Hình Ảnh & Sự Kiện

Cờ Vàng và Formosa

Chúng ta tin rằng cuộc đấu tranh chính nghĩa của người dân sẽ có kết quả tốt đẹp. Với thế và lực hiện nay, nếu lựa chọn sự đàn áp, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ phải trả một cái giá rất đắt


Cờ Vàng và Formosa

       Trong tháng Năm này, tuy mới đi qua được hơn 2/3 thời gian của tháng nhưng ở Việt Nam đã có rất nhiều sự kiện lớn, dậy sóng cộng đồng mạng và dư luận xã hội. Có thể nói, đó là những sự kiện gây sốc, lần đầu tiên xảy ra, và tính chất côn đồ, man rợ vượt ra ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Vẫn biết là trong chế độ cộng sản, bất kể điều gì cũng có thể xảy ra, thường là kỳ quái, nhưng sự việc xảy ra vừa qua thực sự là cú sốc đối với nhiều người. Đầu tiên là việc một phụ nữ, cô Lê Mỹ Hạnh, từ Hà Nội vào Sài Gòn với mục đích cá nhân thông thường, đã bị một nhóm người ập vào phòng nghỉ đánh đập dã man cùng hai người bạn. Điều đáng nói là những kẻ hành hung người đã quay video clip lại cảnh đánh đập dã man đó và đưa lên mạng xã hội facebooks, cùng với những lời lẽ đe dọa, cảnh cáo hết sức mất dạy. Kẻ đưa lời cảnh cáo bằng hình ảnh, có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng. Sự việc đánh người tại nhà, tại phòng của họ, rồi quay phim xuất hiện trong clip đưa ra lời cảnh báo của nhóm côn đồ là điều chưa từng xảy ra. Trước đây những vụ an ninh, công an trực tiếp đánh người đấu tranh, hoạt động đều phải che mặt, mặc thường phục và nếu có sai côn đồ hành hung cũng phải che dấu tung tích của những kẻ côn đồ đó. Nhưng vụ việc này lại khác hẳn      

       Vụ việc thứ hai, chấn động cả nước. Anh Nguyễn Hữu Tấn, 38 tuổi ở Vĩnh Long bị công an bắt, đưa về đồn. Chỉ ngày hôm sau gia đình anh đã phải đi nhận xác anh với cái đầu bị đánh nhũn, và cổ bị cắt mấy nhát, được khâu lại. Đây thực sự là một cú sốc lớn không chỉ trong cộng đồng mạng mà toàn thể nhân dân Việt Nam. Người ta không biết, không hiểu được tại sao một người dân hiền lành, chăm chỉ làm ăn mà lại bị bắt và chỉ sau có một ngày một đêm, lại bị một cái chết thê thảm như vậy??? Tiếp theo là sự kiện anh Nguyễn Tăng Vĩnh Phú, ngụ ở phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 Sài Gòn, anh đã sơn cánh cửa xếp của gia đình hình lá cờ vàng ba sọc đỏ, sau đó đăng lên facebook cá nhân của mình. Hôm sau, cửa hàng làm đầu, tạo mẫu tóc của anh bị công an đưa côn đồ đến đập phá và tấn công ngay tại cửa hàng, cũng là gia đình anh. Anh đã quay và phát trực tiếp (live stream) trên mạng xã hội những hành vi tấn công của công an và côn đồ. Sau đó, anh đã phải tới đồn công an làm việc, và cuối cùng phải rao bán cửa hàng, cửa tiệm tạo mẫu tóc của mình.

       Tháng Năm cũng sôi động với những vụ việc liên quan tới khiếu kiện, biểu tình chống Formosa. Trong những ngày đầu tháng Năm, ngoài việc truyền thông lề đảng liên tục tuyên truyền, đả kích, bôi nhọ các linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục, nhà cầm quyền còn tổ chức cho các hội đoàn ngoại vi của đảng như Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Thanh Niên của huyện Quỳnh Lưu tiến hành hội nghị đấu tố và và biểu tình phản đối các linh mục. Điều hài hước là, nhà nước, nhà cầm quyền lại tổ chức cuộc biểu tình để chống lại người dân của mình. Cùng với những việc này, nhà cầm quyền đã khởi tố vụ án, thông báo lệnh bắt giam Bạch Hồng Quyền, một người hoạt động truyền thông thuộc tổ chức Con Đường Việt Nam, người đã đưa tin về các vụ khiếu kiện, biểu tình của người dân miền trung. Khi Bạch Hồng Quyền bỏ trốn, cơ quan điều tra phát lệnh và thông báo phát lệnh truy nã toàn quốc. Rút kinh nghiệm trường hợp Bạch Hồng Quyền, nhà cầm quyền Nghệ An đã thực hiện việc bắt cóc Hoàng Đức Bình, cũng là một người đấu tranh, hoạt động truyền thông tích cực trong việc đưa tin về khiếu kiện, biểu tình ở miền trung thuộc tổ chức Phong trào Lao động Việt. Sau khi bắt được Hoàng Đức Bình, nhà cầm quyền mới thông báo các lệnh bắt, khởi tố anh này trên các phương tiện truyền thông, sau cùng mới thông báo với gia đình anh này.

       Có thể nói, thời gian qua đã có liên tiếp các sự kiện nhà cầm quyền tấn công vào nhân dân và phong trào dân chủ, một cách có chủ đích và tàn bạo. Xâu chuỗi các sự kiện lại, chúng ta có thể thấy được, hiện nay nhà cầm quyền, an ninh Việt Nam đang thực thi hai chiến lược quan trọng. Đó là, ngăn chặn và dập tắt phong trào tôn vinh lá cờ vàng của người dân và dập tắt các cuộc khiếu kiện, biểu tình chống Formosa đòi đền bù thiệt hại và làm trong sạch môi trường.

       1/ Quyết tâm của nhà cầm quyền trong việc dập tắt phong trào tôn vinh lá cờ vàng

       Lá cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ của dân tộc có từ thời nhà Nguyễn ở nước ta. Việt Nam Cộng Hòa đã tiếp nối và tiếp quản lá cờ này. Khi miền bắc cộng sản, với lá cờ đỏ sao vàng từ năm 1945, đã cưỡng chiếm thành công miền Nam Việt Nam, xóa sổ cả chế độ Việt Nam Cộng Hòa cùng với biểu tượng lá cờ vàng ba sọc đỏ. Với những chính sách sắt máu và tàn bạo khi đối xử với những con người trong bộ máy Việt Nam Cộng Hòa trước đây, một lẽ tự nhiên, không một ai dám sử dụng, phục hồi và tôn vinh lá cờ vàng ba sọc đỏ. Tuy nhiên, theo thời gian, nỗi sợ cũng phai nhạt dần. Khi mạng Internet, và nhất là mạng xã hội facebooks ra đời, thì những vấn đề liên quan tới lịch sử lá cờ vàng, tới những sự thật của chế độ cộng sản được phơi bày, người dân đã dần dần hiểu được ý nghĩa của lá cờ vàng của dân tộc. Chính vì vậy, đã có một số người bắt đầu treo, tôn vinh lá cờ vàng ba sọc đỏ. Điều đặc biệt là, một số người ban đầu tôn vinh lá cờ, lại là những người ở miền bắc Việt Nam. Cách đây khoảng 3-4 năm, ở Nghệ An, đã có nick facebooks là Hoàng Tử Thuốc Lào (sau này được biết, đó chính là thanh niên Nguyễn Viết Dũng, hay còn gọi là Dũng Phi Hổ) đã treo lá cờ vàng trên cây trong nhà mình. Anh này đã gặp chút rắc rối với nhà cầm quyền sở tại. Sau đó, Nguyễn Viết Dũng bị bắt bởi mặc bộ quân phục thời Việt Nam Cộng Hòa, trong cuộc xuống đường phản đối chặt hạ cây xanh, cùng với 4 người bạn của mình. Tuy nhiên, án tù của Nguyễn Viết Dũng không nhiều, và có thể sự kiện treo cờ vàng (trước đó) cũng không ảnh hưởng nhiều tới anh ta trong vụ án. Tiếp sau đó, lác đác có người này, người khác đã cầm lá cờ vàng, chụp ảnh, quay clip để đưa lên mạng xã hội. Nếu chỉ có những cá nhân đơn lẻ, thỉnh thoảng chụp hình, quay phim cùng lá cở đưa lên mạng xã hội, có lẽ an ninh cũng chưa đưa ra chiến lược dập tắt phong trào tôn vinh lá cờ vàng ba sọc đỏ...

              ... Bước ngoặt của việc tôn vinh cờ vàng là ngày 09/4/2017, tại xã Kỳ Hà, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã có 4-5 lá cờ vàng tung bay trong cuộc biểu tình của người dân yêu cầu đền bù thỏa đáng, đóng cửa Formosa và làm sạch môi trường. Đây là sự kiện lớn, chấn động vì cờ vàng xuất hiện 4 đến 5 chiếc, lại trong một cuộc biểu tình, chống Formosa cũng chính là chống lại sự bao che cho Formosa, tức là chống lại chế độ. Chính sự kiện này đã tăng thêm sức mạnh cho những người yêu lá cờ vàng trong nhiều ngày tháng tiếp theo. Sự kiện ông Vương Văn Thả, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đã công khai treo lá cờ trong các cuộc livestream trên facebooks đã dẫn tới sự kiện công an, côn đồ bao vây, vây hãm gia đình ông gần một tháng. Ngày 18/5 vừa qua, ông Vương Văn Thả đã bị nhà cầm quyền bắt giam sau gần một tháng phong tỏa, cô lập gia đình ông. Đối với ông Vương Văn Thả, ngoài sự việc treo lá cờ vàng, ông còn dùng loa công suất lớn để tại nhà tố cáo, lên án nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo và đàn áp người dân. Điều này có nghĩa, việc treo cờ vàng của ông cũng chỉ là một yếu tố trong việc ông và gia đình bị phong tỏa, và cuối cùng là ông bị bắt.

       Hai sự việc đơn thuần liên quan tới lá cờ vàng, và hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam cho thấy rõ một quyết tâm dập tắt phong trào tôn vinh lá cờ vàng của người dân. Đó là sự kiện anh Nguyễn Hữu Tấn bị giết, bị cắt cổ chết tại đồn công an ở Vĩnh Long, và sự kiện công an cùng côn đồ đập phá nhà anh Nguyễn Tăng Vĩnh Phú ở phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, Sài Gòn. Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ một điều. Việc tôn vinh, treo lá cờ vàng tại nhà, hoặc cầm đi quay phim chụp ảnh không hề vi phạm một điều khoản nào trong tất cả luật pháp hiện hành ở Việt Nam. Trong luật pháp Việt Nam hiện nay, không hề có điều nào có thể truy tố, khép tội người dân treo hoặc cầm cờ vàng. Nhà cầm quyền không thể dùng việc bắt bớ, khởi tố để đe dọa để từ đó dập tắt phong trào tôn vinh lá cờ vàng. Chính vì vậy, họ đã phải dùng tới những biện pháp khác, đó là biện pháp vô cùng dã man, tàn bạo, đó là giết người để đe dọa những người khác hành động trong việc tôn vinh lá cờ vàng. Sự kiện về cái chết của anh Nguyễn Hữu Tấn đã chứng minh cho lập luận này.

       Vào ngày 30/4 vừa qua, tại thị xã Bình Minh và huyện Tam Bình của tỉnh Vĩnh Long xuất hiện nhiều lá cờ vàng ba sọc đỏ treo ở một số cột điện. Ngày 02/5 anh Nguyễn Hữu tấn bị bắt, với một lực lượng công an, theo gia đình cho biết, khoảng 200 người. Đây là số lượng người đông một cách bất thường, bởi vì những người đấu tranh lâu năm và có tiếng, số người đến bắt cũng chỉ vài ba chục người là nhiều. Số người nhiều bất thường đến bắt anh Nguyễn Hữu Tấn như vậy chỉ có thể lý giải bằng hai nguyên nhân: áp lực của việc phải tìm ra người, nhóm người treo cờ vàng ngày 30/4 đối với công an Vĩnh Long là rất lớn, và việc sử dụng số lượng người đông như vậy chính là để uy hiếp tinh thần người bị bắt ban đầu. Khi đã bắt anh Nguyễn Hữu Tấn vào đồn công an, việc tra tấn để tìm ra đầu mối, tìm ra người treo cờ ngày 30/4 là đương nhiên. Việc tra tấn dẫn đến cái chết của anh Nguyễn Hữu Tấn có thể có hai lý giải sau đây. Thứ nhất, với áp lực phải tìm ra người, nhóm treo cờ vàng ngày 30/4 quá lớn với công an Vĩnh Long dẫn tới việc tra tấn quá tay (trường hợp anh Tấn không liên quan việc treo cờ, hoặc có liên quan nhưng bản lĩnh không nhận) đưa tới cái chết cho anh Tấn. Khi anh Tấn đã chết trong tình huống này (không cố tình giết), an ninh đã biến cái chết của anh Tấn thành sự ám ảnh, răn đe những người có ý định tôn vinh lá cờ vàng, bằng cách cho cắt cổ anh Tấn và khâu lại. Thứ hai, ngay từ đầu, công an đã có mục tiêu và mục đích giết anh Nguyễn Hữu Tấn để tạo ra nỗi khiếp sợ cho những người còn có ý định treo, tôn vinh lá cờ vàng. Có lẽ chỉ có công an, an ninh liên quan vụ này mới có thể trả lời được câu hỏi này. Việc giết, hoặc sử dụng cái chết của anh Nguyễn Hữu Tấn trong việc đe dọa, tạo ra nỗi sợ hãi cho người dân là một sự thật, một chiến lược dập tắt phong trào tôn vinh lá cờ vàng ba sọc đỏ mới manh nha và có dấu hiệu bùng phát. Nếu không phải đó là một động thái đe dọa, răn đe “giết gà dọa khỉ”, “giết một người, vạn người sợ” thì không ai có thể giải thích nổi cái chết thảm khốc và oan khuất của anh Nguyễn Hữu Tấn vừa qua. Nhiều người đã thắc mắc, nếu công an muốn giết người thì quá đơn giản, có thể có nhiều cách mà không ai biết, hoặc chứng minh được công an, an ninh liên quan đến cái chết của họ. Nhưng tại sao với việc sử dụng một lực lượng công an lớn đến như vậy, bắt người công khai lại để xảy ra một cái chết cực kỳ dã man, tàn bạo như vậy? Chỉ có thể lý giải, công an, an ninh có chủ trương thực hiện một sự kiện như vậy để tạo ra nỗi sợ hãi trong dân chúng, nhằm dập tắt phong trào tôn vinh lá cờ vàng mà thôi.

       Sự kiện anh Nguyễn Tăng Vĩnh Phú, ở phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, Sài Gòn đã sơn cờ vàng ba sọc đỏ ở cửa cuốn của gia đình, công an đã công khai dẫn côn đồ đập phá cửa hàng và gia đình anh đồng thời áp lực để anh xóa lá cờ, cuối cùng phải sang nhượng lại cửa hàng, cửa tiệm tạo mẫu tóc của mình. Sự kiện này, công khai đập phá nhà dân, bằng chính công an và côn đồ, ép người dân mất nghề, mất việc và thu nhập càng chứng tỏ quyết tâm dập tắt phong trào tôn vinh lá cờ vàng ba sọc đỏ của nhà cầm quyền Việt Nam.

       2/ Về mục tiêu dập tắt phong trào phản kháng formosa

       Thời gian vừa qua cũng là thời điểm nhà cầm quyền Việt Nam tập trung cho mục tiêu dập tắt phong trào phản kháng với vấn đề Formosa. Như các bài viết phân tích trước đây, nhà cầm quyền hơn ai hết hiểu rõ vấn đề ô nhiễm môi trường biển miền trung do công ty Formosa gây ra là vấn đề nan giải, không thể giải quyết được theo cách thức truyền thống, thông thường. Tức là việc điều tra, khảo sát công khai, minh bạch để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, làm sạch môi trường và truy tố  công ty Formosa là không thể thực hiện được. Với việc Formosa đã có đầy đủ các văn bản pháp lý mà nhà cầm quyền Việt Nam cấp, với việc lợi ích nhóm (tham nhũng, nhận hối lộ) từ các cấp cao nhất, và sức ép của Trung Quốc, nhà cầm quyền đã lựa chọn việc bảo vệ Formosa và đương đầu với sự phẫn nộ của dân chúng. Để thực hiện những tiếng nói phản kháng trong vụ việc Formosa, nhà cầm quyền đã làm được khá nhiều, và rất bài bản.

       Việc đầu tiên là họ vô hiệu hóa hoạt động của các hội, nhóm bằng cách đánh phá bên trong lẫn bên ngoài, để các hội nhóm vẫn còn tên gọi, nhưng không còn nhiều khả năng làm việc chung. Các hội nhóm vẫn còn, vẫn hoạt động nhưng chủ yếu dựa trên các hoạt động cá nhân, sự phối kết hợp, sức mạnh thực sự của tổ chức hầu như không còn nữa. Bước tiếp theo, nhà cầm quyền đã triệt để đàn áp các cuộc biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn, sử dụng cả những quân bài hai mang, dân chủ cuội để gây mâu thuẫn ngay từ việc hưởng ứng lời kêu gọi xuống đường. Nhưng điểm nhấn trong việc này vẫn là sự đàn áp dữ dội, canh nhà người đấu tranh, và bắt bớ, đánh đập dã man người biểu tình. Như vậy, với cách thức này, nhà cầm quyền đã hạn chế tối đa sự ủng hộ, cổ vũ và hiệp thông của các trung tâm lớn đối với cuộc đấu tranh của người dân vì môi trường. Về cơ bản, họ đã khoanh vùng được cuộc đấu tranh của người dân miền trung trong phạm vi khu vực để xử lý. Nhưng điểm nóng nhất, mấu chốt nhất chính là người dân miền trung, phần lớn là những giáo dân Công giáo, được sự ủng hộ và dẫn dắt của các linh mục. Những cuộc đấu tranh của người dân miền trung chưa lúc nào ngơi nghỉ, và bất cứ khi nào người dân lên tiếng, cũng đều là số lượng người rất lớn, mặc dù chưa phải tất cả....

              ... Các cuộc đấu tranh của người dân miền trung rất kiên trì, bền bỉ và ôn hòa. Tuy nhiên, đã nhiều lần họ làm cho nhà cầm quyền các huyện, tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh phải rơi vào thế bị động. Điển hình là vụ việc người dân hai huyện Lộc Hà, Kỳ Anh bao vậy trụ sở huyện Lộc Hà, ngăn chặn tuyến đường quốc lộ 1A qua huyện Kỳ Anh những ngày đầu tháng tư vừa qua. Vụ việc công an đánh người và cướp đi 200 chiếc áo NO-FORMOSA, hàng ngàn người dân bao vây trụ sở công an huyện Quỳnh Lưu yêu cầu trả áo và công an đã phải xin lỗi điều đình với các linh mục. Với những sự khó lường và diễn biến ngày càng phức tạp, nhà cầm quyền Việt Nam đã tập trung, triển khai và sử dụng nhiều biện pháp để tấn công vào phong trào đấu tranh của người dân.

       - Khởi tố vụ án về sự kiện bao vây trụ sở huyện Lộc Hà, vụ ngăn chặn quốc lộ 1A ở Kỳ Anh, bước đầu là khởi tố những người làm truyền thông trong vụ việc. Đó là việc ra lệnh bắt Bạch Hồng Quyền, sau đó là lệnh truy nã, một người thuộc tổ chức Con Đường Việt Nam làm truyền thông về dân chủ, người đưa tin về các cuộc khiếu kiện, biểu tình của người dân miền trung. Đánh, dằn mặt cô Lê Mỹ Hạnh 2 lần tại Hà Nội và Sài Gòn. Cô Lê Mỹ Hạnh cũng là người đưa tin nhiệt tình và hiệu quả vụ người dân Kỳ Anh chặn quốc lộ 1A. Điều lạ, và trắng trợn trong việc đánh cô Lê Mỹ Hạnh ở Sài Gòn là nhà cầm quyền đã dùng côn đồ áp đảo, đánh đập cô Lê Mỹ hạnh và hai người bạn ngay tại nơi ở của các cô, sau đó còn cho côn đồ quay clip đưa lên mạng xã hội để hăm dọa. Đây là việc từ trước tới nay chưa từng xảy ra. Nó chứng tỏ rằng, nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay đã không còn quan tâm tới dư luận, ngang nhiên cấu kết với côn đồ để trấn áp người đấu tranh. Cũng trong diễn biến liên quan, ngày 15/5, công an đã chặn đường bắt giữ Hoàng Đức Bình, thuộc tổ chức Phong trào Lao Động Việt, người làm truyền thông sát cánh và đưa tin về các cuộc khiếu kiện, biểu tình của người dân miền trung. Rút kinh nghiệm vụ Bạch Hồng Quyền (ra lệnh bắt thì Quyền bỏ trốn), công an Nghệ An đã bắt Hoàng Đức Bình trước, rồi thông báo quyết định khởi tố và bắt giam sau, một việc làm hoàn toàn trái với các quy định của pháp luật về việc bắt giam, khởi tố người. Hàng ngàn người đã xuống đường bảo vệ linh mục Nguyễn Đình Thục (đi cùng Hoàng Đức Bình khi Bình bị bắt) và yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho Hoàng Đức Bình. Mục đích của an ninh, nhà cầm quyền trong việc đánh đập cô Lê Mỹ Hạnh và bắt Bạch Hồng Quyền và Hoàng Đức Bình là ngăn chặn những người làm truyền thông chuyên nghiệp đưa tin về cuộc đấu tranh của người dân miền trung. Tuy nhiên, với việc phát triển của mạng Internet và điện thoại cầm tay, không thiếu gì những người có thể thay thế công việc của Bạch Hồng Quyền và Hoàng Đức Bình, Lê Mỹ Hạnh trong tương lai.

       - Sử dụng truyền thông lề đảng, các tổ chức ngoại vi, thậm chí cả các em học sinh để đấu tố, lên án, gây áp lực tới các linh mục đang dẫn dắt cuộc đấu tranh đòi quyền lợi hợp pháp của người dân miền trung. Liên tục trong các tháng qua, các báo chí, đài phát thanh, truyền hình của nhà cầm quyền Việt Nam, nhất là ở các tỉnh, đã bôi nhọ, chụp mũ và vu khống  hai linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục. Đây là những bài bản quen thuộc của nhà cầm quyền. Tuy nhiên, gần đây nhà cầm quyền huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã cho các đoàn thể, hội nhóm ngoại vi của đảng như Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên tổ chức các cuộc lên án, đấu tố linh mục Đặng Hữu Nam. Đặc biệt hơn nữa, họ đã tổ chức các cuộc xuống đường với các biểu ngữ vu khống linh mục. Theo người dân phản ánh lại, những người xuống đường, biểu tình vu khống cha Nam đều được nhà cầm quyền phát tiền trực tiếp cho việc tham gia biểu tình đó. Mục đích của việc dùng các tổ chức đoàn thể, ngoại vi đấu tố và tổ chức các cuộc biểu tình phản đối linh mục một mặt tạo ra mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân, giữa người dân theo và không theo tôn giáo, mặt khác cũng là thăm dò, dọn đường để có thể truy tố các linh mục trong tương lai.

       Trong cuộc đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng của người dân miền trung phần lớn là những người giáo dân Công giáo. Họ chỉ có chính nghĩa và tinh thần đoàn kết, được sự dẫn dắt của các linh mục, những vị chủ chăn và sự ủng hộ của dư luận tiến bộ trong và ngoài nước. Về phía nhà cầm quyền, cuộc đấu tranh của những người dân Công giáo là một bài toán cực kỳ hóc búa, rất nan giải và vô cùng khó xử lý. Có thể có những khó khăn sau, nếu như nhà cầm quyền quyết tâm theo đuổi việc đàn áp với mục đích dập tắt phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của người dân.

       + Người dân miền trung đấu tranh đòi quyền lợi hoàn toàn đúng, chính đáng. Cuộc đấu tranh của họ có chính nghĩa, và vì có chính nghĩa nên người dân hoàn toàn tự nguyện và tin tưởng vào cuộc đấu tranh của mình. Đối với an ninh, đây không phải là vấn đề quá bận tâm, vì truyền thống của họ là đàn áp những tiếng nói chính nghĩa.

       + Những người giáo dân Công giáo có tổ chức chặt chẽ, được dẫn dắt bởi những linh mục vì quyền lợi của chính giáo dân của họ, được sự đồng tình và ủng hộ của những nhà lãnh đạo công giáo, ít nhất là ở giáo phận Vinh. Họ đấu tranh ôn hòa, chỉ đòi hỏi những quyền lợi chính đáng nên rất khó đàn áp. Mặt khác, mới chỉ có một phần nhỏ của giáo dân giáo phận Vinh trực tiếp đấu tranh. Khi mà những người đồng đạo, đấu tranh đòi quyền lợi ôn hòa bị đàn áp, thì cả giáo phận Vinh, và toàn thể người Công giáo Việt Nam cũng không thể ngồi yên. Ngoài hơn 6 triệu tín đồ công giáo Việt Nam, sau lưng họ còn có hơn 1,25 tỷ người và một giáo hội có quyền lực trên toàn thế giới. Đây chính là vấn đề vô cùng nan giải đối với nhà cầm quyền Việt Nam.

       + Về mặt chiến thuật, những người Công giáo, những người dân chỉ cần có thông tin, bằng điện thoại hoặc qua Internet, hoặc chỉ là tiếng chuông nhà thờ họ có thể tập hợp được một số lượng lớn, thậm chí vô cùng lớn. Trong khi các đơn vị cảnh sát của địa phương, nếu chỉ vài trung đoàn khó có thể uy hiếp được người dân động gấp bội. Nếu túc trực ở địa phương một quân số lớn, rất khó khăn để duy trì, và cũng chưa thể biết được những diễn biến tiếp theo. Nếu điều chuyển một số lượng quân lớn từ các nơi khác tới sẽ mất nhiều thời gian và đôi khi sự việc đã đi theo hướng khác hoặc đã an bài.

       + Sự phát triển của các phương tiện truyền thông, của mạng Internet khiến cho người dân nào cũng có thể đưa thông tin bằng hình ảnh trực tiếp việc đàn áp của nhà cầm quyền cũng là một vấn đề nan giải nếu nhà cầm quyền lựa chọn sự đàn áp.

       + Vấn đề lớn nữa, với phương pháp đấu tranh ôn hòa, nhưng nhà cầm quyền đã nhiều lần đàn áp người dân, họ vẫn chịu đựng và tiếp tục các biện pháp ôn hòa của mình. Những thông tin về cuộc đấu tranh ôn hòa của người dân, về sự đàn áp của nhà cầm quyền đang tích tụ dần sự phẫn nộ không chỉ của những người dân trực tiếp đấu tranh, mà còn của những giáo dân khác trong cùng giáo phận, và toàn thể người Công giáo Việt Nam. Khi sự đàn áp vượt quá các giới hạn, nó có thể làm bùng nổ sự phẫn nộ của người dân và dẫn tới hậu quả khủng khiếp đối với lực lượng đàn áp và ngay cả nhà cầm quyền Việt Nam.

       Chính vì những lý do trên, tuy đã khoanh vùng được cuộc đấu tranh của người dân miền trung, nhà cầm quyền vẫn chưa thể ăn ngon, ngủ yên. Cuộc đấu tranh của người dân miền trung đang được cả nước ủng hộ và hướng tới. Chúng ta tin rằng cuộc đấu tranh chính nghĩa của người dân sẽ có kết quả tốt đẹp. Với thế và lực hiện nay, nếu lựa chọn sự đàn áp, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ phải trả một cái giá rất đắt, có thể đó chính là sự tồn tại của chế độ này./.

Nguyễn Vũ Bình

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cờ Vàng và Formosa

Chúng ta tin rằng cuộc đấu tranh chính nghĩa của người dân sẽ có kết quả tốt đẹp. Với thế và lực hiện nay, nếu lựa chọn sự đàn áp, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ phải trả một cái giá rất đắt


Cờ Vàng và Formosa

       Trong tháng Năm này, tuy mới đi qua được hơn 2/3 thời gian của tháng nhưng ở Việt Nam đã có rất nhiều sự kiện lớn, dậy sóng cộng đồng mạng và dư luận xã hội. Có thể nói, đó là những sự kiện gây sốc, lần đầu tiên xảy ra, và tính chất côn đồ, man rợ vượt ra ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Vẫn biết là trong chế độ cộng sản, bất kể điều gì cũng có thể xảy ra, thường là kỳ quái, nhưng sự việc xảy ra vừa qua thực sự là cú sốc đối với nhiều người. Đầu tiên là việc một phụ nữ, cô Lê Mỹ Hạnh, từ Hà Nội vào Sài Gòn với mục đích cá nhân thông thường, đã bị một nhóm người ập vào phòng nghỉ đánh đập dã man cùng hai người bạn. Điều đáng nói là những kẻ hành hung người đã quay video clip lại cảnh đánh đập dã man đó và đưa lên mạng xã hội facebooks, cùng với những lời lẽ đe dọa, cảnh cáo hết sức mất dạy. Kẻ đưa lời cảnh cáo bằng hình ảnh, có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng. Sự việc đánh người tại nhà, tại phòng của họ, rồi quay phim xuất hiện trong clip đưa ra lời cảnh báo của nhóm côn đồ là điều chưa từng xảy ra. Trước đây những vụ an ninh, công an trực tiếp đánh người đấu tranh, hoạt động đều phải che mặt, mặc thường phục và nếu có sai côn đồ hành hung cũng phải che dấu tung tích của những kẻ côn đồ đó. Nhưng vụ việc này lại khác hẳn      

       Vụ việc thứ hai, chấn động cả nước. Anh Nguyễn Hữu Tấn, 38 tuổi ở Vĩnh Long bị công an bắt, đưa về đồn. Chỉ ngày hôm sau gia đình anh đã phải đi nhận xác anh với cái đầu bị đánh nhũn, và cổ bị cắt mấy nhát, được khâu lại. Đây thực sự là một cú sốc lớn không chỉ trong cộng đồng mạng mà toàn thể nhân dân Việt Nam. Người ta không biết, không hiểu được tại sao một người dân hiền lành, chăm chỉ làm ăn mà lại bị bắt và chỉ sau có một ngày một đêm, lại bị một cái chết thê thảm như vậy??? Tiếp theo là sự kiện anh Nguyễn Tăng Vĩnh Phú, ngụ ở phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 Sài Gòn, anh đã sơn cánh cửa xếp của gia đình hình lá cờ vàng ba sọc đỏ, sau đó đăng lên facebook cá nhân của mình. Hôm sau, cửa hàng làm đầu, tạo mẫu tóc của anh bị công an đưa côn đồ đến đập phá và tấn công ngay tại cửa hàng, cũng là gia đình anh. Anh đã quay và phát trực tiếp (live stream) trên mạng xã hội những hành vi tấn công của công an và côn đồ. Sau đó, anh đã phải tới đồn công an làm việc, và cuối cùng phải rao bán cửa hàng, cửa tiệm tạo mẫu tóc của mình.

       Tháng Năm cũng sôi động với những vụ việc liên quan tới khiếu kiện, biểu tình chống Formosa. Trong những ngày đầu tháng Năm, ngoài việc truyền thông lề đảng liên tục tuyên truyền, đả kích, bôi nhọ các linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục, nhà cầm quyền còn tổ chức cho các hội đoàn ngoại vi của đảng như Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Thanh Niên của huyện Quỳnh Lưu tiến hành hội nghị đấu tố và và biểu tình phản đối các linh mục. Điều hài hước là, nhà nước, nhà cầm quyền lại tổ chức cuộc biểu tình để chống lại người dân của mình. Cùng với những việc này, nhà cầm quyền đã khởi tố vụ án, thông báo lệnh bắt giam Bạch Hồng Quyền, một người hoạt động truyền thông thuộc tổ chức Con Đường Việt Nam, người đã đưa tin về các vụ khiếu kiện, biểu tình của người dân miền trung. Khi Bạch Hồng Quyền bỏ trốn, cơ quan điều tra phát lệnh và thông báo phát lệnh truy nã toàn quốc. Rút kinh nghiệm trường hợp Bạch Hồng Quyền, nhà cầm quyền Nghệ An đã thực hiện việc bắt cóc Hoàng Đức Bình, cũng là một người đấu tranh, hoạt động truyền thông tích cực trong việc đưa tin về khiếu kiện, biểu tình ở miền trung thuộc tổ chức Phong trào Lao động Việt. Sau khi bắt được Hoàng Đức Bình, nhà cầm quyền mới thông báo các lệnh bắt, khởi tố anh này trên các phương tiện truyền thông, sau cùng mới thông báo với gia đình anh này.

       Có thể nói, thời gian qua đã có liên tiếp các sự kiện nhà cầm quyền tấn công vào nhân dân và phong trào dân chủ, một cách có chủ đích và tàn bạo. Xâu chuỗi các sự kiện lại, chúng ta có thể thấy được, hiện nay nhà cầm quyền, an ninh Việt Nam đang thực thi hai chiến lược quan trọng. Đó là, ngăn chặn và dập tắt phong trào tôn vinh lá cờ vàng của người dân và dập tắt các cuộc khiếu kiện, biểu tình chống Formosa đòi đền bù thiệt hại và làm trong sạch môi trường.

       1/ Quyết tâm của nhà cầm quyền trong việc dập tắt phong trào tôn vinh lá cờ vàng

       Lá cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ của dân tộc có từ thời nhà Nguyễn ở nước ta. Việt Nam Cộng Hòa đã tiếp nối và tiếp quản lá cờ này. Khi miền bắc cộng sản, với lá cờ đỏ sao vàng từ năm 1945, đã cưỡng chiếm thành công miền Nam Việt Nam, xóa sổ cả chế độ Việt Nam Cộng Hòa cùng với biểu tượng lá cờ vàng ba sọc đỏ. Với những chính sách sắt máu và tàn bạo khi đối xử với những con người trong bộ máy Việt Nam Cộng Hòa trước đây, một lẽ tự nhiên, không một ai dám sử dụng, phục hồi và tôn vinh lá cờ vàng ba sọc đỏ. Tuy nhiên, theo thời gian, nỗi sợ cũng phai nhạt dần. Khi mạng Internet, và nhất là mạng xã hội facebooks ra đời, thì những vấn đề liên quan tới lịch sử lá cờ vàng, tới những sự thật của chế độ cộng sản được phơi bày, người dân đã dần dần hiểu được ý nghĩa của lá cờ vàng của dân tộc. Chính vì vậy, đã có một số người bắt đầu treo, tôn vinh lá cờ vàng ba sọc đỏ. Điều đặc biệt là, một số người ban đầu tôn vinh lá cờ, lại là những người ở miền bắc Việt Nam. Cách đây khoảng 3-4 năm, ở Nghệ An, đã có nick facebooks là Hoàng Tử Thuốc Lào (sau này được biết, đó chính là thanh niên Nguyễn Viết Dũng, hay còn gọi là Dũng Phi Hổ) đã treo lá cờ vàng trên cây trong nhà mình. Anh này đã gặp chút rắc rối với nhà cầm quyền sở tại. Sau đó, Nguyễn Viết Dũng bị bắt bởi mặc bộ quân phục thời Việt Nam Cộng Hòa, trong cuộc xuống đường phản đối chặt hạ cây xanh, cùng với 4 người bạn của mình. Tuy nhiên, án tù của Nguyễn Viết Dũng không nhiều, và có thể sự kiện treo cờ vàng (trước đó) cũng không ảnh hưởng nhiều tới anh ta trong vụ án. Tiếp sau đó, lác đác có người này, người khác đã cầm lá cờ vàng, chụp ảnh, quay clip để đưa lên mạng xã hội. Nếu chỉ có những cá nhân đơn lẻ, thỉnh thoảng chụp hình, quay phim cùng lá cở đưa lên mạng xã hội, có lẽ an ninh cũng chưa đưa ra chiến lược dập tắt phong trào tôn vinh lá cờ vàng ba sọc đỏ...

              ... Bước ngoặt của việc tôn vinh cờ vàng là ngày 09/4/2017, tại xã Kỳ Hà, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã có 4-5 lá cờ vàng tung bay trong cuộc biểu tình của người dân yêu cầu đền bù thỏa đáng, đóng cửa Formosa và làm sạch môi trường. Đây là sự kiện lớn, chấn động vì cờ vàng xuất hiện 4 đến 5 chiếc, lại trong một cuộc biểu tình, chống Formosa cũng chính là chống lại sự bao che cho Formosa, tức là chống lại chế độ. Chính sự kiện này đã tăng thêm sức mạnh cho những người yêu lá cờ vàng trong nhiều ngày tháng tiếp theo. Sự kiện ông Vương Văn Thả, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đã công khai treo lá cờ trong các cuộc livestream trên facebooks đã dẫn tới sự kiện công an, côn đồ bao vây, vây hãm gia đình ông gần một tháng. Ngày 18/5 vừa qua, ông Vương Văn Thả đã bị nhà cầm quyền bắt giam sau gần một tháng phong tỏa, cô lập gia đình ông. Đối với ông Vương Văn Thả, ngoài sự việc treo lá cờ vàng, ông còn dùng loa công suất lớn để tại nhà tố cáo, lên án nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo và đàn áp người dân. Điều này có nghĩa, việc treo cờ vàng của ông cũng chỉ là một yếu tố trong việc ông và gia đình bị phong tỏa, và cuối cùng là ông bị bắt.

       Hai sự việc đơn thuần liên quan tới lá cờ vàng, và hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam cho thấy rõ một quyết tâm dập tắt phong trào tôn vinh lá cờ vàng của người dân. Đó là sự kiện anh Nguyễn Hữu Tấn bị giết, bị cắt cổ chết tại đồn công an ở Vĩnh Long, và sự kiện công an cùng côn đồ đập phá nhà anh Nguyễn Tăng Vĩnh Phú ở phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, Sài Gòn. Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ một điều. Việc tôn vinh, treo lá cờ vàng tại nhà, hoặc cầm đi quay phim chụp ảnh không hề vi phạm một điều khoản nào trong tất cả luật pháp hiện hành ở Việt Nam. Trong luật pháp Việt Nam hiện nay, không hề có điều nào có thể truy tố, khép tội người dân treo hoặc cầm cờ vàng. Nhà cầm quyền không thể dùng việc bắt bớ, khởi tố để đe dọa để từ đó dập tắt phong trào tôn vinh lá cờ vàng. Chính vì vậy, họ đã phải dùng tới những biện pháp khác, đó là biện pháp vô cùng dã man, tàn bạo, đó là giết người để đe dọa những người khác hành động trong việc tôn vinh lá cờ vàng. Sự kiện về cái chết của anh Nguyễn Hữu Tấn đã chứng minh cho lập luận này.

       Vào ngày 30/4 vừa qua, tại thị xã Bình Minh và huyện Tam Bình của tỉnh Vĩnh Long xuất hiện nhiều lá cờ vàng ba sọc đỏ treo ở một số cột điện. Ngày 02/5 anh Nguyễn Hữu tấn bị bắt, với một lực lượng công an, theo gia đình cho biết, khoảng 200 người. Đây là số lượng người đông một cách bất thường, bởi vì những người đấu tranh lâu năm và có tiếng, số người đến bắt cũng chỉ vài ba chục người là nhiều. Số người nhiều bất thường đến bắt anh Nguyễn Hữu Tấn như vậy chỉ có thể lý giải bằng hai nguyên nhân: áp lực của việc phải tìm ra người, nhóm người treo cờ vàng ngày 30/4 đối với công an Vĩnh Long là rất lớn, và việc sử dụng số lượng người đông như vậy chính là để uy hiếp tinh thần người bị bắt ban đầu. Khi đã bắt anh Nguyễn Hữu Tấn vào đồn công an, việc tra tấn để tìm ra đầu mối, tìm ra người treo cờ ngày 30/4 là đương nhiên. Việc tra tấn dẫn đến cái chết của anh Nguyễn Hữu Tấn có thể có hai lý giải sau đây. Thứ nhất, với áp lực phải tìm ra người, nhóm treo cờ vàng ngày 30/4 quá lớn với công an Vĩnh Long dẫn tới việc tra tấn quá tay (trường hợp anh Tấn không liên quan việc treo cờ, hoặc có liên quan nhưng bản lĩnh không nhận) đưa tới cái chết cho anh Tấn. Khi anh Tấn đã chết trong tình huống này (không cố tình giết), an ninh đã biến cái chết của anh Tấn thành sự ám ảnh, răn đe những người có ý định tôn vinh lá cờ vàng, bằng cách cho cắt cổ anh Tấn và khâu lại. Thứ hai, ngay từ đầu, công an đã có mục tiêu và mục đích giết anh Nguyễn Hữu Tấn để tạo ra nỗi khiếp sợ cho những người còn có ý định treo, tôn vinh lá cờ vàng. Có lẽ chỉ có công an, an ninh liên quan vụ này mới có thể trả lời được câu hỏi này. Việc giết, hoặc sử dụng cái chết của anh Nguyễn Hữu Tấn trong việc đe dọa, tạo ra nỗi sợ hãi cho người dân là một sự thật, một chiến lược dập tắt phong trào tôn vinh lá cờ vàng ba sọc đỏ mới manh nha và có dấu hiệu bùng phát. Nếu không phải đó là một động thái đe dọa, răn đe “giết gà dọa khỉ”, “giết một người, vạn người sợ” thì không ai có thể giải thích nổi cái chết thảm khốc và oan khuất của anh Nguyễn Hữu Tấn vừa qua. Nhiều người đã thắc mắc, nếu công an muốn giết người thì quá đơn giản, có thể có nhiều cách mà không ai biết, hoặc chứng minh được công an, an ninh liên quan đến cái chết của họ. Nhưng tại sao với việc sử dụng một lực lượng công an lớn đến như vậy, bắt người công khai lại để xảy ra một cái chết cực kỳ dã man, tàn bạo như vậy? Chỉ có thể lý giải, công an, an ninh có chủ trương thực hiện một sự kiện như vậy để tạo ra nỗi sợ hãi trong dân chúng, nhằm dập tắt phong trào tôn vinh lá cờ vàng mà thôi.

       Sự kiện anh Nguyễn Tăng Vĩnh Phú, ở phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, Sài Gòn đã sơn cờ vàng ba sọc đỏ ở cửa cuốn của gia đình, công an đã công khai dẫn côn đồ đập phá cửa hàng và gia đình anh đồng thời áp lực để anh xóa lá cờ, cuối cùng phải sang nhượng lại cửa hàng, cửa tiệm tạo mẫu tóc của mình. Sự kiện này, công khai đập phá nhà dân, bằng chính công an và côn đồ, ép người dân mất nghề, mất việc và thu nhập càng chứng tỏ quyết tâm dập tắt phong trào tôn vinh lá cờ vàng ba sọc đỏ của nhà cầm quyền Việt Nam.

       2/ Về mục tiêu dập tắt phong trào phản kháng formosa

       Thời gian vừa qua cũng là thời điểm nhà cầm quyền Việt Nam tập trung cho mục tiêu dập tắt phong trào phản kháng với vấn đề Formosa. Như các bài viết phân tích trước đây, nhà cầm quyền hơn ai hết hiểu rõ vấn đề ô nhiễm môi trường biển miền trung do công ty Formosa gây ra là vấn đề nan giải, không thể giải quyết được theo cách thức truyền thống, thông thường. Tức là việc điều tra, khảo sát công khai, minh bạch để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, làm sạch môi trường và truy tố  công ty Formosa là không thể thực hiện được. Với việc Formosa đã có đầy đủ các văn bản pháp lý mà nhà cầm quyền Việt Nam cấp, với việc lợi ích nhóm (tham nhũng, nhận hối lộ) từ các cấp cao nhất, và sức ép của Trung Quốc, nhà cầm quyền đã lựa chọn việc bảo vệ Formosa và đương đầu với sự phẫn nộ của dân chúng. Để thực hiện những tiếng nói phản kháng trong vụ việc Formosa, nhà cầm quyền đã làm được khá nhiều, và rất bài bản.

       Việc đầu tiên là họ vô hiệu hóa hoạt động của các hội, nhóm bằng cách đánh phá bên trong lẫn bên ngoài, để các hội nhóm vẫn còn tên gọi, nhưng không còn nhiều khả năng làm việc chung. Các hội nhóm vẫn còn, vẫn hoạt động nhưng chủ yếu dựa trên các hoạt động cá nhân, sự phối kết hợp, sức mạnh thực sự của tổ chức hầu như không còn nữa. Bước tiếp theo, nhà cầm quyền đã triệt để đàn áp các cuộc biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn, sử dụng cả những quân bài hai mang, dân chủ cuội để gây mâu thuẫn ngay từ việc hưởng ứng lời kêu gọi xuống đường. Nhưng điểm nhấn trong việc này vẫn là sự đàn áp dữ dội, canh nhà người đấu tranh, và bắt bớ, đánh đập dã man người biểu tình. Như vậy, với cách thức này, nhà cầm quyền đã hạn chế tối đa sự ủng hộ, cổ vũ và hiệp thông của các trung tâm lớn đối với cuộc đấu tranh của người dân vì môi trường. Về cơ bản, họ đã khoanh vùng được cuộc đấu tranh của người dân miền trung trong phạm vi khu vực để xử lý. Nhưng điểm nóng nhất, mấu chốt nhất chính là người dân miền trung, phần lớn là những giáo dân Công giáo, được sự ủng hộ và dẫn dắt của các linh mục. Những cuộc đấu tranh của người dân miền trung chưa lúc nào ngơi nghỉ, và bất cứ khi nào người dân lên tiếng, cũng đều là số lượng người rất lớn, mặc dù chưa phải tất cả....

              ... Các cuộc đấu tranh của người dân miền trung rất kiên trì, bền bỉ và ôn hòa. Tuy nhiên, đã nhiều lần họ làm cho nhà cầm quyền các huyện, tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh phải rơi vào thế bị động. Điển hình là vụ việc người dân hai huyện Lộc Hà, Kỳ Anh bao vậy trụ sở huyện Lộc Hà, ngăn chặn tuyến đường quốc lộ 1A qua huyện Kỳ Anh những ngày đầu tháng tư vừa qua. Vụ việc công an đánh người và cướp đi 200 chiếc áo NO-FORMOSA, hàng ngàn người dân bao vây trụ sở công an huyện Quỳnh Lưu yêu cầu trả áo và công an đã phải xin lỗi điều đình với các linh mục. Với những sự khó lường và diễn biến ngày càng phức tạp, nhà cầm quyền Việt Nam đã tập trung, triển khai và sử dụng nhiều biện pháp để tấn công vào phong trào đấu tranh của người dân.

       - Khởi tố vụ án về sự kiện bao vây trụ sở huyện Lộc Hà, vụ ngăn chặn quốc lộ 1A ở Kỳ Anh, bước đầu là khởi tố những người làm truyền thông trong vụ việc. Đó là việc ra lệnh bắt Bạch Hồng Quyền, sau đó là lệnh truy nã, một người thuộc tổ chức Con Đường Việt Nam làm truyền thông về dân chủ, người đưa tin về các cuộc khiếu kiện, biểu tình của người dân miền trung. Đánh, dằn mặt cô Lê Mỹ Hạnh 2 lần tại Hà Nội và Sài Gòn. Cô Lê Mỹ Hạnh cũng là người đưa tin nhiệt tình và hiệu quả vụ người dân Kỳ Anh chặn quốc lộ 1A. Điều lạ, và trắng trợn trong việc đánh cô Lê Mỹ Hạnh ở Sài Gòn là nhà cầm quyền đã dùng côn đồ áp đảo, đánh đập cô Lê Mỹ hạnh và hai người bạn ngay tại nơi ở của các cô, sau đó còn cho côn đồ quay clip đưa lên mạng xã hội để hăm dọa. Đây là việc từ trước tới nay chưa từng xảy ra. Nó chứng tỏ rằng, nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay đã không còn quan tâm tới dư luận, ngang nhiên cấu kết với côn đồ để trấn áp người đấu tranh. Cũng trong diễn biến liên quan, ngày 15/5, công an đã chặn đường bắt giữ Hoàng Đức Bình, thuộc tổ chức Phong trào Lao Động Việt, người làm truyền thông sát cánh và đưa tin về các cuộc khiếu kiện, biểu tình của người dân miền trung. Rút kinh nghiệm vụ Bạch Hồng Quyền (ra lệnh bắt thì Quyền bỏ trốn), công an Nghệ An đã bắt Hoàng Đức Bình trước, rồi thông báo quyết định khởi tố và bắt giam sau, một việc làm hoàn toàn trái với các quy định của pháp luật về việc bắt giam, khởi tố người. Hàng ngàn người đã xuống đường bảo vệ linh mục Nguyễn Đình Thục (đi cùng Hoàng Đức Bình khi Bình bị bắt) và yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho Hoàng Đức Bình. Mục đích của an ninh, nhà cầm quyền trong việc đánh đập cô Lê Mỹ Hạnh và bắt Bạch Hồng Quyền và Hoàng Đức Bình là ngăn chặn những người làm truyền thông chuyên nghiệp đưa tin về cuộc đấu tranh của người dân miền trung. Tuy nhiên, với việc phát triển của mạng Internet và điện thoại cầm tay, không thiếu gì những người có thể thay thế công việc của Bạch Hồng Quyền và Hoàng Đức Bình, Lê Mỹ Hạnh trong tương lai.

       - Sử dụng truyền thông lề đảng, các tổ chức ngoại vi, thậm chí cả các em học sinh để đấu tố, lên án, gây áp lực tới các linh mục đang dẫn dắt cuộc đấu tranh đòi quyền lợi hợp pháp của người dân miền trung. Liên tục trong các tháng qua, các báo chí, đài phát thanh, truyền hình của nhà cầm quyền Việt Nam, nhất là ở các tỉnh, đã bôi nhọ, chụp mũ và vu khống  hai linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục. Đây là những bài bản quen thuộc của nhà cầm quyền. Tuy nhiên, gần đây nhà cầm quyền huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã cho các đoàn thể, hội nhóm ngoại vi của đảng như Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên tổ chức các cuộc lên án, đấu tố linh mục Đặng Hữu Nam. Đặc biệt hơn nữa, họ đã tổ chức các cuộc xuống đường với các biểu ngữ vu khống linh mục. Theo người dân phản ánh lại, những người xuống đường, biểu tình vu khống cha Nam đều được nhà cầm quyền phát tiền trực tiếp cho việc tham gia biểu tình đó. Mục đích của việc dùng các tổ chức đoàn thể, ngoại vi đấu tố và tổ chức các cuộc biểu tình phản đối linh mục một mặt tạo ra mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân, giữa người dân theo và không theo tôn giáo, mặt khác cũng là thăm dò, dọn đường để có thể truy tố các linh mục trong tương lai.

       Trong cuộc đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng của người dân miền trung phần lớn là những người giáo dân Công giáo. Họ chỉ có chính nghĩa và tinh thần đoàn kết, được sự dẫn dắt của các linh mục, những vị chủ chăn và sự ủng hộ của dư luận tiến bộ trong và ngoài nước. Về phía nhà cầm quyền, cuộc đấu tranh của những người dân Công giáo là một bài toán cực kỳ hóc búa, rất nan giải và vô cùng khó xử lý. Có thể có những khó khăn sau, nếu như nhà cầm quyền quyết tâm theo đuổi việc đàn áp với mục đích dập tắt phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của người dân.

       + Người dân miền trung đấu tranh đòi quyền lợi hoàn toàn đúng, chính đáng. Cuộc đấu tranh của họ có chính nghĩa, và vì có chính nghĩa nên người dân hoàn toàn tự nguyện và tin tưởng vào cuộc đấu tranh của mình. Đối với an ninh, đây không phải là vấn đề quá bận tâm, vì truyền thống của họ là đàn áp những tiếng nói chính nghĩa.

       + Những người giáo dân Công giáo có tổ chức chặt chẽ, được dẫn dắt bởi những linh mục vì quyền lợi của chính giáo dân của họ, được sự đồng tình và ủng hộ của những nhà lãnh đạo công giáo, ít nhất là ở giáo phận Vinh. Họ đấu tranh ôn hòa, chỉ đòi hỏi những quyền lợi chính đáng nên rất khó đàn áp. Mặt khác, mới chỉ có một phần nhỏ của giáo dân giáo phận Vinh trực tiếp đấu tranh. Khi mà những người đồng đạo, đấu tranh đòi quyền lợi ôn hòa bị đàn áp, thì cả giáo phận Vinh, và toàn thể người Công giáo Việt Nam cũng không thể ngồi yên. Ngoài hơn 6 triệu tín đồ công giáo Việt Nam, sau lưng họ còn có hơn 1,25 tỷ người và một giáo hội có quyền lực trên toàn thế giới. Đây chính là vấn đề vô cùng nan giải đối với nhà cầm quyền Việt Nam.

       + Về mặt chiến thuật, những người Công giáo, những người dân chỉ cần có thông tin, bằng điện thoại hoặc qua Internet, hoặc chỉ là tiếng chuông nhà thờ họ có thể tập hợp được một số lượng lớn, thậm chí vô cùng lớn. Trong khi các đơn vị cảnh sát của địa phương, nếu chỉ vài trung đoàn khó có thể uy hiếp được người dân động gấp bội. Nếu túc trực ở địa phương một quân số lớn, rất khó khăn để duy trì, và cũng chưa thể biết được những diễn biến tiếp theo. Nếu điều chuyển một số lượng quân lớn từ các nơi khác tới sẽ mất nhiều thời gian và đôi khi sự việc đã đi theo hướng khác hoặc đã an bài.

       + Sự phát triển của các phương tiện truyền thông, của mạng Internet khiến cho người dân nào cũng có thể đưa thông tin bằng hình ảnh trực tiếp việc đàn áp của nhà cầm quyền cũng là một vấn đề nan giải nếu nhà cầm quyền lựa chọn sự đàn áp.

       + Vấn đề lớn nữa, với phương pháp đấu tranh ôn hòa, nhưng nhà cầm quyền đã nhiều lần đàn áp người dân, họ vẫn chịu đựng và tiếp tục các biện pháp ôn hòa của mình. Những thông tin về cuộc đấu tranh ôn hòa của người dân, về sự đàn áp của nhà cầm quyền đang tích tụ dần sự phẫn nộ không chỉ của những người dân trực tiếp đấu tranh, mà còn của những giáo dân khác trong cùng giáo phận, và toàn thể người Công giáo Việt Nam. Khi sự đàn áp vượt quá các giới hạn, nó có thể làm bùng nổ sự phẫn nộ của người dân và dẫn tới hậu quả khủng khiếp đối với lực lượng đàn áp và ngay cả nhà cầm quyền Việt Nam.

       Chính vì những lý do trên, tuy đã khoanh vùng được cuộc đấu tranh của người dân miền trung, nhà cầm quyền vẫn chưa thể ăn ngon, ngủ yên. Cuộc đấu tranh của người dân miền trung đang được cả nước ủng hộ và hướng tới. Chúng ta tin rằng cuộc đấu tranh chính nghĩa của người dân sẽ có kết quả tốt đẹp. Với thế và lực hiện nay, nếu lựa chọn sự đàn áp, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ phải trả một cái giá rất đắt, có thể đó chính là sự tồn tại của chế độ này./.

Nguyễn Vũ Bình

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm