Cà Kê Dê Ngỗng
Có Một Vấn Đề Rất Dễ Giải Quyết
Gs. Ngô Đức Thọ
Mọi người đều biết hiện nay có nhiều vấn đề nổi cộm trong xã hội như vấn đề cưỡng chế đất đai của nông dân giao cho các nhà đầu tư (vụ Văn Giang, Vụ Bản), nạn tham những không lui mà càng trở nên nặng nề khó chữa, nhiều tập đoàn kinh tế như Vinashin, Vinaline do Chính phủ lập ra nói là để tạo những “cú đấm thép” khi cần điều chỉnh kế hoạch kinh tế tài chính vĩ mô, nhưng không ai khác, chính những tập đoàn ấy đã làm thất thoát của dân nhiều tỉ đô la mà những người lãnh đạo bị bỏ tù hay bỏ trốn như Dương Chí Dũng v.v…
Những vấn đề này nhân dân cả nước bức xúc muốn lãnh đạo xử lý nghiêm minh, khôi phục niềm tin của dân đối với quyết tâm và năng lực quản lý nhà nước của các cấp chính quyền. Để xử lý, khắc phục những vấn đề rất lớn và nổi cộm nhất ấy, còn phải có nhiều quyết tâm lớn lao của cả “hệ thống chính trị” (theo cách các lãnh đạo Đảng vẫn nói), người dân cũng đành bình tâm nhẫn nhịn đợi chờ….Tuy nhiên, có một vấn đề rất dễ giải quyết, chỉ cần người lãnh đạo bình tâm cân nhắc suy nghĩ, có thể không mất thì giờ mấy, mọi tình hình tư liệu liên quan các vị và cấp thừa hành đều biết rõ và có sẵn cả, hơn nữa thẩm quyền đều ở trong tay, chỉ cần các vị thực sự cầu thị, thực tâm đáp ứng nguyện vọng chính đáng của công dân là có thể giải quyết được ngay.
Đó là vấn đề về những người biểu tình yêu nước phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc gây hấn và mưu toan xâm chiếm toàn bộ Biển Đông trong đó có QĐ Hoàng Sa và nhiều đảo ở Trường Sa của Việt Nam.
Vấn đề này thực ra không đáng là vấn đề gì quan trọng phải mất nhiều thì giờ và làm phân rã sự đồng thuận của chúng ta. Bắt đầu từ 2008 một số thanh niên trí thức TP Hồ Chí Minh căng biểu ngữ phản đối khi Trung Quốc dự định rước đuốc Olimpic qua QĐ Hoàng Sa của Việt Nam, nhưng trực tiếp khởi ra từ mùa hè năm 2011 khi tàu Hải giám của Trung Quốc ngang nhiên xông vào vùng biển Việt Nam cắt cáp quang của tàu thăm dò của tàu Bình Minh và tàu Viking. Báo chí nhiều lần đưa tin ngư dân Quảng Ngãi bị “tàu lạ” chặn bắt hay đâm hỏng, vụ tàu Viking bị cắt cáp treo đã làm dâng trào sự công phẫn của người dân nước ta. Thuộc nhiều tầng lớp, trong đó các nhân sĩ trí thức, viên chức, thanh niên, sinh viên nhiều trường đại học tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, không ai tổ chức xúi giục, đã tự động thông báo nhau tập hợp, cùng nhau giưong cao cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc và các khẩu hiệu “Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam”, “Phản đối Trung Quốc gây hấn Biển Đông!” v.v…
Những người biểu tình chỉ lần đầu có tập hợp hô khẩu hiệu ở vườn hoa trước ĐSQ Trung Quốc, nhưng công an nói không được đến gần ĐSQ, nên các lần sau người biểu tình chỉ đi tuần hành trật tự trên lề đường, qua Cửa Nam, đường Hai Bà Trưng, vòng quanh Hồ Gươm, dừng lại và giải tán trước tượng đài “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”. Các cuộc tuần hành ấy phần nhiều đều có nhân viên công an giám sát, nhưng thấy những người biểu tình không có hành động gì quá khích nên chủ yếu họ cũng chỉ gọi loa nhắc nhở đi đường, chứ không có gì gọi là đàn áp.
Chính do những cuộc biểu tình đó đúng thực là ôn hoà, không làm gì sai trái, cho nên khi xẩy ra trường hợp đáng tiếc công an viên thô bạo lôi kéo người lên xe, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh đã tuyên bố với công luận: “Không có chủ trương trấn áp người biểu tình yêu nước”. Người đứng đầu công an Hà Nội đã nói như vậy cho nên mọi người hiểu ngay việc này hoàn toàn do bức xúc tự phát của người dân chứ không có sự tổ chức xúi bẩy của “thế lực thù địch” nào cả!
Đáng nói chỉ có trường hợp xử lý hơi quá tay với Bùi Minh Hằng. Tôi quen một GS đã nghỉ hưu, ông ta không đi biểu tình, nhưng biết tôi có đi, nên hôm ấy gặp nhau ở một cuộc họp, ông ấy đến nói với tôi rằng: “Cái việc Bùi Minh Hằng ấy mà, đáng ra công an Hà Nội chỉ nên mời cô ấy vào trụ sở nói chuyện, trước 11 giờ trưa để cô ấy ra về là hợp tình hợp lý nhất”. Qua ý kiến một ông GS ấy đủ biết dư luận chung hiểu mức độ vấn đề chỉ đáng như vậy. Quản lý lãnh đạo xã hội cần có một quan điểm khoan dung đại độ chứ không nên quá tin nghe vào những người thừa hành bên dưới luôn có xu hướng cường điệu để nhấn mạnh vai trò “tham mưu” của mình. Dù là thời Cải cách ruộng đất, đối phó với phong trào Nhân văn – Giai phẩm v.v…bao giờ cũng có kiểu sai lầm do những kẻ thiếu thiện tâm cường điệu, tâng công xúi lãnh đạo mạnh tay, cho nên mới gây ra những tổn thất nặng nề như thế.
Mấy chục năm dưới chế độ mới, ở Sài Gòn cũng như Hà Nội không bao giờ có chuyện biểu tình, người dân đã quen mà lãnh đạo cũng quen như thế! Nhưng do phía Trung Quốc khiêu khích, gây hấn ờ Biển Đông như thế nên người dân bột phát lên biểu tình phản đối. Các chủ trương ngoại giao thì các vị cứ thực thi, nhưng người dân có quyền nói lên ý chí của mình, phản đối âm mưu của nhà cầm quyền Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam, không hề nói động đến lãnh đạo Đảng hay nhà nước Việt Nam. Gọi là ngoại giao nhân dân cũng phải khi mềm khi cứng, chủ yếu là để lưu ý dư luận, gây thanh thế cho các nhà lãnh đạo nước ta khi đi họp hành đàm phán với Trung Quốc.
Tại sao lại ngại sợ Trung Quốc phật ý không hài lòng? Trong khi đó thì Hoàn Cầu thời báo của ĐCSTQ liên tục đăng các bài hiếu chiến, kêu gọi chuẩn bị đánh Việt Nam, “dạy cho Việt Nam bài học” để răn đe các nước ASEAN. Tại sao không bảo thẳng cho họ biết ta có hài lòng kiểu đó hay không? Vả lại, trong khi đi tìm hiệp thương hoà dịu với nước làng giềng mà mình lại quay về thẳng tay đàn áp người dân trong nước như vậy, điều đó chưa chắc đã được đối tác thực tâm khen phục.
Vậy thì đối với những cuộc biểu tình yêu nước mùa hè 2011 các nhà lãnh đạo nên chăng cứ giữ cách nhìn “thắt buộc”, quy kết không mấy nhẹ nhàng? Hay là các vị hãy bình tâm để hiếu thấu lòng dân, có những kết luận đánh giá phù hợp thực tế, để cho những tình cảm yêu nước chân chính của người dân khỏi bị tổn thương? Quá bận rôn vì các cuộc họp hành tăng giảm giá xăng, ra các quyết định cưỡng chế đất đai, có lẽ các nhà lãnh đạo cũng nên dành chút thời gian để xem xét lại cách đánh giá về các cuộc biểu tình yêu nước chống Trung Quốc xâm lược trong mùa hè năm vừa qua, mức độ nào có thể tháo cởi được thì nên tháo cởi cho công luận biết, không nên để di lưu một vấn đề không đáng là vấn đề, ảnh hưởng đến tình cảm của những người vì yêu nước đã tham gia biểu tình, mà nhà cầm quyền cũng không được lợi ích gì từ di lưu của vấn đề ấy trong lịch sử. Còn như những ví von liên hệ những cuộc biểu tình yêu nước ấy với cách mạng hoa nhài ở Tunidi, mùa xuân Ai Cập v.v…chỉ là những suy diễn mơ hồ không có căn cứ.
Có lẽ không ít người trông đợi xem vấn đề rất dễ giải quyết nói trên rốt cục có được giải quyết hay không hoặc giải quyết bằng cách nào?
Mới dây Quốc Hội vừa thông qua Luật Biển Việt Nam, trong đó ngay điều 1 đã ghi rõ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đó là một hoạt động lập pháp rất hợp thời và có ý nghĩa rất lớn đối với công cuộc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Một số người có sáng kiến đề nghị những ai quan tâm và có đièu kiện lại cùng nhau tập hợp ở chân tượng đài Lý Thái Tổ để hoan nghênh ủng hộ Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc Hội Việt Nam thông qua, bác bỏ sự phản đối quyết liệt và ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Không biết có nhà lãnh đạo nào thấu hiểu nguyện vọng chính đáng của người dân, tuyên bố rõ ràng thái độ của chính quyền Việt nam không tổ chức và khuyến khích biểu tình, nhưng cũng không cấm đoán hành động biểu thị lòng yêu nước ấy. Có thể đó cũng là một cách nới cởi rất thích hợp mà cả chính quyền và nhiều người dân đều cảm thấy nhẹ nhõm thoải mái hơn vì vượt qua được một vấn đề có vẻ nổi cộm mà thực ra lại không đáng có.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Có Một Vấn Đề Rất Dễ Giải Quyết
Gs. Ngô Đức Thọ
Mọi người đều biết hiện nay có nhiều vấn đề nổi cộm trong xã hội như vấn đề cưỡng chế đất đai của nông dân giao cho các nhà đầu tư (vụ Văn Giang, Vụ Bản), nạn tham những không lui mà càng trở nên nặng nề khó chữa, nhiều tập đoàn kinh tế như Vinashin, Vinaline do Chính phủ lập ra nói là để tạo những “cú đấm thép” khi cần điều chỉnh kế hoạch kinh tế tài chính vĩ mô, nhưng không ai khác, chính những tập đoàn ấy đã làm thất thoát của dân nhiều tỉ đô la mà những người lãnh đạo bị bỏ tù hay bỏ trốn như Dương Chí Dũng v.v…
Những vấn đề này nhân dân cả nước bức xúc muốn lãnh đạo xử lý nghiêm minh, khôi phục niềm tin của dân đối với quyết tâm và năng lực quản lý nhà nước của các cấp chính quyền. Để xử lý, khắc phục những vấn đề rất lớn và nổi cộm nhất ấy, còn phải có nhiều quyết tâm lớn lao của cả “hệ thống chính trị” (theo cách các lãnh đạo Đảng vẫn nói), người dân cũng đành bình tâm nhẫn nhịn đợi chờ….Tuy nhiên, có một vấn đề rất dễ giải quyết, chỉ cần người lãnh đạo bình tâm cân nhắc suy nghĩ, có thể không mất thì giờ mấy, mọi tình hình tư liệu liên quan các vị và cấp thừa hành đều biết rõ và có sẵn cả, hơn nữa thẩm quyền đều ở trong tay, chỉ cần các vị thực sự cầu thị, thực tâm đáp ứng nguyện vọng chính đáng của công dân là có thể giải quyết được ngay.
Đó là vấn đề về những người biểu tình yêu nước phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc gây hấn và mưu toan xâm chiếm toàn bộ Biển Đông trong đó có QĐ Hoàng Sa và nhiều đảo ở Trường Sa của Việt Nam.
Vấn đề này thực ra không đáng là vấn đề gì quan trọng phải mất nhiều thì giờ và làm phân rã sự đồng thuận của chúng ta. Bắt đầu từ 2008 một số thanh niên trí thức TP Hồ Chí Minh căng biểu ngữ phản đối khi Trung Quốc dự định rước đuốc Olimpic qua QĐ Hoàng Sa của Việt Nam, nhưng trực tiếp khởi ra từ mùa hè năm 2011 khi tàu Hải giám của Trung Quốc ngang nhiên xông vào vùng biển Việt Nam cắt cáp quang của tàu thăm dò của tàu Bình Minh và tàu Viking. Báo chí nhiều lần đưa tin ngư dân Quảng Ngãi bị “tàu lạ” chặn bắt hay đâm hỏng, vụ tàu Viking bị cắt cáp treo đã làm dâng trào sự công phẫn của người dân nước ta. Thuộc nhiều tầng lớp, trong đó các nhân sĩ trí thức, viên chức, thanh niên, sinh viên nhiều trường đại học tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, không ai tổ chức xúi giục, đã tự động thông báo nhau tập hợp, cùng nhau giưong cao cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc và các khẩu hiệu “Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam”, “Phản đối Trung Quốc gây hấn Biển Đông!” v.v…
Những người biểu tình chỉ lần đầu có tập hợp hô khẩu hiệu ở vườn hoa trước ĐSQ Trung Quốc, nhưng công an nói không được đến gần ĐSQ, nên các lần sau người biểu tình chỉ đi tuần hành trật tự trên lề đường, qua Cửa Nam, đường Hai Bà Trưng, vòng quanh Hồ Gươm, dừng lại và giải tán trước tượng đài “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”. Các cuộc tuần hành ấy phần nhiều đều có nhân viên công an giám sát, nhưng thấy những người biểu tình không có hành động gì quá khích nên chủ yếu họ cũng chỉ gọi loa nhắc nhở đi đường, chứ không có gì gọi là đàn áp.
Chính do những cuộc biểu tình đó đúng thực là ôn hoà, không làm gì sai trái, cho nên khi xẩy ra trường hợp đáng tiếc công an viên thô bạo lôi kéo người lên xe, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh đã tuyên bố với công luận: “Không có chủ trương trấn áp người biểu tình yêu nước”. Người đứng đầu công an Hà Nội đã nói như vậy cho nên mọi người hiểu ngay việc này hoàn toàn do bức xúc tự phát của người dân chứ không có sự tổ chức xúi bẩy của “thế lực thù địch” nào cả!
Đáng nói chỉ có trường hợp xử lý hơi quá tay với Bùi Minh Hằng. Tôi quen một GS đã nghỉ hưu, ông ta không đi biểu tình, nhưng biết tôi có đi, nên hôm ấy gặp nhau ở một cuộc họp, ông ấy đến nói với tôi rằng: “Cái việc Bùi Minh Hằng ấy mà, đáng ra công an Hà Nội chỉ nên mời cô ấy vào trụ sở nói chuyện, trước 11 giờ trưa để cô ấy ra về là hợp tình hợp lý nhất”. Qua ý kiến một ông GS ấy đủ biết dư luận chung hiểu mức độ vấn đề chỉ đáng như vậy. Quản lý lãnh đạo xã hội cần có một quan điểm khoan dung đại độ chứ không nên quá tin nghe vào những người thừa hành bên dưới luôn có xu hướng cường điệu để nhấn mạnh vai trò “tham mưu” của mình. Dù là thời Cải cách ruộng đất, đối phó với phong trào Nhân văn – Giai phẩm v.v…bao giờ cũng có kiểu sai lầm do những kẻ thiếu thiện tâm cường điệu, tâng công xúi lãnh đạo mạnh tay, cho nên mới gây ra những tổn thất nặng nề như thế.
Mấy chục năm dưới chế độ mới, ở Sài Gòn cũng như Hà Nội không bao giờ có chuyện biểu tình, người dân đã quen mà lãnh đạo cũng quen như thế! Nhưng do phía Trung Quốc khiêu khích, gây hấn ờ Biển Đông như thế nên người dân bột phát lên biểu tình phản đối. Các chủ trương ngoại giao thì các vị cứ thực thi, nhưng người dân có quyền nói lên ý chí của mình, phản đối âm mưu của nhà cầm quyền Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam, không hề nói động đến lãnh đạo Đảng hay nhà nước Việt Nam. Gọi là ngoại giao nhân dân cũng phải khi mềm khi cứng, chủ yếu là để lưu ý dư luận, gây thanh thế cho các nhà lãnh đạo nước ta khi đi họp hành đàm phán với Trung Quốc.
Tại sao lại ngại sợ Trung Quốc phật ý không hài lòng? Trong khi đó thì Hoàn Cầu thời báo của ĐCSTQ liên tục đăng các bài hiếu chiến, kêu gọi chuẩn bị đánh Việt Nam, “dạy cho Việt Nam bài học” để răn đe các nước ASEAN. Tại sao không bảo thẳng cho họ biết ta có hài lòng kiểu đó hay không? Vả lại, trong khi đi tìm hiệp thương hoà dịu với nước làng giềng mà mình lại quay về thẳng tay đàn áp người dân trong nước như vậy, điều đó chưa chắc đã được đối tác thực tâm khen phục.
Vậy thì đối với những cuộc biểu tình yêu nước mùa hè 2011 các nhà lãnh đạo nên chăng cứ giữ cách nhìn “thắt buộc”, quy kết không mấy nhẹ nhàng? Hay là các vị hãy bình tâm để hiếu thấu lòng dân, có những kết luận đánh giá phù hợp thực tế, để cho những tình cảm yêu nước chân chính của người dân khỏi bị tổn thương? Quá bận rôn vì các cuộc họp hành tăng giảm giá xăng, ra các quyết định cưỡng chế đất đai, có lẽ các nhà lãnh đạo cũng nên dành chút thời gian để xem xét lại cách đánh giá về các cuộc biểu tình yêu nước chống Trung Quốc xâm lược trong mùa hè năm vừa qua, mức độ nào có thể tháo cởi được thì nên tháo cởi cho công luận biết, không nên để di lưu một vấn đề không đáng là vấn đề, ảnh hưởng đến tình cảm của những người vì yêu nước đã tham gia biểu tình, mà nhà cầm quyền cũng không được lợi ích gì từ di lưu của vấn đề ấy trong lịch sử. Còn như những ví von liên hệ những cuộc biểu tình yêu nước ấy với cách mạng hoa nhài ở Tunidi, mùa xuân Ai Cập v.v…chỉ là những suy diễn mơ hồ không có căn cứ.
Có lẽ không ít người trông đợi xem vấn đề rất dễ giải quyết nói trên rốt cục có được giải quyết hay không hoặc giải quyết bằng cách nào?
Mới dây Quốc Hội vừa thông qua Luật Biển Việt Nam, trong đó ngay điều 1 đã ghi rõ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đó là một hoạt động lập pháp rất hợp thời và có ý nghĩa rất lớn đối với công cuộc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Một số người có sáng kiến đề nghị những ai quan tâm và có đièu kiện lại cùng nhau tập hợp ở chân tượng đài Lý Thái Tổ để hoan nghênh ủng hộ Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc Hội Việt Nam thông qua, bác bỏ sự phản đối quyết liệt và ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Không biết có nhà lãnh đạo nào thấu hiểu nguyện vọng chính đáng của người dân, tuyên bố rõ ràng thái độ của chính quyền Việt nam không tổ chức và khuyến khích biểu tình, nhưng cũng không cấm đoán hành động biểu thị lòng yêu nước ấy. Có thể đó cũng là một cách nới cởi rất thích hợp mà cả chính quyền và nhiều người dân đều cảm thấy nhẹ nhõm thoải mái hơn vì vượt qua được một vấn đề có vẻ nổi cộm mà thực ra lại không đáng có.