Sức khỏe và đời sống
Chuyện vặt hàng ngày
Trốn đâu cho thoát
- Phương Quỳnh bạn tôi bảo nghĩ thương cho bọn con cái vào đời bây giờ. Đi làm cho nhà nước thì gặp cánh thư lại già nua cũ kỹ, tuyển nhân viên trẻ vào coi như con cháu toàn sai vặt.
Còn đi làm cho các công ty ma quỷ bên ngoài thì cũng chỉ loanh quanh xoay xở làm ăn theo lối chụp giật, và lúc nào cũng sẵn sàng phá sản để theo đuổi những phi vụ mới.
Một cách tự an ủi
Một lối làm tin trên báo được ưa chuộng thời nay là đưa những chuyện xấu chuyện bê bối kỳ cục chuyện chém giết nhau loạn xị trên thế giới.
Để dân mình yên lòng,
ra có những nơi dân họ còn hỗn hào hư hỏng bằng mấy mình -- các nhà báo ngầm nhắn nhủ vậy.
Nhìn xe thấy người
Trên những con đường nhiều xe đạp của Hà Nội trước 1986, tôi nghĩ tới một điều thuộc về tính cách hay phản bội của con người hiện đại - hay phản bội như sự dễ dàng rẽ ngoặt của những chiếc xe đạp.
Còn một trong những tác động của các loại xe máy thời nay là nó kích thích và thỏa mãn bản năng lồng lộn quậy phá khoe khoang trưng diện của lớp trẻ -- không, của người VN hôm nay nói chung.
Tuổi già
Chị Đàm có một người em không có gia đình, nay bị tai biến và vào viện dưỡng lão. Chị kể đi thăm em về chợt nhận thấy mình như chai sạn ra, không còn cảm thấy xót thương con người như vốn có.
Bởi, chao ôi, những người già khi sống tập trung lại làm nên một thế giới sao mà đáng sợ, nó làm cho mình ngán ngẩm hơn với kiếp nhân sinh. Với người khác thế nào không biết riêng với chị, giá chớm ốm mà vào đấy không biết chừng sẽ ốm nặng hơn.
Cái nhà
Em trai tôi sống ở một thành phố bên Đông Đức cũ kể là mùa hè năm nay bên đó đầu mùa còn nắng; nay sang tháng bẩy, nhiệt độ bình thường, chỉ là 13-14 độ; lại thêm vài giọt mưa nhỏ, từ trong cửa hàng còm cõi nhìn ra đường vắng tanh chẳng có bóng người.
Ở các nước châu Âu, trong khó khăn người ta co cụm lại, sống bình thản với cái thiếu thốn trong khuôn khổ nhà mình. Còn người Việt thì càng khó khăn càng đổ ra đường. Tại sao? Theo tôi, một phần là vì nhiều người chúng ta nhà có đâu ra nhà.
Hồi làm phóng viên tạp chí Văn Nghệ quân đội, tôi học được nhiều về cách sống cách làm việc ở nhà phê bình Nhị Ca.
Gia đình ông trước 1945, chỉ thuộc loại gia đình trung lưu, vậy mà ông bảo thuở nhỏ, luôn luôn cảm thấy trong nhà mình có những xó xỉnh mà mình chưa biết hết.
Cái nhà hồi ấy dù đơn sơ thế nào cũng ra cái nhà. Còn ngày nay, vẫn lời Nhị Ca, chúng ta chỉ có những cái chuồng .
Ăn mặc
Trên TV 23-4-13 đưa tin ngày giáo dục toàn cầu thấy ảnh các em học sinh của một trường Phả Lại Hải Dương tới trường. Lạ nhất là thấy có 4 em đi trước ống kính thì ba em mặc váy đầm màu xanh như học sinh trường ba-lê, còn một em thì như thiếu nữ Trung Quốc vùng Hoa Nam.
Hồi đi học đã biết câu ca dao Tháng sau có chiếu vua ra -- Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
Hôm nọ đọc lại một bài báo về thời Minh Mạng mới biết rằng đúng là có một thứ chiếu chỉ như vậy. Vua kêu là dân Băc Hà chậm thay đổi thế đàn bà cứ mặc váy mãi. Sao không học dân từ Nghệ An trở vào, mới đây -- giữa thế kỷ XIX -- họ đã canh cải theo lối ăn mặc Minh Thanh, do đó trông đã khá hơn.
Ngày xưa, sự thay đổi là từ cấp trên dội xuống.
Ngày nay thì là từ dưới lên.
Nhìn cách sống cách ăn mặc, cách bầy biện của dân mình thời nay -- nhất là những bạn trẻ--, tôi dự đoán trong khá nhiều người có một ám ảnh chi phối. Là nỗi khao khát làm sao không phải người Việt,. Làm sao người ta nhầm mình với Tây với Tầu. Mặc dầu nếu trò chuyện với họ thì họ có thể nói lầu lầu là phải giữ gìn bản sắc VN.
http://vuongtrinhan.blogspot.com/2013/04/chuyen-vat-hang-ngay.html
Chuyện vặt hàng ngày
Trốn đâu cho thoát
- Phương Quỳnh bạn tôi bảo nghĩ thương cho bọn con cái vào đời bây giờ. Đi làm cho nhà nước thì gặp cánh thư lại già nua cũ kỹ, tuyển nhân viên trẻ vào coi như con cháu toàn sai vặt.
Còn đi làm cho các công ty ma quỷ bên ngoài thì cũng chỉ loanh quanh xoay xở làm ăn theo lối chụp giật, và lúc nào cũng sẵn sàng phá sản để theo đuổi những phi vụ mới.
Một cách tự an ủi
Một lối làm tin trên báo được ưa chuộng thời nay là đưa những chuyện xấu chuyện bê bối kỳ cục chuyện chém giết nhau loạn xị trên thế giới.
Để dân mình yên lòng,
ra có những nơi dân họ còn hỗn hào hư hỏng bằng mấy mình -- các nhà báo ngầm nhắn nhủ vậy.
Nhìn xe thấy người
Trên những con đường nhiều xe đạp của Hà Nội trước 1986, tôi nghĩ tới một điều thuộc về tính cách hay phản bội của con người hiện đại - hay phản bội như sự dễ dàng rẽ ngoặt của những chiếc xe đạp.
Còn một trong những tác động của các loại xe máy thời nay là nó kích thích và thỏa mãn bản năng lồng lộn quậy phá khoe khoang trưng diện của lớp trẻ -- không, của người VN hôm nay nói chung.
Tuổi già
Chị Đàm có một người em không có gia đình, nay bị tai biến và vào viện dưỡng lão. Chị kể đi thăm em về chợt nhận thấy mình như chai sạn ra, không còn cảm thấy xót thương con người như vốn có.
Bởi, chao ôi, những người già khi sống tập trung lại làm nên một thế giới sao mà đáng sợ, nó làm cho mình ngán ngẩm hơn với kiếp nhân sinh. Với người khác thế nào không biết riêng với chị, giá chớm ốm mà vào đấy không biết chừng sẽ ốm nặng hơn.
Cái nhà
Em trai tôi sống ở một thành phố bên Đông Đức cũ kể là mùa hè năm nay bên đó đầu mùa còn nắng; nay sang tháng bẩy, nhiệt độ bình thường, chỉ là 13-14 độ; lại thêm vài giọt mưa nhỏ, từ trong cửa hàng còm cõi nhìn ra đường vắng tanh chẳng có bóng người.
Ở các nước châu Âu, trong khó khăn người ta co cụm lại, sống bình thản với cái thiếu thốn trong khuôn khổ nhà mình. Còn người Việt thì càng khó khăn càng đổ ra đường. Tại sao? Theo tôi, một phần là vì nhiều người chúng ta nhà có đâu ra nhà.
Hồi làm phóng viên tạp chí Văn Nghệ quân đội, tôi học được nhiều về cách sống cách làm việc ở nhà phê bình Nhị Ca.
Gia đình ông trước 1945, chỉ thuộc loại gia đình trung lưu, vậy mà ông bảo thuở nhỏ, luôn luôn cảm thấy trong nhà mình có những xó xỉnh mà mình chưa biết hết.
Cái nhà hồi ấy dù đơn sơ thế nào cũng ra cái nhà. Còn ngày nay, vẫn lời Nhị Ca, chúng ta chỉ có những cái chuồng .
Ăn mặc
Trên TV 23-4-13 đưa tin ngày giáo dục toàn cầu thấy ảnh các em học sinh của một trường Phả Lại Hải Dương tới trường. Lạ nhất là thấy có 4 em đi trước ống kính thì ba em mặc váy đầm màu xanh như học sinh trường ba-lê, còn một em thì như thiếu nữ Trung Quốc vùng Hoa Nam.
Hồi đi học đã biết câu ca dao Tháng sau có chiếu vua ra -- Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
Hôm nọ đọc lại một bài báo về thời Minh Mạng mới biết rằng đúng là có một thứ chiếu chỉ như vậy. Vua kêu là dân Băc Hà chậm thay đổi thế đàn bà cứ mặc váy mãi. Sao không học dân từ Nghệ An trở vào, mới đây -- giữa thế kỷ XIX -- họ đã canh cải theo lối ăn mặc Minh Thanh, do đó trông đã khá hơn.
Ngày xưa, sự thay đổi là từ cấp trên dội xuống.
Ngày nay thì là từ dưới lên.
Nhìn cách sống cách ăn mặc, cách bầy biện của dân mình thời nay -- nhất là những bạn trẻ--, tôi dự đoán trong khá nhiều người có một ám ảnh chi phối. Là nỗi khao khát làm sao không phải người Việt,. Làm sao người ta nhầm mình với Tây với Tầu. Mặc dầu nếu trò chuyện với họ thì họ có thể nói lầu lầu là phải giữ gìn bản sắc VN.
http://vuongtrinhan.blogspot.com/2013/04/chuyen-vat-hang-ngay.html