Nhân Vật

Chuyện tình Nhạc sĩ Châu Kỳ (Phần 1, 2 )

Trước khi trở thành nhạc sĩ chuyên nghiệp, Châu Kỳ là một trong những ca sĩ thuộc lớp đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam. Chàng là con bướm đa tình đã gieo rắc giọng há

Trước khi trở thành nhạc sĩ chuyên nghiệp, Châu Kỳ là một trong những ca sĩ thuộc lớp đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam. Chàng là con bướm đa tình đã gieo rắc giọng hát tiếng đàn và cả những mối tình trên chặng đường lưu diễn (kể cả tận bên Lào).
Có cô tiểu thư vì chàng mà phải quyên sinh nhưng cũng có giai nhân đã cứa vào hồn chàng những vết thương rớm máu...
 Nhạc sĩ Châu Kỳ thời trẻ - Ảnh: Tư liệu
Châu Kỳ: ca sĩ bị tù
Người viết có được cái may mắn là chơi rất thân với nhạc sĩ Châu Kỳ khi ông đã... gần 80 tuổi. Tình bạn vong niên này kéo dài được khoảng 10 năm thì nhạc sĩ mất. Quen nhau bên những ly bia ở Hội quán Văn nghệ (81 Trần Quốc Thảo, Q.3, TP.HCM, gọi tắt là 81 TQT), tôi thuộc rất nhiều những ca khúc của Châu Kỳ và thường hát cho ông nghe (say mới dám hát). Ông ngồi im gật gù, đôi lúc “nhắc tuồng”.
Dạo ấy, nhà ông ở tuốt bên Tân Quy Đông (Nhà Bè). Hằng ngày, ông đi xe đạp khoảng gần 20 km đến 81 TQT chỉ để uống vài ly bia, nhìn mặt bạn bè, người quen cho đỡ nhớ rồi lại đạp xa ngần ấy cây số về nhà. Có lẽ nhờ “hoạt động thể thao” này mà sức khỏe của ông khá dẻo dai, 80 tuổi mà vẫn minh mẫn, tinh anh.
Ông cũng lập một “kỷ lục” ngồ ngộ: mất 18 chiếc xe đạp chỉ vì ham vui với bạn bè. Rồi bạn bè cũng gom góp mua lại chiếc khác cho ông (rồi nhại câu hát Đón xuân này tôi nhớ xuân xưa của ông để trêu ông: “Mất xe này ta sắm xe kia...”). Ít bữa sau... lại mất! 
Ông không thể “tự phá kỷ lục” của chính mình khi nhà ông chuyển về phường Phước Bình (Q.9) xa đến 30km nên phải giã từ chiếc xa đạp chuyển qua đi xem ôm đến 81 TQT (ông bao bia cho tài xế xe ôm uống, nhưng phải ... “chừa tỉnh” để chở ông về)...
Châu Kỳ sinh ngày 05.11.1923 tại làng Dưỡng Mong (xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế).
Cha ông là Châu Huy Hà một nghệ nhân cổ nhạc cung đình Huế. Chị ruột là Châu Thị Minh, được coi là nữ minh tinh duy nhất của miền Trung (trong “Ngũ nữ minh tinh”. Miền Nam: Phùng Há, Năm Phỉ. Miền Trung: Châu Thị Minh. Miền Bắc: Ái Liên, Bích Hợp).
Ở Lycée Khải Định, Châu Kỳ được học nhạc với "sư huynh" Pière Thiều – giáo sư âm nhạc đầu tiên ở Huế. Vị này còn dạy cho Châu Kỳ kỹ thuật hát.
Dạo đó hầu như chưa có nhạc Việt nên Châu Kỳ thường được hát những bài do ca sĩ Tino Rossi (danh ca Pháp, hát được 300 bài hát quốc tế) hát như J’ai deux amours, Tant qu’il aura estoiles, Òu vous étiez, Mademmoiselle... đến nỗi bạn bè gọi ông là “Deuxième Tino Rossi”. Khi bà chị Châu Thị Minh lập đoàn ca Huế hiệu Hồng Thu, Châu Kỳ trở thành ca sĩ chính của đoàn hát này, “nghiệp cầm ca” khoác lên đời ông từ đấy.
Năm 1942, đoàn Hồng Thu lưu diễn ở Savannakhet rồi Thakhet (Lào). Trên bước đường lưu diễn, Châu Kỳ từng “quan hệ tình cảm” với ít nhất 2 cô ca sĩ người Lào. Khi đang diễn vở kịch Hồn lao động thì Châu Kỳ bị mật thám Pháp bắt, đem lên giam ở Ba Vì.
Trại giam do một viên trung úy người Pháp trông coi. Ông này có người vợ đầm lai rất đẹp tên là Anna. Nhờ có biệt tài hát những bản nhạc Pháp đang rất thịnh hành thời đó nên Châu Kỳ rất được lòng viên trung úy trưởng trại. Chính vị chỉ huy tốt bụng này đã vận động để Châu Kỳ được ra khỏi tù. Ông còn xuất tiền túi mua vé tàu và cho cô vợ Anna đi theo tiễn Châu Kỳ từ Ba Vì về ga Hàng Cỏ (Hà Nội) để xuôi Nam.
Họ đã có một đêm ngủ lại khách sạn. Người viết đánh bạo hỏi Châu Kỳ: “Thế có xảy ra chuyện gì... “trên mức tình cảm” không?”. Châu Kỳ trả lời với đôi mắt xa xăm: “Người ta là ân nhân của mình. Làm sao dám thất thố... Chỉ lúc tôi sắp lên tàu, Anna có hôn nhẹ vào má tôi và nói “Tôi rất quý anh”. Cái hôn phớt đó, tôi nhớ đến suốt đời...”.
Về đến Huế, Châu Kỳ bàng hoàng nghe tin mẹ mình bị chết đuối trong một cơn lũ. Những buổi chiều bên dòng Hương Giang ngổn ngang tâm sự, Châu Kỳ viết nhạc phẩm đầu tay Trở về (1943): “Về đây nhìn mây nước bơ vơ. Về đây nhìn cây lá xác xơ. Về đây tìm bóng chiều mơ. Mong tìm mái tranh chờ. Mong tìm thấy người xưa…” Nhạc phẩm Trở về đã gây một tiếng vang trong giới tân nhạc lúc đó. Tuy nó được viết ở cung Ré trưởng nhưng vẫn có nỗi buồn man mác, càng nghe càng thấm thía…
Từ đó cho đến cuối đời, Châu Kỳ đã viết khoảng 200 nhạc phẩm. Về ca từ, ông đã viết được những câu “xuất thần”, chẳng hạn để tả nét đẹp của cô gái Huế ông chỉ cần 3 câu: “Buổi trưa em che nón lá, cá sông Hương liếc nhìn ngẩn ngơ, lũ chim quên ngất ngây từ xa…” (Huế xưa).
Tuyệt vời! Đâu cần phải tả em e ấp đi qua cầu Tràng Tiền, đâu cần phải tả mắt mũi miệng em ra sao… Một khi cá còn phải bơi lên mà liếc, chim ở đằng xa còn… ngất, thì … thánh thật!
Nhạc sĩ Châu Kỳ và Chế Linh tại Sài Gòn - Ảnh tư liệu
Giọt lệ đài trang
Tài hoa như thế nêu Châu Kỳ cũng luôn là khách đa tình. Khi đoàn Hồng Thu vào Nha Trang lưu diễn, Châu Kỳ có đến thăm bà dì ruột đang sống tại đây và định mệnh đã đưa đẩy để Châu Kỳ gặp gỡ cô thiếu nữ Đoàn Thị Sum.
Năm ấy Sum mới 16 tuổi, là bạn bè với đám con dì của Châu Kỳ. Đoàn Thị Sum là tiểu thư con nhà gia thế, nhưng đôi tâm hồn thơ trẻ đã “hút” lấy nhau một cách cuồng si mặc cho gia đình nàng ra sức cấm đoán vì đã hứa hôn với một gia đình “môn đăng hộ đối”.
Ngăn cấm không được, bà mẹ của Sum đã tạo áp lực để “nhổ” đoàn hát Hồng Thu rời khỏi Nha Trang. Cô Sum có ý định trốn nhà đi theo Châu Kỳ nhưng bị ông bố nhốt kỹ trong nhà. Quá bức bối và phẫn uất, cô đã lấy trộm thuốc phiện của bố hòa với giấm thanh uống. Bi kịch này xảy ra khi Châu Kỳ đang diễn ở Phan Rang.
Nghe tin cô Sum tự tử, Châu Kỳ cũng quyết hủy mình theo nhưng bà chị Châu Thị Minh khóc lóc, khuyên giải nên Châu Kỳ bỏ vào Sài Gòn (năm 1947) để tìm quên.Muời lăm năm sau, khi Châu Kỳ đưa cô vợ người Sài Gòn mới là Kha Thị Đàng ra Nha Trang thăm bà dì, họ đã đến đốt nhang trước mộ cô Đoàn Thị Sum.
Theo sự gợi ý của vợ, Châu Kỳ đã sáng tác bản nhạc Giọt lệ đài trang: “Ngày xưa ai lá ngọc cành vàng. Ngày xưa ai quyền quý cao sang. Em chính em ngày xưa đó, ước xây đời lên tột đỉnh nhân giang… Ngày xưa ai mến nhạc yêu đàn. Ngày xưa ai nghệ sĩ lang thang. Tôi chính tôi ngày xưa đó, cũng đèo bồng mơ người ngọc lầu quan…”.
Bài hát Giọt lệ đài trang qua giọng ca của Thanh Huyền và Tuấn Vũ
Ngoài ca khúc Giọt lệ đài trang, chuyến trở về Nha Trang dạo đó Châu Kỳ còn tưởng niệm hương hồn cô Đoàn Thị Sum bằng ca khúc Nha Trang mà sau này bà Kha Thị Đàng sửa lại cái tựa là Nha Trang hoài nhớ, nhưng bản nhạc này không mấy phổ biến.

Châu Kỳ - Mộc Lan dìu nhau vào mộng

Đăng Bởi -
Sài Gòn đón Châu Kỳ vào năm 1947, và cũng chính Sài Gòn là nơi định mệnh đã chọn để tạo nên một hiện tượng của làng ca nhạc thời đó với sự xuất hiện của cặp đôi uyên ương Châu Kỳ - Mộc Lan…
Chàng là ca sĩ – nhạc sĩ tài hoa, nàng là con họa mi giọng ca vang khắp Bắc Trung Nam. Chính nàng đã cho chàng nếm trải để biết thế nào là hạnh phúc và cũng chính nàng đã cứa vào tim chàng những vết thương đớn đau tưởng chừng không bao giờ nguôi…
Với những người am hiểu và gắn bó với nền tân nhạc Việt Nam, hẳn vẫn còn ghi nhớ một cách đậm nét về một thế hệ nữ ca sĩ cách đây hơn 60 năm. Đó là những giọng ca: Mộc Lan, Tâm Vấn, Châu Hà, Kim Tước… May mắn là cho đến giờ này tất cả họ vẫn đều còn sống thọ, người viết đã may mắn được gặp gỡ một người trong số họ: danh ca Mộc Lan.
 Danh ca Mộc Lan
 
Tiếng tăm của nữ danh ca một thời Mộc Lan thì tôi đã từng nghe biết từ lâu qua những lời truyền tụng và sách vở. Thời hoàng kim của bà đã cách đây hơn nửa thế kỷ nên một kẻ hậu bối như tôi dù rất ao ước cũng khó lòng gặp được bởi bà đã “mai danh ẩn tích” từ rất lâu… Thời may, qua sự giới thiệu của một nhà thơ, được biết nhà văn Trần Áng Sơn chính là em ruột của bà. Tôi đánh bạo nhờ anh hướng dẫn tới thăm bà, anh nhiệt tình nhận lời…
Một ngày cận tết Canh Dần (2010), anh Trần Áng Sơn đưa tôi đi… Dù đã được anh Trần Ánh Sơn báo trước nhưng tôi cũng không thể ngờ người đàn bà tài sắc một thời này, nay lại có hoàn cảnh khó khăn như thế. Bà hiện sống – có thể nói là cô độc trong một căn nhà rất nhỏ, chỉ chừng mười mấy mét vuông cuối con hẻm nhỏ trên đường Lê Văn Sỹ (Q.3, TP.HCM).
Càng cô độc hơn khi bà phải nuôi nấng, chăm lo cho người con gái trên 50 tuổi bị bệnh tâm thần. Mảnh lưng ong ngà ngọc một thời nay đã còng xuống, trí nhớ đã có phần mai một nhưng vẻ xuân sắc ngày ấy vẫn chưa phai nét trên khuôn mặt mà mái tóc đã gội tuyết sương…
Hãy nghe nhà văn Trần Áng Sơn tả lại nhan sắc của chị mình… ngày xưa: “Ngày các anh chị rời xa gia đình, tôi còn quá nhỏ nên không hình dung được họ ra sao, nhưng qua lời mẹ tôi kể lại thì các anh chị tôi đều rất đẹp: anh Long cao lớn, đẹp như thầy chúng tôi. Còn chị Ngà đẹp như tranh vẽ, mẹ kể da của chị trắng như trứng gà bóc, răng đều tựa như hạt cườm, tay cứ như tay tiên. Tóm lại là trong năm chị gái, chị Ngà tôi đẹp nhất. Tôi giữ hình ảnh đẹp như tranh vẽ của người chị trong tâm hồn như một niềm kiêu hãnh…
Sau chuyến lưu diễn ở Hà Nội, chị tôi và anh Long về Hải Phòng thăm mẹ và các em sau hơn 10 năm đứt liên lạc. Đúng như mẹ nói, chị tôi đẹp thật, đẹp hơn cả lời miêu tả với tất cả niềm âu yếm của mẹ tôi…” (Những trang sách khép mở - Trần Áng Sơn).
Còn bây giờ, bà ngậm ngùi: “Bây giờ buồn lắm, bạn bè chỉ còn dăm người, ai nhớ tới mình gọi điện hỏi thăm hay gởi cho chút quà là mừng lắm, cảm động lắm… Châu Hà , Kim Tước đang ở nước ngoài, chỉ có Tâm Vấn thỉnh thoảng có ghé thăm. Tất cả đều già yếu rồi nên chẳng ai trách ai…
Tôi tên thật là Phạm Thị Ngà, sinh năm 1931, tuổi Mùi. Đi hát từ thời 14-15 tuổi ở Đài Pháp Á. Nghệ danh Mộc Lan là do nhạc sĩ Lê Thương đặt cho tôi. Bài hát đầu tiên thì không thể nhớ nổi nhưng tôi nổi tiếng cới bài hát Đi chơi chùa Hương (thơ Nguyễn Nhược Pháp, nhạc Trần Văn Khê). Ông Khê viết bài này rất kỳ công, có xen kẽ những đoạn vừa nói vừa diễn tả lại rồi hát, cho nên bài hát rất dài và rất kén người hát. Tôi may mắn được coi là người đầu tiên thể hiện thành công bài hát này…
Dạo đó, “bài tủ” của tôi nhiều lắm: Tiếng thời gian, Hình ảnh một buổi chiều (Lâm Tuyền), Gởi gió cho mây ngàn bay, Chuyển bến (Đoàn Chuẩn), Thoi tơ (Đức Quỳnh), Nhớ nhung (Thẩm Oánh), Phố buồn (Phạm Duy)… Sau này tôi hát trong ban Tiếng Tơ Đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng. Lúc đó Hoàng Trọng được mệnh danh là “Vua Tango” nên những bài tango của Hoàng Trọng đều do tôi hát đầu tiên…”
Danh ca Mộc Lan và bản Em đến thăm anh một chiều mưa  - Nguồn Youtube
Gần 60 năm sau (tức những năm 2000), mối tình này được nhạc sĩ Châu Kỳ nhiều lần kể riêng với người viết. Rằng khi vào Sài Gòn, ông ở đậu nhà nhạc sĩ Mạnh Phát. Hai người thành lập nhóm “Thần Kinh nhạc đoàn” (sau này là ban nhạc Tiếng Thùy Dương).
Một năm sau, nàng ca sĩ gốc Hải Phòng cũng có mặt tài Sài Gòn. Những ngày “chân ướt, chân ráo” ở Sài thành được nữ ca sĩ Minh Diệu (vợ Mạnh Phát) cưu mang. Vậy là “tài tử” và “giai nhân” gặp nhau tại căn nhà của một cặp nghệ sĩ cũng rất ư “tài tử, giai nhân”. Tiếng sét ái tình đánh ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Chàng dắt dìu nàng đi hát ở các rạp Văn Cầm (gần cầu chữ Y), Nguyễn Văn Hảo (trên đường Trần Hưng Đạo), Aristo (đường Lê Lai), Thanh Bình (đường Phạm Ngũ Lão), Quốc Thanh (đường Nguyễn Trãi), Khải Hoàn (đối diện chợ Thái Bình)…
Chỉ không đầy nửa năm sau là họ chính thức trở thành vợ chồng. Rồi chàng đưa nàng về Huế, ra mắt gia đình nhà chồng. Được ông Thái Văn Kiểm – giám đốc Nha Thông tin và Đài Phát thanh Huế là chỗ thân tình tạo điều kiện cho cả hai vợ chồng được hát thường xuyên trên đài với mức lương 3.800 đồng/tháng – một mức lương phải nói là hậu hĩ vào thời điểm bấy giờ.
Ở Huế, danh tiếng của đôi uyên ương Châu Kỳ - Mộc Lan nổi như cồn, mặc dầu ở đất Thần kinh lúc đó cũng có một đôi vợ chồng nghệ sĩ nổi tiếng không kém, đó là nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết và ca sĩ Ngọc Cẩm (song thân của ca sĩ Hồng Hạnh bây giờ). Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng cũng thật ngắn ngủi – trở thành một kỷ niệm đẹp và đau thương của nhạc sĩ Châu Kỳ…

Trích Chuyện tình nghệ sĩ - Hà Đình Nguyên (NXB Trẻ)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chuyện tình Nhạc sĩ Châu Kỳ (Phần 1, 2 )

Trước khi trở thành nhạc sĩ chuyên nghiệp, Châu Kỳ là một trong những ca sĩ thuộc lớp đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam. Chàng là con bướm đa tình đã gieo rắc giọng há

Trước khi trở thành nhạc sĩ chuyên nghiệp, Châu Kỳ là một trong những ca sĩ thuộc lớp đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam. Chàng là con bướm đa tình đã gieo rắc giọng hát tiếng đàn và cả những mối tình trên chặng đường lưu diễn (kể cả tận bên Lào).
Có cô tiểu thư vì chàng mà phải quyên sinh nhưng cũng có giai nhân đã cứa vào hồn chàng những vết thương rớm máu...
 Nhạc sĩ Châu Kỳ thời trẻ - Ảnh: Tư liệu
Châu Kỳ: ca sĩ bị tù
Người viết có được cái may mắn là chơi rất thân với nhạc sĩ Châu Kỳ khi ông đã... gần 80 tuổi. Tình bạn vong niên này kéo dài được khoảng 10 năm thì nhạc sĩ mất. Quen nhau bên những ly bia ở Hội quán Văn nghệ (81 Trần Quốc Thảo, Q.3, TP.HCM, gọi tắt là 81 TQT), tôi thuộc rất nhiều những ca khúc của Châu Kỳ và thường hát cho ông nghe (say mới dám hát). Ông ngồi im gật gù, đôi lúc “nhắc tuồng”.
Dạo ấy, nhà ông ở tuốt bên Tân Quy Đông (Nhà Bè). Hằng ngày, ông đi xe đạp khoảng gần 20 km đến 81 TQT chỉ để uống vài ly bia, nhìn mặt bạn bè, người quen cho đỡ nhớ rồi lại đạp xa ngần ấy cây số về nhà. Có lẽ nhờ “hoạt động thể thao” này mà sức khỏe của ông khá dẻo dai, 80 tuổi mà vẫn minh mẫn, tinh anh.
Ông cũng lập một “kỷ lục” ngồ ngộ: mất 18 chiếc xe đạp chỉ vì ham vui với bạn bè. Rồi bạn bè cũng gom góp mua lại chiếc khác cho ông (rồi nhại câu hát Đón xuân này tôi nhớ xuân xưa của ông để trêu ông: “Mất xe này ta sắm xe kia...”). Ít bữa sau... lại mất! 
Ông không thể “tự phá kỷ lục” của chính mình khi nhà ông chuyển về phường Phước Bình (Q.9) xa đến 30km nên phải giã từ chiếc xa đạp chuyển qua đi xem ôm đến 81 TQT (ông bao bia cho tài xế xe ôm uống, nhưng phải ... “chừa tỉnh” để chở ông về)...
Châu Kỳ sinh ngày 05.11.1923 tại làng Dưỡng Mong (xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế).
Cha ông là Châu Huy Hà một nghệ nhân cổ nhạc cung đình Huế. Chị ruột là Châu Thị Minh, được coi là nữ minh tinh duy nhất của miền Trung (trong “Ngũ nữ minh tinh”. Miền Nam: Phùng Há, Năm Phỉ. Miền Trung: Châu Thị Minh. Miền Bắc: Ái Liên, Bích Hợp).
Ở Lycée Khải Định, Châu Kỳ được học nhạc với "sư huynh" Pière Thiều – giáo sư âm nhạc đầu tiên ở Huế. Vị này còn dạy cho Châu Kỳ kỹ thuật hát.
Dạo đó hầu như chưa có nhạc Việt nên Châu Kỳ thường được hát những bài do ca sĩ Tino Rossi (danh ca Pháp, hát được 300 bài hát quốc tế) hát như J’ai deux amours, Tant qu’il aura estoiles, Òu vous étiez, Mademmoiselle... đến nỗi bạn bè gọi ông là “Deuxième Tino Rossi”. Khi bà chị Châu Thị Minh lập đoàn ca Huế hiệu Hồng Thu, Châu Kỳ trở thành ca sĩ chính của đoàn hát này, “nghiệp cầm ca” khoác lên đời ông từ đấy.
Năm 1942, đoàn Hồng Thu lưu diễn ở Savannakhet rồi Thakhet (Lào). Trên bước đường lưu diễn, Châu Kỳ từng “quan hệ tình cảm” với ít nhất 2 cô ca sĩ người Lào. Khi đang diễn vở kịch Hồn lao động thì Châu Kỳ bị mật thám Pháp bắt, đem lên giam ở Ba Vì.
Trại giam do một viên trung úy người Pháp trông coi. Ông này có người vợ đầm lai rất đẹp tên là Anna. Nhờ có biệt tài hát những bản nhạc Pháp đang rất thịnh hành thời đó nên Châu Kỳ rất được lòng viên trung úy trưởng trại. Chính vị chỉ huy tốt bụng này đã vận động để Châu Kỳ được ra khỏi tù. Ông còn xuất tiền túi mua vé tàu và cho cô vợ Anna đi theo tiễn Châu Kỳ từ Ba Vì về ga Hàng Cỏ (Hà Nội) để xuôi Nam.
Họ đã có một đêm ngủ lại khách sạn. Người viết đánh bạo hỏi Châu Kỳ: “Thế có xảy ra chuyện gì... “trên mức tình cảm” không?”. Châu Kỳ trả lời với đôi mắt xa xăm: “Người ta là ân nhân của mình. Làm sao dám thất thố... Chỉ lúc tôi sắp lên tàu, Anna có hôn nhẹ vào má tôi và nói “Tôi rất quý anh”. Cái hôn phớt đó, tôi nhớ đến suốt đời...”.
Về đến Huế, Châu Kỳ bàng hoàng nghe tin mẹ mình bị chết đuối trong một cơn lũ. Những buổi chiều bên dòng Hương Giang ngổn ngang tâm sự, Châu Kỳ viết nhạc phẩm đầu tay Trở về (1943): “Về đây nhìn mây nước bơ vơ. Về đây nhìn cây lá xác xơ. Về đây tìm bóng chiều mơ. Mong tìm mái tranh chờ. Mong tìm thấy người xưa…” Nhạc phẩm Trở về đã gây một tiếng vang trong giới tân nhạc lúc đó. Tuy nó được viết ở cung Ré trưởng nhưng vẫn có nỗi buồn man mác, càng nghe càng thấm thía…
Từ đó cho đến cuối đời, Châu Kỳ đã viết khoảng 200 nhạc phẩm. Về ca từ, ông đã viết được những câu “xuất thần”, chẳng hạn để tả nét đẹp của cô gái Huế ông chỉ cần 3 câu: “Buổi trưa em che nón lá, cá sông Hương liếc nhìn ngẩn ngơ, lũ chim quên ngất ngây từ xa…” (Huế xưa).
Tuyệt vời! Đâu cần phải tả em e ấp đi qua cầu Tràng Tiền, đâu cần phải tả mắt mũi miệng em ra sao… Một khi cá còn phải bơi lên mà liếc, chim ở đằng xa còn… ngất, thì … thánh thật!
Nhạc sĩ Châu Kỳ và Chế Linh tại Sài Gòn - Ảnh tư liệu
Giọt lệ đài trang
Tài hoa như thế nêu Châu Kỳ cũng luôn là khách đa tình. Khi đoàn Hồng Thu vào Nha Trang lưu diễn, Châu Kỳ có đến thăm bà dì ruột đang sống tại đây và định mệnh đã đưa đẩy để Châu Kỳ gặp gỡ cô thiếu nữ Đoàn Thị Sum.
Năm ấy Sum mới 16 tuổi, là bạn bè với đám con dì của Châu Kỳ. Đoàn Thị Sum là tiểu thư con nhà gia thế, nhưng đôi tâm hồn thơ trẻ đã “hút” lấy nhau một cách cuồng si mặc cho gia đình nàng ra sức cấm đoán vì đã hứa hôn với một gia đình “môn đăng hộ đối”.
Ngăn cấm không được, bà mẹ của Sum đã tạo áp lực để “nhổ” đoàn hát Hồng Thu rời khỏi Nha Trang. Cô Sum có ý định trốn nhà đi theo Châu Kỳ nhưng bị ông bố nhốt kỹ trong nhà. Quá bức bối và phẫn uất, cô đã lấy trộm thuốc phiện của bố hòa với giấm thanh uống. Bi kịch này xảy ra khi Châu Kỳ đang diễn ở Phan Rang.
Nghe tin cô Sum tự tử, Châu Kỳ cũng quyết hủy mình theo nhưng bà chị Châu Thị Minh khóc lóc, khuyên giải nên Châu Kỳ bỏ vào Sài Gòn (năm 1947) để tìm quên.Muời lăm năm sau, khi Châu Kỳ đưa cô vợ người Sài Gòn mới là Kha Thị Đàng ra Nha Trang thăm bà dì, họ đã đến đốt nhang trước mộ cô Đoàn Thị Sum.
Theo sự gợi ý của vợ, Châu Kỳ đã sáng tác bản nhạc Giọt lệ đài trang: “Ngày xưa ai lá ngọc cành vàng. Ngày xưa ai quyền quý cao sang. Em chính em ngày xưa đó, ước xây đời lên tột đỉnh nhân giang… Ngày xưa ai mến nhạc yêu đàn. Ngày xưa ai nghệ sĩ lang thang. Tôi chính tôi ngày xưa đó, cũng đèo bồng mơ người ngọc lầu quan…”.
Bài hát Giọt lệ đài trang qua giọng ca của Thanh Huyền và Tuấn Vũ
Ngoài ca khúc Giọt lệ đài trang, chuyến trở về Nha Trang dạo đó Châu Kỳ còn tưởng niệm hương hồn cô Đoàn Thị Sum bằng ca khúc Nha Trang mà sau này bà Kha Thị Đàng sửa lại cái tựa là Nha Trang hoài nhớ, nhưng bản nhạc này không mấy phổ biến.

Châu Kỳ - Mộc Lan dìu nhau vào mộng

Đăng Bởi -
Sài Gòn đón Châu Kỳ vào năm 1947, và cũng chính Sài Gòn là nơi định mệnh đã chọn để tạo nên một hiện tượng của làng ca nhạc thời đó với sự xuất hiện của cặp đôi uyên ương Châu Kỳ - Mộc Lan…
Chàng là ca sĩ – nhạc sĩ tài hoa, nàng là con họa mi giọng ca vang khắp Bắc Trung Nam. Chính nàng đã cho chàng nếm trải để biết thế nào là hạnh phúc và cũng chính nàng đã cứa vào tim chàng những vết thương đớn đau tưởng chừng không bao giờ nguôi…
Với những người am hiểu và gắn bó với nền tân nhạc Việt Nam, hẳn vẫn còn ghi nhớ một cách đậm nét về một thế hệ nữ ca sĩ cách đây hơn 60 năm. Đó là những giọng ca: Mộc Lan, Tâm Vấn, Châu Hà, Kim Tước… May mắn là cho đến giờ này tất cả họ vẫn đều còn sống thọ, người viết đã may mắn được gặp gỡ một người trong số họ: danh ca Mộc Lan.
 Danh ca Mộc Lan
 
Tiếng tăm của nữ danh ca một thời Mộc Lan thì tôi đã từng nghe biết từ lâu qua những lời truyền tụng và sách vở. Thời hoàng kim của bà đã cách đây hơn nửa thế kỷ nên một kẻ hậu bối như tôi dù rất ao ước cũng khó lòng gặp được bởi bà đã “mai danh ẩn tích” từ rất lâu… Thời may, qua sự giới thiệu của một nhà thơ, được biết nhà văn Trần Áng Sơn chính là em ruột của bà. Tôi đánh bạo nhờ anh hướng dẫn tới thăm bà, anh nhiệt tình nhận lời…
Một ngày cận tết Canh Dần (2010), anh Trần Áng Sơn đưa tôi đi… Dù đã được anh Trần Ánh Sơn báo trước nhưng tôi cũng không thể ngờ người đàn bà tài sắc một thời này, nay lại có hoàn cảnh khó khăn như thế. Bà hiện sống – có thể nói là cô độc trong một căn nhà rất nhỏ, chỉ chừng mười mấy mét vuông cuối con hẻm nhỏ trên đường Lê Văn Sỹ (Q.3, TP.HCM).
Càng cô độc hơn khi bà phải nuôi nấng, chăm lo cho người con gái trên 50 tuổi bị bệnh tâm thần. Mảnh lưng ong ngà ngọc một thời nay đã còng xuống, trí nhớ đã có phần mai một nhưng vẻ xuân sắc ngày ấy vẫn chưa phai nét trên khuôn mặt mà mái tóc đã gội tuyết sương…
Hãy nghe nhà văn Trần Áng Sơn tả lại nhan sắc của chị mình… ngày xưa: “Ngày các anh chị rời xa gia đình, tôi còn quá nhỏ nên không hình dung được họ ra sao, nhưng qua lời mẹ tôi kể lại thì các anh chị tôi đều rất đẹp: anh Long cao lớn, đẹp như thầy chúng tôi. Còn chị Ngà đẹp như tranh vẽ, mẹ kể da của chị trắng như trứng gà bóc, răng đều tựa như hạt cườm, tay cứ như tay tiên. Tóm lại là trong năm chị gái, chị Ngà tôi đẹp nhất. Tôi giữ hình ảnh đẹp như tranh vẽ của người chị trong tâm hồn như một niềm kiêu hãnh…
Sau chuyến lưu diễn ở Hà Nội, chị tôi và anh Long về Hải Phòng thăm mẹ và các em sau hơn 10 năm đứt liên lạc. Đúng như mẹ nói, chị tôi đẹp thật, đẹp hơn cả lời miêu tả với tất cả niềm âu yếm của mẹ tôi…” (Những trang sách khép mở - Trần Áng Sơn).
Còn bây giờ, bà ngậm ngùi: “Bây giờ buồn lắm, bạn bè chỉ còn dăm người, ai nhớ tới mình gọi điện hỏi thăm hay gởi cho chút quà là mừng lắm, cảm động lắm… Châu Hà , Kim Tước đang ở nước ngoài, chỉ có Tâm Vấn thỉnh thoảng có ghé thăm. Tất cả đều già yếu rồi nên chẳng ai trách ai…
Tôi tên thật là Phạm Thị Ngà, sinh năm 1931, tuổi Mùi. Đi hát từ thời 14-15 tuổi ở Đài Pháp Á. Nghệ danh Mộc Lan là do nhạc sĩ Lê Thương đặt cho tôi. Bài hát đầu tiên thì không thể nhớ nổi nhưng tôi nổi tiếng cới bài hát Đi chơi chùa Hương (thơ Nguyễn Nhược Pháp, nhạc Trần Văn Khê). Ông Khê viết bài này rất kỳ công, có xen kẽ những đoạn vừa nói vừa diễn tả lại rồi hát, cho nên bài hát rất dài và rất kén người hát. Tôi may mắn được coi là người đầu tiên thể hiện thành công bài hát này…
Dạo đó, “bài tủ” của tôi nhiều lắm: Tiếng thời gian, Hình ảnh một buổi chiều (Lâm Tuyền), Gởi gió cho mây ngàn bay, Chuyển bến (Đoàn Chuẩn), Thoi tơ (Đức Quỳnh), Nhớ nhung (Thẩm Oánh), Phố buồn (Phạm Duy)… Sau này tôi hát trong ban Tiếng Tơ Đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng. Lúc đó Hoàng Trọng được mệnh danh là “Vua Tango” nên những bài tango của Hoàng Trọng đều do tôi hát đầu tiên…”
Danh ca Mộc Lan và bản Em đến thăm anh một chiều mưa  - Nguồn Youtube
Gần 60 năm sau (tức những năm 2000), mối tình này được nhạc sĩ Châu Kỳ nhiều lần kể riêng với người viết. Rằng khi vào Sài Gòn, ông ở đậu nhà nhạc sĩ Mạnh Phát. Hai người thành lập nhóm “Thần Kinh nhạc đoàn” (sau này là ban nhạc Tiếng Thùy Dương).
Một năm sau, nàng ca sĩ gốc Hải Phòng cũng có mặt tài Sài Gòn. Những ngày “chân ướt, chân ráo” ở Sài thành được nữ ca sĩ Minh Diệu (vợ Mạnh Phát) cưu mang. Vậy là “tài tử” và “giai nhân” gặp nhau tại căn nhà của một cặp nghệ sĩ cũng rất ư “tài tử, giai nhân”. Tiếng sét ái tình đánh ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Chàng dắt dìu nàng đi hát ở các rạp Văn Cầm (gần cầu chữ Y), Nguyễn Văn Hảo (trên đường Trần Hưng Đạo), Aristo (đường Lê Lai), Thanh Bình (đường Phạm Ngũ Lão), Quốc Thanh (đường Nguyễn Trãi), Khải Hoàn (đối diện chợ Thái Bình)…
Chỉ không đầy nửa năm sau là họ chính thức trở thành vợ chồng. Rồi chàng đưa nàng về Huế, ra mắt gia đình nhà chồng. Được ông Thái Văn Kiểm – giám đốc Nha Thông tin và Đài Phát thanh Huế là chỗ thân tình tạo điều kiện cho cả hai vợ chồng được hát thường xuyên trên đài với mức lương 3.800 đồng/tháng – một mức lương phải nói là hậu hĩ vào thời điểm bấy giờ.
Ở Huế, danh tiếng của đôi uyên ương Châu Kỳ - Mộc Lan nổi như cồn, mặc dầu ở đất Thần kinh lúc đó cũng có một đôi vợ chồng nghệ sĩ nổi tiếng không kém, đó là nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết và ca sĩ Ngọc Cẩm (song thân của ca sĩ Hồng Hạnh bây giờ). Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng cũng thật ngắn ngủi – trở thành một kỷ niệm đẹp và đau thương của nhạc sĩ Châu Kỳ…

Trích Chuyện tình nghệ sĩ - Hà Đình Nguyên (NXB Trẻ)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm