Đoạn Đường Chiến Binh
Có Một Mùa Xuân Ngọt
Dương Thượng Trúc.
munau11@hotmail.com
Reng… Reng… Reng.
Tiếng chuông điện thoại reo vang, khiến Vũ choàng tỉnh ra khỏi giấc mơ thật đẹp.
Một giấc mơ mà anh không bao giờ muốn chấm dứt.
Chẳng biết tại sao hình ảnh của cô Hoa độ này hay xuất hiện trong giấc ngủ của anh.
Dẫu không có dịp gặp gỡ nhau thường, kể từ cái lần cô đã cấp cứu anh bằng phương pháp hô hấp nhân tạo.
Nét mặt thơ ngây, cái má bàu phinh phính và đôi mắt, đôi mắt đen lay láy cứ chập chờn trong những cơn mộng không tròn như sáng nay khiến anh tự hỏi:
- "Hay mình phải lòng cô ấy rồi? Đúng là vớ vẩn."
Nhưng hình như có một tình cảm êm đềm đang lớn dần giữa hai người.
Reng… Reng… Reng…
Tiếng chuông điện thoại như thúc hối, giục giã!
Vũ tung cái mền nhà binh sang một bên, lồm cồm ngồi dậy.
Ánh nắng luồn qua khe cửa nhỏ làm thành nhiều vệt sáng lung linh dưới thềm xi măng khiến anh biết cũng đã khá muộn rồi. Với tay cầm cái điện thoại dã chiến, đặt cạnh giường, anh lên tiếng:
- A lô! Vũ nghe đây.
- Chào buổi sáng, Trung úy! Tiếng Nam, người Hạ sĩ quan quân số đại đội reo vui trong máy.
- Chào! Gọi chi sớm vậy Nam? Hôm nay đâu có chào cờ phải không?
- Dạ, không có chào cờ bữa nay. Nhưng Trung úy cần qua gấp, có khách đang chờ.
- Khách quen hay lạ?
- Ngoại trừ thời gian gần đây, có cô Hoa thỉnh thoảng vào hỏi thăm ông, còn lại là mấy cha đệ tử lưu linh thôi! Chứ ông có bạn bè chi nữa đâu mà quen với lạ.
- Khách đàn ông hay đàn bà?
- Không phải đàn ông, cũng chẳng phải đàn bà.
- Mày giỡn mặt tao hả Nam? Không đàn ông, cũng chẳng đàn bà, vậy "lại cái" à?
- Em đâu dám giỡn mặt ông thày. Cũng không phải "lại cái" nữa.
- Nói mẹ nó ra đi! Ỡm ờ mãi. Không ông, không bà, không lại cái, vậy chứ là giống gì?
- Dạ, giống cái, con gái! Tiếng Nam cười khúc khích trong máy.
- Thiệt không vậy mày?
- Em nói thiệt mà! Cổ đến đây chờ ông thày từ lúc 8 giờ rưỡi lận.
Vũ nhìn đồng hồ đeo tay, đã hơn mười giờ rồi.
- Tại sao giờ này mày mới gọi tao?
- Cổ hổng cho kêu Ông thày.
- Cô ấy tên là gì vậy?
- Không cho biết tên.
- Tuổi tác chừng bao nhiêu?
- Chắc đang tuổi cặp kê.
- Thằng này nhiều chuyện. Được rồi, tao sang ngay. À! Thằng Phúi có để xe bên này không?
- Nó mới lau chùi và lái qua bển rồi. Chắc đang đậu trước cửa chờ ông đó!
Vũ vừa làm vệ sinh cá nhân vừa mỉm cười khi nghĩ về Người Hạ Sĩ Quan quân số.
Nam sinh trưởng ở miền tây, thuộc tuýp người thông minh lanh lợi. Trạng tuổi Vũ, chỉ nhỏ hơn vài tháng, có học, nhưng vì:
Rớt Tú Tài, anh đi Trung Sĩ
Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con.
Bao giờ xong chuyện nước non,
Anh về, anh có Mỹ con anh bồng.
Tuy thế, Nam vẫn không nản lòng, tiếp tục học hàm thụ, cho đến xong Trung học và hiện nay đã bắt đầu học năm thứ ba Luật Khoa.
Cũng chính anh ta đã khuyến khích Vũ ghi danh học lại ở Văn Khoa.
Nam làm việc ở văn phòng nên có nhiều thời gian hơn.
Vũ thì phải lội suốt, nên vẫn cứ lẹt đẹt mãi ở năm thứ nhất.
Trong chỗ thân tình hai người coi nhau như anh em.
Đôi lần, Vũ khuyên Nam nộp bằng cấp đi học Sĩ Quan, nhưng anh ta nói để lấy xong Cử Nhân rồi đi luôn…
Vũ xô cửa bưóc ra, sau khi đã quấn thêm cái khăn quàng màu tím lên cổ.
Cơn gió Mùa Xuân mang hơi lạnh của vùng cao nguyên đất đỏ ùa đến khiến anh rùng mình.
Phúi, người tài xế tàu lai, lái xe đại đội, mà Thụy rất thương mến, coi như đứa em, bước vội xuống xe đứng nghiêm chào anh và nói:
- Chào Trung úy! Ông khỏe không?
- Chào A Phúi, cám ơn tôi khỏe. Thế nào, đêm qua thắng hay bại?
- Em có chơi gì đâu ông thày.
- Xì! Mày mà không chơi thì mấy sòng xóc dĩa ở ngoài khu gia binh dẹp tiệm hết rồi.
- Dạ! Ông Tiểu Đoàn Trưởng ra lịnh năm nay hổng cho cờ bạc trong trại gia binh….
- Điều này thì tao biết, như vậy chắc mày đi đá gà, phải không?
Phúi nín khe, vì bị bắt ngay tẩy.
Đoạn đường từ Khu Cư Xá sang đến Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn chỉ khoảng gần hai trăm thước.
Hai bên đường trồng đầy những cụm mai rừng, đã già.
Đang độ vào Xuân, nên hoa nở vàng rực khắp nơí, phơi mình trong nắng Xuân ấm áp. Khiến cho Vũ có cái cảm giác thật an bình, thanh thản.
Người lính gác đứng nghiêm chào, sau khi mở cổng cho xe qua.
Tiểu đoàn tọa lạc trên một ngọn đồi thấp nhìn ra cánh đồng trà mênh mông bát ngát.
Những ngày làm việc, đứng trong sân nhìn qua lớp hàng rào phòng thủ có thể thấy rõ ràng các cô gái hái trà, với cái gùi nhỏ trên vai, thoăn thoắt bước chân theo những luống nhỏ.
Nón lá trắng nhấp nhô như những cánh bướm chập chờn giữa màu xanh thăm thẳm.
Trông đẹp như một bức tranh vẽ.
Không khí thật êm ả, thanh bình.
Có ba lối vào Tiểu đoàn
Cổng chính ở hướng Đông - Cổng phụ hướng Nam đi qua Khu cư Xá- Cổng phía Tây đi ra bãi đáp trực thăng và khu gia binh.
Toàn khu doanh trại sắp xếp theo hình chữ U. Bốn đại đội nằm theo hai cạnh còn bộ chỉ huy nằm cạnh đáy, nhìn ra cổng chính.
Phía sau văn phòng làm việc của các đại đội là phòng ngủ binh sĩ.
Xe vào đến sân Tiểu Đòan.
Vắng lặng. Chỉ có vài nhân viên hành chánh làm việc, và một Trung đội trực gác cổng, còn tất cả đều được cho về khu gia binh ăn tết với gia đình.
Hôm nay là Ba mươi tết mà.
Thấm thoát thế mà anh đã đón mấy cái tết ở vùng cao nguyên đất đỏ này rồi.
Nhưng đây là lần đầu tiên anh được đón Xuân ở hậu cứ.
Có những cái tết phải nằm giữa rừng sâu, núi thẳm.
Có những cái tết ở tận vùng biên giới, xa xôi…
Anh nhớ lại những đêm ba mươi, giữa rừng già cô quạnh, cùng anh em binh sĩ đón Xuân, chuyền tay nhau mẩu thuốc, chờ giao thừa, mà đôi khi cũng chờ tiếng pháo của địch tấn công:
…Có những mùa xuân giữa chiến trường,
Mai vàng hé nhụy, đón hơi sương.
Chia nhau mẩu thuốc, chuyền hơi ấm.
Nhắc những chuyện tình, chốn hậu phương…
Đối với anh, tết ở đâu cũng giống như nhau mà thôi…
Khi quê hương còn mịt mờ lửa đạn, thì trách nhiệm còn đè nặng trên đôi vai người lính.Các anh vẫn phải đi.
Và mùa Xuân cũng vẫn là những mùa Xuân xa nhà, những mùa xuân không trọn vẹn…
….
Qua khỏi sân tiểu đoàn, anh đã nhìn thấy bóng một cô gái mảnh khảnh, đang đứng tựa lưng vào gốc cây thông bên hông văn phòng đại đội, nhìn xa xăm về hướng đồn điền trà, trải ngút ngàn đến tận chân trời.
Tiết trời mùa Xuân lành lạnh dường như làm cho ngọn đồi trà xanh thêm.
Cái áo dài màu trắng của cô nổi bật giữa những cụm mai vàng trồng chung quanh hàng rào phòng thủ.
Với chiếc áo len xanh khoác hờ hững trên vai, trông cô mong manh và ẻo lả như sương khói.
Xe vừa dùng lại trước cửa văn phòng đại đội, Vũ nhảy xuống, bước đến bên cô gái, anh gọi khẽ:
-Thưa cô!
Thật bất ngờ, cô gái quay người lại, ôm chầm lấy anh, nước mắt lưng tròng.
Vũ vô cùng bối rối, vì chưa nhận ra cô là ai.
Cũng may, Tiểu Đoàn hôm nay vắng vẻ, nếu không anh thật chẳng biết giải thích ra sao về chuyện này.
- Xin lỗi cô, hình như tôi chưa được hân hạnh biết cô!
- Anh đã quên em thật rồi à! Anh Vũ - Cô gái nói trong tiếng nấc nghẹn ngào. Em là Lan đây thôi. Em đắn đo lắm mới dám đến đây tìm anh. Vì em nghĩ có thể anh chẳng còn nhớ đến em đâu…
Nghe giọng nói, anh chợt nhớ đến một người:
- Lan ở Bồng Sơn phải không? Anh nhớ ra rồi. Xin lỗi, em thay đổi nhiều quá, nên anh ngờ ngợ. Cuộc sống của em độ này thế nào rồi? Mà thôi vào trong văn phòng chúng ta nói chuyện, ngoài này gió hơi lạnh đó.
Cô gái ngoan ngoãn bước theo anh.
Trong văn phòng, ngoài bàn làm việc, còn có một bộ sa lông đóng bằng gỗ thùng đạn pháo binh, kê nơi góc, dùng để tiếp khách.
Nam lăng xăng lo đi rót nước, sau đó anh ta nháy mắt với Vũ, nói:
- Em đi qua bên Liên Đoàn có chút việc, cần gì Trung Úy cứ gọi nhe!
Vũ trừng mắt ngó Nam và nói:
- Nam hãy ở lại đây để tôi giới thiệu cho hai người biết nhau.
Anh giữ Nam lại để tránh tiếng thị phi sau này. Hơn nữa, anh lại mới nảy ra một ý tưởng rất ngộ nghĩnh.
Nam bước đến bên ghế ngồi ghé xuống, Vũ nói:
- Đây là cô Lan. Tôi có dịp gặp năm ngoái, khi đơn vị mình hành quân ở Bồng Sơn. Còn đây là anh Nam Trưởng ban quân số Đại đội - Một người đàn giỏi, hát hay và chăm học nữa- Lại độc thân vui tính.
- Trung úy nói quá rồi!
Hai người gật đầu chào nhau!
Cô gái có vẻ bớt nỗi xúc động.
- Nào nói cho anh nghe đi! Chuyện gi đã xảy ra cho em? Và nguyên nhân nào khiến em đến đây tìm anh?
Vũ nhỏ nhẹ hỏi, sau khi đã kín đáo quan sát Lan - Cô thay đổi quá nhiều, mới hơn một năm, mà Lan chừng như là một con người khác hẳn- Già dặn và khắc khổ hơn nhiều.
- Chắc anh còn nhớ mình gặp nhau trong trường hợp nào phải không?
- Nhớ chứ làm sao quên được. Lần ấy em làm anh lo muốn chết.
- Anh lo chuyện gì?
- Em thừa biết đó là khu vực quân sự, anh lại tự tiện đưa em vào, bảo sao chẳng lo!
Cô gái trầm ngâm, mắt thoáng nét xa vắng, tay xoay xoay ly trà nóng, có lẽ để tâm trí trở lại với chút kỷ niệm ngọt ngào - có thể chỉ là riêng với cô - của những ngày tháng cũ.
Vũ cũng ngồi im lặng, mặc cho giòng chảy của thời gian ngược về quá khứ.
….
Sau hơn hai tháng trời miệt mài hành quân từ Bồng Sơn lên đến tận Tam Quan cũ.
Với biết bao chiến công và tổn thất, bao chiến lợi phẩm và mất mát.
Đơn vị lui về đóng tại khu vực Tam Quan mới.
Nơi đây có một quận đường, với những dãy nhà xây cất kiên cố, dọc theo hai bên trục lộ, chứng tỏ một thời hưng thịnh.
Nhưng, nay chỉ còn là những đống gạch vụn đổ nát, hoang tàn. Có những nhà còn trơ lại giàn khung xi măng cốt sắt, trông giống bộ xương người trong bài học cách trí mà anh được học lúc còn cắp sách đến trường.
Đại đội anh đóng cuối dẫy phố. Bộ chỉ huy đặt tại một căn nhà hai tầng, cũng chỉ còn trơ lại những bức tường vôi cháy xám đen, dấu tích của đạn bom.
Đây là thời gian cho đơn vị nghỉ ngơi, dưỡng sức.
Sáng phái hai trung đội đi lục soát mở đường, an ninh trục lộ. Chiều kéo về, nằm khểnh trên cái võng, căng dưới những tàn dừa cháy xém.
Tối lại cho mấy Tiểu Đội đi phục kích đêm, chờ đón những con chuột mò về ăn mãnh.
Năm gần căn cứ pháo binh, nên không thiếu thốn món gì, từ nước đá, bia rượu, đến thuốc lá, đều được các xe chở đạn pháo binh đem lên tiếp tế, với điều kiện: Tiền trao, cháo múc…
***
Đơn vị được tưởng thưởng một số huy chương, qua những tháng ngày gian lao nguy hiểm.
Anh là trưởng đoàn, hướng dẫn gần hai mươi anh em thuộc cả ba Tiểu Đoàn 11, 22 và 23 Biệt Động Quân về nhận lãnh tại Trường Tiểu Học Bồng Sơn.
Phái đoàn đi trên 4 chiếc xe jeep.
Suốt buổi sáng tập dượt nghi lễ, để đón tiếp Tư Lệnh Quân Đoàn Khiến anh em mệt bở hơi tai dưới cái nắng gay gắt của mùa hạ.
Những người lính trận chỉ quen với đánh đấm, súng đạn, quen say sưa, chửi thề, nay phải vào khuôn phép, đi đứng theo nhịp đếm một hai ba bốn… nên thật vất vả cho vị sĩ quan nghi lễ.
Nhưng đã là lính thì chuyện gì chẳng làm được, nên rồi buổi lễ cũng hoàn tất tốt đẹp.
Mọi người thở phào nhẹ nhõm sau khi tiễn vị Tư lịnh lên trực thăng trở về Pleiku.
Một số anh em đề nghị:
- Bên kia cầu có một tiệm ăn. Mình qua đó kiếm cái gì lót bụng rồi hãy về, Trung Úy!
Nhìn đồng hồ thấy mới hơn hai giờ chiều, Vũ bằng lòng theo anh em đến tiệm ăn bên kia cầu.
Đó là một căn nhà lầu hai tầng, cũng phần nào ảnh hưởng của chiến tranh, nhưng vẫn còn xử dụng được.Với tất cả trang bị đơn sơ, vá víu, nhưng thực phẩm thì không đến nỗi nào…
Mấy tháng trời nay, mới được ăn một tô hủ tiếu nóng hổi, ai cũng xuýt xoa, dù anh Ba tàu lai này nấu không xuất sắc lắm.
Cái quán, dường như chỉ dành cho những người lính lỡ đường, chứ chẳng thấy bóng dáng người dân nào.
Mọi người vừa xì xụp húp, vừa trao đổi ồn ào đủ thứ chuyện trên đời. Lính mà.
Bổng dưng…
Cả cái quán ăn chật hẹp đang râm ran tiếng cười nói chợt im bặt, Vũ ngồi ở cái bàn cuối cùng, lại quay mặt vào trong, nên không biết chuyện gì xảy ra.
Có nhiều tiếng xì xào nổi lên, anh nghe một người nói:
- Ông trưởng đoàn ngồi trong góc kìa, muốn gì cô lại nói với ổng!
Anh chưa kịp quay lại thì nghe có tiếng thỏ thẻ của một người con gái, giọng nói miền Bắc pha Bình Định:
- Thưa ông!
Vũ ngẩng vội lên hỏi:
- Cô cần gì?
- Tôi muốn được quá giang về lại nhà cũ.
Lúc bấy giờ Vũ mới có cơ hội quan sát người đối diện. Đó là một người con gái trẻ, đẹp, có vẻ lanh lợi, khoảng chừng mười tám, đôi mươi, mái tóc để dài, buông xỏa xuống bờ vai thon nhỏ, như một cô nữ sinh trung học. Nhưng gương mặt cuả cô buồn, buồn thê thảm- nhất là đôi mắt, lúc nào cũng như long lanh ngấn lệ khiến người đối diện phải não lòng, không dám nhìn thẳng vào đó. Đặc biệt hơn nữa, trang phục của cô là màu đen tuyền, một màu đen tang tóc, dù cái cái áo bà ba may rất khéo, ôm sát thân hình thanh tú của cô. Một miếng vải màu trắng to bằng ba ngón tay được gài ngay giữa ngực áo cho biết cô đang có tang chế.
Cô gái nói nhỏ nhẹ như tiếng thì thầm:
- Thưa ông! Hôm nay là một trăm ngày của gia đình tôi. Xin ông cho phép tôi theo xe các ông về Tam Quan để thắp cho họ một nén hương được không ạ?
Vũ để ý thấy cô ta xách theo môt cái túi nhỏ, lòi lên mấy bó nhang.
Cô năn nỉ tiếp khi thấy Vũ im lặng, và có lẽ sau khi đã thẩm định tuổi tác của Vũ, cô đột ngột thay đổi cách xưng hô:
- Làm ơn đi mà… anh… Em chờ ở đây từ sáng đến giờ. Không ai cho đi nhờ hết.
Giọng cô buồn ảo não.
- Trên đó là khu vực quân sự, dân chúng chưa được vào đâu cô ạ! Vũ nhã nhặn trả lời.
- Em thấy mấy xe lớn có chở phụ nữ trên đó mờ!
- Nhưng đó là vợ con binh sĩ.
- Thì anh cứ nhận em là vợ anh đi.
Cả cái quán chợt ồn ào lên như vỡ chợ, nhìều tiếng cười nói, la ó vang lên.Tiếng đập tay xuống bàn, tiếng huýt gió inh ỏi.
Một tay nào đó la lớn:
- Nhận đại đi ông thày! Cô em đẹp quá trời mà!
- Trung úy tui còn độc thân đó cô ơi!
Vũ vô cùng lính quýnh trước sự táo bạo của cô gái. Anh gượng gạo chống đỡ:
- Không đi được là không đi được mà.
- Có cấm đâu, mà không đi được…
- Thì không cấm, nhưng trên đó còn nguy hiểm lắm, nên chưa cho dân chúng hồi cư…
- Em đâu có hồi cư, em chỉ lên đó thắp cho gia đình em vài nén hương rồi em về thôi mà!
- Sao lại gia đình?
Cô sửa lại thế đứng, một tay vịn vào cạnh bàn, dường như cô sợ rằng khi nhắc lại những chuyện thương tâm thì cô sẽ ngã quỵ xuống. Giọng cô xa vắng:
- Em ở cách văn phòng quận không xa, nên ngay đêm đầu tiên, khi họ pháo kích vào, nhà em bị một trái đại bác. Gia đình em có sáu người, nay chỉ còn có mình em. Ba em, chị em, và hai đứa em của em chết ngay tại chỗ. Mẹ em bị vết thương trên đầu, hiện nay còn mê man ở bịnh viện Quy Nhơn. Cô gái nói trong nước mắt.
Mọi người chợt như hóa đá. Tất cả đều im lặng. Im lặng đến rợn người. Dường như người ta nghe được cả tiếng vo ve của các chú ruồi đói đang bay vần vũ trên những tô hủ tiếu dở dang, mà không ai còn muốn đụng đũa nữa.Một nghịch cảnh khủng khiếp như thế. Ngay đến những người cứng cõi nhất cũng có thể sụm xuống, huống chi là một cô gái chân yếu tay mềm. Nỗi xúc động làm mọi người thốt không nên lời.
Không gian như chết lặng.
Thời gian cũng ngừng trôi.
…
Anh lướt thoáng qua khuôn mặt đầm đìa nước mắt của cô gái, và chăm chú nhìn vào cái giỏ sách của cô.
- Không có gì trong đây đâu anh.
Cô gái thật thông minh, đã hiểu được ý anh, cô trút tất cả vật dụng xuống nền đất. Chỉ có hai bó nhang, nải chuối cau nhăn nhúm, nắm giấy tiền vàng mã, và một tấm bìa cứng trên đó thây ghi tên bốn người, giống như tấm bài vị.
Cô lôi ra tấm thẻ căn cước trao cho anh, Vũ đọc lướt qua: Trần Thị Ngọc Lan sinh năm 1954. Sinh Quán Phủ Lý, Nam Định. Trú quán Tam Quan, Bình Định.
- Cô người miền Bắc à? Anh hỏi
- Vâng! Em mới sinh thì cha mẹ bồng em lên tàu há mồm, di cư vào Nam.
Anh chuyển tia nhìn lướt qua người cô rất nhanh, rồi quay đi chỗ khác. Cô giũ tung vạt áo lên và nói:
- Nếu không tin, anh có thể khám xét em mà.
Mọi người cười ồ lên, phá tan cái không khí nặng nề đến ngột ngạt. Một lần nữa, Vũ ngồi như trời trồng. Mặt đỏ rần lên như vừa uống xong một cốc rượu mạnh. Anh đưa tay lên xem đồng hồ, rồi nói to:
- Anh em chuẩn bị về nhe, gần bốn giờ rồi. Trễ quá họ rút đường hết là mệt lắm đó.
Mọi người lục đục ra xe. Cô gái lẽo đẽo theo sau lưng Vũ. Anh bảo tài xế ra ngồi phía sau, nhường tay lái cho anh.
- Lên đó, tôi bỏ cô xuống gần nhà, rồi cô tự tìm xe về dưới này nhe!
- Dạ! Cám ơn anh.
Cô trả lời nhẹ như hơi thở. Đoạn đường từ cầu Bồng Sơn về đến vị trí đóng quân của đơn vị cũng khá xa. Hai bên đường các anh em thuộc Sư Đoàn 22 bộ binh nằm giữ an ninh, vẫn còn đó. Xe vùn vụt lao đi, qua những ngôi làng, những thôn xóm xác xơ, chỉ còn trơ đống gạch vụn, hay cột kèo cháy xém. Những vườn dừa mênh mông với thân cây chỉ còn những khúc ngắn ngủn, khiến mọi người thấy xót xa cho người dân hiền lành vô tội, chỉ qua một đêm, bao nhiêu mất mát đau thương đã đến với họ. Của cải, tài sải ky cóp, tích lũy bao đời, chỉ thoáng chốc trở thành tro bụi. Ngay cả con người cũng khó bảo toàn sinh mệnh.
Ôi! Chiến tranh, ai gây ra thảm cảnh này?
…
Về gần đến vùng trách nhiệm của Tiểu đoàn, mà vẫn chưa đến nhà cô gái, anh tỏ vẻ âu lo:
- Nhà cô ở tận đâu vậy?
- Dạ ngay gần Quận ấy mà!
Đã vào đến vùng đóng quân của Liên Đoàn.
Các xe khác lần lượt tách về đơn vị họ, anh liên lạc với bộ chỉ huy cho biết đã hoàn tất nhiệm vụ và trở về đến nơi. Còn cách căn nhà mà đại đội anh đóng không xa, cô gái nói to:
- Nhà em đó!
Vũ rẽ xe vào sân. Anh tự hỏi sao lại có sự trùng hợp kỳ lạ như thế này. Định mệnh nào run rủi, anh lại đóng quân ngay tại căn nhà hai tầng lầu bỏ hoang của cô gái khốn khổ này. Cô bước vội xuống xe, một số anh em xúm lại. Họ đến thăm hỏi anh thì ít. Mà xem mặt cô gái thì nhiều. Lan nhìn anh vẻ dò hỏi,
- Cô muốn vào nhà thì cứ tự nhiên, nhưng đừng đi ra ngoài quá xa.
Ngọc Lan bước vào nhà, nước mắt chảy dài. Gọi là nhà, chứ thật ra mọi thứ đã bị hủy diệt hết rồi. Chỉ còn lại cái khung với những bức tường xi măng mang đầy dấu đạn. Cô dẫn anh đi chỉ từng chỗ:
- Nơi này ba em đã chết, và mẹ em bị thương. Trên lầu thì một người chị và hai đứa em đã ra đi.
Cô vừa đi, vừa khóc, tiếng khóc nghẹn ngào khiến lòng Vũ cảm thấy hết sức bất nhẫn, thương cảm cho cô và cho thân phận những người dân hiền lành vô tội. Sau khi đi hết các nơi trong nhà, cô xuống tầng dưới, dẫn anh ra khu phía vườn sau, đến bên một ụ đất thấp, nói:
- Ba em, chị em và hai đứa em của em nằm đây, nhờ mấy anh lính Sư Đoàn chôn vội họ, trước khi di tản em xuống Bồng Sơn cùng với mẹ em.
Lan vừa khóc nức nở vừa lôi mọi thứ từ trong cái túi nhỏ ra, bày biện trên một tờ báo cũ: nào chuối, nào giấy tiền vàng mã và tấm bài vị, xong cô đánh diêm đốt nhang và quỳ sụp xuống. Tiếng khóc của cô vỡ òa giữa cảnh điêu tàn đổ nát, trong bóng chiều hoang lạnh khiến mọi người không ngăn được xúc động. Cô rên rỉ:
- Bố ơi! Chị Mai ơi! Tuấn, Tú ơi! Sao các người nỡ bỏ con mà đi như thế?
Và rồi nằm phục bên nấm mồ, như một thân cây bị chặt ngang.
Dường như tất cả đã vượt quá sức chịu đựng của cô rồi. Vũ thấy lòng xót xa vô ngần. Anh nghe mằn mặn nơi đầu môi. Nhưng vẫn để cho cô tiếp tục khóc, mong có thể vơi bớt nỗi thương đau. Khi bóng chiều đã ngã sang màu tím thẫm, tiếng khóc của Lan cũng nhỏ dần. Anh bước đến, dìu cô đứng dậy, nói:
- Thôi đi vào nhà đi Lan, ở đây sương xuống sẽ nhuốm bệnh đó.
Cô như một kẻ không hồn, mặc cho Vũ dìu đến bên chỗ nằm của anh. Đó là một khoảng trống ngay dưới chân cầu thang, kê bằng mấy cái thùng đạn pháo binh và trải lên bởi một tấm Pon cho. Thái, âm thoại viên đại đội bước đến bên anh, nói khẽ:
- Tiểu Đoàn Trưởng muốn gặp Trung Úy.
Vũ biết có chuyện không ổn rồi. Anh bước đến cầm ống nghe:
- Victor tôi nghe đây Đại Bàng!
- Mày chở gái vào vị trí đóng quân hả Victor? Tiếng ông Tiểu Đoàn Trưởng già vang lên trong máy.
- Đâu có Đại Bàng - Anh hạ thấp giọng – Hoàn cảnh của cô ấy đáng thương lắm Đại Bàng ơi!
- Coi chừng bị lợi dụng thì chết cả nút - Ban hai Liên Đoàn muốn mày đưa cô ấy lên cho họ gặp đó.
- Tôi coi chừng cô ấy được mà.
- Mày biết là chỉ có thân nhân mới được vào vị trí đóng quân…
- Thì cứ coi như cô ấy là vợ tôi đi.
- Mày bảo đảm không?
- Chắc ăn như bắp - Đại Bàng yên tâm đi – Tôi chịu trách nhiệm cho.
- Tao tin mày.
- Cám ơn Đại Bàng! Chúc Ông ngon giấc.
Vũ thở phào nhẹ nhõm, nhưng anh biết rằng đêm nay sẽ là một đêm không ngủ.
…
- Anh Vũ nè! Hình như hôm đó anh thức trắng đêm thì phải?
Tiếng Lan vang lên, lôi anh về thực tại.
- Đúng thế!
- Tại sao vậy?
- Để canh chừng em chứ tại sao.
- Canh chừng cái gì? Anh sợ em là đặc công Việt Cộng à?
- Không hẳn như vậy, nhưng anh không muốn có một bất trắc gì xảy ra trong đêm hôm ấy.
- Anh đã nhận em là vợ anh rồi mà!
- Sao em biết điều đó?
- Lúc anh nói chuyện, em nghe được cả, dù rằng anh đã cố nói nhỏ giọng xuống.
- Xin lỗi em! Anh nói thế để em không bị đưa lên ban hai Liên Đoàn. Ông Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng cũng thừa biết là anh nói dối,vì anh có vợ hay không ổng biết rất rõ. Nhưng vì tin anh nên ổng cũng bỏ qua. Anh không muốn làm mất lòng tin nơi thượng cấp. Đúng là một đêm thức trắng. Thật ra, thấy hoàn cảnh của em như thế, anh rất cảm thông và coi em như một như người em gái mà thôi. Bây giờ em hãy cho anh biết tình hình sức khỏe mẹ em ra sao?
- Cám ơn anh! Mẹ em mất rồi - Lan chùng giọng xuống, dường như cô không còn nước mắt để khóc nữa - Sau khi lo hậu sự cho mẹ xong, em đến đây tìm anh ngay, vì trên đời này, em không còn bất cứ một người thân thuộc nào cả. Như em đã nói với anh trong cái đêm ở căn nhà cũ. năm ấy, em đang học lớp đệ nhị ở Quy Nhơn, về thăm nhà và gặp thảm cảnh tang thương như thế đó. Em biết anh là một người tốt, nên đánh liều lên đây tìm anh, mong anh có thể giúp đỡ em vượt qua giai đoạn vô cùng nghiệt ngã này…
Vũ ngồi im lặng, trầm ngâm suy nghĩ…
Có tiếng xe Honda dừng lại trưóc văn phòng. Hoa bước vào, rực rỡ và tươi mát, cô mặc một cái áo dài màu Hoàng Yến, khoác bên ngoài chiếc áo len màu tím sẫm, làm nổi bật nước da trắng ngần. Cô chợt chựng lại khi nhìn thấy Lan và Nam, nhưng không thấy Vũ, vì anh ngồi khuất trong góc. Cô lên tiếng:
- Xin lỗi anh Nam nhé ! Tôi không biết anh đang có khách.
Nói xong cô toan lui bưóc, Nam vội nói:
- Hổng phải khách của tui đâu, chị Hoa.
Lúc ấy Vũ mới lên tiếng:
- Em vào đây ngồi chơi đã, Hoa! Anh giới thiệu cho hai người quen biết nhau.
Hoa bước hẳn vào trong phòng, ngồi xuống chỗ trống bên cạnh Lan, hai người gật đầu chào nhau. Vũ vắn tắt kể cho Hoa nghe về cuộc đời của Lan, từ lúc tình cờ anh gặp cô cho đến nay. Nét mặt Hoa thay đổi theo từng chi tiết của câu chuyện. Đến khi nghe mẹ Lan cũng vừa mất thì Hoa đã không còn ngăn đuợc nước mắt. Cô xoay sang cầm tay Lan, vỗ nhè nhẹ như an ủi. Lan cảm nhận được tấm chân tình Hoa dành cho mình.
- Thế bây giờ Lan tính sao? Hoa thân mật hỏi.
- Em cũng chưa biết nữa chị ạ!
- Nhà tôi ở trong trại gia binh, khá rộng rãi, còn một phòng trống của ông anh tôi, đã tử trận cách đây hai năm. Nếu Lan không e ngại, tôi về thưa chuyện với ba mẹ tôi dành cái phòng đó cho Lan.
- Em cám ơn chị nhiều lắm!
- Bệnh xá chỗ tôi đang làm việc cũng đang cần một nhân viên hành chánh. Để sau tết tôi hỏi chỗ ấy cho Lan.
- Trời ơi! Nếu được như thế thì may cho em quá!
- Ba má tôi đang chuẩn bị cúng đón ông bà, mời mọi người ra dùng cơm luôn!
Vũ thở phào nhẹ nhõm, Hoa đã giúp anh giải quyết một vấn đề hết sức nan giải và tế nhị. Anh còn độc thân, đâu có lý do nào dể cho Lan ở trong cư xá Sĩ Quan. Mà thuê nhà cho cô ở bên ngoài thì tránh sao khỏi những lời dị nghị, đàm tiếu.
Cũng không thể bỏ cô bơ vơ trong hoàn cảnh như thế này.
Anh nhìn Hoa bằng ánh mắt trìu mến và cảm kích, khiến cô phải đánh trống lảng:
- Mau mau lên để Ba má chờ lâu, bị la đó!
Mọi người vui vẻ đứng lên. Nam nói:
- Chị Hoa đưa Honda đây tui chạy, để Trung Úy chở mọi người cho tiện.
Hoa đưa chìa khóa cho Nam, dắt tay Lan ra xe. Hai cô tự động leo lên băng sau. Vũ quay xe ra phía cổng sau của Tiểu Đoàn, hướng về khu trại gia binh. Qua khỏi bãi đáp Trực Thăng không xa, là đã đến những dãy nhà đầu tiên của Trại Gia Binh. Nhà nào cũng quét dọn sạch sẽ, ngăn nắp để chuẩn bị đón mừng Xuân mới. Nhà Thượng Sĩ Ba, là thân phụ của Hoa, cũng được sơn phết lại cẩn thận. Giàn hoa giấy trước nhà đang trổ bông đỏ ối, bên cạnh những cụm mai vàng rực rỡ làm khung cảnh thêm ấm áp, yên bình. Xe ngừng lại trước nhà, Thượng Sĩ Ba mau mắn bước ra, nói:
- Vô nhà mau đi Trung Úy! Tất cả sẵn sàng hết rồi. Ủa! Còn ai đây? Ông hướng mắt nhìn Lan và hỏi.
Cô khẽ cúi đầu chào ông.
- Để vào nhà con nói chuyện cho ba nghe! Hoa trả lời ông.
Trong nhà trang hoàng theo đúng phong tục cổ truyền để đón mừng Xuân: Cũng bánh chưng xanh. Cũng câu đối đỏ. Bàn thờ khói hương nghi ngút. Thức ăn được sắp xếp trịnh trọng trên cái bàn dài kê giữa nhà. Bà Ba đang đứng khấn vái trước bàn thờ Tổ Tiên. Đợi bà quay ra, Hoa nói:
- Thưa ba má! Đây là cô Lan, người ở Tam Quan. Cả gia đình bị pháo kích chết hết năm 1972, nay tứ cố vô thân. Con đem về đây, xin ba má cho cô ấy ở tạm trong căn phòng của anh Hai. Ba má nghĩ sao?
Bà Ba bước đến cầm tay Lan, kéo sát vào lòng, nói đầy vẻ thương cảm:
- Trời ơi! Tội nghiệp con gái chưa! Xinh xắn thế này mà bạc phước. Thôi cứ ở đây với hai bác đi, có rau ăn rau, có mắm ăn mắm. Mình cùng là nạn nhân của chiến tranh cả mà. Có lẽ cháu nhỏ tuổi hơn con Hoa nhà này đấy nhỉ?
- Dạ cháu vừa tròn hai mươi tuổi ạ!
- Thế thì làm em con Hoa được rồi. Hoa đã hai mươi hai cơ đấy. Cháu chịu làm con nuôi hai bác không? Nhà bác cũng đơn chiếc lắm.
- Con xin đội ơn hai bác và chị Hoa, đã cho con tìm lại được tình thân gia đình. Lan sụt sùi cảm động.
- Giờ này mà còn gọi bằng Bác nữa sao? Nam lên tiếng ghẹo Lan.
- Dạ! Dạ! Ba má… Lan lắp bắp.
Ông Ba lên tiếng:
- Thôi mọi người ngồi vào bàn đi, thức ăn nguội hết rồi. Bà vào lấy thêm chén đũa cho con nó. Để tôi bưng hũ rượu nếp than ra đây ăn mừng nhà mình có thêm thành viên mới.
Đợi ông bà đi khuất, Nam lên tiếng:
- Đáng lẽ là em chồng, bây giờ lại trở thành em nuôi!
- Anh nói thế nghĩa là sao?
- Hồi sáng Trung Úy nhận cô Lan là em gái. Như vậy, đối với chị không là em chồng thì là gì nữa?
Hoa đỏ mặt sung sướng, nhưng cũng nguýt Nam một cái dài sọc, nói:
- Ai bằng lòng lấy ông Vũ nhà anh hồi nào đâu mà em chồng, em vợ.
- Thôi không em chồng nữa! Bây giờ thành em nuôi rồi mà! Cô Lan bây giờ không biết là em… gì của anh Vũ há? Nam vẫn chưa tha.
- Cái anh Nam này thiệt cắc cớ!
- Ê! Nam, mày chịu "chèo" với tao không. Vũ chen vào, đùa cợt.
- "Trèo " cái gì Trung Úy
- Thì… "chèo"… đó mà!
- Em không hiểu ông muốn nói gì!
- Cái thằng này! Mày lo học quá đâm đờ đẫn cả người ra! Sắp ra Luật Sư rồi, chẳng lẽ tao nói vậy mày không hiểu hay giả vờ không hiểu.
- Em không hiểu thật mà. Hỏi thử chị Hoa và cô Lan xem hai người có biết Trung Úy muốn nói gì không?
- Thày trò nhà anh nói chuyện úp mở như thế, ai mà biết được. Hoa vừa cười vừa nói.
Ông Ba bước ra, lên tiếng giải thích:
- Ý Trung Úy nói là ổng "Chèo lái " còn mày "Chèo mũi "đó, Nam, vì con Hoa và con Lan nay là hai chị em mà!
Bà Ba cũng vừa sắp thêm chén đũa, vừa phụ họa:
- Được vậy thì vui biết mấy . Phải không các con?
Nam và hai cô gái cùng đỏ mặt vì mắc cỡ.
Riêng Vũ, thấy lòng vô cùng ấm áp với những tình cảm thân thương ông bà đã dành cho anh.
Họ đã khiến anh như đang được sống trong mái ấm gia đình vào những ngày đầu Xuân.
Lan bước đến ôm chầm lấy bà Ba, nói trong tiếng nấc:
- Con ngàn lần cám ơn Ba Má! Ba Má đã cho con có được tình yêu thương và mái ấm gia đinh. Ba Má và chị Hoa, cùng các anh đây đã mang cho con mùa Xuân mà mấy năm nay con không hề có - Một mùa Xuân hết sức ngọt ngào, đầm ấm…
Ngoài kia, tiếng pháo nổ dòn, như reo vui, chuẩn bị đón chào một mùa Xuân mới…
(THỦY GIA TRANG 12/2006)
12 năm ly xứ
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Có Một Mùa Xuân Ngọt
Dương Thượng Trúc.
munau11@hotmail.com
Reng… Reng… Reng.
Tiếng chuông điện thoại reo vang, khiến Vũ choàng tỉnh ra khỏi giấc mơ thật đẹp.
Một giấc mơ mà anh không bao giờ muốn chấm dứt.
Chẳng biết tại sao hình ảnh của cô Hoa độ này hay xuất hiện trong giấc ngủ của anh.
Dẫu không có dịp gặp gỡ nhau thường, kể từ cái lần cô đã cấp cứu anh bằng phương pháp hô hấp nhân tạo.
Nét mặt thơ ngây, cái má bàu phinh phính và đôi mắt, đôi mắt đen lay láy cứ chập chờn trong những cơn mộng không tròn như sáng nay khiến anh tự hỏi:
- "Hay mình phải lòng cô ấy rồi? Đúng là vớ vẩn."
Nhưng hình như có một tình cảm êm đềm đang lớn dần giữa hai người.
Reng… Reng… Reng…
Tiếng chuông điện thoại như thúc hối, giục giã!
Vũ tung cái mền nhà binh sang một bên, lồm cồm ngồi dậy.
Ánh nắng luồn qua khe cửa nhỏ làm thành nhiều vệt sáng lung linh dưới thềm xi măng khiến anh biết cũng đã khá muộn rồi. Với tay cầm cái điện thoại dã chiến, đặt cạnh giường, anh lên tiếng:
- A lô! Vũ nghe đây.
- Chào buổi sáng, Trung úy! Tiếng Nam, người Hạ sĩ quan quân số đại đội reo vui trong máy.
- Chào! Gọi chi sớm vậy Nam? Hôm nay đâu có chào cờ phải không?
- Dạ, không có chào cờ bữa nay. Nhưng Trung úy cần qua gấp, có khách đang chờ.
- Khách quen hay lạ?
- Ngoại trừ thời gian gần đây, có cô Hoa thỉnh thoảng vào hỏi thăm ông, còn lại là mấy cha đệ tử lưu linh thôi! Chứ ông có bạn bè chi nữa đâu mà quen với lạ.
- Khách đàn ông hay đàn bà?
- Không phải đàn ông, cũng chẳng phải đàn bà.
- Mày giỡn mặt tao hả Nam? Không đàn ông, cũng chẳng đàn bà, vậy "lại cái" à?
- Em đâu dám giỡn mặt ông thày. Cũng không phải "lại cái" nữa.
- Nói mẹ nó ra đi! Ỡm ờ mãi. Không ông, không bà, không lại cái, vậy chứ là giống gì?
- Dạ, giống cái, con gái! Tiếng Nam cười khúc khích trong máy.
- Thiệt không vậy mày?
- Em nói thiệt mà! Cổ đến đây chờ ông thày từ lúc 8 giờ rưỡi lận.
Vũ nhìn đồng hồ đeo tay, đã hơn mười giờ rồi.
- Tại sao giờ này mày mới gọi tao?
- Cổ hổng cho kêu Ông thày.
- Cô ấy tên là gì vậy?
- Không cho biết tên.
- Tuổi tác chừng bao nhiêu?
- Chắc đang tuổi cặp kê.
- Thằng này nhiều chuyện. Được rồi, tao sang ngay. À! Thằng Phúi có để xe bên này không?
- Nó mới lau chùi và lái qua bển rồi. Chắc đang đậu trước cửa chờ ông đó!
Vũ vừa làm vệ sinh cá nhân vừa mỉm cười khi nghĩ về Người Hạ Sĩ Quan quân số.
Nam sinh trưởng ở miền tây, thuộc tuýp người thông minh lanh lợi. Trạng tuổi Vũ, chỉ nhỏ hơn vài tháng, có học, nhưng vì:
Rớt Tú Tài, anh đi Trung Sĩ
Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con.
Bao giờ xong chuyện nước non,
Anh về, anh có Mỹ con anh bồng.
Tuy thế, Nam vẫn không nản lòng, tiếp tục học hàm thụ, cho đến xong Trung học và hiện nay đã bắt đầu học năm thứ ba Luật Khoa.
Cũng chính anh ta đã khuyến khích Vũ ghi danh học lại ở Văn Khoa.
Nam làm việc ở văn phòng nên có nhiều thời gian hơn.
Vũ thì phải lội suốt, nên vẫn cứ lẹt đẹt mãi ở năm thứ nhất.
Trong chỗ thân tình hai người coi nhau như anh em.
Đôi lần, Vũ khuyên Nam nộp bằng cấp đi học Sĩ Quan, nhưng anh ta nói để lấy xong Cử Nhân rồi đi luôn…
Vũ xô cửa bưóc ra, sau khi đã quấn thêm cái khăn quàng màu tím lên cổ.
Cơn gió Mùa Xuân mang hơi lạnh của vùng cao nguyên đất đỏ ùa đến khiến anh rùng mình.
Phúi, người tài xế tàu lai, lái xe đại đội, mà Thụy rất thương mến, coi như đứa em, bước vội xuống xe đứng nghiêm chào anh và nói:
- Chào Trung úy! Ông khỏe không?
- Chào A Phúi, cám ơn tôi khỏe. Thế nào, đêm qua thắng hay bại?
- Em có chơi gì đâu ông thày.
- Xì! Mày mà không chơi thì mấy sòng xóc dĩa ở ngoài khu gia binh dẹp tiệm hết rồi.
- Dạ! Ông Tiểu Đoàn Trưởng ra lịnh năm nay hổng cho cờ bạc trong trại gia binh….
- Điều này thì tao biết, như vậy chắc mày đi đá gà, phải không?
Phúi nín khe, vì bị bắt ngay tẩy.
Đoạn đường từ Khu Cư Xá sang đến Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn chỉ khoảng gần hai trăm thước.
Hai bên đường trồng đầy những cụm mai rừng, đã già.
Đang độ vào Xuân, nên hoa nở vàng rực khắp nơí, phơi mình trong nắng Xuân ấm áp. Khiến cho Vũ có cái cảm giác thật an bình, thanh thản.
Người lính gác đứng nghiêm chào, sau khi mở cổng cho xe qua.
Tiểu đoàn tọa lạc trên một ngọn đồi thấp nhìn ra cánh đồng trà mênh mông bát ngát.
Những ngày làm việc, đứng trong sân nhìn qua lớp hàng rào phòng thủ có thể thấy rõ ràng các cô gái hái trà, với cái gùi nhỏ trên vai, thoăn thoắt bước chân theo những luống nhỏ.
Nón lá trắng nhấp nhô như những cánh bướm chập chờn giữa màu xanh thăm thẳm.
Trông đẹp như một bức tranh vẽ.
Không khí thật êm ả, thanh bình.
Có ba lối vào Tiểu đoàn
Cổng chính ở hướng Đông - Cổng phụ hướng Nam đi qua Khu cư Xá- Cổng phía Tây đi ra bãi đáp trực thăng và khu gia binh.
Toàn khu doanh trại sắp xếp theo hình chữ U. Bốn đại đội nằm theo hai cạnh còn bộ chỉ huy nằm cạnh đáy, nhìn ra cổng chính.
Phía sau văn phòng làm việc của các đại đội là phòng ngủ binh sĩ.
Xe vào đến sân Tiểu Đòan.
Vắng lặng. Chỉ có vài nhân viên hành chánh làm việc, và một Trung đội trực gác cổng, còn tất cả đều được cho về khu gia binh ăn tết với gia đình.
Hôm nay là Ba mươi tết mà.
Thấm thoát thế mà anh đã đón mấy cái tết ở vùng cao nguyên đất đỏ này rồi.
Nhưng đây là lần đầu tiên anh được đón Xuân ở hậu cứ.
Có những cái tết phải nằm giữa rừng sâu, núi thẳm.
Có những cái tết ở tận vùng biên giới, xa xôi…
Anh nhớ lại những đêm ba mươi, giữa rừng già cô quạnh, cùng anh em binh sĩ đón Xuân, chuyền tay nhau mẩu thuốc, chờ giao thừa, mà đôi khi cũng chờ tiếng pháo của địch tấn công:
…Có những mùa xuân giữa chiến trường,
Mai vàng hé nhụy, đón hơi sương.
Chia nhau mẩu thuốc, chuyền hơi ấm.
Nhắc những chuyện tình, chốn hậu phương…
Đối với anh, tết ở đâu cũng giống như nhau mà thôi…
Khi quê hương còn mịt mờ lửa đạn, thì trách nhiệm còn đè nặng trên đôi vai người lính.Các anh vẫn phải đi.
Và mùa Xuân cũng vẫn là những mùa Xuân xa nhà, những mùa xuân không trọn vẹn…
….
Qua khỏi sân tiểu đoàn, anh đã nhìn thấy bóng một cô gái mảnh khảnh, đang đứng tựa lưng vào gốc cây thông bên hông văn phòng đại đội, nhìn xa xăm về hướng đồn điền trà, trải ngút ngàn đến tận chân trời.
Tiết trời mùa Xuân lành lạnh dường như làm cho ngọn đồi trà xanh thêm.
Cái áo dài màu trắng của cô nổi bật giữa những cụm mai vàng trồng chung quanh hàng rào phòng thủ.
Với chiếc áo len xanh khoác hờ hững trên vai, trông cô mong manh và ẻo lả như sương khói.
Xe vừa dùng lại trước cửa văn phòng đại đội, Vũ nhảy xuống, bước đến bên cô gái, anh gọi khẽ:
-Thưa cô!
Thật bất ngờ, cô gái quay người lại, ôm chầm lấy anh, nước mắt lưng tròng.
Vũ vô cùng bối rối, vì chưa nhận ra cô là ai.
Cũng may, Tiểu Đoàn hôm nay vắng vẻ, nếu không anh thật chẳng biết giải thích ra sao về chuyện này.
- Xin lỗi cô, hình như tôi chưa được hân hạnh biết cô!
- Anh đã quên em thật rồi à! Anh Vũ - Cô gái nói trong tiếng nấc nghẹn ngào. Em là Lan đây thôi. Em đắn đo lắm mới dám đến đây tìm anh. Vì em nghĩ có thể anh chẳng còn nhớ đến em đâu…
Nghe giọng nói, anh chợt nhớ đến một người:
- Lan ở Bồng Sơn phải không? Anh nhớ ra rồi. Xin lỗi, em thay đổi nhiều quá, nên anh ngờ ngợ. Cuộc sống của em độ này thế nào rồi? Mà thôi vào trong văn phòng chúng ta nói chuyện, ngoài này gió hơi lạnh đó.
Cô gái ngoan ngoãn bước theo anh.
Trong văn phòng, ngoài bàn làm việc, còn có một bộ sa lông đóng bằng gỗ thùng đạn pháo binh, kê nơi góc, dùng để tiếp khách.
Nam lăng xăng lo đi rót nước, sau đó anh ta nháy mắt với Vũ, nói:
- Em đi qua bên Liên Đoàn có chút việc, cần gì Trung Úy cứ gọi nhe!
Vũ trừng mắt ngó Nam và nói:
- Nam hãy ở lại đây để tôi giới thiệu cho hai người biết nhau.
Anh giữ Nam lại để tránh tiếng thị phi sau này. Hơn nữa, anh lại mới nảy ra một ý tưởng rất ngộ nghĩnh.
Nam bước đến bên ghế ngồi ghé xuống, Vũ nói:
- Đây là cô Lan. Tôi có dịp gặp năm ngoái, khi đơn vị mình hành quân ở Bồng Sơn. Còn đây là anh Nam Trưởng ban quân số Đại đội - Một người đàn giỏi, hát hay và chăm học nữa- Lại độc thân vui tính.
- Trung úy nói quá rồi!
Hai người gật đầu chào nhau!
Cô gái có vẻ bớt nỗi xúc động.
- Nào nói cho anh nghe đi! Chuyện gi đã xảy ra cho em? Và nguyên nhân nào khiến em đến đây tìm anh?
Vũ nhỏ nhẹ hỏi, sau khi đã kín đáo quan sát Lan - Cô thay đổi quá nhiều, mới hơn một năm, mà Lan chừng như là một con người khác hẳn- Già dặn và khắc khổ hơn nhiều.
- Chắc anh còn nhớ mình gặp nhau trong trường hợp nào phải không?
- Nhớ chứ làm sao quên được. Lần ấy em làm anh lo muốn chết.
- Anh lo chuyện gì?
- Em thừa biết đó là khu vực quân sự, anh lại tự tiện đưa em vào, bảo sao chẳng lo!
Cô gái trầm ngâm, mắt thoáng nét xa vắng, tay xoay xoay ly trà nóng, có lẽ để tâm trí trở lại với chút kỷ niệm ngọt ngào - có thể chỉ là riêng với cô - của những ngày tháng cũ.
Vũ cũng ngồi im lặng, mặc cho giòng chảy của thời gian ngược về quá khứ.
….
Sau hơn hai tháng trời miệt mài hành quân từ Bồng Sơn lên đến tận Tam Quan cũ.
Với biết bao chiến công và tổn thất, bao chiến lợi phẩm và mất mát.
Đơn vị lui về đóng tại khu vực Tam Quan mới.
Nơi đây có một quận đường, với những dãy nhà xây cất kiên cố, dọc theo hai bên trục lộ, chứng tỏ một thời hưng thịnh.
Nhưng, nay chỉ còn là những đống gạch vụn đổ nát, hoang tàn. Có những nhà còn trơ lại giàn khung xi măng cốt sắt, trông giống bộ xương người trong bài học cách trí mà anh được học lúc còn cắp sách đến trường.
Đại đội anh đóng cuối dẫy phố. Bộ chỉ huy đặt tại một căn nhà hai tầng, cũng chỉ còn trơ lại những bức tường vôi cháy xám đen, dấu tích của đạn bom.
Đây là thời gian cho đơn vị nghỉ ngơi, dưỡng sức.
Sáng phái hai trung đội đi lục soát mở đường, an ninh trục lộ. Chiều kéo về, nằm khểnh trên cái võng, căng dưới những tàn dừa cháy xém.
Tối lại cho mấy Tiểu Đội đi phục kích đêm, chờ đón những con chuột mò về ăn mãnh.
Năm gần căn cứ pháo binh, nên không thiếu thốn món gì, từ nước đá, bia rượu, đến thuốc lá, đều được các xe chở đạn pháo binh đem lên tiếp tế, với điều kiện: Tiền trao, cháo múc…
***
Đơn vị được tưởng thưởng một số huy chương, qua những tháng ngày gian lao nguy hiểm.
Anh là trưởng đoàn, hướng dẫn gần hai mươi anh em thuộc cả ba Tiểu Đoàn 11, 22 và 23 Biệt Động Quân về nhận lãnh tại Trường Tiểu Học Bồng Sơn.
Phái đoàn đi trên 4 chiếc xe jeep.
Suốt buổi sáng tập dượt nghi lễ, để đón tiếp Tư Lệnh Quân Đoàn Khiến anh em mệt bở hơi tai dưới cái nắng gay gắt của mùa hạ.
Những người lính trận chỉ quen với đánh đấm, súng đạn, quen say sưa, chửi thề, nay phải vào khuôn phép, đi đứng theo nhịp đếm một hai ba bốn… nên thật vất vả cho vị sĩ quan nghi lễ.
Nhưng đã là lính thì chuyện gì chẳng làm được, nên rồi buổi lễ cũng hoàn tất tốt đẹp.
Mọi người thở phào nhẹ nhõm sau khi tiễn vị Tư lịnh lên trực thăng trở về Pleiku.
Một số anh em đề nghị:
- Bên kia cầu có một tiệm ăn. Mình qua đó kiếm cái gì lót bụng rồi hãy về, Trung Úy!
Nhìn đồng hồ thấy mới hơn hai giờ chiều, Vũ bằng lòng theo anh em đến tiệm ăn bên kia cầu.
Đó là một căn nhà lầu hai tầng, cũng phần nào ảnh hưởng của chiến tranh, nhưng vẫn còn xử dụng được.Với tất cả trang bị đơn sơ, vá víu, nhưng thực phẩm thì không đến nỗi nào…
Mấy tháng trời nay, mới được ăn một tô hủ tiếu nóng hổi, ai cũng xuýt xoa, dù anh Ba tàu lai này nấu không xuất sắc lắm.
Cái quán, dường như chỉ dành cho những người lính lỡ đường, chứ chẳng thấy bóng dáng người dân nào.
Mọi người vừa xì xụp húp, vừa trao đổi ồn ào đủ thứ chuyện trên đời. Lính mà.
Bổng dưng…
Cả cái quán ăn chật hẹp đang râm ran tiếng cười nói chợt im bặt, Vũ ngồi ở cái bàn cuối cùng, lại quay mặt vào trong, nên không biết chuyện gì xảy ra.
Có nhiều tiếng xì xào nổi lên, anh nghe một người nói:
- Ông trưởng đoàn ngồi trong góc kìa, muốn gì cô lại nói với ổng!
Anh chưa kịp quay lại thì nghe có tiếng thỏ thẻ của một người con gái, giọng nói miền Bắc pha Bình Định:
- Thưa ông!
Vũ ngẩng vội lên hỏi:
- Cô cần gì?
- Tôi muốn được quá giang về lại nhà cũ.
Lúc bấy giờ Vũ mới có cơ hội quan sát người đối diện. Đó là một người con gái trẻ, đẹp, có vẻ lanh lợi, khoảng chừng mười tám, đôi mươi, mái tóc để dài, buông xỏa xuống bờ vai thon nhỏ, như một cô nữ sinh trung học. Nhưng gương mặt cuả cô buồn, buồn thê thảm- nhất là đôi mắt, lúc nào cũng như long lanh ngấn lệ khiến người đối diện phải não lòng, không dám nhìn thẳng vào đó. Đặc biệt hơn nữa, trang phục của cô là màu đen tuyền, một màu đen tang tóc, dù cái cái áo bà ba may rất khéo, ôm sát thân hình thanh tú của cô. Một miếng vải màu trắng to bằng ba ngón tay được gài ngay giữa ngực áo cho biết cô đang có tang chế.
Cô gái nói nhỏ nhẹ như tiếng thì thầm:
- Thưa ông! Hôm nay là một trăm ngày của gia đình tôi. Xin ông cho phép tôi theo xe các ông về Tam Quan để thắp cho họ một nén hương được không ạ?
Vũ để ý thấy cô ta xách theo môt cái túi nhỏ, lòi lên mấy bó nhang.
Cô năn nỉ tiếp khi thấy Vũ im lặng, và có lẽ sau khi đã thẩm định tuổi tác của Vũ, cô đột ngột thay đổi cách xưng hô:
- Làm ơn đi mà… anh… Em chờ ở đây từ sáng đến giờ. Không ai cho đi nhờ hết.
Giọng cô buồn ảo não.
- Trên đó là khu vực quân sự, dân chúng chưa được vào đâu cô ạ! Vũ nhã nhặn trả lời.
- Em thấy mấy xe lớn có chở phụ nữ trên đó mờ!
- Nhưng đó là vợ con binh sĩ.
- Thì anh cứ nhận em là vợ anh đi.
Cả cái quán chợt ồn ào lên như vỡ chợ, nhìều tiếng cười nói, la ó vang lên.Tiếng đập tay xuống bàn, tiếng huýt gió inh ỏi.
Một tay nào đó la lớn:
- Nhận đại đi ông thày! Cô em đẹp quá trời mà!
- Trung úy tui còn độc thân đó cô ơi!
Vũ vô cùng lính quýnh trước sự táo bạo của cô gái. Anh gượng gạo chống đỡ:
- Không đi được là không đi được mà.
- Có cấm đâu, mà không đi được…
- Thì không cấm, nhưng trên đó còn nguy hiểm lắm, nên chưa cho dân chúng hồi cư…
- Em đâu có hồi cư, em chỉ lên đó thắp cho gia đình em vài nén hương rồi em về thôi mà!
- Sao lại gia đình?
Cô sửa lại thế đứng, một tay vịn vào cạnh bàn, dường như cô sợ rằng khi nhắc lại những chuyện thương tâm thì cô sẽ ngã quỵ xuống. Giọng cô xa vắng:
- Em ở cách văn phòng quận không xa, nên ngay đêm đầu tiên, khi họ pháo kích vào, nhà em bị một trái đại bác. Gia đình em có sáu người, nay chỉ còn có mình em. Ba em, chị em, và hai đứa em của em chết ngay tại chỗ. Mẹ em bị vết thương trên đầu, hiện nay còn mê man ở bịnh viện Quy Nhơn. Cô gái nói trong nước mắt.
Mọi người chợt như hóa đá. Tất cả đều im lặng. Im lặng đến rợn người. Dường như người ta nghe được cả tiếng vo ve của các chú ruồi đói đang bay vần vũ trên những tô hủ tiếu dở dang, mà không ai còn muốn đụng đũa nữa.Một nghịch cảnh khủng khiếp như thế. Ngay đến những người cứng cõi nhất cũng có thể sụm xuống, huống chi là một cô gái chân yếu tay mềm. Nỗi xúc động làm mọi người thốt không nên lời.
Không gian như chết lặng.
Thời gian cũng ngừng trôi.
…
Anh lướt thoáng qua khuôn mặt đầm đìa nước mắt của cô gái, và chăm chú nhìn vào cái giỏ sách của cô.
- Không có gì trong đây đâu anh.
Cô gái thật thông minh, đã hiểu được ý anh, cô trút tất cả vật dụng xuống nền đất. Chỉ có hai bó nhang, nải chuối cau nhăn nhúm, nắm giấy tiền vàng mã, và một tấm bìa cứng trên đó thây ghi tên bốn người, giống như tấm bài vị.
Cô lôi ra tấm thẻ căn cước trao cho anh, Vũ đọc lướt qua: Trần Thị Ngọc Lan sinh năm 1954. Sinh Quán Phủ Lý, Nam Định. Trú quán Tam Quan, Bình Định.
- Cô người miền Bắc à? Anh hỏi
- Vâng! Em mới sinh thì cha mẹ bồng em lên tàu há mồm, di cư vào Nam.
Anh chuyển tia nhìn lướt qua người cô rất nhanh, rồi quay đi chỗ khác. Cô giũ tung vạt áo lên và nói:
- Nếu không tin, anh có thể khám xét em mà.
Mọi người cười ồ lên, phá tan cái không khí nặng nề đến ngột ngạt. Một lần nữa, Vũ ngồi như trời trồng. Mặt đỏ rần lên như vừa uống xong một cốc rượu mạnh. Anh đưa tay lên xem đồng hồ, rồi nói to:
- Anh em chuẩn bị về nhe, gần bốn giờ rồi. Trễ quá họ rút đường hết là mệt lắm đó.
Mọi người lục đục ra xe. Cô gái lẽo đẽo theo sau lưng Vũ. Anh bảo tài xế ra ngồi phía sau, nhường tay lái cho anh.
- Lên đó, tôi bỏ cô xuống gần nhà, rồi cô tự tìm xe về dưới này nhe!
- Dạ! Cám ơn anh.
Cô trả lời nhẹ như hơi thở. Đoạn đường từ cầu Bồng Sơn về đến vị trí đóng quân của đơn vị cũng khá xa. Hai bên đường các anh em thuộc Sư Đoàn 22 bộ binh nằm giữ an ninh, vẫn còn đó. Xe vùn vụt lao đi, qua những ngôi làng, những thôn xóm xác xơ, chỉ còn trơ đống gạch vụn, hay cột kèo cháy xém. Những vườn dừa mênh mông với thân cây chỉ còn những khúc ngắn ngủn, khiến mọi người thấy xót xa cho người dân hiền lành vô tội, chỉ qua một đêm, bao nhiêu mất mát đau thương đã đến với họ. Của cải, tài sải ky cóp, tích lũy bao đời, chỉ thoáng chốc trở thành tro bụi. Ngay cả con người cũng khó bảo toàn sinh mệnh.
Ôi! Chiến tranh, ai gây ra thảm cảnh này?
…
Về gần đến vùng trách nhiệm của Tiểu đoàn, mà vẫn chưa đến nhà cô gái, anh tỏ vẻ âu lo:
- Nhà cô ở tận đâu vậy?
- Dạ ngay gần Quận ấy mà!
Đã vào đến vùng đóng quân của Liên Đoàn.
Các xe khác lần lượt tách về đơn vị họ, anh liên lạc với bộ chỉ huy cho biết đã hoàn tất nhiệm vụ và trở về đến nơi. Còn cách căn nhà mà đại đội anh đóng không xa, cô gái nói to:
- Nhà em đó!
Vũ rẽ xe vào sân. Anh tự hỏi sao lại có sự trùng hợp kỳ lạ như thế này. Định mệnh nào run rủi, anh lại đóng quân ngay tại căn nhà hai tầng lầu bỏ hoang của cô gái khốn khổ này. Cô bước vội xuống xe, một số anh em xúm lại. Họ đến thăm hỏi anh thì ít. Mà xem mặt cô gái thì nhiều. Lan nhìn anh vẻ dò hỏi,
- Cô muốn vào nhà thì cứ tự nhiên, nhưng đừng đi ra ngoài quá xa.
Ngọc Lan bước vào nhà, nước mắt chảy dài. Gọi là nhà, chứ thật ra mọi thứ đã bị hủy diệt hết rồi. Chỉ còn lại cái khung với những bức tường xi măng mang đầy dấu đạn. Cô dẫn anh đi chỉ từng chỗ:
- Nơi này ba em đã chết, và mẹ em bị thương. Trên lầu thì một người chị và hai đứa em đã ra đi.
Cô vừa đi, vừa khóc, tiếng khóc nghẹn ngào khiến lòng Vũ cảm thấy hết sức bất nhẫn, thương cảm cho cô và cho thân phận những người dân hiền lành vô tội. Sau khi đi hết các nơi trong nhà, cô xuống tầng dưới, dẫn anh ra khu phía vườn sau, đến bên một ụ đất thấp, nói:
- Ba em, chị em và hai đứa em của em nằm đây, nhờ mấy anh lính Sư Đoàn chôn vội họ, trước khi di tản em xuống Bồng Sơn cùng với mẹ em.
Lan vừa khóc nức nở vừa lôi mọi thứ từ trong cái túi nhỏ ra, bày biện trên một tờ báo cũ: nào chuối, nào giấy tiền vàng mã và tấm bài vị, xong cô đánh diêm đốt nhang và quỳ sụp xuống. Tiếng khóc của cô vỡ òa giữa cảnh điêu tàn đổ nát, trong bóng chiều hoang lạnh khiến mọi người không ngăn được xúc động. Cô rên rỉ:
- Bố ơi! Chị Mai ơi! Tuấn, Tú ơi! Sao các người nỡ bỏ con mà đi như thế?
Và rồi nằm phục bên nấm mồ, như một thân cây bị chặt ngang.
Dường như tất cả đã vượt quá sức chịu đựng của cô rồi. Vũ thấy lòng xót xa vô ngần. Anh nghe mằn mặn nơi đầu môi. Nhưng vẫn để cho cô tiếp tục khóc, mong có thể vơi bớt nỗi thương đau. Khi bóng chiều đã ngã sang màu tím thẫm, tiếng khóc của Lan cũng nhỏ dần. Anh bước đến, dìu cô đứng dậy, nói:
- Thôi đi vào nhà đi Lan, ở đây sương xuống sẽ nhuốm bệnh đó.
Cô như một kẻ không hồn, mặc cho Vũ dìu đến bên chỗ nằm của anh. Đó là một khoảng trống ngay dưới chân cầu thang, kê bằng mấy cái thùng đạn pháo binh và trải lên bởi một tấm Pon cho. Thái, âm thoại viên đại đội bước đến bên anh, nói khẽ:
- Tiểu Đoàn Trưởng muốn gặp Trung Úy.
Vũ biết có chuyện không ổn rồi. Anh bước đến cầm ống nghe:
- Victor tôi nghe đây Đại Bàng!
- Mày chở gái vào vị trí đóng quân hả Victor? Tiếng ông Tiểu Đoàn Trưởng già vang lên trong máy.
- Đâu có Đại Bàng - Anh hạ thấp giọng – Hoàn cảnh của cô ấy đáng thương lắm Đại Bàng ơi!
- Coi chừng bị lợi dụng thì chết cả nút - Ban hai Liên Đoàn muốn mày đưa cô ấy lên cho họ gặp đó.
- Tôi coi chừng cô ấy được mà.
- Mày biết là chỉ có thân nhân mới được vào vị trí đóng quân…
- Thì cứ coi như cô ấy là vợ tôi đi.
- Mày bảo đảm không?
- Chắc ăn như bắp - Đại Bàng yên tâm đi – Tôi chịu trách nhiệm cho.
- Tao tin mày.
- Cám ơn Đại Bàng! Chúc Ông ngon giấc.
Vũ thở phào nhẹ nhõm, nhưng anh biết rằng đêm nay sẽ là một đêm không ngủ.
…
- Anh Vũ nè! Hình như hôm đó anh thức trắng đêm thì phải?
Tiếng Lan vang lên, lôi anh về thực tại.
- Đúng thế!
- Tại sao vậy?
- Để canh chừng em chứ tại sao.
- Canh chừng cái gì? Anh sợ em là đặc công Việt Cộng à?
- Không hẳn như vậy, nhưng anh không muốn có một bất trắc gì xảy ra trong đêm hôm ấy.
- Anh đã nhận em là vợ anh rồi mà!
- Sao em biết điều đó?
- Lúc anh nói chuyện, em nghe được cả, dù rằng anh đã cố nói nhỏ giọng xuống.
- Xin lỗi em! Anh nói thế để em không bị đưa lên ban hai Liên Đoàn. Ông Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng cũng thừa biết là anh nói dối,vì anh có vợ hay không ổng biết rất rõ. Nhưng vì tin anh nên ổng cũng bỏ qua. Anh không muốn làm mất lòng tin nơi thượng cấp. Đúng là một đêm thức trắng. Thật ra, thấy hoàn cảnh của em như thế, anh rất cảm thông và coi em như một như người em gái mà thôi. Bây giờ em hãy cho anh biết tình hình sức khỏe mẹ em ra sao?
- Cám ơn anh! Mẹ em mất rồi - Lan chùng giọng xuống, dường như cô không còn nước mắt để khóc nữa - Sau khi lo hậu sự cho mẹ xong, em đến đây tìm anh ngay, vì trên đời này, em không còn bất cứ một người thân thuộc nào cả. Như em đã nói với anh trong cái đêm ở căn nhà cũ. năm ấy, em đang học lớp đệ nhị ở Quy Nhơn, về thăm nhà và gặp thảm cảnh tang thương như thế đó. Em biết anh là một người tốt, nên đánh liều lên đây tìm anh, mong anh có thể giúp đỡ em vượt qua giai đoạn vô cùng nghiệt ngã này…
Vũ ngồi im lặng, trầm ngâm suy nghĩ…
Có tiếng xe Honda dừng lại trưóc văn phòng. Hoa bước vào, rực rỡ và tươi mát, cô mặc một cái áo dài màu Hoàng Yến, khoác bên ngoài chiếc áo len màu tím sẫm, làm nổi bật nước da trắng ngần. Cô chợt chựng lại khi nhìn thấy Lan và Nam, nhưng không thấy Vũ, vì anh ngồi khuất trong góc. Cô lên tiếng:
- Xin lỗi anh Nam nhé ! Tôi không biết anh đang có khách.
Nói xong cô toan lui bưóc, Nam vội nói:
- Hổng phải khách của tui đâu, chị Hoa.
Lúc ấy Vũ mới lên tiếng:
- Em vào đây ngồi chơi đã, Hoa! Anh giới thiệu cho hai người quen biết nhau.
Hoa bước hẳn vào trong phòng, ngồi xuống chỗ trống bên cạnh Lan, hai người gật đầu chào nhau. Vũ vắn tắt kể cho Hoa nghe về cuộc đời của Lan, từ lúc tình cờ anh gặp cô cho đến nay. Nét mặt Hoa thay đổi theo từng chi tiết của câu chuyện. Đến khi nghe mẹ Lan cũng vừa mất thì Hoa đã không còn ngăn đuợc nước mắt. Cô xoay sang cầm tay Lan, vỗ nhè nhẹ như an ủi. Lan cảm nhận được tấm chân tình Hoa dành cho mình.
- Thế bây giờ Lan tính sao? Hoa thân mật hỏi.
- Em cũng chưa biết nữa chị ạ!
- Nhà tôi ở trong trại gia binh, khá rộng rãi, còn một phòng trống của ông anh tôi, đã tử trận cách đây hai năm. Nếu Lan không e ngại, tôi về thưa chuyện với ba mẹ tôi dành cái phòng đó cho Lan.
- Em cám ơn chị nhiều lắm!
- Bệnh xá chỗ tôi đang làm việc cũng đang cần một nhân viên hành chánh. Để sau tết tôi hỏi chỗ ấy cho Lan.
- Trời ơi! Nếu được như thế thì may cho em quá!
- Ba má tôi đang chuẩn bị cúng đón ông bà, mời mọi người ra dùng cơm luôn!
Vũ thở phào nhẹ nhõm, Hoa đã giúp anh giải quyết một vấn đề hết sức nan giải và tế nhị. Anh còn độc thân, đâu có lý do nào dể cho Lan ở trong cư xá Sĩ Quan. Mà thuê nhà cho cô ở bên ngoài thì tránh sao khỏi những lời dị nghị, đàm tiếu.
Cũng không thể bỏ cô bơ vơ trong hoàn cảnh như thế này.
Anh nhìn Hoa bằng ánh mắt trìu mến và cảm kích, khiến cô phải đánh trống lảng:
- Mau mau lên để Ba má chờ lâu, bị la đó!
Mọi người vui vẻ đứng lên. Nam nói:
- Chị Hoa đưa Honda đây tui chạy, để Trung Úy chở mọi người cho tiện.
Hoa đưa chìa khóa cho Nam, dắt tay Lan ra xe. Hai cô tự động leo lên băng sau. Vũ quay xe ra phía cổng sau của Tiểu Đoàn, hướng về khu trại gia binh. Qua khỏi bãi đáp Trực Thăng không xa, là đã đến những dãy nhà đầu tiên của Trại Gia Binh. Nhà nào cũng quét dọn sạch sẽ, ngăn nắp để chuẩn bị đón mừng Xuân mới. Nhà Thượng Sĩ Ba, là thân phụ của Hoa, cũng được sơn phết lại cẩn thận. Giàn hoa giấy trước nhà đang trổ bông đỏ ối, bên cạnh những cụm mai vàng rực rỡ làm khung cảnh thêm ấm áp, yên bình. Xe ngừng lại trước nhà, Thượng Sĩ Ba mau mắn bước ra, nói:
- Vô nhà mau đi Trung Úy! Tất cả sẵn sàng hết rồi. Ủa! Còn ai đây? Ông hướng mắt nhìn Lan và hỏi.
Cô khẽ cúi đầu chào ông.
- Để vào nhà con nói chuyện cho ba nghe! Hoa trả lời ông.
Trong nhà trang hoàng theo đúng phong tục cổ truyền để đón mừng Xuân: Cũng bánh chưng xanh. Cũng câu đối đỏ. Bàn thờ khói hương nghi ngút. Thức ăn được sắp xếp trịnh trọng trên cái bàn dài kê giữa nhà. Bà Ba đang đứng khấn vái trước bàn thờ Tổ Tiên. Đợi bà quay ra, Hoa nói:
- Thưa ba má! Đây là cô Lan, người ở Tam Quan. Cả gia đình bị pháo kích chết hết năm 1972, nay tứ cố vô thân. Con đem về đây, xin ba má cho cô ấy ở tạm trong căn phòng của anh Hai. Ba má nghĩ sao?
Bà Ba bước đến cầm tay Lan, kéo sát vào lòng, nói đầy vẻ thương cảm:
- Trời ơi! Tội nghiệp con gái chưa! Xinh xắn thế này mà bạc phước. Thôi cứ ở đây với hai bác đi, có rau ăn rau, có mắm ăn mắm. Mình cùng là nạn nhân của chiến tranh cả mà. Có lẽ cháu nhỏ tuổi hơn con Hoa nhà này đấy nhỉ?
- Dạ cháu vừa tròn hai mươi tuổi ạ!
- Thế thì làm em con Hoa được rồi. Hoa đã hai mươi hai cơ đấy. Cháu chịu làm con nuôi hai bác không? Nhà bác cũng đơn chiếc lắm.
- Con xin đội ơn hai bác và chị Hoa, đã cho con tìm lại được tình thân gia đình. Lan sụt sùi cảm động.
- Giờ này mà còn gọi bằng Bác nữa sao? Nam lên tiếng ghẹo Lan.
- Dạ! Dạ! Ba má… Lan lắp bắp.
Ông Ba lên tiếng:
- Thôi mọi người ngồi vào bàn đi, thức ăn nguội hết rồi. Bà vào lấy thêm chén đũa cho con nó. Để tôi bưng hũ rượu nếp than ra đây ăn mừng nhà mình có thêm thành viên mới.
Đợi ông bà đi khuất, Nam lên tiếng:
- Đáng lẽ là em chồng, bây giờ lại trở thành em nuôi!
- Anh nói thế nghĩa là sao?
- Hồi sáng Trung Úy nhận cô Lan là em gái. Như vậy, đối với chị không là em chồng thì là gì nữa?
Hoa đỏ mặt sung sướng, nhưng cũng nguýt Nam một cái dài sọc, nói:
- Ai bằng lòng lấy ông Vũ nhà anh hồi nào đâu mà em chồng, em vợ.
- Thôi không em chồng nữa! Bây giờ thành em nuôi rồi mà! Cô Lan bây giờ không biết là em… gì của anh Vũ há? Nam vẫn chưa tha.
- Cái anh Nam này thiệt cắc cớ!
- Ê! Nam, mày chịu "chèo" với tao không. Vũ chen vào, đùa cợt.
- "Trèo " cái gì Trung Úy
- Thì… "chèo"… đó mà!
- Em không hiểu ông muốn nói gì!
- Cái thằng này! Mày lo học quá đâm đờ đẫn cả người ra! Sắp ra Luật Sư rồi, chẳng lẽ tao nói vậy mày không hiểu hay giả vờ không hiểu.
- Em không hiểu thật mà. Hỏi thử chị Hoa và cô Lan xem hai người có biết Trung Úy muốn nói gì không?
- Thày trò nhà anh nói chuyện úp mở như thế, ai mà biết được. Hoa vừa cười vừa nói.
Ông Ba bước ra, lên tiếng giải thích:
- Ý Trung Úy nói là ổng "Chèo lái " còn mày "Chèo mũi "đó, Nam, vì con Hoa và con Lan nay là hai chị em mà!
Bà Ba cũng vừa sắp thêm chén đũa, vừa phụ họa:
- Được vậy thì vui biết mấy . Phải không các con?
Nam và hai cô gái cùng đỏ mặt vì mắc cỡ.
Riêng Vũ, thấy lòng vô cùng ấm áp với những tình cảm thân thương ông bà đã dành cho anh.
Họ đã khiến anh như đang được sống trong mái ấm gia đình vào những ngày đầu Xuân.
Lan bước đến ôm chầm lấy bà Ba, nói trong tiếng nấc:
- Con ngàn lần cám ơn Ba Má! Ba Má đã cho con có được tình yêu thương và mái ấm gia đinh. Ba Má và chị Hoa, cùng các anh đây đã mang cho con mùa Xuân mà mấy năm nay con không hề có - Một mùa Xuân hết sức ngọt ngào, đầm ấm…
Ngoài kia, tiếng pháo nổ dòn, như reo vui, chuẩn bị đón chào một mùa Xuân mới…
(THỦY GIA TRANG 12/2006)
12 năm ly xứ
Sinh Tồn chuyển