Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Có con là thần đồng sẽ rất tốn kém?
Gregory, cậu con trai 12 tuổi của Alina Adams, có một tài năng. Cậu bé rất say mê lập trình máy tính và cực kỳ giỏi trong công việc này với tài năng vượt qua độ tuổi.
Kate Ashford BBC Capital
Gregory, cậu con trai 12 tuổi của Alina Adams, có một tài năng. Cậu bé rất say mê lập trình máy tính và cực kỳ giỏi trong công việc này với tài năng vượt qua độ tuổi.
Khi Gregory lên 10, cậu bé được nhận vào học tại một khóa lập trình danh giá ở một trường đại học nhưng sau đó lại được nói rằng cậu ấy còn quá nhỏ nên không thể học được.
"Nó đã nổi điên lên và do đó nó đã xây dựng trang web riêng của mình để giúp mọi người có thể học cách mã hóa cho dù người đó có bao nhiêu tuổi đi nữa," Adams, 46 tuổi, sống ở thành phố New York, nói.
Khi Gregory lớn thêm, đam mê của cậu giờ đây đã trở nên tốn kém hơn. "Một số thứ mà nó muốn làm đòi hỏi phải có phần cứng," Adams cho biết. "Mà phần cứng thì phải tốn tiền."
Ngoài ra còn có chi phí đi lại và tổ chức sự kiện. Ba năm trước Gregory đã tham dự Young Rewired State, một hội nghị ở Anh dành cho những nhà lập trình trẻ.
Cậu đã làm đơn xin và nhận được tiền hỗ trợ chi phí đi lại cho cậu và bố cậu để tham dự. Tuy nhiên chi phí tốn kém khiến cậu đã không thể trở lại châu Âu một lần nữa.
Gregory nói rằng hội nghị ở Anh có các sự kiện vệ tinh ở nhiều quốc gia khác nhau và hỏi có sự kiện nào như vậy ở New York hay không. Do đó, vào hè năm sau đó, Adams đã tổ chức một sự kiện tại chỗ để Gregory và những đứa trẻ khác có thể tham gia.
"Nếu chúng tôi không bị hạn chế về tiền bạc thì tôi sẽ để cho nó tham dự tất cả các lớp học mà nó muốn," Adams nói. Tuy nhiên, bà còn hai đứa con khác phải chăm lo. "Chúng tôi bỏ ra một khoản tiền vừa phải cho đam mê của nó nhưng chúng tôi không đi quá giới hạn," bà nói.
Mặc dù không có thống kê con số trẻ em thần đồng, Hiệp hội Toàn quốc Trẻ em Tài năng của Mỹ cho biết con số sinh viên tài năng trong học tập và có năng khiếu vào khoảng từ 6% đến 10% tổng số sinh viên Mỹ. Con số này không tính đến các em tỏa sáng trong âm nhạc, thể thao hay một số lĩnh vực chuyên môn cụ thể khác như lập trình máy tính.
Dĩ nhiên, nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng con cái họ là siêu đẳng. Một phần tư các phụ huynh có con em là vận động viên ở trung học hy vọng rằng con họ sẽ bước vào con đường thi đấu chuyên nghiệp.
Image copyright Thinkstock
Image caption Việc đầu tư cho con cái có những khả năng thiên bẩm sẽ là khoản đầu tư rất tốn kém
Tuy nhiên, đối với những bậc cha mẹ có con cái có khiếu thật sự thì họ phải luôn chật vật về mặt tài chính để cân bằng ngân sách có hạn với nhu cầu cho con họ có những lớp học riêng với tiền thầy đắt đỏ cũng như chi phí tham dự các sự kiện quốc gia và quốc tế. Sau đây là cách để đạt được sự cân bằng:
Sẽ mất những gì: Bạn sẽ cần phải cân bằng những ưu tiên về tài chính với mong muốn tạo điều kiện cho con cái để chúng có thể phát triển khả năng vượt trội và đừng để bị ảnh hưởng từ những phụ huynh khác. "Sự canh tranh giữa các phụ huynh cũng khốc liệt như sự canh tranh giữa các thần đồng," Hank Mulvihill, một nhà hoạch định tài chính ở công ty Mulvihill Asset Management thuộc bang Texas, Mỹ, nói. "Cuối cùng bạn sẽ có quyết định là hướng toàn bộ cuộc sống gia đình sang hỗ trợ cho nỗ lực này."
Mất bao lâu để chuẩn bị: Trước khi đổ tiền lo cho đứa con thần đồng, bạn cần ngồi lại với một nhà hoạch định tài chính để đảm bảo rằng tất cả chi tiêu cơ bản cần phải được xem xét. "Khi chúng ta xé bỏ một kế hoạch chi tiêu để đổ tiền mướn gia sư hay cho những chuyến đi liên miên thì sẽ rất khó mà lấy lại số tiền dành dụm đó."
Image copyright Thinkstock
Image caption Các bậc phụ huynh có thể thấy khó mà cân đối ngân sách cho các giờ học tư và các hoạt động năng khiếu cho con cái
Những việc cần làm ngay
Đề ra ngân sách: Phần lớn các phụ huynh đều muốn làm tất cả mọi thứ để con họ có thể phát triển tài năng và thành công. Tuy nhiên, bạn cần suy nghĩ hợp lý về việc bạn có thể bỏ ra bao nhiêu tiền, Mulvilhill nói. "Hãy suy nghĩ xem bạn có khả năng hay không. Nếu bạn không đủ khả năng thì đừng làm."
Nghĩ về điều bạn muốn: "Bạn muốn đưa con của mình ra trước công chúng với tư cách là thần đồng đến mức nào bởi vì điều đó có nghĩa là con bạn phải thể hiện," Ellen Winner, giáo sư tâm lý tại Cao đẳng Boston, nói. "Một khi bạn đã quyết định để con tham gia vào các cuộc tranh tài thì bạn càng có động lực phải thuê huấn luyện viên và gia sư đặc biệt."
Hãy đầu tư ở quy mô nhỏ: "Có con là thần đồng rất tốn kém," Winner nói, "Bạn sẽ muốn có giáo viên và gia sư giỏi và điều đó rất tốn tiền." Tuy nhiên, nếu ngân sách eo hẹp thì có cách khác để nuôi dưỡng tài năng vừa chớm nở của con bạn. Giả sử như con bạn có năng khiếu về nghệ thuật thì hãy mua cho nó đồ dùng tốt để sử dụng trong sáng tạo nghệ thuật. Hãy dắt nó đi bảo tàng hay các phòng triển lãm. Hãy lưu giữ lại các tác phẩm của con bạn để nó có thể nhìn thấy sự phát triển của chính mình."
"Làm tất cả mọi thứ có thể để nuôi dưỡng và khuyến khích năng khiếu," Winner nói. "Nhưng có sự khác biệt giữa khuyến khích khả năng và đẩy đứa trẻ trở thành một hiện tượng trước công chúng."
Sử dụng những nguồn lực tại chỗ: Dẫn con bạn đến các thư viện địa phương và tìm hiểu các trường đại học và cao đẳng tại chỗ. Chúng có thể được dự các buổi học miễn phí hoặc thậm chí là được nhận vào học sớm. "Hãy kiếm các chuyên gia trong lĩnh vực mà con bạn có khiếu," Julia Chung, một nhà hoạch định tài chính ở công ty JYC Financial, British Columbia, Canada, nói. "Hãy nói chuyện với họ và nhờ họ giúp đỡ. Bạn sẽ bất ngờ khi có rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ."
Duy trì mục tiêu dành dụm tiền bạc của bạn: Đúng là điều quan trọng là phải khuyến khích con cái phát triển các kỹ năng của chúng. Nhưng đừng cố làm điều đó bằng việc phải trả giá cho những năm tốt nhất của đời mình. "Bố mẹ thường chi tiêu quá nhiều cho con cái mà không tính đến chuyện tiết kiệm cho tuổi già của mình," Scot Hanson, một nhà hoạch định tài chính tại EFS Advisors ở Minnesota, Hoa Kỳ, nói. "Tôi nhận ra rằng sau 20 năm nữa, khi mà những đứa con rất có thể là đã từ bỏ môn thể thao chúng yêu thích, thì cha mẹ chúng sẽ phải làm việc thêm nhiều năm nữa thay vì có thể nghỉ hưu được."
Những việc có thể làm sau
Tìm kiếm sự giúp đỡ: "Chắc chắn có những chương trình học bổng và nhiều quỹ quan tâm hỗ trợ cho những đứa trẻ có năng khiếu phát triển tài năng," Rene Islas, giám đốc điều hành Hiệp hội Toàn quốc Trẻ em Tài năng của Mỹ, nói. ''Hãy bắt đầu từ trường học, nơi có thể khởi đầu cho việc giúp đỡ con bạn phát triển, và sau đó, hãy tìm kiếm các chương trình học bổng."
Hãy thực tế: Nếu con bạn có khiếu về hockey nhưng cơ hội để cho nó làm giàu khi thi đấu hockey chuyên nghiệp là rất nhỏ thì đừng vắt kiệt tiền bạc ra để đầu tư sự cao xa. Nếu con bạn tài giỏi đến một mức độ nào đó thì bạn có thể xin tài trợ từ các doanh nghiệp.
Nên nhớ rằng thần đồng thì vẫn là một đứa trẻ. "Chúng cần phải chơi đùa. Chúng cần có bạn bè. Điều này thì hơi khó bởi vì chúng khác biệt. Tìm sự giúp đỡ và các nhóm xã hội cho cả bạn lẫn con bạn," Julia Chung nói.
Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Capital.
( BBC )
Kate Ashford BBC Capital
Gregory, cậu con trai 12 tuổi của Alina Adams, có một tài năng. Cậu bé rất say mê lập trình máy tính và cực kỳ giỏi trong công việc này với tài năng vượt qua độ tuổi.
Khi Gregory lên 10, cậu bé được nhận vào học tại một khóa lập trình danh giá ở một trường đại học nhưng sau đó lại được nói rằng cậu ấy còn quá nhỏ nên không thể học được.
"Nó đã nổi điên lên và do đó nó đã xây dựng trang web riêng của mình để giúp mọi người có thể học cách mã hóa cho dù người đó có bao nhiêu tuổi đi nữa," Adams, 46 tuổi, sống ở thành phố New York, nói.
Khi Gregory lớn thêm, đam mê của cậu giờ đây đã trở nên tốn kém hơn. "Một số thứ mà nó muốn làm đòi hỏi phải có phần cứng," Adams cho biết. "Mà phần cứng thì phải tốn tiền."
Ngoài ra còn có chi phí đi lại và tổ chức sự kiện. Ba năm trước Gregory đã tham dự Young Rewired State, một hội nghị ở Anh dành cho những nhà lập trình trẻ.
Cậu đã làm đơn xin và nhận được tiền hỗ trợ chi phí đi lại cho cậu và bố cậu để tham dự. Tuy nhiên chi phí tốn kém khiến cậu đã không thể trở lại châu Âu một lần nữa.
Gregory nói rằng hội nghị ở Anh có các sự kiện vệ tinh ở nhiều quốc gia khác nhau và hỏi có sự kiện nào như vậy ở New York hay không. Do đó, vào hè năm sau đó, Adams đã tổ chức một sự kiện tại chỗ để Gregory và những đứa trẻ khác có thể tham gia.
"Nếu chúng tôi không bị hạn chế về tiền bạc thì tôi sẽ để cho nó tham dự tất cả các lớp học mà nó muốn," Adams nói. Tuy nhiên, bà còn hai đứa con khác phải chăm lo. "Chúng tôi bỏ ra một khoản tiền vừa phải cho đam mê của nó nhưng chúng tôi không đi quá giới hạn," bà nói.
Mặc dù không có thống kê con số trẻ em thần đồng, Hiệp hội Toàn quốc Trẻ em Tài năng của Mỹ cho biết con số sinh viên tài năng trong học tập và có năng khiếu vào khoảng từ 6% đến 10% tổng số sinh viên Mỹ. Con số này không tính đến các em tỏa sáng trong âm nhạc, thể thao hay một số lĩnh vực chuyên môn cụ thể khác như lập trình máy tính.
Dĩ nhiên, nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng con cái họ là siêu đẳng. Một phần tư các phụ huynh có con em là vận động viên ở trung học hy vọng rằng con họ sẽ bước vào con đường thi đấu chuyên nghiệp.
Image copyright Thinkstock
Image caption Việc đầu tư cho con cái có những khả năng thiên bẩm sẽ là khoản đầu tư rất tốn kém
Tuy nhiên, đối với những bậc cha mẹ có con cái có khiếu thật sự thì họ phải luôn chật vật về mặt tài chính để cân bằng ngân sách có hạn với nhu cầu cho con họ có những lớp học riêng với tiền thầy đắt đỏ cũng như chi phí tham dự các sự kiện quốc gia và quốc tế. Sau đây là cách để đạt được sự cân bằng:
Sẽ mất những gì: Bạn sẽ cần phải cân bằng những ưu tiên về tài chính với mong muốn tạo điều kiện cho con cái để chúng có thể phát triển khả năng vượt trội và đừng để bị ảnh hưởng từ những phụ huynh khác. "Sự canh tranh giữa các phụ huynh cũng khốc liệt như sự canh tranh giữa các thần đồng," Hank Mulvihill, một nhà hoạch định tài chính ở công ty Mulvihill Asset Management thuộc bang Texas, Mỹ, nói. "Cuối cùng bạn sẽ có quyết định là hướng toàn bộ cuộc sống gia đình sang hỗ trợ cho nỗ lực này."
Mất bao lâu để chuẩn bị: Trước khi đổ tiền lo cho đứa con thần đồng, bạn cần ngồi lại với một nhà hoạch định tài chính để đảm bảo rằng tất cả chi tiêu cơ bản cần phải được xem xét. "Khi chúng ta xé bỏ một kế hoạch chi tiêu để đổ tiền mướn gia sư hay cho những chuyến đi liên miên thì sẽ rất khó mà lấy lại số tiền dành dụm đó."
Image copyright Thinkstock
Image caption Các bậc phụ huynh có thể thấy khó mà cân đối ngân sách cho các giờ học tư và các hoạt động năng khiếu cho con cái
Những việc cần làm ngay
Đề ra ngân sách: Phần lớn các phụ huynh đều muốn làm tất cả mọi thứ để con họ có thể phát triển tài năng và thành công. Tuy nhiên, bạn cần suy nghĩ hợp lý về việc bạn có thể bỏ ra bao nhiêu tiền, Mulvilhill nói. "Hãy suy nghĩ xem bạn có khả năng hay không. Nếu bạn không đủ khả năng thì đừng làm."
Nghĩ về điều bạn muốn: "Bạn muốn đưa con của mình ra trước công chúng với tư cách là thần đồng đến mức nào bởi vì điều đó có nghĩa là con bạn phải thể hiện," Ellen Winner, giáo sư tâm lý tại Cao đẳng Boston, nói. "Một khi bạn đã quyết định để con tham gia vào các cuộc tranh tài thì bạn càng có động lực phải thuê huấn luyện viên và gia sư đặc biệt."
Hãy đầu tư ở quy mô nhỏ: "Có con là thần đồng rất tốn kém," Winner nói, "Bạn sẽ muốn có giáo viên và gia sư giỏi và điều đó rất tốn tiền." Tuy nhiên, nếu ngân sách eo hẹp thì có cách khác để nuôi dưỡng tài năng vừa chớm nở của con bạn. Giả sử như con bạn có năng khiếu về nghệ thuật thì hãy mua cho nó đồ dùng tốt để sử dụng trong sáng tạo nghệ thuật. Hãy dắt nó đi bảo tàng hay các phòng triển lãm. Hãy lưu giữ lại các tác phẩm của con bạn để nó có thể nhìn thấy sự phát triển của chính mình."
"Làm tất cả mọi thứ có thể để nuôi dưỡng và khuyến khích năng khiếu," Winner nói. "Nhưng có sự khác biệt giữa khuyến khích khả năng và đẩy đứa trẻ trở thành một hiện tượng trước công chúng."
Sử dụng những nguồn lực tại chỗ: Dẫn con bạn đến các thư viện địa phương và tìm hiểu các trường đại học và cao đẳng tại chỗ. Chúng có thể được dự các buổi học miễn phí hoặc thậm chí là được nhận vào học sớm. "Hãy kiếm các chuyên gia trong lĩnh vực mà con bạn có khiếu," Julia Chung, một nhà hoạch định tài chính ở công ty JYC Financial, British Columbia, Canada, nói. "Hãy nói chuyện với họ và nhờ họ giúp đỡ. Bạn sẽ bất ngờ khi có rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ."
Duy trì mục tiêu dành dụm tiền bạc của bạn: Đúng là điều quan trọng là phải khuyến khích con cái phát triển các kỹ năng của chúng. Nhưng đừng cố làm điều đó bằng việc phải trả giá cho những năm tốt nhất của đời mình. "Bố mẹ thường chi tiêu quá nhiều cho con cái mà không tính đến chuyện tiết kiệm cho tuổi già của mình," Scot Hanson, một nhà hoạch định tài chính tại EFS Advisors ở Minnesota, Hoa Kỳ, nói. "Tôi nhận ra rằng sau 20 năm nữa, khi mà những đứa con rất có thể là đã từ bỏ môn thể thao chúng yêu thích, thì cha mẹ chúng sẽ phải làm việc thêm nhiều năm nữa thay vì có thể nghỉ hưu được."
Những việc có thể làm sau
Tìm kiếm sự giúp đỡ: "Chắc chắn có những chương trình học bổng và nhiều quỹ quan tâm hỗ trợ cho những đứa trẻ có năng khiếu phát triển tài năng," Rene Islas, giám đốc điều hành Hiệp hội Toàn quốc Trẻ em Tài năng của Mỹ, nói. ''Hãy bắt đầu từ trường học, nơi có thể khởi đầu cho việc giúp đỡ con bạn phát triển, và sau đó, hãy tìm kiếm các chương trình học bổng."
Hãy thực tế: Nếu con bạn có khiếu về hockey nhưng cơ hội để cho nó làm giàu khi thi đấu hockey chuyên nghiệp là rất nhỏ thì đừng vắt kiệt tiền bạc ra để đầu tư sự cao xa. Nếu con bạn tài giỏi đến một mức độ nào đó thì bạn có thể xin tài trợ từ các doanh nghiệp.
Nên nhớ rằng thần đồng thì vẫn là một đứa trẻ. "Chúng cần phải chơi đùa. Chúng cần có bạn bè. Điều này thì hơi khó bởi vì chúng khác biệt. Tìm sự giúp đỡ và các nhóm xã hội cho cả bạn lẫn con bạn," Julia Chung nói.
Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Capital.
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Có con là thần đồng sẽ rất tốn kém?
Gregory, cậu con trai 12 tuổi của Alina Adams, có một tài năng. Cậu bé rất say mê lập trình máy tính và cực kỳ giỏi trong công việc này với tài năng vượt qua độ tuổi.
Kate Ashford BBC Capital
Gregory, cậu con trai 12 tuổi của Alina Adams, có một tài năng. Cậu bé rất say mê lập trình máy tính và cực kỳ giỏi trong công việc này với tài năng vượt qua độ tuổi.
Khi Gregory lên 10, cậu bé được nhận vào học tại một khóa lập trình danh giá ở một trường đại học nhưng sau đó lại được nói rằng cậu ấy còn quá nhỏ nên không thể học được.
"Nó đã nổi điên lên và do đó nó đã xây dựng trang web riêng của mình để giúp mọi người có thể học cách mã hóa cho dù người đó có bao nhiêu tuổi đi nữa," Adams, 46 tuổi, sống ở thành phố New York, nói.
Khi Gregory lớn thêm, đam mê của cậu giờ đây đã trở nên tốn kém hơn. "Một số thứ mà nó muốn làm đòi hỏi phải có phần cứng," Adams cho biết. "Mà phần cứng thì phải tốn tiền."
Ngoài ra còn có chi phí đi lại và tổ chức sự kiện. Ba năm trước Gregory đã tham dự Young Rewired State, một hội nghị ở Anh dành cho những nhà lập trình trẻ.
Cậu đã làm đơn xin và nhận được tiền hỗ trợ chi phí đi lại cho cậu và bố cậu để tham dự. Tuy nhiên chi phí tốn kém khiến cậu đã không thể trở lại châu Âu một lần nữa.
Gregory nói rằng hội nghị ở Anh có các sự kiện vệ tinh ở nhiều quốc gia khác nhau và hỏi có sự kiện nào như vậy ở New York hay không. Do đó, vào hè năm sau đó, Adams đã tổ chức một sự kiện tại chỗ để Gregory và những đứa trẻ khác có thể tham gia.
"Nếu chúng tôi không bị hạn chế về tiền bạc thì tôi sẽ để cho nó tham dự tất cả các lớp học mà nó muốn," Adams nói. Tuy nhiên, bà còn hai đứa con khác phải chăm lo. "Chúng tôi bỏ ra một khoản tiền vừa phải cho đam mê của nó nhưng chúng tôi không đi quá giới hạn," bà nói.
Mặc dù không có thống kê con số trẻ em thần đồng, Hiệp hội Toàn quốc Trẻ em Tài năng của Mỹ cho biết con số sinh viên tài năng trong học tập và có năng khiếu vào khoảng từ 6% đến 10% tổng số sinh viên Mỹ. Con số này không tính đến các em tỏa sáng trong âm nhạc, thể thao hay một số lĩnh vực chuyên môn cụ thể khác như lập trình máy tính.
Dĩ nhiên, nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng con cái họ là siêu đẳng. Một phần tư các phụ huynh có con em là vận động viên ở trung học hy vọng rằng con họ sẽ bước vào con đường thi đấu chuyên nghiệp.
Image copyright Thinkstock
Image caption Việc đầu tư cho con cái có những khả năng thiên bẩm sẽ là khoản đầu tư rất tốn kém
Tuy nhiên, đối với những bậc cha mẹ có con cái có khiếu thật sự thì họ phải luôn chật vật về mặt tài chính để cân bằng ngân sách có hạn với nhu cầu cho con họ có những lớp học riêng với tiền thầy đắt đỏ cũng như chi phí tham dự các sự kiện quốc gia và quốc tế. Sau đây là cách để đạt được sự cân bằng:
Sẽ mất những gì: Bạn sẽ cần phải cân bằng những ưu tiên về tài chính với mong muốn tạo điều kiện cho con cái để chúng có thể phát triển khả năng vượt trội và đừng để bị ảnh hưởng từ những phụ huynh khác. "Sự canh tranh giữa các phụ huynh cũng khốc liệt như sự canh tranh giữa các thần đồng," Hank Mulvihill, một nhà hoạch định tài chính ở công ty Mulvihill Asset Management thuộc bang Texas, Mỹ, nói. "Cuối cùng bạn sẽ có quyết định là hướng toàn bộ cuộc sống gia đình sang hỗ trợ cho nỗ lực này."
Mất bao lâu để chuẩn bị: Trước khi đổ tiền lo cho đứa con thần đồng, bạn cần ngồi lại với một nhà hoạch định tài chính để đảm bảo rằng tất cả chi tiêu cơ bản cần phải được xem xét. "Khi chúng ta xé bỏ một kế hoạch chi tiêu để đổ tiền mướn gia sư hay cho những chuyến đi liên miên thì sẽ rất khó mà lấy lại số tiền dành dụm đó."
Image copyright Thinkstock
Image caption Các bậc phụ huynh có thể thấy khó mà cân đối ngân sách cho các giờ học tư và các hoạt động năng khiếu cho con cái
Những việc cần làm ngay
Đề ra ngân sách: Phần lớn các phụ huynh đều muốn làm tất cả mọi thứ để con họ có thể phát triển tài năng và thành công. Tuy nhiên, bạn cần suy nghĩ hợp lý về việc bạn có thể bỏ ra bao nhiêu tiền, Mulvilhill nói. "Hãy suy nghĩ xem bạn có khả năng hay không. Nếu bạn không đủ khả năng thì đừng làm."
Nghĩ về điều bạn muốn: "Bạn muốn đưa con của mình ra trước công chúng với tư cách là thần đồng đến mức nào bởi vì điều đó có nghĩa là con bạn phải thể hiện," Ellen Winner, giáo sư tâm lý tại Cao đẳng Boston, nói. "Một khi bạn đã quyết định để con tham gia vào các cuộc tranh tài thì bạn càng có động lực phải thuê huấn luyện viên và gia sư đặc biệt."
Hãy đầu tư ở quy mô nhỏ: "Có con là thần đồng rất tốn kém," Winner nói, "Bạn sẽ muốn có giáo viên và gia sư giỏi và điều đó rất tốn tiền." Tuy nhiên, nếu ngân sách eo hẹp thì có cách khác để nuôi dưỡng tài năng vừa chớm nở của con bạn. Giả sử như con bạn có năng khiếu về nghệ thuật thì hãy mua cho nó đồ dùng tốt để sử dụng trong sáng tạo nghệ thuật. Hãy dắt nó đi bảo tàng hay các phòng triển lãm. Hãy lưu giữ lại các tác phẩm của con bạn để nó có thể nhìn thấy sự phát triển của chính mình."
"Làm tất cả mọi thứ có thể để nuôi dưỡng và khuyến khích năng khiếu," Winner nói. "Nhưng có sự khác biệt giữa khuyến khích khả năng và đẩy đứa trẻ trở thành một hiện tượng trước công chúng."
Sử dụng những nguồn lực tại chỗ: Dẫn con bạn đến các thư viện địa phương và tìm hiểu các trường đại học và cao đẳng tại chỗ. Chúng có thể được dự các buổi học miễn phí hoặc thậm chí là được nhận vào học sớm. "Hãy kiếm các chuyên gia trong lĩnh vực mà con bạn có khiếu," Julia Chung, một nhà hoạch định tài chính ở công ty JYC Financial, British Columbia, Canada, nói. "Hãy nói chuyện với họ và nhờ họ giúp đỡ. Bạn sẽ bất ngờ khi có rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ."
Duy trì mục tiêu dành dụm tiền bạc của bạn: Đúng là điều quan trọng là phải khuyến khích con cái phát triển các kỹ năng của chúng. Nhưng đừng cố làm điều đó bằng việc phải trả giá cho những năm tốt nhất của đời mình. "Bố mẹ thường chi tiêu quá nhiều cho con cái mà không tính đến chuyện tiết kiệm cho tuổi già của mình," Scot Hanson, một nhà hoạch định tài chính tại EFS Advisors ở Minnesota, Hoa Kỳ, nói. "Tôi nhận ra rằng sau 20 năm nữa, khi mà những đứa con rất có thể là đã từ bỏ môn thể thao chúng yêu thích, thì cha mẹ chúng sẽ phải làm việc thêm nhiều năm nữa thay vì có thể nghỉ hưu được."
Những việc có thể làm sau
Tìm kiếm sự giúp đỡ: "Chắc chắn có những chương trình học bổng và nhiều quỹ quan tâm hỗ trợ cho những đứa trẻ có năng khiếu phát triển tài năng," Rene Islas, giám đốc điều hành Hiệp hội Toàn quốc Trẻ em Tài năng của Mỹ, nói. ''Hãy bắt đầu từ trường học, nơi có thể khởi đầu cho việc giúp đỡ con bạn phát triển, và sau đó, hãy tìm kiếm các chương trình học bổng."
Hãy thực tế: Nếu con bạn có khiếu về hockey nhưng cơ hội để cho nó làm giàu khi thi đấu hockey chuyên nghiệp là rất nhỏ thì đừng vắt kiệt tiền bạc ra để đầu tư sự cao xa. Nếu con bạn tài giỏi đến một mức độ nào đó thì bạn có thể xin tài trợ từ các doanh nghiệp.
Nên nhớ rằng thần đồng thì vẫn là một đứa trẻ. "Chúng cần phải chơi đùa. Chúng cần có bạn bè. Điều này thì hơi khó bởi vì chúng khác biệt. Tìm sự giúp đỡ và các nhóm xã hội cho cả bạn lẫn con bạn," Julia Chung nói.
Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Capital.
( BBC )