Thân Hữu Tiếp Tay...

Cô cán bộ gương mẫu - Lê Phùng Xuân

xxx


347s
Những ngày đầu xa Xuân, Vân thấy bồn chồn, nhớ nhung mông lung.Chiều nào Vân cũng ngó ra trước sân, có con đường qua lại trong xóm, mường tượng hình bóng Xuân bỗng chốc hiện ra ở đầu đường vô nhà.Những ngày sống với Xuân ở căn chòi nơi đồng không mông quạnh là những ngày Vân cảm thấy vô cùng sung sướng….

 

Trong đêm tối, Vân mò mẫm với tay lấy cái khăn rằn móc ở vách lá, quấn môt vòng quanh cổ, rồi bước vội vàng ra khỏi nhà.Đêm đen mờ mịt.Nàng hông chịu bó đuốc, nên lúc đầu đi còn khó khăn.Được một lúc quen dần với bóng đêm, Vân rảo nhanh hơn.

Đêm nay có buổi họp.Tía nói rất quan trọng và kêu Vân nên đi.Hơn nữa, đây là dịp bãi trường Vân ở nhà nghỉ ăn Tết nên nàng cũng háo hức đi cho biết.Nghe nói họ nói “chữ” rất hay. Mấy hôm nay, anh ba của Vân, đã dự một vài cuộc mít tinh, nói họ từ khu 9 về.Họ mặc toàn đồ bà ba đen, quấn khăn rằn, ăn ở cùng với dân chúng ở Lương Hoà.Anh ba của Vân còn cho biết là họ hay nói u tê cu, sinh họat, công tác…. Vân thắc mắc hông hiểu u tê cu là gì? Chữ gì lạ vậy? Vân chưa từng nghe bao giờ? Mãi suy nghĩ, Vân đã đi vô sân nhà chú Chín Lê- em của Tía Vân- hồi nào mà nàng hông biết.Một cây đèn măng xông treo lủng lẳng ở đòn ngang nhà, đốt sáng một góc vườn.Có một đám thanh niên, thiếu nữ nhơn dịp kỳ nghỉ Tết cũng đi dự như Vân. Cả nhà Vân đêm nay cũng có mặt ở đây.

Hông có tiếng nói ồn ào.Chỉ có tiếng xù xì trong đám đông.Họ trông đợi coi người ta nói cái gì, vì đây là lần đâu tiên sau sáu năm- từ hồi đình chiến, tập kết- mới có cán bộ Việt Minh về làng nói chuyện.Đột nhiên mọi người im phăng phắc.Từ trong tối mờ mờ ở giữa nhà bỗng hiện ra một người đàn ông sồn sồn.Vì lâu ngày hông dùng lược, chỉ lấy hai tay vuốt từ trước ra sau, nên mái tóc chẻ hai ngay giữa đỉnh đầu.Đôi mắt sâu và sáng.Chân mày rậm rịt.Dáng đi nghiêm nghị khi bước ra vừa tới cửa.

Đầu tiên, người hay nói “chữ” gởi lời kính chào tất cả người đến tụ họp đông đủ đêm nay.Sau đó nói đến tình hình những người tập kết chưa được về là do chánh phủ Diệm đã phản bội bản ký kết đình chiến, hông chịu hiệp thương.Rồi lại còn kết án chánh quyền Diệm kéo lê máy chém đi cùng khắp miền Nam lùng giết những người Việt Minh còn ở lại.Những người nầy- theo lời người hay nói “chữ”- là những người yêu nước chơn chính.Họ chịu ở lại, hợp tác với chánh quyền Diệm, yên ổn lo làm ăn, thế mà chánh quyền ác ôn bắt họ, đày ải họ, chặt đầu họ.Thế là có phải một chánh quyền tàn ác, man rợ hông? Đám đông- nhứt là những gia đình có người đi tập kết và những người từng có cảm tình với Việt Minh- hoan hô và vỗ tay rầm rộ.Người hay nói “chữ” kế tiếp nói về tình hình miền Bắc rất thịnh vượng sung túc đang tiến dần lên Xã hội Chủ Nghĩa, hông có cảnh người bóc lột người như ở nông thôn của chế độ Diệm hiện nay.Ông ta lấy thí dụ về những trường hợp nông dân bị bốc lột, áp bức ở một vài tỉnh tận miền Nam, xa mút tí tè như Cà Mau, Rạch Giá mà dân hai xã Lương Quới và Lương Hoà có bao giờ biết được?.

Rồi ông nói Miền Bắc đang được bè bạn bốn phương giúp đỡ, nhứt là Liên Xô và Trung Quốc, hai quốc gia hùng mạnh của Xã Hội Chủ Nghĩa, thành trì của giai cấp công nông toàn thế giới… Bác Hồ của chúng ta đang đưa đất nước chúng ta, trong tương lai, sẽ giàu mạnh như Liên Xô và Trung Quốc. Ông “liên hệ”với hai nước trên rồi vẽ ra cảnh là phải tiêu diệt chế độ Diệm.Phản đối chế độ Diệm đã tàn ác với quần chúng!!!

Dân hai xã hả hê với lối diễn đạt của ông Việt Minh, hoan hô rầm trời.Vân ra về, cảm thấy mình có cái gì đổi mới.Đầu óc cô gái nửa quê nửa tỉnh hình như bừng bừng nóng.Cô trở nên bạo dạn, nói nhiều và nói uyên thuyên với bạn bè về những điều mà cô vừa nghe được trên đường trở về nhà…

Kể từ ngày đó, Vân như người mê muội nói luôn miệng  với người trong gia đình và cả bạn bè giống như ông Việt Minh hay nói chữ.Và Vân dần dần đã quên nghĩ đến Xuân…Những lá thư nồng thắm từ từ thưa dần.Cho đến khi Vân trở thành một cô “cán bộ” tham gia  vào “công tác”, “phong trào” của  “đoàn thể”, “quần chúng” thì những lá thư đó mất hẳn.Tối ngày Vân lo hội họp, học tập, “đấu tranh bản thân” để mau tiến bộ.Học gương của chị em Mỏ Cày tranh đấu chống bọn ác ôn Diệm… và thành tích của đội quân tóc dài ngày 26-1-1960, của phong trào Đồng Khởi tỉnh Bến Tre do bà Nguyễn Thị Định cùng quê với Vân phát động…

Một vài tuần sau, Vân được giao nhiệm vụ hoạt động ở trong giới học sinh tỉnh.Một công việc hông mấy khó khăn vì phần đông học sinh tỉnh Bến Tre có gia đình cảm tình với Việt Minh. Những đứa bạn ở chung nhà trọ đi học-Tân, Lân, Hùng, Trưởng, Lan, Bích, Thuỷ, Ái, Lam, Bạch đều ở dưới quê nên dễ dàng rủ ren.Tụi nó đều có gia đình đi tập kết.Chỉ có những đứa bạn tại tỉnh lỵ là khó, vì cha mẹ là những người làm việc cho nhà nước. Chủ nhựt nào bọn Vân cũng trở về, nay làng này mai làng khác để học tập.Mấy tháng nay, Vân lo mọi việc bù đầu rồi đâu còn thời giờ nghĩ đến Phùng Xuân!!!

----------------------------------

Trong lúc này Vân- bây giờ có bí danh là Sáu Trân-đã biết cách in những tờ truyền đơn, khẩu hiệu bằng bột gạo hoặc bằng rau câu(rong biển) phân phát cho dân trong làng. Người ta dùng loại ngòi viết lá tre- nếu cần tựa to thì ngòi viết rông- và mực tím pha thật đậm viết lên tờ giấy trắng.Họ nhồi bột gạo đến đúng độ dẽo, cho vào khuôn, xong úp bản chính lên khuôn bột.Bằng cách nầy, mỗi ngày SáuTrân in cũng được mấy trăm tờ truyền đơn.Họ cũng biết dùng thuốc tím(permanganat kali) và chanh để xoá dấu vết, làm những giấy tờ giả……

                                         

                                          ****

 

Vừa dò có tên mình trên bảng ghi những thí sinh đậu oral là Xuân dọt mau về nhà cho má hay và xin phép về Bến Tre.Rồi hông kịp tắm rửa, chàng dồn lẹ một vài bộ quần áo vô túi xách. Ba chân bốn cẳng Xuân dắt xe ra, đạp rút đến bến xe.Chỉ còn một chuyến Á Đông cuối cùng về BếnTre lúc hai giờ chiều…Khi lơ xe bỏ hàng xuống ở ngã ba Tháp, mặt trời đã nằm sát ngọn dừa bên Cái Cối.Xuân lật đật thót lên xe còng lưng đạp rút về Lương Quới.Ra khỏi Mã Đá ở Mỹ Lồng thì trời nhá nhem.Ngó tới ngó lui, Xuân thấy có một mình mình đi cu ky trên con lộ đá vắng lặng nầy.Nhái bầu, nhái bén ò e trong các ruộng lúa dọc hai bên đường.

- Vân đâu rồi hả thím?

- Ôi! Mấy hôm rày nó đi họp hành hà rầm!

- Họp gì thím?

- Thì ba cái vụ đoàn điếc gì của nó thím hổng biết nữa.Ban ngày thì đi công tác.Ban đêm thì họp.Nó mới vừa ra khỏi nhà với Tía nó là mầy về tới.

- Họp ở đâu lận thím? Thím biết chừng nào Vân mới về hông?

- Đâu ở ngoài vàm.Hổng biết chừng nào nó về.Có khi khuya lơ khuya lắc, tao ngủ một chập còn chưa thấy hai cha con nó về.

Từ lúc ở Cái Bông về, bà Sáu Xe ngầm nghĩ là hai đứa nầy có gì rồi.Chớ sao cái thằng nầy săn đón cái con Vân dữ vậy.Về đến nơi là hỏi con nhỏ đó chớ hổng có hỏi thăm đến hai ông bà.Bà cũng cầu mong như vậy.Hổng biết hai đứa có cái gì chưa?Rủi con nhỏ đó nó mà có chửa trước là…

Phùng Xuân mệt quá, ngã lưng xuống bộ ván, vói tay lấy cái gối làm bằng dừa điếc kê vào sau ót.Chất cứng của sơ dừa làm chàng thoáng rùng mình.Xuân nghĩ miên man cái gì là đoàn, cái gì là ban ngày đi công tác rồi ban đêm đi họp.Vân có gì thay đổi rồi sao?Vân có dính líu gì tới những vụ như Chúc đã nói với Xuân hông?Cho đến thiệt khuya, cây đuốc chập chờn ở đầu góc vườn rồi tiến vào nhà.Ông Sáu Xe đi vô trước, còn Vân đứng lại dụi tắt đoạn cuối của tàu lá dừa đang cháy.

 

*****

- Ủa! Anh mới về đó hả?

- Về hồi chiều.

- Thôi khuya rồi.Anh đi ngủ đi.

Vân đáp lại có bây nhiêu đó rồi lẳng lặng đi vào buồng.Phùng Xuân cảm thấy có cái gì đó hụt hẫng.Chàng im đi một lúc lâu, buồn chán nhìn mông lung ra ngoài vườn dừa tối như mực. Xuân linh cảm có sự chia cắt.Và mầm móng của sự rạn nứt sắp bắt đầu.Chàng tự hỏi cái gì làm thay đổi và chàng cũng hông biết trả lời thế nào….

- Uả! Sáng nay em đi nữa hả Vân?

- Ừa.Bữa nay còn họp một bữa cuối cùng để phân công tác.

- Ủa, chú thiếm đi đâu hết rồi.

- Ổng bả đi xuống vườn rồi.Anh ở nhà chơi nhen.

- Vân.Lại đây với anh.Cho anh ôm em, hun em  đi.

- Em mắc đi họp rồi.Khi khác đi.

- Khi khác nào nữa? Lại đây

- Hổng được.

Chỉ có mấy tiếng đó thôi, rồi Vân lật đật đội khăn rằn, vói tay lấy cuốn tập học trò một trăm trang, bước ra khỏi nhà.Xuân ngao ngán nhìn theo bóng Vân khuất dần dần nơi con đường mòn dọc quanh vườn dừa.Những giây phút mặn nồng ở cánh đồng Mỹ Nhiên đâu rồi?Những cái hun nóng hổi đâu rồi?Chàng tự hỏi nhiều câu hỏi mà hông có lời giải đáp.Thời gian trôi đi, hông còn có cái gì có thể quay lại được.Tất cả đã hết rồi sao?

Phùng Xuân chán nản nằm xuống bộ ván ngáp một cái thật dài.Loay hoay một lúc chàng ngồi dậy.Một tô canh rau cải trời và một trách cá bống dừa kho khô để sẵn ở trên bàn.Xuân chợt thấy một cuốn tập học trò năm mươi trang nằm kế bên bình trà làm bằng vỏ dừa.Cuốn tập nhầu nát.Cái bìa cứng trở nên mềm xèo, có vẻ như được cuộn đi cuốn lại nhiều lần.Hai bìa góc gập lại như lỗ tai chuột.Chàng mở ra.Những dòng chữ xiên màu tím nắn nót thiệt đẹp bằng ngòi viết lá tre.Mở đầu là bài hát Quốc Tế ca… những bài hát ca ngợi các nước Cộng Sản, nhứt là Liên Xô: “Dân Liên Xô vui hát trên đồng hoa…”Tiếp theo là ca ngợi các lãnh tụ.Phùng Xuân lật tiếp những trang sau, chàng thấy có bài thơ:

 

So ra tôi bác cũng anh hùng,

Cũng bậc mày râu, cũng kiếm cung.

Bác dẹp giặc Nguyên, thanh kiếm bạc,

Tôi đuổi bọn Pháp, ngọn cờ hồng.

Bác đưa dân tộc khỏi nô lệ,

  Tôi dắt năm châu đến đại đồng.

Bác có linh thiêng cười một tiếng,

Để cho cách mạng chóng thành công.

 

Xuân thoáng nghĩ.Có phải chàng đã từng đọc được bài thơ bảy chữ tám câu nầy ở đâu hông, nhưng chàng hổng thể nhớ lại.Bài thơ ghi tên tác giả là Bác Hồ.Có phải vậy hôn?Ông ta sánh mình như là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn?

 

*****

          Khu bán sách cũ dọc theo đường Lê Lợi, đối diện với nhà sách Khai Trí, ở sát bên nhà vệ sinh công cộng, bao giờ cũng khai mùi nước đái nồng nặc.Xuân thích la cà ở đây, vì thỉnh thoảng mua được vài cuốn sách cũ giá rất rẻ.Nơi đây là cả một rừng sách cũ, thượng vàng hạ cám, bày bán dọc theo vĩa hè.Từ những cuốn bói toán, hồi ký, tiểu thuyết xưa của Lan Khai, truyện của TCHYA, của Phạm Cao Củng, tập thơ của Anh Thơ đến Phi Lạc Sang Tàu, Thu Hương, Chị Tập của Hồ Hữu Tường, cuốn Nửa Bồ Xương Khô nhầu nát, giấy vàng ngã màu của Vũ Anh Khanh, cuốn Tế Điên Hoà Thượng và cuốn Trận Giặc Con Nít v.v… đến những cuốn sách loại bỏ túi “livre de poche” bằng tiếng Pháp còn mới nguyên và cũ: En famille, Sans Famille của Hector Malot…. , Graziella của Lamartine và cả La Mère của Maxim Gorky nữa.Chính nơi đây, Xuân đã mua được cuốn: Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc của Hoàng Văn Chí, và cuốn Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử của Nguyễn Kiên Trung.

Nhà sách Khai Trí gần ở góc đường Lê Lợi và Công Lý.Đó là một căn phố nhỏ thôi, nhưng sách chất đầy nghẹt.Người ta ra vô nườm nượp.Họ mua nhiều lắm.Chắc chỉ có Phùng Xuân là coi cọp? Ông chủ và các cô bán hàng ở đây xem ra rất dễ dãi, chẳng bao giờ ngó ngàng tới những khách hàng hay mở những cuốn sách xem tới xem lui hàng giờ.Xuân rất thích vào đây trong những ngày cuối tuần để xem cọp tạp chí nước ngoài và những cuốn La vingt-cinquième heure của Constantine Virgil Gheorgiu, cuốn Le zéro et l’infinie của Arthur Koestler.Những cuốn nầy thì dễ gì tìm được ở những khu chợ bán sách cũ.Tiệm sách Lê Phan cũng hổng có, mà ở Xuân Thu thì mắc lắm.Xuân đành tìm một kẹt xó xỉnh nào đó của Khai Trí đọc cọp ngấu nghiến từng trang từ ngày nầy sang ngày khác.Với vốn liếng tiếng Pháp thấp kém, chàng cũng hiểu được một vài phần ý nghĩa trong  cuốn sách của Arthur Koestler.Cộng thêm những cuốn sách của Hoàng Văn Chí và Nguyễn Mạnh Côn giúp Xuân có chút ít ý niệm về một thế giới Cộng Sản…

Thư viện Gia Long(1) im ắng khuất mình dưới những hàng me già, hông có vẻ gì đồ sộ, đối diện với Bộ Quốc Phòng, thường hay mở cửa đến tám hay chín giờ đêm.Phòng ốc nhỏ nhắn.Bàn ghế cũ kỹ mù mờ dưới những bóng đèn tròn hông đến 100watt.Phần đông khách vào đọc là sinh viên, đến ghi danh lấy sách rồi tìm một góc nào đó im lặng làm việc.Hông một lời nói. Có phải nơi đây Xuân đã có một lần đọc đươc bài thơ trên kia hôn?Chàng hông nhớ nữa.Bao nhiêu chữ nghĩa trùng trùng điệp điệp làm cho lủy ( từ tiếng Pháp:lui, nó ) trở nên mù mờ.Hay là chàng đã đọc ở đâu?Trong những cuốn tập bỏ vương vãi đâu đó của những gia đình có người tập kết năm 1954? À.Có thể là đúng rồi.Dì Tám ở Cát Lỡ, Giồng Trôm, có người con là anh Hai Các theo Việt Minh.Ảnh đi tập kết.Và chắc là Đẹp- Thanh Tùng- em anh Hai Các, người con gái bằng tuổi Xuân, có thân hình nẩy nở trước tuổi dậy thì, cho Xuân mượn đọc những bài thơ của Tố Hữu.Nhưng cặp mắt liếc tình tứ của Đẹp đã ghi trong ký ức của Xuân nhiều hơn là những vần thơ đó…..

 

Phùng Xuân hông màng coi hết cuốn tập.Chàng quăng trở lại trên bàn.Xuân cuốc bộ ra lộ cái-con đường làng chạy từ chợ Lương Quới cho đến bến đò Thủ Ngữ ( Lương Hòa )- đi dọc theo vườn Cô Xanh, thủng thỉnh lần ra bến đò.Vắng teo.Cả một cây cầu nhỏ cho ghe cặp cũng hổng có.Chỉ có khúc thân dừa gác sơ lên bờ.Nước đang lớn.Gió thổi mạnh.Tiếng sóng nhỏ vỗ lách tách vào đám lá dừa nước.Nhiều dề lục bình lững lờ trôi, mang theo những bập dừa hì hụp trong dòng nước.Đây là con sông BếnTre, một nhánh của sông Hàm Luông, bắt đầu từ  gần bắc Hàm Luông chạy dài cho đến  vùng Giồng Trôm.Từ sông Bến Tre tỏa ra nhiều rạch, xẻo, mương chằng chịt, len lỏi nơi những vườn dừa, vườn cây ăn trái, cánh đồng ruộng như một chưn rít  ăn thông với sông cái.Người ta có thể dùng những xuồng ba lá, ghe ba lá hai kèm, năm lá hai kèm, ghe bầu đi xuyên ngang từ vùng Mỏ Cày qua Chợ Gạo(Gò Công).Nếu hông phải là người lớn lên với sông nước, với đồng ruộng, với vườn tược khó có thể cảm nhận được mùi bùn pha lẫn trong dòng nước đục ngầu chảy khắp hang cùn ngõ ngách.

Nước đầy.Con sông nổi cơn.Những đợt sóng bạc đầu trắng xóa bủa cùng khắp.Hình như giữa dòng nước có chiếc ghe năm lá hai kèm nhảy sóng nhấp nhô.Một cô gái bé nhỏ độ mười tuổi bơi lái, đang ra sức chống đỡ con thuyền cho thằng em trai ngồi mũi, thò rổ vào những dề lục bình vớt cá bống trứng.Trời nắng chang.Thằng bé dang tấm lưng trần trùng trục.Da đen nhánh, nhưng nếu lấy tay cò cọ lên sẽ thấy mốc cời vì thằng nhỏ có bao giờ tắm sạch đâu.Hô đi tắm là nhảy một cái ùm xuống mương, xẻo, rạch.Lặn hụp, lặn hụp, quậy đùng đùng dậy bùn, đục nước cho đã.Lấy tay vò vò đầu.Xong rồi leo lên bờ đứng cho khô. Thằng bé có bao giờ biết cục xà bông, cái khăn là gì đâu.Phù sa sông nước qua bao năm tháng đắp thêm một lớp trên da đen xì. Ơ kìa, bây giờ chàng nhận ra hình ảnh hai chị em chàng của hơn mười năm về trước…

Buổi tối Vân rủ Xuân đi dự mít tinh ở gần búng ông Khả.Ánh đuốc chập chờn khắp các đường mòn trong vườn dừa.Người ta nói chuyện râm rang.Bên kia rạch Lương Quới, nhiều người kêu ơi ới để bên nầy bơi ghe qua rước họ.Đoàn người có vẻ háo hức hơn là đi coi chiếu bóng ngoài chợ.Khi gần đến chỗ mít tinh, Vân dắt Xuân len lỏi trong bóng đêm mờ, lần mò đến một cây lêkima gần sát sau nhà.

- Anh đứng đây nhen, coi mít tinh.Khi nào xong, em tới dẫn anh dìa.

- Em đi đâu?

Hông kịp nói một lời, Vân lủi vào trong đêm tối.Xuân ngỡ ngàng, hụt hẫng.Y ta cảm thấy mình bị bỏ rơi.Người ta tới càng lúc càng đông.Trước sân nhà, ba cái đèn măng xông bôm hết cỡ, kêu khè khè, tỏa ánh sáng ra đến tận bờ dừa.Xuân đi vô ít bước nữa, đứng sau bầy con gái đang nói cười tíu ta tíu tít.Đám đông chợt im lặng khi có người đàn bà mặc bộ đồ bà ba ra đúng giữa hiên nhà nói huyên thiên mà Xuân hông nghe rõ.Sau đó là tiếng vỗ tay rần rần.Khi tiếng vỗ tay vừa dứt, một người đàn ông cỡ khoảng ba mươi tuổi ra đứng nói có vẻ hùng hồn, y dơ tay lên dơ tay xuống liên tục.Phùng Xuân loáng thoáng nghe những tiếng: bè lũ Mỹ, Diệm; đế quốc xâm lược…Mỗi lần như thế, Xuân nghe tiếng hô đả đảo vang rền.Đám đông lại im lặng.Bất ngờ, Xuân thấy Vân hiện ra giữa hàng hiên.Hình Vân hiện rõ nét trước cái phông đen phía trong nhà.Gương mặt nàng tươi tắn, rạng rỡ đầy tự tin.Xuân thấy môi nàng mấp máy liên tục nhưng hông nghe được gì vì tiếng vỗ tay liên tu và tiếng la  hoan hô đả đảo rùm trời…

Sau đó là màn nhảy múa.Một đám thanh niên và thiếu nữ, có lẽ là những học sinh trung học ở trường Tân Dân hoặc trường Trung Học Công Lập Kiến Hòa, bắt đầu vừa nhảy vừa ca: Dân Liên Xô vui hát trên đồng hoa…Họ dùng tàu cau khô kết thành hình những con ngựa.Ngọn tàu cau phất pha phất phới như những cái đuôi ngựa, chạy vòng khắp chung quanh sân nhà.Có như vậy mà họ hừng chí la hát vang trời.Được môt lát thì cũng có một mớ đờn ông đờn bà nhập cuộc.Thế là đám đông bên ngoài cũng hát theo, vỗ tay theo nhịp hát rần rần cả khu vườn. Chỉ có một bài hát mà hát đi hát lại cả chục lần.Đám đông bị ngây hình như điên.Một vài cái đèn măng xông được đem xuống, bôm thêm.Ánh sáng lại bừng lên.Thế là họ cứ ca đi ca lại hoài mà hổng chán cho đến khi hai cái đèn tắt phụt.Bóng tối hình như làm chùn khí thế.Đám đông sực tỉnh, hết ngây.Người ta lại nói chuyện ồn ào được một chút rồi lũ lượt ra về.Xuân  trở lui lại gốc cây lêkima, đợi Vân rất lâu. Bóng cô nàng lờ mờ đến.

- Có vui hôn anh?

- Ơ….

- Vui quá hé! Thôi mình đi về.

- Mình hông kiếm chỗ nào ngồi nói chuyện như trước được hả em?

- Hổng được đâu?

- Sao vậy?

- Ơ!

Hông có đuốc.Trăng cuối tháng nhô lên gần đầu ngọn dừa.Lối mòn lỗ chỗ đốm trăng suông.Khi đi ngang qua một đám chuối, Xuân vụt ôm Vân, lôi vào sau lùm, hun tới ta tới tấp.Hổng kịp phản ứng, Vân té nằm xuống.Cô nàng chưng hửng.Bàn tay xừ lủy tung hoành, xông xáo mọ mậy và rồi mặc sức quậy tanh bành từ trên xuống dưới… Lủy tần mần, tưng tiu một hồi lâu…Rồi như nai chịu đèn…  Ẻn ( từ tiếng Pháp elle: nó ) im rẻ rè re… ….

Thình lình, Vân hất mạnh Xuân ra, kéo quần lên và đứng dậy.

- Hông được đâu anh.

- Sao hông? Chớ mình đã hổng từng làm như vậy sao? Làm bộ hoài.

- Bây giờ thì khác rồi.Hủ hóa lắm.Hổng làm như vậy được nữa đâu!

- Cái gì? Hủ hóa là sao? Chữ nghĩa gì mới lạ vậy?

- Em là cán bộ gương mẫu, hông được hủ hóa.

- Hồi nào vậy em?

- Ơ. Nhưng mà em khác anh.Phải đợi tổ chức cho phép.

- Anh khác em ở chỗ nào?Tổ chức nào?Em có nói với họ chuyện của tụi mình chưa?

- Chưa. Em còn đang phấn đấu.Em chưa tiện nói.

- Thế thì những ngày tháng chăn vịt ở đồng Mỹ Nhiên kể như hổng có, phải hôn? Cái gì làm cho em thay đổi mau quá vậy?

- Ơ! Anh hãy đợi đi

Tiếng cười nói từ xa dội lại.Và một tốp người hiện ra.Vân vội ngoe nguẩy te te bước đi, sợ đám người trông thấy, hông để chàng nói thêm một lời nào nữa.Xuân vụt hiểu có cái gì chia cách hai đứa.Chàng hông đoán nổi ở phía bên kia họ làm cái gì để Vân thay đổi nhanh chóng như vậy.

 Những người Việt Minh miền Nam? Họ có khác với những người Việt Minh Cộng Sản ở miền Bắc hôn?Thật ra với sự hiểu biết quá ít ỏi và nông cạn hông làm sao Xuân hiểu rõ vấn đề nầy. Một vài cuốn sách của Hoàng Văn Chí, Nguyễn Kiên Trung và vài cuốn sách tiếng Pháp đọc lóm vội vàng làm sao cho Xuân có thể nhận định được rõ ràng Cộng Sản ngoài Bắc và Việt Minh trong Nam?Thời Xuân mới lớn lên xem được hai cuốn phim Ánh Sáng Miền Nam và Chúng tôi Muốn Sống thì chỉ để giải trí vậy thôi, chớ hông thể hiểu rõ tại sao người miền Bắc trốn đi như vậy.Ngay lúc đi học, các thằng bạn Rau Muống chẳng bao giờ nhắc đến những điều gì xảy ra ở miền Bắc theo như những cuốn phim mô tả.Tụi nó hông sống trong vùng đó hay là cha mẹ hổng nói lại? Nhà trường cũng hông dạy.Hổng có giờ chính trị trong chương trình giáo dục và sách vở thì quá ít để tìm hiểu.

Đâu có phải những giờ Huấn Luyện Quân Sự Học Đường ở năm lớp Đệ Tam hun đúc được ý chí và tinh thần chống Cộng Sản miền Bắc?Đó là  thời gian học sinh mặc những bộ đồ kaki vàng, mang giầy Bata trắng toát với bê rê màu cứt ngựa, tập hợp trong dãy nhà rộng lớn ở đường Nguyễn Hoàng.Họ nghe giảng viên nói thao thao mà chẳng hiểu gì.Kết cuộc là được bắn ba viên đạn ở trường bắn Thủ Đức.

Phùng Xuân hông buồn nói thêm một tiếng, lầm lũi lần bước theo con đường gập ghềnh loang lỗ trăng suông, lẽo đẽo theo sau Vân.Lại mất một người yêu nữa rồi.Vân hổng thèm hỏi mình có thi đậu hay hông và tại sao anh lại về lúc nầy? Hông để một chút ít thời giờ hai đứa ở bên nhau?Quên mất tất cả những gì toan tính ở cánh đồng hoang.Sao lại mau thế?Khanh gắn bó lâu dài, rồi chợt mất.Loan thoáng qua như một bóng mây. Và Vân, sao lại xa cách một cách vô lối như vậy?

Xuân hông vô nhà.Chàng đứng dựa thân dừa, chán nản nhìn vào khoảng vườn mù mịt hông biết đến bao lâu cho đến khi nhận ra trăng đã lặn mất rồi.Chắc đã khuya lắm.Xuân ngồi bệt xuống gốc dừa thiu thỉu ngủ, hông buồn đuổi muỗi vo ve.Chàng bừng tỉnh khi có tiếng người nói chuyện lao xao và vài ánh đuốc chập chờn trước đường mòn.Xuân đứng dậy, vuốt mặt, vươn vai vài cái rồi vô sân lấy chiếc xe đạp, mầy mò dắt đi trong đêm tối.

 

                                             Lê Phùng Xuân

                                      (Trích trong Trăng Suông )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cô cán bộ gương mẫu - Lê Phùng Xuân

xxx


347s
Những ngày đầu xa Xuân, Vân thấy bồn chồn, nhớ nhung mông lung.Chiều nào Vân cũng ngó ra trước sân, có con đường qua lại trong xóm, mường tượng hình bóng Xuân bỗng chốc hiện ra ở đầu đường vô nhà.Những ngày sống với Xuân ở căn chòi nơi đồng không mông quạnh là những ngày Vân cảm thấy vô cùng sung sướng….

 

Trong đêm tối, Vân mò mẫm với tay lấy cái khăn rằn móc ở vách lá, quấn môt vòng quanh cổ, rồi bước vội vàng ra khỏi nhà.Đêm đen mờ mịt.Nàng hông chịu bó đuốc, nên lúc đầu đi còn khó khăn.Được một lúc quen dần với bóng đêm, Vân rảo nhanh hơn.

Đêm nay có buổi họp.Tía nói rất quan trọng và kêu Vân nên đi.Hơn nữa, đây là dịp bãi trường Vân ở nhà nghỉ ăn Tết nên nàng cũng háo hức đi cho biết.Nghe nói họ nói “chữ” rất hay. Mấy hôm nay, anh ba của Vân, đã dự một vài cuộc mít tinh, nói họ từ khu 9 về.Họ mặc toàn đồ bà ba đen, quấn khăn rằn, ăn ở cùng với dân chúng ở Lương Hoà.Anh ba của Vân còn cho biết là họ hay nói u tê cu, sinh họat, công tác…. Vân thắc mắc hông hiểu u tê cu là gì? Chữ gì lạ vậy? Vân chưa từng nghe bao giờ? Mãi suy nghĩ, Vân đã đi vô sân nhà chú Chín Lê- em của Tía Vân- hồi nào mà nàng hông biết.Một cây đèn măng xông treo lủng lẳng ở đòn ngang nhà, đốt sáng một góc vườn.Có một đám thanh niên, thiếu nữ nhơn dịp kỳ nghỉ Tết cũng đi dự như Vân. Cả nhà Vân đêm nay cũng có mặt ở đây.

Hông có tiếng nói ồn ào.Chỉ có tiếng xù xì trong đám đông.Họ trông đợi coi người ta nói cái gì, vì đây là lần đâu tiên sau sáu năm- từ hồi đình chiến, tập kết- mới có cán bộ Việt Minh về làng nói chuyện.Đột nhiên mọi người im phăng phắc.Từ trong tối mờ mờ ở giữa nhà bỗng hiện ra một người đàn ông sồn sồn.Vì lâu ngày hông dùng lược, chỉ lấy hai tay vuốt từ trước ra sau, nên mái tóc chẻ hai ngay giữa đỉnh đầu.Đôi mắt sâu và sáng.Chân mày rậm rịt.Dáng đi nghiêm nghị khi bước ra vừa tới cửa.

Đầu tiên, người hay nói “chữ” gởi lời kính chào tất cả người đến tụ họp đông đủ đêm nay.Sau đó nói đến tình hình những người tập kết chưa được về là do chánh phủ Diệm đã phản bội bản ký kết đình chiến, hông chịu hiệp thương.Rồi lại còn kết án chánh quyền Diệm kéo lê máy chém đi cùng khắp miền Nam lùng giết những người Việt Minh còn ở lại.Những người nầy- theo lời người hay nói “chữ”- là những người yêu nước chơn chính.Họ chịu ở lại, hợp tác với chánh quyền Diệm, yên ổn lo làm ăn, thế mà chánh quyền ác ôn bắt họ, đày ải họ, chặt đầu họ.Thế là có phải một chánh quyền tàn ác, man rợ hông? Đám đông- nhứt là những gia đình có người đi tập kết và những người từng có cảm tình với Việt Minh- hoan hô và vỗ tay rầm rộ.Người hay nói “chữ” kế tiếp nói về tình hình miền Bắc rất thịnh vượng sung túc đang tiến dần lên Xã hội Chủ Nghĩa, hông có cảnh người bóc lột người như ở nông thôn của chế độ Diệm hiện nay.Ông ta lấy thí dụ về những trường hợp nông dân bị bốc lột, áp bức ở một vài tỉnh tận miền Nam, xa mút tí tè như Cà Mau, Rạch Giá mà dân hai xã Lương Quới và Lương Hoà có bao giờ biết được?.

Rồi ông nói Miền Bắc đang được bè bạn bốn phương giúp đỡ, nhứt là Liên Xô và Trung Quốc, hai quốc gia hùng mạnh của Xã Hội Chủ Nghĩa, thành trì của giai cấp công nông toàn thế giới… Bác Hồ của chúng ta đang đưa đất nước chúng ta, trong tương lai, sẽ giàu mạnh như Liên Xô và Trung Quốc. Ông “liên hệ”với hai nước trên rồi vẽ ra cảnh là phải tiêu diệt chế độ Diệm.Phản đối chế độ Diệm đã tàn ác với quần chúng!!!

Dân hai xã hả hê với lối diễn đạt của ông Việt Minh, hoan hô rầm trời.Vân ra về, cảm thấy mình có cái gì đổi mới.Đầu óc cô gái nửa quê nửa tỉnh hình như bừng bừng nóng.Cô trở nên bạo dạn, nói nhiều và nói uyên thuyên với bạn bè về những điều mà cô vừa nghe được trên đường trở về nhà…

Kể từ ngày đó, Vân như người mê muội nói luôn miệng  với người trong gia đình và cả bạn bè giống như ông Việt Minh hay nói chữ.Và Vân dần dần đã quên nghĩ đến Xuân…Những lá thư nồng thắm từ từ thưa dần.Cho đến khi Vân trở thành một cô “cán bộ” tham gia  vào “công tác”, “phong trào” của  “đoàn thể”, “quần chúng” thì những lá thư đó mất hẳn.Tối ngày Vân lo hội họp, học tập, “đấu tranh bản thân” để mau tiến bộ.Học gương của chị em Mỏ Cày tranh đấu chống bọn ác ôn Diệm… và thành tích của đội quân tóc dài ngày 26-1-1960, của phong trào Đồng Khởi tỉnh Bến Tre do bà Nguyễn Thị Định cùng quê với Vân phát động…

Một vài tuần sau, Vân được giao nhiệm vụ hoạt động ở trong giới học sinh tỉnh.Một công việc hông mấy khó khăn vì phần đông học sinh tỉnh Bến Tre có gia đình cảm tình với Việt Minh. Những đứa bạn ở chung nhà trọ đi học-Tân, Lân, Hùng, Trưởng, Lan, Bích, Thuỷ, Ái, Lam, Bạch đều ở dưới quê nên dễ dàng rủ ren.Tụi nó đều có gia đình đi tập kết.Chỉ có những đứa bạn tại tỉnh lỵ là khó, vì cha mẹ là những người làm việc cho nhà nước. Chủ nhựt nào bọn Vân cũng trở về, nay làng này mai làng khác để học tập.Mấy tháng nay, Vân lo mọi việc bù đầu rồi đâu còn thời giờ nghĩ đến Phùng Xuân!!!

----------------------------------

Trong lúc này Vân- bây giờ có bí danh là Sáu Trân-đã biết cách in những tờ truyền đơn, khẩu hiệu bằng bột gạo hoặc bằng rau câu(rong biển) phân phát cho dân trong làng. Người ta dùng loại ngòi viết lá tre- nếu cần tựa to thì ngòi viết rông- và mực tím pha thật đậm viết lên tờ giấy trắng.Họ nhồi bột gạo đến đúng độ dẽo, cho vào khuôn, xong úp bản chính lên khuôn bột.Bằng cách nầy, mỗi ngày SáuTrân in cũng được mấy trăm tờ truyền đơn.Họ cũng biết dùng thuốc tím(permanganat kali) và chanh để xoá dấu vết, làm những giấy tờ giả……

                                         

                                          ****

 

Vừa dò có tên mình trên bảng ghi những thí sinh đậu oral là Xuân dọt mau về nhà cho má hay và xin phép về Bến Tre.Rồi hông kịp tắm rửa, chàng dồn lẹ một vài bộ quần áo vô túi xách. Ba chân bốn cẳng Xuân dắt xe ra, đạp rút đến bến xe.Chỉ còn một chuyến Á Đông cuối cùng về BếnTre lúc hai giờ chiều…Khi lơ xe bỏ hàng xuống ở ngã ba Tháp, mặt trời đã nằm sát ngọn dừa bên Cái Cối.Xuân lật đật thót lên xe còng lưng đạp rút về Lương Quới.Ra khỏi Mã Đá ở Mỹ Lồng thì trời nhá nhem.Ngó tới ngó lui, Xuân thấy có một mình mình đi cu ky trên con lộ đá vắng lặng nầy.Nhái bầu, nhái bén ò e trong các ruộng lúa dọc hai bên đường.

- Vân đâu rồi hả thím?

- Ôi! Mấy hôm rày nó đi họp hành hà rầm!

- Họp gì thím?

- Thì ba cái vụ đoàn điếc gì của nó thím hổng biết nữa.Ban ngày thì đi công tác.Ban đêm thì họp.Nó mới vừa ra khỏi nhà với Tía nó là mầy về tới.

- Họp ở đâu lận thím? Thím biết chừng nào Vân mới về hông?

- Đâu ở ngoài vàm.Hổng biết chừng nào nó về.Có khi khuya lơ khuya lắc, tao ngủ một chập còn chưa thấy hai cha con nó về.

Từ lúc ở Cái Bông về, bà Sáu Xe ngầm nghĩ là hai đứa nầy có gì rồi.Chớ sao cái thằng nầy săn đón cái con Vân dữ vậy.Về đến nơi là hỏi con nhỏ đó chớ hổng có hỏi thăm đến hai ông bà.Bà cũng cầu mong như vậy.Hổng biết hai đứa có cái gì chưa?Rủi con nhỏ đó nó mà có chửa trước là…

Phùng Xuân mệt quá, ngã lưng xuống bộ ván, vói tay lấy cái gối làm bằng dừa điếc kê vào sau ót.Chất cứng của sơ dừa làm chàng thoáng rùng mình.Xuân nghĩ miên man cái gì là đoàn, cái gì là ban ngày đi công tác rồi ban đêm đi họp.Vân có gì thay đổi rồi sao?Vân có dính líu gì tới những vụ như Chúc đã nói với Xuân hông?Cho đến thiệt khuya, cây đuốc chập chờn ở đầu góc vườn rồi tiến vào nhà.Ông Sáu Xe đi vô trước, còn Vân đứng lại dụi tắt đoạn cuối của tàu lá dừa đang cháy.

 

*****

- Ủa! Anh mới về đó hả?

- Về hồi chiều.

- Thôi khuya rồi.Anh đi ngủ đi.

Vân đáp lại có bây nhiêu đó rồi lẳng lặng đi vào buồng.Phùng Xuân cảm thấy có cái gì đó hụt hẫng.Chàng im đi một lúc lâu, buồn chán nhìn mông lung ra ngoài vườn dừa tối như mực. Xuân linh cảm có sự chia cắt.Và mầm móng của sự rạn nứt sắp bắt đầu.Chàng tự hỏi cái gì làm thay đổi và chàng cũng hông biết trả lời thế nào….

- Uả! Sáng nay em đi nữa hả Vân?

- Ừa.Bữa nay còn họp một bữa cuối cùng để phân công tác.

- Ủa, chú thiếm đi đâu hết rồi.

- Ổng bả đi xuống vườn rồi.Anh ở nhà chơi nhen.

- Vân.Lại đây với anh.Cho anh ôm em, hun em  đi.

- Em mắc đi họp rồi.Khi khác đi.

- Khi khác nào nữa? Lại đây

- Hổng được.

Chỉ có mấy tiếng đó thôi, rồi Vân lật đật đội khăn rằn, vói tay lấy cuốn tập học trò một trăm trang, bước ra khỏi nhà.Xuân ngao ngán nhìn theo bóng Vân khuất dần dần nơi con đường mòn dọc quanh vườn dừa.Những giây phút mặn nồng ở cánh đồng Mỹ Nhiên đâu rồi?Những cái hun nóng hổi đâu rồi?Chàng tự hỏi nhiều câu hỏi mà hông có lời giải đáp.Thời gian trôi đi, hông còn có cái gì có thể quay lại được.Tất cả đã hết rồi sao?

Phùng Xuân chán nản nằm xuống bộ ván ngáp một cái thật dài.Loay hoay một lúc chàng ngồi dậy.Một tô canh rau cải trời và một trách cá bống dừa kho khô để sẵn ở trên bàn.Xuân chợt thấy một cuốn tập học trò năm mươi trang nằm kế bên bình trà làm bằng vỏ dừa.Cuốn tập nhầu nát.Cái bìa cứng trở nên mềm xèo, có vẻ như được cuộn đi cuốn lại nhiều lần.Hai bìa góc gập lại như lỗ tai chuột.Chàng mở ra.Những dòng chữ xiên màu tím nắn nót thiệt đẹp bằng ngòi viết lá tre.Mở đầu là bài hát Quốc Tế ca… những bài hát ca ngợi các nước Cộng Sản, nhứt là Liên Xô: “Dân Liên Xô vui hát trên đồng hoa…”Tiếp theo là ca ngợi các lãnh tụ.Phùng Xuân lật tiếp những trang sau, chàng thấy có bài thơ:

 

So ra tôi bác cũng anh hùng,

Cũng bậc mày râu, cũng kiếm cung.

Bác dẹp giặc Nguyên, thanh kiếm bạc,

Tôi đuổi bọn Pháp, ngọn cờ hồng.

Bác đưa dân tộc khỏi nô lệ,

  Tôi dắt năm châu đến đại đồng.

Bác có linh thiêng cười một tiếng,

Để cho cách mạng chóng thành công.

 

Xuân thoáng nghĩ.Có phải chàng đã từng đọc được bài thơ bảy chữ tám câu nầy ở đâu hông, nhưng chàng hổng thể nhớ lại.Bài thơ ghi tên tác giả là Bác Hồ.Có phải vậy hôn?Ông ta sánh mình như là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn?

 

*****

          Khu bán sách cũ dọc theo đường Lê Lợi, đối diện với nhà sách Khai Trí, ở sát bên nhà vệ sinh công cộng, bao giờ cũng khai mùi nước đái nồng nặc.Xuân thích la cà ở đây, vì thỉnh thoảng mua được vài cuốn sách cũ giá rất rẻ.Nơi đây là cả một rừng sách cũ, thượng vàng hạ cám, bày bán dọc theo vĩa hè.Từ những cuốn bói toán, hồi ký, tiểu thuyết xưa của Lan Khai, truyện của TCHYA, của Phạm Cao Củng, tập thơ của Anh Thơ đến Phi Lạc Sang Tàu, Thu Hương, Chị Tập của Hồ Hữu Tường, cuốn Nửa Bồ Xương Khô nhầu nát, giấy vàng ngã màu của Vũ Anh Khanh, cuốn Tế Điên Hoà Thượng và cuốn Trận Giặc Con Nít v.v… đến những cuốn sách loại bỏ túi “livre de poche” bằng tiếng Pháp còn mới nguyên và cũ: En famille, Sans Famille của Hector Malot…. , Graziella của Lamartine và cả La Mère của Maxim Gorky nữa.Chính nơi đây, Xuân đã mua được cuốn: Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc của Hoàng Văn Chí, và cuốn Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử của Nguyễn Kiên Trung.

Nhà sách Khai Trí gần ở góc đường Lê Lợi và Công Lý.Đó là một căn phố nhỏ thôi, nhưng sách chất đầy nghẹt.Người ta ra vô nườm nượp.Họ mua nhiều lắm.Chắc chỉ có Phùng Xuân là coi cọp? Ông chủ và các cô bán hàng ở đây xem ra rất dễ dãi, chẳng bao giờ ngó ngàng tới những khách hàng hay mở những cuốn sách xem tới xem lui hàng giờ.Xuân rất thích vào đây trong những ngày cuối tuần để xem cọp tạp chí nước ngoài và những cuốn La vingt-cinquième heure của Constantine Virgil Gheorgiu, cuốn Le zéro et l’infinie của Arthur Koestler.Những cuốn nầy thì dễ gì tìm được ở những khu chợ bán sách cũ.Tiệm sách Lê Phan cũng hổng có, mà ở Xuân Thu thì mắc lắm.Xuân đành tìm một kẹt xó xỉnh nào đó của Khai Trí đọc cọp ngấu nghiến từng trang từ ngày nầy sang ngày khác.Với vốn liếng tiếng Pháp thấp kém, chàng cũng hiểu được một vài phần ý nghĩa trong  cuốn sách của Arthur Koestler.Cộng thêm những cuốn sách của Hoàng Văn Chí và Nguyễn Mạnh Côn giúp Xuân có chút ít ý niệm về một thế giới Cộng Sản…

Thư viện Gia Long(1) im ắng khuất mình dưới những hàng me già, hông có vẻ gì đồ sộ, đối diện với Bộ Quốc Phòng, thường hay mở cửa đến tám hay chín giờ đêm.Phòng ốc nhỏ nhắn.Bàn ghế cũ kỹ mù mờ dưới những bóng đèn tròn hông đến 100watt.Phần đông khách vào đọc là sinh viên, đến ghi danh lấy sách rồi tìm một góc nào đó im lặng làm việc.Hông một lời nói. Có phải nơi đây Xuân đã có một lần đọc đươc bài thơ trên kia hôn?Chàng hông nhớ nữa.Bao nhiêu chữ nghĩa trùng trùng điệp điệp làm cho lủy ( từ tiếng Pháp:lui, nó ) trở nên mù mờ.Hay là chàng đã đọc ở đâu?Trong những cuốn tập bỏ vương vãi đâu đó của những gia đình có người tập kết năm 1954? À.Có thể là đúng rồi.Dì Tám ở Cát Lỡ, Giồng Trôm, có người con là anh Hai Các theo Việt Minh.Ảnh đi tập kết.Và chắc là Đẹp- Thanh Tùng- em anh Hai Các, người con gái bằng tuổi Xuân, có thân hình nẩy nở trước tuổi dậy thì, cho Xuân mượn đọc những bài thơ của Tố Hữu.Nhưng cặp mắt liếc tình tứ của Đẹp đã ghi trong ký ức của Xuân nhiều hơn là những vần thơ đó…..

 

Phùng Xuân hông màng coi hết cuốn tập.Chàng quăng trở lại trên bàn.Xuân cuốc bộ ra lộ cái-con đường làng chạy từ chợ Lương Quới cho đến bến đò Thủ Ngữ ( Lương Hòa )- đi dọc theo vườn Cô Xanh, thủng thỉnh lần ra bến đò.Vắng teo.Cả một cây cầu nhỏ cho ghe cặp cũng hổng có.Chỉ có khúc thân dừa gác sơ lên bờ.Nước đang lớn.Gió thổi mạnh.Tiếng sóng nhỏ vỗ lách tách vào đám lá dừa nước.Nhiều dề lục bình lững lờ trôi, mang theo những bập dừa hì hụp trong dòng nước.Đây là con sông BếnTre, một nhánh của sông Hàm Luông, bắt đầu từ  gần bắc Hàm Luông chạy dài cho đến  vùng Giồng Trôm.Từ sông Bến Tre tỏa ra nhiều rạch, xẻo, mương chằng chịt, len lỏi nơi những vườn dừa, vườn cây ăn trái, cánh đồng ruộng như một chưn rít  ăn thông với sông cái.Người ta có thể dùng những xuồng ba lá, ghe ba lá hai kèm, năm lá hai kèm, ghe bầu đi xuyên ngang từ vùng Mỏ Cày qua Chợ Gạo(Gò Công).Nếu hông phải là người lớn lên với sông nước, với đồng ruộng, với vườn tược khó có thể cảm nhận được mùi bùn pha lẫn trong dòng nước đục ngầu chảy khắp hang cùn ngõ ngách.

Nước đầy.Con sông nổi cơn.Những đợt sóng bạc đầu trắng xóa bủa cùng khắp.Hình như giữa dòng nước có chiếc ghe năm lá hai kèm nhảy sóng nhấp nhô.Một cô gái bé nhỏ độ mười tuổi bơi lái, đang ra sức chống đỡ con thuyền cho thằng em trai ngồi mũi, thò rổ vào những dề lục bình vớt cá bống trứng.Trời nắng chang.Thằng bé dang tấm lưng trần trùng trục.Da đen nhánh, nhưng nếu lấy tay cò cọ lên sẽ thấy mốc cời vì thằng nhỏ có bao giờ tắm sạch đâu.Hô đi tắm là nhảy một cái ùm xuống mương, xẻo, rạch.Lặn hụp, lặn hụp, quậy đùng đùng dậy bùn, đục nước cho đã.Lấy tay vò vò đầu.Xong rồi leo lên bờ đứng cho khô. Thằng bé có bao giờ biết cục xà bông, cái khăn là gì đâu.Phù sa sông nước qua bao năm tháng đắp thêm một lớp trên da đen xì. Ơ kìa, bây giờ chàng nhận ra hình ảnh hai chị em chàng của hơn mười năm về trước…

Buổi tối Vân rủ Xuân đi dự mít tinh ở gần búng ông Khả.Ánh đuốc chập chờn khắp các đường mòn trong vườn dừa.Người ta nói chuyện râm rang.Bên kia rạch Lương Quới, nhiều người kêu ơi ới để bên nầy bơi ghe qua rước họ.Đoàn người có vẻ háo hức hơn là đi coi chiếu bóng ngoài chợ.Khi gần đến chỗ mít tinh, Vân dắt Xuân len lỏi trong bóng đêm mờ, lần mò đến một cây lêkima gần sát sau nhà.

- Anh đứng đây nhen, coi mít tinh.Khi nào xong, em tới dẫn anh dìa.

- Em đi đâu?

Hông kịp nói một lời, Vân lủi vào trong đêm tối.Xuân ngỡ ngàng, hụt hẫng.Y ta cảm thấy mình bị bỏ rơi.Người ta tới càng lúc càng đông.Trước sân nhà, ba cái đèn măng xông bôm hết cỡ, kêu khè khè, tỏa ánh sáng ra đến tận bờ dừa.Xuân đi vô ít bước nữa, đứng sau bầy con gái đang nói cười tíu ta tíu tít.Đám đông chợt im lặng khi có người đàn bà mặc bộ đồ bà ba ra đúng giữa hiên nhà nói huyên thiên mà Xuân hông nghe rõ.Sau đó là tiếng vỗ tay rần rần.Khi tiếng vỗ tay vừa dứt, một người đàn ông cỡ khoảng ba mươi tuổi ra đứng nói có vẻ hùng hồn, y dơ tay lên dơ tay xuống liên tục.Phùng Xuân loáng thoáng nghe những tiếng: bè lũ Mỹ, Diệm; đế quốc xâm lược…Mỗi lần như thế, Xuân nghe tiếng hô đả đảo vang rền.Đám đông lại im lặng.Bất ngờ, Xuân thấy Vân hiện ra giữa hàng hiên.Hình Vân hiện rõ nét trước cái phông đen phía trong nhà.Gương mặt nàng tươi tắn, rạng rỡ đầy tự tin.Xuân thấy môi nàng mấp máy liên tục nhưng hông nghe được gì vì tiếng vỗ tay liên tu và tiếng la  hoan hô đả đảo rùm trời…

Sau đó là màn nhảy múa.Một đám thanh niên và thiếu nữ, có lẽ là những học sinh trung học ở trường Tân Dân hoặc trường Trung Học Công Lập Kiến Hòa, bắt đầu vừa nhảy vừa ca: Dân Liên Xô vui hát trên đồng hoa…Họ dùng tàu cau khô kết thành hình những con ngựa.Ngọn tàu cau phất pha phất phới như những cái đuôi ngựa, chạy vòng khắp chung quanh sân nhà.Có như vậy mà họ hừng chí la hát vang trời.Được môt lát thì cũng có một mớ đờn ông đờn bà nhập cuộc.Thế là đám đông bên ngoài cũng hát theo, vỗ tay theo nhịp hát rần rần cả khu vườn. Chỉ có một bài hát mà hát đi hát lại cả chục lần.Đám đông bị ngây hình như điên.Một vài cái đèn măng xông được đem xuống, bôm thêm.Ánh sáng lại bừng lên.Thế là họ cứ ca đi ca lại hoài mà hổng chán cho đến khi hai cái đèn tắt phụt.Bóng tối hình như làm chùn khí thế.Đám đông sực tỉnh, hết ngây.Người ta lại nói chuyện ồn ào được một chút rồi lũ lượt ra về.Xuân  trở lui lại gốc cây lêkima, đợi Vân rất lâu. Bóng cô nàng lờ mờ đến.

- Có vui hôn anh?

- Ơ….

- Vui quá hé! Thôi mình đi về.

- Mình hông kiếm chỗ nào ngồi nói chuyện như trước được hả em?

- Hổng được đâu?

- Sao vậy?

- Ơ!

Hông có đuốc.Trăng cuối tháng nhô lên gần đầu ngọn dừa.Lối mòn lỗ chỗ đốm trăng suông.Khi đi ngang qua một đám chuối, Xuân vụt ôm Vân, lôi vào sau lùm, hun tới ta tới tấp.Hổng kịp phản ứng, Vân té nằm xuống.Cô nàng chưng hửng.Bàn tay xừ lủy tung hoành, xông xáo mọ mậy và rồi mặc sức quậy tanh bành từ trên xuống dưới… Lủy tần mần, tưng tiu một hồi lâu…Rồi như nai chịu đèn…  Ẻn ( từ tiếng Pháp elle: nó ) im rẻ rè re… ….

Thình lình, Vân hất mạnh Xuân ra, kéo quần lên và đứng dậy.

- Hông được đâu anh.

- Sao hông? Chớ mình đã hổng từng làm như vậy sao? Làm bộ hoài.

- Bây giờ thì khác rồi.Hủ hóa lắm.Hổng làm như vậy được nữa đâu!

- Cái gì? Hủ hóa là sao? Chữ nghĩa gì mới lạ vậy?

- Em là cán bộ gương mẫu, hông được hủ hóa.

- Hồi nào vậy em?

- Ơ. Nhưng mà em khác anh.Phải đợi tổ chức cho phép.

- Anh khác em ở chỗ nào?Tổ chức nào?Em có nói với họ chuyện của tụi mình chưa?

- Chưa. Em còn đang phấn đấu.Em chưa tiện nói.

- Thế thì những ngày tháng chăn vịt ở đồng Mỹ Nhiên kể như hổng có, phải hôn? Cái gì làm cho em thay đổi mau quá vậy?

- Ơ! Anh hãy đợi đi

Tiếng cười nói từ xa dội lại.Và một tốp người hiện ra.Vân vội ngoe nguẩy te te bước đi, sợ đám người trông thấy, hông để chàng nói thêm một lời nào nữa.Xuân vụt hiểu có cái gì chia cách hai đứa.Chàng hông đoán nổi ở phía bên kia họ làm cái gì để Vân thay đổi nhanh chóng như vậy.

 Những người Việt Minh miền Nam? Họ có khác với những người Việt Minh Cộng Sản ở miền Bắc hôn?Thật ra với sự hiểu biết quá ít ỏi và nông cạn hông làm sao Xuân hiểu rõ vấn đề nầy. Một vài cuốn sách của Hoàng Văn Chí, Nguyễn Kiên Trung và vài cuốn sách tiếng Pháp đọc lóm vội vàng làm sao cho Xuân có thể nhận định được rõ ràng Cộng Sản ngoài Bắc và Việt Minh trong Nam?Thời Xuân mới lớn lên xem được hai cuốn phim Ánh Sáng Miền Nam và Chúng tôi Muốn Sống thì chỉ để giải trí vậy thôi, chớ hông thể hiểu rõ tại sao người miền Bắc trốn đi như vậy.Ngay lúc đi học, các thằng bạn Rau Muống chẳng bao giờ nhắc đến những điều gì xảy ra ở miền Bắc theo như những cuốn phim mô tả.Tụi nó hông sống trong vùng đó hay là cha mẹ hổng nói lại? Nhà trường cũng hông dạy.Hổng có giờ chính trị trong chương trình giáo dục và sách vở thì quá ít để tìm hiểu.

Đâu có phải những giờ Huấn Luyện Quân Sự Học Đường ở năm lớp Đệ Tam hun đúc được ý chí và tinh thần chống Cộng Sản miền Bắc?Đó là  thời gian học sinh mặc những bộ đồ kaki vàng, mang giầy Bata trắng toát với bê rê màu cứt ngựa, tập hợp trong dãy nhà rộng lớn ở đường Nguyễn Hoàng.Họ nghe giảng viên nói thao thao mà chẳng hiểu gì.Kết cuộc là được bắn ba viên đạn ở trường bắn Thủ Đức.

Phùng Xuân hông buồn nói thêm một tiếng, lầm lũi lần bước theo con đường gập ghềnh loang lỗ trăng suông, lẽo đẽo theo sau Vân.Lại mất một người yêu nữa rồi.Vân hổng thèm hỏi mình có thi đậu hay hông và tại sao anh lại về lúc nầy? Hông để một chút ít thời giờ hai đứa ở bên nhau?Quên mất tất cả những gì toan tính ở cánh đồng hoang.Sao lại mau thế?Khanh gắn bó lâu dài, rồi chợt mất.Loan thoáng qua như một bóng mây. Và Vân, sao lại xa cách một cách vô lối như vậy?

Xuân hông vô nhà.Chàng đứng dựa thân dừa, chán nản nhìn vào khoảng vườn mù mịt hông biết đến bao lâu cho đến khi nhận ra trăng đã lặn mất rồi.Chắc đã khuya lắm.Xuân ngồi bệt xuống gốc dừa thiu thỉu ngủ, hông buồn đuổi muỗi vo ve.Chàng bừng tỉnh khi có tiếng người nói chuyện lao xao và vài ánh đuốc chập chờn trước đường mòn.Xuân đứng dậy, vuốt mặt, vươn vai vài cái rồi vô sân lấy chiếc xe đạp, mầy mò dắt đi trong đêm tối.

 

                                             Lê Phùng Xuân

                                      (Trích trong Trăng Suông )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm