Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh

Chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Trung Quốc và vụ trộm bí ẩn ở Anh

Kẻ đột nhập đã lấy đi 4-5 chiếc máy tính xách tay, ngoài ra không lấy thêm bất cứ thứ gì khác. Chuyện đột nhập ở công xưởng thì không lạ. Công ty này cũng từng bị mất cắp cáp đồng, nhưng trộm máy tính trong văn phòng t

Chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Trung Quốc và vụ trộm bí ẩn ở Anh

Vài năm sau vụ trộm, một sản phẩm giống đến mức kinh ngạc xuất hiện ở Trung Quốc.

Đêm 22/3/2011, một vụ đột nhập xảy ra tại Pelamis, một nhà sản xuất năng lượng tái tạo ở Scotland.

Kẻ đột nhập đã lấy đi 4-5 chiếc máy tính xách tay, ngoài ra không lấy thêm bất cứ thứ gì khác. Chuyện đột nhập ở công xưởng thì không lạ. Công ty này cũng từng bị mất cắp cáp đồng, nhưng trộm máy tính trong văn phòng thì đây là lần đầu tiên.

Hai tháng trước đó, Pelamis đã đón phái đoàn Trung Quốc gồm 60 đại biểu, do ông Lý Khắc Cường, khi ấy là Phó Thủ tướng Trung Quốc dẫn đầu.

Chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Trung Quốc và vụ trộm bí ẩn ở Anh - Ảnh 1.

Ông Lý Khắc Cường tới thăm Pelamis 9/1/2011. Ảnh: Getty

Việc điều tra vụ trộm không có kết quả, và nó cũng dần trôi vào quên lãng. Cho tới vài năm sau, qua những bức ảnh, người ta phát hiện ra một thiết bị "giống tới mức đáng ngạc nhiên" với một thiết kế của Pelamis nhưng lại được sản xuất ở Trung Quốc.

Theo báo The Guardian (Anh), khi đó, một số nhân viên của Pelamis bắt đầu liên hệ mọi chuyện lại với nhau.

Max Carcas, giám đốc phát triển kinh doanh của Pelamis vào thời điểm ấy cho rằng sự tương đồng giữa sản phẩm của Trung Quốc và Scotland rất đáng chú ý: "Một số chi tiết có thể khác biệt nhưng rõ ràng họ đang thử nghiệm một ý tưởng của Pelamis".

Không chỉ bề ngoài, mà ngay cả một số đặc điểm cụ thể như hệ thống giúp đưa thiết bị ra biển và thu về trông cũng tương tự.

Chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Trung Quốc và vụ trộm bí ẩn ở Anh - Ảnh 2.

Thiết bị được Pelamis sản xuất.

The Guardian đưa ra mấy giả thuyết: Có thể các kỹ sư Trung Quốc có cùng ý tưởng với các kỹ sư Scotland. Hoặc có thể Trung Quốc đã cố sao chép thiết kế của Pelamis dựa trên những bức ảnh được đăng tải trên trang web của công ty này.

Ngoài ra, còn có một khả năng đáng sợ hơn.

Theo tờ báo này, không loại trừ khả năng là Pelamis đã bị Trung Quốc, quốc gia nhiều lần bị cáo buộc sử dụng gián điệp công nghiệp, nhắm tới. Đây là một vấn đề quan trọng, bởi những mối lo ngại an ninh đã nổi lên sau khi Chính phủ Anh trao hợp đồng dự án điện hạt nhân Hinkley Point cho Trung Quốc.

"Lúc ấy, chúng tôi đã rất vinh dự vì là nơi duy nhất tại Anh, ngoài London được Phó Thủ tướng Trung Quốc ghé thăm", The Guardian dẫn lời Carcas cho biết. "Vụ đột nhập xảy ra 10 tuần sau đó, và một vài chiếc máy tính xách tay bị lấy cắp. Lạ ở chỗ, kẻ đột nhập đã đi thẳng tới văn phòng của chúng tôi ở tầng 2 chứ không qua các công ty khác ở tầng một hoặc tầng trệt".

Dự án yểu mệnh

Mỉa mai thay, Pelamis giờ không còn hoạt động nữa nhưng sản phẩm của Trung Quốc, Hailong 1 vẫn đang được phát triển.

Chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Trung Quốc và vụ trộm bí ẩn ở Anh - Ảnh 3.

Thiết bị của Trung Quốc.

Scotland đã đi đầu trong việc phát triển công nghệ sử dụng năng lượng sóng suốt hàng thập kỷ và Pelamis từng là một trong những công ty xuất sắc nhất.

Với 50 nhân viên, công ty này đã phát triển một thiết bị năng lượng sóng khổng lồ mang tên của mình: Pelamis. Năm 2004, Pelamis trở thành máy năng lượng sóng đầu tiên sản xuất điện năng cho lưới điện.

Chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Trung Quốc và vụ trộm bí ẩn ở Anh - Ảnh 4.

Thiết bị của Pelamis trên biển. Ảnh: E.ON/PA

Tới năm 2010, trong một email gửi Pelamis, Trung Quốc tỏ ý quan tâm: "Ông Lý Khắc Cường, Phó Thủ tướng Trung Quốc và đoàn đại biểu do ông dẫn đầu sẽ tới thăm bộ phận Chuyển đổi Năng lượng Biển Pelamis trong khoảng từ 16:40 tới 17:00 vào Chủ nhật, ngày 9/1".

Ông Lý Khắc Cường, hiện đang là Thủ tướng đương nhiệm của Trung Quốc, cùng với các quan chức cấp cao khác đã được xem các giai đoạn chủ chốt trong quá trình chế tạo Pelamis ở Leith, Edinburgh.

Michael Moore, người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Scotland lúc đó là người đón tiếp phái đoàn. Ông còn nhớ người Trung Quốc đã rất ấn tượng. Chuyến thăm kết thúc với tiệc tối tại lâu đài Edinburgh. Theo ghi chép lịch trình của chính quyền Scotland, "Tiệc tối diễn ra ở lâu đài cùng màn thử rượu whisky, múa Scotland và trang sức hoàng gia".

Tuy nhiên, hi vọng mong manh rằng người Trung Quốc sẽ đầu tư cho Pelamis đã tan biến. Ba năm sau, tháng 11/2014, Pelamis cạn vốn sau 17 năm phát triển dự án với chi phí lên tới 95 triệu bảng.

Trong khi đó, Hailong 1 được thử nghiệm vào năm 2014 và 2015 nhưng cả hai lần cuộc thử nghiệm đều bị hoãn do biển động.

Chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Trung Quốc và vụ trộm bí ẩn ở Anh - Ảnh 5.

Thiết bị của Trung Quốc trên biển.

Theo The Guardian, Hailong 1 được chế tạo ở Viện Nghiên cứu 710, thuộc Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc. Đây cũng là nơi phát triển một số dự án của quân đội nước này.

Tờ báo Anh đã gửi một loạt câu hỏi tới chính phủ Trung Quốc để tìm hiểu chi tiết về nguồn gốc của dự án Hailong 1 nhưng không nhận được câu trả lời. Mặc dù phát hiện thấy 2 dự án có nhiều điểm tương đồng nhưng chính phủ Anh cũng như Scotland không có ý định đặt vấn đề với Trung Quốc về bản quyền.

Calum Macfarlane, phát ngôn viên của một cơ quan phát triển công nghệ năng lượng sóng Scotland, cho hay: "Quyền sở hữu trí tuệ không được bảo vệ ở Trung Quốc".

theo Thế giới trẻ


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Trung Quốc và vụ trộm bí ẩn ở Anh

Kẻ đột nhập đã lấy đi 4-5 chiếc máy tính xách tay, ngoài ra không lấy thêm bất cứ thứ gì khác. Chuyện đột nhập ở công xưởng thì không lạ. Công ty này cũng từng bị mất cắp cáp đồng, nhưng trộm máy tính trong văn phòng t

Chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Trung Quốc và vụ trộm bí ẩn ở Anh

Vài năm sau vụ trộm, một sản phẩm giống đến mức kinh ngạc xuất hiện ở Trung Quốc.

Đêm 22/3/2011, một vụ đột nhập xảy ra tại Pelamis, một nhà sản xuất năng lượng tái tạo ở Scotland.

Kẻ đột nhập đã lấy đi 4-5 chiếc máy tính xách tay, ngoài ra không lấy thêm bất cứ thứ gì khác. Chuyện đột nhập ở công xưởng thì không lạ. Công ty này cũng từng bị mất cắp cáp đồng, nhưng trộm máy tính trong văn phòng thì đây là lần đầu tiên.

Hai tháng trước đó, Pelamis đã đón phái đoàn Trung Quốc gồm 60 đại biểu, do ông Lý Khắc Cường, khi ấy là Phó Thủ tướng Trung Quốc dẫn đầu.

Chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Trung Quốc và vụ trộm bí ẩn ở Anh - Ảnh 1.

Ông Lý Khắc Cường tới thăm Pelamis 9/1/2011. Ảnh: Getty

Việc điều tra vụ trộm không có kết quả, và nó cũng dần trôi vào quên lãng. Cho tới vài năm sau, qua những bức ảnh, người ta phát hiện ra một thiết bị "giống tới mức đáng ngạc nhiên" với một thiết kế của Pelamis nhưng lại được sản xuất ở Trung Quốc.

Theo báo The Guardian (Anh), khi đó, một số nhân viên của Pelamis bắt đầu liên hệ mọi chuyện lại với nhau.

Max Carcas, giám đốc phát triển kinh doanh của Pelamis vào thời điểm ấy cho rằng sự tương đồng giữa sản phẩm của Trung Quốc và Scotland rất đáng chú ý: "Một số chi tiết có thể khác biệt nhưng rõ ràng họ đang thử nghiệm một ý tưởng của Pelamis".

Không chỉ bề ngoài, mà ngay cả một số đặc điểm cụ thể như hệ thống giúp đưa thiết bị ra biển và thu về trông cũng tương tự.

Chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Trung Quốc và vụ trộm bí ẩn ở Anh - Ảnh 2.

Thiết bị được Pelamis sản xuất.

The Guardian đưa ra mấy giả thuyết: Có thể các kỹ sư Trung Quốc có cùng ý tưởng với các kỹ sư Scotland. Hoặc có thể Trung Quốc đã cố sao chép thiết kế của Pelamis dựa trên những bức ảnh được đăng tải trên trang web của công ty này.

Ngoài ra, còn có một khả năng đáng sợ hơn.

Theo tờ báo này, không loại trừ khả năng là Pelamis đã bị Trung Quốc, quốc gia nhiều lần bị cáo buộc sử dụng gián điệp công nghiệp, nhắm tới. Đây là một vấn đề quan trọng, bởi những mối lo ngại an ninh đã nổi lên sau khi Chính phủ Anh trao hợp đồng dự án điện hạt nhân Hinkley Point cho Trung Quốc.

"Lúc ấy, chúng tôi đã rất vinh dự vì là nơi duy nhất tại Anh, ngoài London được Phó Thủ tướng Trung Quốc ghé thăm", The Guardian dẫn lời Carcas cho biết. "Vụ đột nhập xảy ra 10 tuần sau đó, và một vài chiếc máy tính xách tay bị lấy cắp. Lạ ở chỗ, kẻ đột nhập đã đi thẳng tới văn phòng của chúng tôi ở tầng 2 chứ không qua các công ty khác ở tầng một hoặc tầng trệt".

Dự án yểu mệnh

Mỉa mai thay, Pelamis giờ không còn hoạt động nữa nhưng sản phẩm của Trung Quốc, Hailong 1 vẫn đang được phát triển.

Chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Trung Quốc và vụ trộm bí ẩn ở Anh - Ảnh 3.

Thiết bị của Trung Quốc.

Scotland đã đi đầu trong việc phát triển công nghệ sử dụng năng lượng sóng suốt hàng thập kỷ và Pelamis từng là một trong những công ty xuất sắc nhất.

Với 50 nhân viên, công ty này đã phát triển một thiết bị năng lượng sóng khổng lồ mang tên của mình: Pelamis. Năm 2004, Pelamis trở thành máy năng lượng sóng đầu tiên sản xuất điện năng cho lưới điện.

Chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Trung Quốc và vụ trộm bí ẩn ở Anh - Ảnh 4.

Thiết bị của Pelamis trên biển. Ảnh: E.ON/PA

Tới năm 2010, trong một email gửi Pelamis, Trung Quốc tỏ ý quan tâm: "Ông Lý Khắc Cường, Phó Thủ tướng Trung Quốc và đoàn đại biểu do ông dẫn đầu sẽ tới thăm bộ phận Chuyển đổi Năng lượng Biển Pelamis trong khoảng từ 16:40 tới 17:00 vào Chủ nhật, ngày 9/1".

Ông Lý Khắc Cường, hiện đang là Thủ tướng đương nhiệm của Trung Quốc, cùng với các quan chức cấp cao khác đã được xem các giai đoạn chủ chốt trong quá trình chế tạo Pelamis ở Leith, Edinburgh.

Michael Moore, người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Scotland lúc đó là người đón tiếp phái đoàn. Ông còn nhớ người Trung Quốc đã rất ấn tượng. Chuyến thăm kết thúc với tiệc tối tại lâu đài Edinburgh. Theo ghi chép lịch trình của chính quyền Scotland, "Tiệc tối diễn ra ở lâu đài cùng màn thử rượu whisky, múa Scotland và trang sức hoàng gia".

Tuy nhiên, hi vọng mong manh rằng người Trung Quốc sẽ đầu tư cho Pelamis đã tan biến. Ba năm sau, tháng 11/2014, Pelamis cạn vốn sau 17 năm phát triển dự án với chi phí lên tới 95 triệu bảng.

Trong khi đó, Hailong 1 được thử nghiệm vào năm 2014 và 2015 nhưng cả hai lần cuộc thử nghiệm đều bị hoãn do biển động.

Chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Trung Quốc và vụ trộm bí ẩn ở Anh - Ảnh 5.

Thiết bị của Trung Quốc trên biển.

Theo The Guardian, Hailong 1 được chế tạo ở Viện Nghiên cứu 710, thuộc Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc. Đây cũng là nơi phát triển một số dự án của quân đội nước này.

Tờ báo Anh đã gửi một loạt câu hỏi tới chính phủ Trung Quốc để tìm hiểu chi tiết về nguồn gốc của dự án Hailong 1 nhưng không nhận được câu trả lời. Mặc dù phát hiện thấy 2 dự án có nhiều điểm tương đồng nhưng chính phủ Anh cũng như Scotland không có ý định đặt vấn đề với Trung Quốc về bản quyền.

Calum Macfarlane, phát ngôn viên của một cơ quan phát triển công nghệ năng lượng sóng Scotland, cho hay: "Quyền sở hữu trí tuệ không được bảo vệ ở Trung Quốc".

theo Thế giới trẻ


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm