qua cho đến khi dân Mỹ quên bẵng câu chuyện.
Dự luật khối DC đưa ra khi đó bắt lập danh sách –register- trong một hệ thống điện toán tất cả súng ống đang lưu hành, được cập nhật thường xuyên, trong đó có đầy đủ dữ kiện về từng cây súng, loại gì, hãng nào chế ra ngày nào, tại đâu, bán cho ai ngày nào tại tiệm nào, mỗi lần thay đổi chủ lại phải ghi báo, tất cả chủ sở hữu súng đều phải khai báo lý lịch, kể cả quá trình sức khoẻ tâm thần và lý lịch tư pháp.
Phe CH dĩ nhiên bác bỏ vì lý do thực tế là không thể nào có được một hệ thống đó khi có tới gần 350 triệu cây súng đang lưu hành, bán qua mua lại mỗi ngày, và cả trăm triệu người sở hữu súng, nhất là khi cả triệu khẩu súng do dân băng đảng sở hữu, không thể nào lập danh sách kiểm soát như vậy được. Nghiã là DC, là đảng chủ trương một Nhà Nước Vú Em, cố tình đưa ra một chính sách kiểm soát tất cả dân còn gắt gao hơn các chế độ độc tài CS, nhưng lại hoàn toàn không thực tế, không có cách nào áp dụng được. CH cũng tố cáo dự luật vi phạm trầm trọng quyền tự do của người dân, và một cách gián tiếp, đã sỉ nhục tất cả những người sở hữu súng, đương nhiên coi họ như những tội phạm phải theo dõi hết.
Các chính trị gia đều là ... thiên tài về nghệ thuật giả dối. Đặc biệt là các chính khách của đảng mỵ dân Dân Chủ. Họ luôn luôn gân cổ đổ thừa đảng CH cản trở những nỗ lực kiểm soát súng của họ. Thế câu hỏi đặt ra là trong lịch sử cận đại, DC đã nắm quyền tuyệt đối, cả Tòa Bạch Ốc, Thượng Viện, lẫn Hạ Viện trong 8 năm: 4 năm dưới TT Carter (1977-1980), 2 năm dưới TT Clinton (1993-1994), và 2 năm dưới TT Obama (2010-2011). Trong những năm CH hoàn toàn tê liệt đó, DC đã làm gì? Zero! Không làm gì hết, không ra luật nào hết.
Trái lại!
Anh Paddock mang vào phòng gần hai tá súng, một tá được trang bị bằng một thiết bị đặc biệt gọi là bump-stock, gắn vào súng không tự động bắn từng phát một, để biến thành súng tự động bắn hàng loạt đạn. Thiết bị này được phát minh vào năm 2003, nhưng bị chính quyền Bush cấm năm 2005.Năm 2010, một thiết bị tương tự, sửa lại vài chi tiết kỹ thuật, được chính quyền Obama chấp nhận, cho bán tự do. Đây là thiết bị anh Paddock xử dụng. Đó là cách TT Obama và DC kiểm soát súng sao? Nhớ lại câu nói của TT Thiệu “Đừng nghe những gì ...”
Tại sao lại khó có giải pháp cho một vấn nạn mà ai cũng nhìn rõ? Chỉ vì đại đa số dân Mỹ muốn có súng và không chấp nhận bị giới hạn. Không có thống kê chính xác gì, nhưng đại khái, người ta cho rằng hiện nay đang có khoảng gần 350 triệu cây súng lưu hành trong xứ Mỹ này, so với tổng số dân Mỹ là khoảng 330 triệu người. Chính thức ghi danh chỉ có khoảng 55 triệu người sở hữu súng, nhưng thăm dò cho biết hơn 45% dân Mỹ hay 180 triệu người có súng. Tức là hơn 100 triệu người có súng mà không khai báo, hay mua súng không có giấy tờ, một số lớn thuộc thành phần xã hội đen, băng đảng.
Các chính khách múa may đủ kiểu cho có, nhưng thực sự không ai dám lấy lại súng của dân Mỹ vì sợ mất phiếu cử tri. Ngay cả cụ xã nghiã Bernie Sanders cũng đã là người chống lại những biện pháp kiểm soát súng vì số dân sở hữu súng tại tiểu bang của cụ rất đông. Đây là một trong những đề tài cụ bị bà Hillary đả kích mà không cãi lại được trong mùa bầu cử vừa qua.
Bây giờ, lịch sử tái diễn sau vụ bắn tại Las Vegas. Các chính khách cả hai bên, nhất là phe DC, lại nhao nhao lên cơn sốc.
Một ngày sau vụ bắn tại Las Vegas, bà tổng thống hụt Hillary đã nhanh nhảu lên tiếng. Bà kêu gọi gác bỏ chính trị qua một bên để tìm cách đối phó với tai họa súng. Bà nói thêm cũng may là tên sát nhân này không có ống hãm thanh nên cảnh sát nghe thấy tiếng súng và biết được ngay hắn bắn từ đâu, chứ nếu có ống hãm thanh thì còn lâu cảnh sát mới biết chỗ anh ta bắn và sẽ có nhiều người chết hơn nữa. Sở dĩ bà nêu vấn đề ống hãm thanh là vì quốc hội tình cờ đang cứu xét luật dễ dãi hoá việc mua bán ống hãm thanh để giảm tiếng nổ, lấy cớ là giúp những người đi làm nghề săn thú, do đó, bà Hillary đòi quốc hội ra luật ngăn cấm việc mua bán ống hãm thanh.
Thật ra, trong vụ bắn ở Las Vegas, cảnh sát biết hung thủ ở phòng nào nhờ một nhân viên an ninh khách sạn gọi điện thoại báo cáo chứ không phải nhờ cảnh sát nghe tiếng nổ. Anh này ở ngay gần phòng của hung thủ, chạy đến gõ cửa phòng, bị hung thủ từ trong phòng bắn xuyên qua cửa, bị thương nhưng cũng đủ sức điện thoại ngay cho cảnh sát.
Bỏ qua những chi tiết kỹ thuật về hiệu quả của ống hãm thanh với các súng tự động lớn, việc bà Hillary hấp tấp nhẩy vào chuyện để thúc đẩy chương trình chính trị của bà dù chưa biết rõ hết câu chuyện, tự nó đã là một hành động chính trị rồi, do đó việc bà kêu gọi gác chính trị qua một bên nghe giống như “vừa ăn cướp vừa la làng” vậy. Khó có thể giả dối hơn. Kẻ này thiển nghĩ có lẽ bà Hillary mới là người cần có ống hãm thanh.
TTDC phe ta không che dấu nổi cảm tính phe đảng. Một bà phó tổng giám đốc của đài truyền hình CBS mau mắn lên tiếng bà không thể có cảm tình với đám dân bị bắn vì cái đám đó toàn là dân bảo thủ da trắng của đảng CH đi nghe nhạc cao bồi -country music- bị bắn là đáng đời. Đầu óc như vậy mà làm tới phó tổng giám đốc cho CBS! Có cần thêm bằng chứng về tính phe đảng của TTDC nữa không?
Bà Michelle Obama đổ dầu vô lửa, phạng ngay “đảng CH là đảng toàn đàn ông, toàn da trắng”.
Khi máu của mấy trăm nạn nhân chưa khô thì các chính khách DC, bắt đầu từ hai bà Hillary và Michelle, đã nhẩy nhổm vào khai thác vụ bắn cho nhu cầu chính trị ngay, biểu diễn rõ ràng tính “nhân bản” của mấy bà lãnh đạo cấp tiến.
Báo USA Today, không phải là báo thân thiện với phe CH, cũng phải nhìn nhận phe cấp tiến đã đi quá xa khi đã biến tất cả những người da trắng, sở hữu súng thành ác quỷ hết. Mỗi lần có chuyện bắn giết đều là lỗi của đảng CH hết. Một anh da trắng giết người, tất cả dân da trắng bảo thủ CH đều là thủ phạm. Họ quên mất có cả chục triệu cử tri DC da trắng, da đen, da nâu, cũng sở hữu súng, và khi DC nắm quyền thì cũng chẳng làm gì để cấm súng hết.
Bà Jill Abramson, cựu Tổng Chủ Biên của New York Times lên tiếng cảnh giác NYT nên cẩn thận, đánh TT Trump quá độc giả sẽ mất tin tưởng. Thưa bà, theo thăm dò, chỉ có chưa tới 30% dân cấp tiến cực đoan nhất mới còn tin TTDC thôi bà ơi! 70% hết tin từ lâu rồi. Bà cảnh giác hơi muộn.
Trong cộng đồng tỵ nạn, có ngay vài anh chống Trump gửi email tứ tung, tố từ ngày TT Trump nhậm chức đã có hàng loạt vụ giết người do “những phần tử cực đoan cánh hữu” thực hiện, khiến tổng cộng “323 người chết và 1.249 bị thương”. Lại một loại fake news! Những con số này bao gồm cả vụ bắn tại Las Vegas mà cho đến nay, vẫn chưa ai biết hung thủ có phải là “cực đoan cánh hữu” hay không. Anh có thể là ISIS hay Antifa, không ai biết. Không kể vụ Las Vegas, 99% chỉ là nạn nhân của những vụ cướp của giết người, cá nhân hay băng đảng thanh toán nhau, mà đại đa số là dân da đen, da nâu giết nhau trong các khu bất an của New York, Chicago, Los Angeles,... chẳng liên quan gì đến các phần tử cực hữu hết.
Trong thế giới của truyền thông loạn xà bần hiện nay, không thiếu gì dân thiếu lương thiện sẵn sàng tung fake news để lừa thiên hạ. Ta cần cảnh giác kiểm chứng tất cả những emails phổ biến tin giựt gân hay thống kê phịa.
Hiện nay, các thượng nghị sĩ DC lại vội vã thảo một dự luật mới kiểm soát chặt chẽ hơn việc bán súng. DC hô hào đủ loại luật lệ, nhưng trên thực tế, không có một luật nào có thể ngăn cản được những vụ thảm sát bằng súng của mấy năm qua. Đó là kết luận không phải của kẻ viết này đâu, mà là của báo phe ta Washington Post (nhà báo Glenn Kessler) sau khi nghiên cứu, đã nhìn nhận cho dù tất cả những đề nghị kiểm soát súng từ trước tới nay đã thành luật, thì cũng đã chẳng cản được bất kỳ vụ thảm sát tập thể nào từ 5 năm qua.
Chỉ dưới thời TT Obama, cũng đã có vài vụ như Sandy Hook đã nêu ở trên, hay Charleston (một thanh niên da trắng mang súng vào nhà thờ dân da đen bắn gần một chục người chết), hay Orlando (một anh Hồi giáo mang súng vào một vũ trường bắn chết gần 50 ông đồng tính). Tất cả các hung thủ đều có lý lịch tốt, mua và sở hữu súng với giấy phép hợp lệ. Có nghiã là tất cả những luật lệ kiểm soát việc mua và sở hữu súng chẳng hữu hiệu gì ráo.
Trường hợp anh Paddock ở Las Vegas cũng không khác. Anh này có quá trình tuyệt hảo, không có thành tích bất hảo nào ngoài việc vi phạm luật lưu thông vớ vẩn. Không ai rõ anh có tới 47 cây súng bằng cách nào, chỉ biết đa số súng anh có thuộc loại sát thủ mạnh đã có luật cấm bán từ lâu rồi. Nghiã là những luật giới hạn việc bán súng chẳng có ích lợi gì. Ai muốn có súng loại cấm bán, vẫn có thể có như thường.
Qua tất cả các vụ bắn giết, ta thấy hệ thống luật lệ cực nặng nề của Nhà Nước Mỹ thật ra cũng chẳng hữu hiệu gì. Bây giờ lại thêm luật nữa? Để đạt được mục đích gì ngoài việc trình diễn chính trị?
Giải pháp của DC trong bất cứ vấn đề gì cũng luôn luôn là thêm luật. Như thể thêm luật về kiểm soát súng sẽ ngăn ngừa được băng đảng hết bắn nhau hay dân khùng bớt điên vậy. Anh bình luận gia cấp tiến Bill Maher của đài HBO than phiền “dân chúng ghét chúng ta vì quá nhiều luật lệ nhiêu khê, bây giờ có thêm luật lệ, họ càng ghét chúng ta hơn thôi”.
Mấu chốt của vấn đề thật ra không phải là cây súng. Cây súng tự nó chẳng giết ai hết. Giết là con người xử dụng súng. Cấm súng thì con người sẽ dùng dao, dùng búa, dùng bom, dùng xe tải, dùng máy bay,... Các nước Âu Châu đều cấm súng rất gắt, nhưng khủng bố vẫn có đủ cách giết người.
Không ai có thể bình tâm chấp nhận những vụ thảm sát tập thể bằng súng vô lý và vô nhân này. Việc dân Mỹ tự do mua và sở hữu súng đạn nếu chưa có tỳ vết cũng là chuyện vô lý không kém. Với dân số 330 triệu người mà lại có tới 350 triệu cây súng lưu hành thì nước Mỹ quả có vấn nạn lớn, hầu như hết thuốc chữa. Việc cho bán tự do ống hãm thanh hay bump-stock càng vô lý hơn nữa.
Vấn đề là phải có biện pháp hữu hiệu thực sự, chứ hô hoán cho ồn ào để rồi vài ba tuần sau chẳng ai còn nhắc lại nữa, hay cùng lắm, ra luật lăng nhăng, không thực tế thì vẫn chỉ là làm xiếc chính trị lấy phiếu cử tri không hơn không kém.
Cho tới nay, ai cũng thấy rõ vấn đề và nguyên nhân. Nhưng bất kể những hò hét đinh tai nhức óc, chưa ai có giải pháp cụ thể và hữu hiệu nào, ngoại trừ những khẩu hiệu cũ rích, giả dối, và rẻ tiền. Và những phỉ báng nhau vì mục đích chính trị.
Chuyện sở hữu súng nằm trong máu dân Mỹ. Chắc chỉ có... thay máu dân Mỹ mới giải quyết được vấn nạn này. (08-10-17)
Vũ Linh
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email:Vulinh11@gmail.com
Tuần qua, cả nước Mỹ, hay chính xác hơn, cả thế giới chấn động về tin một anh khùng vác súng bắn loạn đả vào đám đông, giết gần 60 mạng, bị thương hơn 500 người.
Rất nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời vì FBI chỉ mới bắt đầu cuộc điều tra. Những câu hỏi quan trọng nhất là anh thủ phạm Stephen Paddock này là ai, tại sao lại đi bắn người ào ào như vậy, làm sao anh ta có thể mang tới hơn hai chục cây súng đủ loại vào khách sạn kể cả súng tự động lớn, anh ta có một mình hay có đồng loã khác, có liên hệ gì với tổ chức khủng bố Hồi giáo ISIS không mà tự nhiên ISIS lại hô hoán anh Paddock là “chiến sĩ của ISIS đã gia nhập đạo Hồi cách đây 6 tháng”, hay anh này là thành phần cực tả Antifa đi bắn dân bảo thủ CH,...
Bài này không bàn về những chi tiết đó, mà sẽ viết về vấn đề súng ống nói chung trong cái xứ Mỹ này.
Gọi là tin chấn động vì số nạn nhân quá lớn, chứ thật ra, có vẻ như chuyện bình thường ở cái xứ cao bồi này. Gần như hai ba năm lại xẩy ra một vụ mấy tay khùng điên vác súng bắn thiên hạ chẳng có lý do gì. Dĩ nhiên, vụ này mới xẩy ra và cảnh sát còn đang điều tra, nhưng dĩ nhiên không kém là anh này đúng là... khùng thật. Không ai đầu óc lành mạnh mà lại vác súng đi bắn ào ào vào thiên hạ chẳng có lý cớ gì như vậy. Mấy tên khủng bố giết người đều có lý do, cho dù lý do đó sai lệch.
Chuyện bắn giết loạn đả kiểu Mỹ này từ lâu nay đã biến thành một đề tài chính trị, chia dân Mỹ thành hai khối. Khối cấp tiến, tức là đảng DC và TTDC, thì luôn luôn nhìn vào khẩu súng để hô hào kiểm soát súng, trong khi khối bảo thủ, tức là đảng CH, thì lại nhìn vào người bắn để tìm giải pháp ngăn cản.
Nghĩ cho cùng, cả hai bên đều có lý, cho dù nghe có vẻ... ba phải. Không có súng thì dĩ nhiên chẳng ai bắn ai được, đồng thời không khùng điên thì cũng chẳng ai vác súng đi bắn loạn như vậy.
Nhìn dưới khiá cạnh đó, giải pháp của phe cấp tiến là cấm hết súng trong khi giải pháp của phe bảo thủ là chữa hết bệnh điên của thiên hạ.
Nghĩ tới nữa, cả hai giải pháp đều vô lý. Trong cái xứ này, không có cách gì cấm sở hữu súng, đồng thời cũng chẳng có thuốc nào khiến thiên hạ hết bệnh khùng điên.
Mỹ là nước có một văn hoá tôn thờ súng không giống ai hết. Tu Chính Số Hai –Second Amendment- của Hiến Pháp biểu quyết năm 1791 ghi rất rõ quyền sở hữu, tự do mua bán súng được bảo đảm một cách tuyệt đối. Quan trọng chỉ thua có Tu Chính Số Một –First Amendment- bảo đảm quyền tự do ngôn luận.
Hiến pháp Mỹ bảo đảm quyền sở hữu súng không phải để giúp cho dân Mỹ có thú tiêu khiển đi săn thỏ hay bắn vịt trời, cũng chẳng phải để giúp kỹ nghệ sản xuất vũ khí, hay bảo vệ quyền lợi của NRA, tức là tổ chức National Rifle Association, hội những người sở hữu súng. Đó là cách các Cha Già khai quốc muốn bảo đảm người dân có phương tiện chống lại một Nhà Nước độc tài để bảo vệ tự do và tính mạng cá nhân, hay chống sự xâm lăng của một nước khác. Quyền nổi loạn chống độc tài bằng vũ khí là cái quyền các nhà cách mạng Mỹ nổi lên chống đế quốc Anh dùng làm căn bản để chính danh hoá cuộc nổi loạn dành độc lập. Và họ muốn bảo đảm dân Mỹ luôn luôn có cái quyền đó, ngay cả để chống họ nếu họ trở thành độc đoán.
Nhiều người không hiểu rõ vấn đề, tưởng dân Mỹ thích súng ống vì mê đi săn, hay chỉ để tự vệ cá nhân nên thắc mắc tại sao đi săn và tự vệ lại cần có những súng tự động tàn bạo dùng trong chiến tranh như M-16 hay AR-15, thậm chí sao lại cho phép bán tiểu liên, đại liên, bích kích, cả xe thiếp giáp luôn (một ông mới bỏ ra 800.000 đô mua một xe tăng đậu trên đường trước cửa nhà tại Houston, bị cảnh sát phạt vì không có giấy phép … đậu xe tăng trên đường thành phố!).
Tuyệt đại đa số dân trên thế giới không hiểu tại sao dân Mỹ có quá nhiều súng và bắn nhau quá dễ như vậy, chỉ vì trên thế giới này, chẳng có xứ nào có Hiến Pháp ghi rõ dân có quyền có vũ khí để tự vệ hay để chống lại chính quyền. Trong những xứ chậm tiến hay độc tài thì dĩ nhiên, Nhà Nước độc quyền sở hữu vũ khí, không có anh dân ngu khu đen nào được có súng gì hết. Tại những quốc gia văn minh hơn như Âu Châu, thì người dân có quyền sở hữu những loại súng đi săn vịt hay săn nai là cùng.
Ngoài căn bản hiến định ra thì sở hữu súng cũng đã thành một nét đặc thù của văn hoá Mỹ, không khác gì… hăm-bơ-ghơ, kiểu như không có súng và không ăn hăm-bơ-ghơ không phải là Mỹ!
Ta coi phim cao bồi thời khai quốc, ai không có súng chết chắc, ngay cả có súng đi nữa mà bắn chậm thì cũng chết thôi.
Bàn về vấn đề súng ở Mỹ mà không hiểu rõ bối cảnh hiến định và lịch sử Mỹ thì chỉ là nói mà không biết mình nói gì. Nếu hiểu rõ như vậy thì sẽ thấy không có cách gì mà dân Mỹ có thể chấp nhận việc cấm họ sở hữu súng.
Phe cấp tiến luôn luôn đổ thừa phe CH ăn tiền của NRA cản tất cả những dự luật kiểm soát súng do đảng DC đưa ra. Thực tế là NRA bỏ tiền ra mua chuộc các dân biểu, nghị sĩ của cả hai đảng chứ không riêng gì đảng CH. NRA phổ biến danh sách yểm trợ tiền của họ cho các dân biểu và nghị sĩ trong năm 2016: chưa tới một triệu đô (832.000) cho khoảng 200 vị, có cả CH lẫn DC. Người nhiều nhất được 11.000 đô, còn phần lớn nhận được khoảng 2-3.000 đô. Những con số “muỗi đốt gỗ” không thể mua chuộc được ai, so với gần một tỷ yểm trợ bà Hillary tiêu để tranh cử. Nói CH lệ thuộc NRA nên chống lại việc cấm sở hữu súng là xuyên tạc vớ vẩn. Các nghiệp đoàn lao động mỗi năm bỏ cỡ 50 triệu yểm trợ, hầu hết cho các dân cử DC.
Mỗi lần có một vụ thảm sát là y như rằng, các chính khách của cả hai đảng đều khua chiêng trống ầm ĩ, đòi hỏi phải có biện pháp, phải làm một cái gì. Ai cũng làm ra vẻ bị sốc nặng. Đây là những dịp ngàn vàng để các chính khách đóng tuồng xi-nê-ma. Nhưng rồi cũng y như rằng, chỉ một vài tuần sau là nội vụ chìm xuồng, hay cùng lắm thì quốc hội lại đẻ ra được một luật tí hon vô thưởng vô phạt, chẳng ai biết cũng chẳng ai tuân thủ, để các ông dân biểu, nghị sĩ có thể phân trần với cử tri sau này.
Năm 2012, dưới thời TT Obama, sau vụ thảm sát trẻ em mẫu giáo tại trường Sandy Hook trong tiểu bang Connecticut, cả hai đảng đều hung hăng đưa ra mỗi bên hai dự luật kiểm soát vũ khí. Tổng cộng 4 dự luật. Hai bên tranh cãi hơn mổ bò mấy tháng trời. DC tố luật của CH quá yếu, vô ích. CH tố dự luật DC quá bao quát vi phạm quyền hiến định và quyền bảo vệ chuyện riêng tư –privacy. Để rồi cuối cùng chẳng có dự luật nào được thông qua cho đến khi dân Mỹ quên bẵng câu chuyện.
Dự luật khối DC đưa ra khi đó bắt lập danh sách –register- trong một hệ thống điện toán tất cả súng ống đang lưu hành, được cập nhật thường xuyên, trong đó có đầy đủ dữ kiện về từng cây súng, loại gì, hãng nào chế ra ngày nào, tại đâu, bán cho ai ngày nào tại tiệm nào, mỗi lần thay đổi chủ lại phải ghi báo, tất cả chủ sở hữu súng đều phải khai báo lý lịch, kể cả quá trình sức khoẻ tâm thần và lý lịch tư pháp.
Phe CH dĩ nhiên bác bỏ vì lý do thực tế là không thể nào có được một hệ thống đó khi có tới gần 350 triệu cây súng đang lưu hành, bán qua mua lại mỗi ngày, và cả trăm triệu người sở hữu súng, nhất là khi cả triệu khẩu súng do dân băng đảng sở hữu, không thể nào lập danh sách kiểm soát như vậy được. Nghiã là DC, là đảng chủ trương một Nhà Nước Vú Em, cố tình đưa ra một chính sách kiểm soát tất cả dân còn gắt gao hơn các chế độ độc tài CS, nhưng lại hoàn toàn không thực tế, không có cách nào áp dụng được. CH cũng tố cáo dự luật vi phạm trầm trọng quyền tự do của người dân, và một cách gián tiếp, đã sỉ nhục tất cả những người sở hữu súng, đương nhiên coi họ như những tội phạm phải theo dõi hết.
Các chính trị gia đều là ... thiên tài về nghệ thuật giả dối. Đặc biệt là các chính khách của đảng mỵ dân Dân Chủ. Họ luôn luôn gân cổ đổ thừa đảng CH cản trở những nỗ lực kiểm soát súng của họ. Thế câu hỏi đặt ra là trong lịch sử cận đại, DC đã nắm quyền tuyệt đối, cả Tòa Bạch Ốc, Thượng Viện, lẫn Hạ Viện trong 8 năm: 4 năm dưới TT Carter (1977-1980), 2 năm dưới TT Clinton (1993-1994), và 2 năm dưới TT Obama (2010-2011). Trong những năm CH hoàn toàn tê liệt đó, DC đã làm gì? Zero! Không làm gì hết, không ra luật nào hết.
Trái lại!
Anh Paddock mang vào phòng gần hai tá súng, một tá được trang bị bằng một thiết bị đặc biệt gọi là bump-stock, gắn vào súng không tự động bắn từng phát một, để biến thành súng tự động bắn hàng loạt đạn. Thiết bị này được phát minh vào năm 2003, nhưng bị chính quyền Bush cấm năm 2005.Năm 2010, một thiết bị tương tự, sửa lại vài chi tiết kỹ thuật, được chính quyền Obama chấp nhận, cho bán tự do. Đây là thiết bị anh Paddock xử dụng. Đó là cách TT Obama và DC kiểm soát súng sao? Nhớ lại câu nói của TT Thiệu “Đừng nghe những gì ...”
Tại sao lại khó có giải pháp cho một vấn nạn mà ai cũng nhìn rõ? Chỉ vì đại đa số dân Mỹ muốn có súng và không chấp nhận bị giới hạn. Không có thống kê chính xác gì, nhưng đại khái, người ta cho rằng hiện nay đang có khoảng gần 350 triệu cây súng lưu hành trong xứ Mỹ này, so với tổng số dân Mỹ là khoảng 330 triệu người. Chính thức ghi danh chỉ có khoảng 55 triệu người sở hữu súng, nhưng thăm dò cho biết hơn 45% dân Mỹ hay 180 triệu người có súng. Tức là hơn 100 triệu người có súng mà không khai báo, hay mua súng không có giấy tờ, một số lớn thuộc thành phần xã hội đen, băng đảng.
Các chính khách múa may đủ kiểu cho có, nhưng thực sự không ai dám lấy lại súng của dân Mỹ vì sợ mất phiếu cử tri. Ngay cả cụ xã nghiã Bernie Sanders cũng đã là người chống lại những biện pháp kiểm soát súng vì số dân sở hữu súng tại tiểu bang của cụ rất đông. Đây là một trong những đề tài cụ bị bà Hillary đả kích mà không cãi lại được trong mùa bầu cử vừa qua.
Bây giờ, lịch sử tái diễn sau vụ bắn tại Las Vegas. Các chính khách cả hai bên, nhất là phe DC, lại nhao nhao lên cơn sốc.
Một ngày sau vụ bắn tại Las Vegas, bà tổng thống hụt Hillary đã nhanh nhảu lên tiếng. Bà kêu gọi gác bỏ chính trị qua một bên để tìm cách đối phó với tai họa súng. Bà nói thêm cũng may là tên sát nhân này không có ống hãm thanh nên cảnh sát nghe thấy tiếng súng và biết được ngay hắn bắn từ đâu, chứ nếu có ống hãm thanh thì còn lâu cảnh sát mới biết chỗ anh ta bắn và sẽ có nhiều người chết hơn nữa. Sở dĩ bà nêu vấn đề ống hãm thanh là vì quốc hội tình cờ đang cứu xét luật dễ dãi hoá việc mua bán ống hãm thanh để giảm tiếng nổ, lấy cớ là giúp những người đi làm nghề săn thú, do đó, bà Hillary đòi quốc hội ra luật ngăn cấm việc mua bán ống hãm thanh.
Thật ra, trong vụ bắn ở Las Vegas, cảnh sát biết hung thủ ở phòng nào nhờ một nhân viên an ninh khách sạn gọi điện thoại báo cáo chứ không phải nhờ cảnh sát nghe tiếng nổ. Anh này ở ngay gần phòng của hung thủ, chạy đến gõ cửa phòng, bị hung thủ từ trong phòng bắn xuyên qua cửa, bị thương nhưng cũng đủ sức điện thoại ngay cho cảnh sát.
Bỏ qua những chi tiết kỹ thuật về hiệu quả của ống hãm thanh với các súng tự động lớn, việc bà Hillary hấp tấp nhẩy vào chuyện để thúc đẩy chương trình chính trị của bà dù chưa biết rõ hết câu chuyện, tự nó đã là một hành động chính trị rồi, do đó việc bà kêu gọi gác chính trị qua một bên nghe giống như “vừa ăn cướp vừa la làng” vậy. Khó có thể giả dối hơn. Kẻ này thiển nghĩ có lẽ bà Hillary mới là người cần có ống hãm thanh.
TTDC phe ta không che dấu nổi cảm tính phe đảng. Một bà phó tổng giám đốc của đài truyền hình CBS mau mắn lên tiếng bà không thể có cảm tình với đám dân bị bắn vì cái đám đó toàn là dân bảo thủ da trắng của đảng CH đi nghe nhạc cao bồi -country music- bị bắn là đáng đời. Đầu óc như vậy mà làm tới phó tổng giám đốc cho CBS! Có cần thêm bằng chứng về tính phe đảng của TTDC nữa không?
Bà Michelle Obama đổ dầu vô lửa, phạng ngay “đảng CH là đảng toàn đàn ông, toàn da trắng”.
Khi máu của mấy trăm nạn nhân chưa khô thì các chính khách DC, bắt đầu từ hai bà Hillary và Michelle, đã nhẩy nhổm vào khai thác vụ bắn cho nhu cầu chính trị ngay, biểu diễn rõ ràng tính “nhân bản” của mấy bà lãnh đạo cấp tiến.
Báo USA Today, không phải là báo thân thiện với phe CH, cũng phải nhìn nhận phe cấp tiến đã đi quá xa khi đã biến tất cả những người da trắng, sở hữu súng thành ác quỷ hết. Mỗi lần có chuyện bắn giết đều là lỗi của đảng CH hết. Một anh da trắng giết người, tất cả dân da trắng bảo thủ CH đều là thủ phạm. Họ quên mất có cả chục triệu cử tri DC da trắng, da đen, da nâu, cũng sở hữu súng, và khi DC nắm quyền thì cũng chẳng làm gì để cấm súng hết.
Bà Jill Abramson, cựu Tổng Chủ Biên của New York Times lên tiếng cảnh giác NYT nên cẩn thận, đánh TT Trump quá độc giả sẽ mất tin tưởng. Thưa bà, theo thăm dò, chỉ có chưa tới 30% dân cấp tiến cực đoan nhất mới còn tin TTDC thôi bà ơi! 70% hết tin từ lâu rồi. Bà cảnh giác hơi muộn.
Trong cộng đồng tỵ nạn, có ngay vài anh chống Trump gửi email tứ tung, tố từ ngày TT Trump nhậm chức đã có hàng loạt vụ giết người do “những phần tử cực đoan cánh hữu” thực hiện, khiến tổng cộng “323 người chết và 1.249 bị thương”. Lại một loại fake news! Những con số này bao gồm cả vụ bắn tại Las Vegas mà cho đến nay, vẫn chưa ai biết hung thủ có phải là “cực đoan cánh hữu” hay không. Anh có thể là ISIS hay Antifa, không ai biết. Không kể vụ Las Vegas, 99% chỉ là nạn nhân của những vụ cướp của giết người, cá nhân hay băng đảng thanh toán nhau, mà đại đa số là dân da đen, da nâu giết nhau trong các khu bất an của New York, Chicago, Los Angeles,... chẳng liên quan gì đến các phần tử cực hữu hết.
Trong thế giới của truyền thông loạn xà bần hiện nay, không thiếu gì dân thiếu lương thiện sẵn sàng tung fake news để lừa thiên hạ. Ta cần cảnh giác kiểm chứng tất cả những emails phổ biến tin giựt gân hay thống kê phịa.
Hiện nay, các thượng nghị sĩ DC lại vội vã thảo một dự luật mới kiểm soát chặt chẽ hơn việc bán súng. DC hô hào đủ loại luật lệ, nhưng trên thực tế, không có một luật nào có thể ngăn cản được những vụ thảm sát bằng súng của mấy năm qua. Đó là kết luận không phải của kẻ viết này đâu, mà là của báo phe ta Washington Post (nhà báo Glenn Kessler) sau khi nghiên cứu, đã nhìn nhận cho dù tất cả những đề nghị kiểm soát súng từ trước tới nay đã thành luật, thì cũng đã chẳng cản được bất kỳ vụ thảm sát tập thể nào từ 5 năm qua.
Chỉ dưới thời TT Obama, cũng đã có vài vụ như Sandy Hook đã nêu ở trên, hay Charleston (một thanh niên da trắng mang súng vào nhà thờ dân da đen bắn gần một chục người chết), hay Orlando (một anh Hồi giáo mang súng vào một vũ trường bắn chết gần 50 ông đồng tính). Tất cả các hung thủ đều có lý lịch tốt, mua và sở hữu súng với giấy phép hợp lệ. Có nghiã là tất cả những luật lệ kiểm soát việc mua và sở hữu súng chẳng hữu hiệu gì ráo.
Trường hợp anh Paddock ở Las Vegas cũng không khác. Anh này có quá trình tuyệt hảo, không có thành tích bất hảo nào ngoài việc vi phạm luật lưu thông vớ vẩn. Không ai rõ anh có tới 47 cây súng bằng cách nào, chỉ biết đa số súng anh có thuộc loại sát thủ mạnh đã có luật cấm bán từ lâu rồi. Nghiã là những luật giới hạn việc bán súng chẳng có ích lợi gì. Ai muốn có súng loại cấm bán, vẫn có thể có như thường.
Qua tất cả các vụ bắn giết, ta thấy hệ thống luật lệ cực nặng nề của Nhà Nước Mỹ thật ra cũng chẳng hữu hiệu gì. Bây giờ lại thêm luật nữa? Để đạt được mục đích gì ngoài việc trình diễn chính trị?
Giải pháp của DC trong bất cứ vấn đề gì cũng luôn luôn là thêm luật. Như thể thêm luật về kiểm soát súng sẽ ngăn ngừa được băng đảng hết bắn nhau hay dân khùng bớt điên vậy. Anh bình luận gia cấp tiến Bill Maher của đài HBO than phiền “dân chúng ghét chúng ta vì quá nhiều luật lệ nhiêu khê, bây giờ có thêm luật lệ, họ càng ghét chúng ta hơn thôi”.
Mấu chốt của vấn đề thật ra không phải là cây súng. Cây súng tự nó chẳng giết ai hết. Giết là con người xử dụng súng. Cấm súng thì con người sẽ dùng dao, dùng búa, dùng bom, dùng xe tải, dùng máy bay,... Các nước Âu Châu đều cấm súng rất gắt, nhưng khủng bố vẫn có đủ cách giết người.
Không ai có thể bình tâm chấp nhận những vụ thảm sát tập thể bằng súng vô lý và vô nhân này. Việc dân Mỹ tự do mua và sở hữu súng đạn nếu chưa có tỳ vết cũng là chuyện vô lý không kém. Với dân số 330 triệu người mà lại có tới 350 triệu cây súng lưu hành thì nước Mỹ quả có vấn nạn lớn, hầu như hết thuốc chữa. Việc cho bán tự do ống hãm thanh hay bump-stock càng vô lý hơn nữa.
Vấn đề là phải có biện pháp hữu hiệu thực sự, chứ hô hoán cho ồn ào để rồi vài ba tuần sau chẳng ai còn nhắc lại nữa, hay cùng lắm, ra luật lăng nhăng, không thực tế thì vẫn chỉ là làm xiếc chính trị lấy phiếu cử tri không hơn không kém.
Cho tới nay, ai cũng thấy rõ vấn đề và nguyên nhân. Nhưng bất kể những hò hét đinh tai nhức óc, chưa ai có giải pháp cụ thể và hữu hiệu nào, ngoại trừ những khẩu hiệu cũ rích, giả dối, và rẻ tiền. Và những phỉ báng nhau vì mục đích chính trị.
Chuyện sở hữu súng nằm trong máu dân Mỹ. Chắc chỉ có... thay máu dân Mỹ mới giải quyết được vấn nạn này. (08-10-17)
Vũ Linh
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email:Vulinh11@gmail.com