Đoạn Đường Chiến Binh
Cô giáo Trần Thị Lam - Lão Phan
Số 232 - Chuyện thời sự :
Bắc Ninh: Gần 1.500 học sinh nghỉ học do nước thải tràn vào trường
April 29, 2021
Nước thải lênh láng, các em học sinh phải nghỉ học-ảnh VNExpress
Gần 1.500 em học sinh của hai trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Phong Khê (TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) phải nghỉ học do nước thải từ các cơ sở sản xuất giấy xả thải tràn vào trường, gây ngập lênh láng…
Mạng báo Người Đưa Tin vào ngày 29/4/2021 cho biết, từ sáng ngày 28/4/2021 trên địa bàn phường Phong Khê (TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) bắt đầu có hiện tượng nước thải có màu đục trắng, có mùi hôi thối nồng nặc, dâng lên ngập cổng trường và sân trường, gây ảnh hưởng đến gần toàn bộ giáo viên, học sinh ở hai trường Tiểu học-Trung học Cơ sở Phong Khê và dân cư ở khu vực .
Theo như chia sẻ của địa diện trường Tiểu học Phong Khê thì hôm nay toàn bộ 716 em học sinh của trường phải nghỉ học. Trong khi đó, số em học sinh tại trường Trung học Cơ sở Phong Khê phải nghỉ học là 694 em, đáng nói là các em trường Trung học Cơ sở Phong Khê đang làm bài kiểm tra cuối kỳ.
Nguyên nhân ban đầu được cơ quan chức năng địa phương cho biết, do trên địa bàn có nhiều cơ sở sản xuất giấy cụ thể là tại cụm công nghiệp Phong Khê I từ lâu nay đã lắp hệ thống xả thải trái phép không qua xử lý ra sông Ngũ Huyện Khê gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì vậy, vào ngày 28/4, Chủ tịch UBND phường Phong Khê đã ký công văn số 91/CV-UBND gửi UBND thành phố Bắc Ninh về việc đề nghị dừng cấp điện đối với các nhà máy sản xuất giấy, cấm xả nước thải ra sông Ngũ Huyện Khê, yêu cầu tháo dỡ tất cả hệ thống xả thải trái phép không qua xử lý ra sông Ngũ Huyện Khê nên dòng nước thải từ các cơ sở sản xuất giấy này lẫn bùn đen, nồng mùi hôi thối chảy tràn từ hệ thống cống thoát, gây ngập tuyến đường giao thông ngay lối đi từ UBND phường Phong Khê vào khu vực trường học, khu dân cư gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt và học tập của người dân, học sinh./.Số 233 - Chuyện thời sự :
Cô giáo Trần Thị Lam
*
THẮC MẮC BIẾT HỎI AI ?
Sinh ra trong thời bình, đã từng tự hào vể màu cờ sắc áo, đã từng yêu đảng, yêu bác. Nhưng càng trưởng thành, tôi càng đặt ra cho mình nhiều câu hỏi:
1- Việt Nam có 9.000 giáo sư, 24.000 tiến sĩ nhưng không có bất kì bằng sáng chế nào. Vậy những giáo sư, tiến sĩ đó, họ làm gì?
2- Giáo dục Việt Nam cải cách không ngừng, vậy tại sao 63% sinh viên thất nghiệp khi ra trường?
3- Báo chí ca ngợi người Việt Nam thân thiện hiếu khách, vậy tại sao đa số du khách nước ngoài tuyên bố sẽ không quay trở lại Việt Nam lần thứ 2?
4- Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận rằng chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,” vậy rốt cuộc ai nghĩ ra mô hình này?
5- Nhiệm vụ của báo chí truyền thông là nói lên sự thật hay là nói lên những điều có lợi cho đảng?
6- Nhà nước nhận lương từ tiền thuế của dân để làm việc phục vụ nhân dân hay để cai trị nhân dân?
7- Công an là lực lượng được thành lập để bảo vệ dân hay bảo vệ chế độ?
8- Khẩu hiệu của quân đội là “trung với đảng,” vậy sao khi hi sinh lại ghi trên bia mộ là “tổ quốc ghi công” chứ không phải “đảng ghi công”?
9- Tại sao có “huân chương kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ” mà lại không có “huân chương kháng chiến chống Tầu”?
10- Đảng cử thì đảng bầu, tại sao đảng cử lại bắt dân bầu?
11- Chủ nghĩa xã hội là chế độ ưu việt, vậy tại sao nó sụp đổ tại Nga, nơi nó được sinh ra và tại sao chỉ còn vài quốc gia theo mô hình này?
12- Tư tưởng Mác-Lenin là tư tưởng khai sáng nhân loại, vậy tại sao tượng Lenin bị phá sập tại Nga và các nước đông Âu trong tiếng hò reo của nhân dân?
13- Hồ Chí Minh từng nói: “Không, tôi chẳng có tư tưởng gì ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê.” Vậy giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh ở đâu ra?
…HO CHO MINH TUONG LAI CUNG SE NHU VAY
Số 234 - Chuyện thời sự:
Hình ảnh sợ hãi và tang thương trong “cơn sóng thần” Covid-19 ở Ấn Độ
*
Cứ 1 tiếng có 117 người Ấn Độ chết vì Covid-19 trong khi số ca mắc tiếp tục ghi nhận kỷ lục mới trong ngày thứ 5 liên tiếp. Cảnh tượng tang thương bao trùm thành phố New Delhi và những ổ dịch khác ở nước này.
Ấn Độ đã ghi nhận số ca mắc Covid-19 kỷ lục trong ngày thứ 5 liên tiếp trong khi làn sóng dịch bệnh lần thứ 2 đang đẩy hệ thống y tế nước này trên bờ vực sụp đổ. Trong ảnh là một người đàn ông đang chạy qua những giản hỏa thiêu các bệnh nhân tử vong vì Covid-19 ở New Delhi ngày 26/4.
Trong 24h qua, có ít nhất 2.182 người tử vong vì Covid-19 ở Ấn Độ. Trong ảnh là một người đàn ông đang chuẩn bị giàn lửa hỏa thiêu thi thể 1 nạn nhân Covid-19 ngay bên cạnh.
Anh Umar Farooq khóc thương trước thi thể người mẹ qua đời vì Covid-19 trước khi nạn nhân này được đem chôn ở một nghĩa địa tại Srinagar ngày 26/4.
Mọi người đang chờ để hỏa táng những bệnh nhân tử vong vì Covid-19 ở New Delhi.
Cảnh tượng hỏa thiêu những người chết vì Covid-19 ở một điểm hỏa táng ngoài trời khi các lò hỏa táng đều đã quá tải.
Một người phụ nữ khóc ngất do quá đau lòng khi chồng bà qua đời vì Covid-19 ở Ahmedabad, Ấn Độ.
Một người đàn ông khiêng một thanh gỗ đi qua các thi thể đang chờ hỏa táng ở New Delhi ngày 26/4.
Một người mặc đồ bảo hộ đứng giữa những giàn củi chuẩn bị được dùng để hỏa thiêu những người chết vì Covid-19 ở New Delhi. Trung bình cứ 1 tiếng có 117 người qua đời vì dịch bệnh này tại Ấn Độ.
Cảnh tượng những giàn hỏa thiêu ở lò hỏa táng Nigambodh Ghat tại New Delhi.
Các nhân viên y tế chuyển thi thể các nạn nhân Covid-19 ra ngoài bệnh viện Guru Teg Bahadur ở New Delhi ngày 24/4.
Các thành viên trong gia đình đau lòng ngồi chứng kiến giàn hỏa thiêu những người thân qua đời vì Covid-19 đang đỏ lửa tại một điểm hỏa táng tập thể ở New Delhi ngày 26/4.
Một người phụ nữ được người thân an ủi sau khi chồng bà qua đời vì Covid-19 ở Ahmedabad ngày 26/4.
Phản ứng đau khổ của một người bên thi thể người cha tử vong vì Covid-19 ngày 24/4 ở New Delhi.
Cảnh tượng ảm đạm và ám ảnh tại một điểm hỏa thiêu ngoài trời ở New Delhi ngày 23/4.
Mọi người mang thi thể của một nạn nhân Covid-19 tới điểm hỏa thiêu ở New Delhi./.
*
Thật kinh hoàng với hình ảnh thiêu người chết vì Covid-19 : thiêu ngoài trời, thiêu ở bất cứ ở chỗ nào miễn là có đất trống làm bãi chất củi để thiêu người…
Lão Phan sưu tẩm
Bàn ra tán vào (0)
Cô giáo Trần Thị Lam - Lão Phan
Số 232 - Chuyện thời sự :
Bắc Ninh: Gần 1.500 học sinh nghỉ học do nước thải tràn vào trường
April 29, 2021
Nước thải lênh láng, các em học sinh phải nghỉ học-ảnh VNExpress
Gần 1.500 em học sinh của hai trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Phong Khê (TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) phải nghỉ học do nước thải từ các cơ sở sản xuất giấy xả thải tràn vào trường, gây ngập lênh láng…
Mạng báo Người Đưa Tin vào ngày 29/4/2021 cho biết, từ sáng ngày 28/4/2021 trên địa bàn phường Phong Khê (TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) bắt đầu có hiện tượng nước thải có màu đục trắng, có mùi hôi thối nồng nặc, dâng lên ngập cổng trường và sân trường, gây ảnh hưởng đến gần toàn bộ giáo viên, học sinh ở hai trường Tiểu học-Trung học Cơ sở Phong Khê và dân cư ở khu vực .
Theo như chia sẻ của địa diện trường Tiểu học Phong Khê thì hôm nay toàn bộ 716 em học sinh của trường phải nghỉ học. Trong khi đó, số em học sinh tại trường Trung học Cơ sở Phong Khê phải nghỉ học là 694 em, đáng nói là các em trường Trung học Cơ sở Phong Khê đang làm bài kiểm tra cuối kỳ.
Nguyên nhân ban đầu được cơ quan chức năng địa phương cho biết, do trên địa bàn có nhiều cơ sở sản xuất giấy cụ thể là tại cụm công nghiệp Phong Khê I từ lâu nay đã lắp hệ thống xả thải trái phép không qua xử lý ra sông Ngũ Huyện Khê gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì vậy, vào ngày 28/4, Chủ tịch UBND phường Phong Khê đã ký công văn số 91/CV-UBND gửi UBND thành phố Bắc Ninh về việc đề nghị dừng cấp điện đối với các nhà máy sản xuất giấy, cấm xả nước thải ra sông Ngũ Huyện Khê, yêu cầu tháo dỡ tất cả hệ thống xả thải trái phép không qua xử lý ra sông Ngũ Huyện Khê nên dòng nước thải từ các cơ sở sản xuất giấy này lẫn bùn đen, nồng mùi hôi thối chảy tràn từ hệ thống cống thoát, gây ngập tuyến đường giao thông ngay lối đi từ UBND phường Phong Khê vào khu vực trường học, khu dân cư gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt và học tập của người dân, học sinh./.Số 233 - Chuyện thời sự :
Cô giáo Trần Thị Lam
*
THẮC MẮC BIẾT HỎI AI ?
Sinh ra trong thời bình, đã từng tự hào vể màu cờ sắc áo, đã từng yêu đảng, yêu bác. Nhưng càng trưởng thành, tôi càng đặt ra cho mình nhiều câu hỏi:
1- Việt Nam có 9.000 giáo sư, 24.000 tiến sĩ nhưng không có bất kì bằng sáng chế nào. Vậy những giáo sư, tiến sĩ đó, họ làm gì?
2- Giáo dục Việt Nam cải cách không ngừng, vậy tại sao 63% sinh viên thất nghiệp khi ra trường?
3- Báo chí ca ngợi người Việt Nam thân thiện hiếu khách, vậy tại sao đa số du khách nước ngoài tuyên bố sẽ không quay trở lại Việt Nam lần thứ 2?
4- Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận rằng chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,” vậy rốt cuộc ai nghĩ ra mô hình này?
5- Nhiệm vụ của báo chí truyền thông là nói lên sự thật hay là nói lên những điều có lợi cho đảng?
6- Nhà nước nhận lương từ tiền thuế của dân để làm việc phục vụ nhân dân hay để cai trị nhân dân?
7- Công an là lực lượng được thành lập để bảo vệ dân hay bảo vệ chế độ?
8- Khẩu hiệu của quân đội là “trung với đảng,” vậy sao khi hi sinh lại ghi trên bia mộ là “tổ quốc ghi công” chứ không phải “đảng ghi công”?
9- Tại sao có “huân chương kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ” mà lại không có “huân chương kháng chiến chống Tầu”?
10- Đảng cử thì đảng bầu, tại sao đảng cử lại bắt dân bầu?
11- Chủ nghĩa xã hội là chế độ ưu việt, vậy tại sao nó sụp đổ tại Nga, nơi nó được sinh ra và tại sao chỉ còn vài quốc gia theo mô hình này?
12- Tư tưởng Mác-Lenin là tư tưởng khai sáng nhân loại, vậy tại sao tượng Lenin bị phá sập tại Nga và các nước đông Âu trong tiếng hò reo của nhân dân?
13- Hồ Chí Minh từng nói: “Không, tôi chẳng có tư tưởng gì ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê.” Vậy giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh ở đâu ra?
…HO CHO MINH TUONG LAI CUNG SE NHU VAY
Số 234 - Chuyện thời sự:
Hình ảnh sợ hãi và tang thương trong “cơn sóng thần” Covid-19 ở Ấn Độ
*
Cứ 1 tiếng có 117 người Ấn Độ chết vì Covid-19 trong khi số ca mắc tiếp tục ghi nhận kỷ lục mới trong ngày thứ 5 liên tiếp. Cảnh tượng tang thương bao trùm thành phố New Delhi và những ổ dịch khác ở nước này.
Ấn Độ đã ghi nhận số ca mắc Covid-19 kỷ lục trong ngày thứ 5 liên tiếp trong khi làn sóng dịch bệnh lần thứ 2 đang đẩy hệ thống y tế nước này trên bờ vực sụp đổ. Trong ảnh là một người đàn ông đang chạy qua những giản hỏa thiêu các bệnh nhân tử vong vì Covid-19 ở New Delhi ngày 26/4.
Trong 24h qua, có ít nhất 2.182 người tử vong vì Covid-19 ở Ấn Độ. Trong ảnh là một người đàn ông đang chuẩn bị giàn lửa hỏa thiêu thi thể 1 nạn nhân Covid-19 ngay bên cạnh.
Anh Umar Farooq khóc thương trước thi thể người mẹ qua đời vì Covid-19 trước khi nạn nhân này được đem chôn ở một nghĩa địa tại Srinagar ngày 26/4.
Mọi người đang chờ để hỏa táng những bệnh nhân tử vong vì Covid-19 ở New Delhi.
Cảnh tượng hỏa thiêu những người chết vì Covid-19 ở một điểm hỏa táng ngoài trời khi các lò hỏa táng đều đã quá tải.
Một người phụ nữ khóc ngất do quá đau lòng khi chồng bà qua đời vì Covid-19 ở Ahmedabad, Ấn Độ.
Một người đàn ông khiêng một thanh gỗ đi qua các thi thể đang chờ hỏa táng ở New Delhi ngày 26/4.
Một người mặc đồ bảo hộ đứng giữa những giàn củi chuẩn bị được dùng để hỏa thiêu những người chết vì Covid-19 ở New Delhi. Trung bình cứ 1 tiếng có 117 người qua đời vì dịch bệnh này tại Ấn Độ.
Cảnh tượng những giàn hỏa thiêu ở lò hỏa táng Nigambodh Ghat tại New Delhi.
Các nhân viên y tế chuyển thi thể các nạn nhân Covid-19 ra ngoài bệnh viện Guru Teg Bahadur ở New Delhi ngày 24/4.
Các thành viên trong gia đình đau lòng ngồi chứng kiến giàn hỏa thiêu những người thân qua đời vì Covid-19 đang đỏ lửa tại một điểm hỏa táng tập thể ở New Delhi ngày 26/4.
Một người phụ nữ được người thân an ủi sau khi chồng bà qua đời vì Covid-19 ở Ahmedabad ngày 26/4.
Phản ứng đau khổ của một người bên thi thể người cha tử vong vì Covid-19 ngày 24/4 ở New Delhi.
Cảnh tượng ảm đạm và ám ảnh tại một điểm hỏa thiêu ngoài trời ở New Delhi ngày 23/4.
Mọi người mang thi thể của một nạn nhân Covid-19 tới điểm hỏa thiêu ở New Delhi./.
*
Thật kinh hoàng với hình ảnh thiêu người chết vì Covid-19 : thiêu ngoài trời, thiêu ở bất cứ ở chỗ nào miễn là có đất trống làm bãi chất củi để thiêu người…
Lão Phan sưu tẩm