Thân Hữu Tiếp Tay...
Cơ hội cuối cùng
Hội đàm giữa hai ông Obama-Trương Tấn Sang hôm 25/7 vẫn còn để lại nhiều dấu hỏi. Tuyên bố chung chỉ liệt
Hội đàm giữa hai ông Obama-Trương Tấn Sang hôm 25/7 vẫn còn để lại nhiều dấu hỏi.
Tuyên bố chung chỉ liệt kê những vấn đề bao trùm “toàn diện” quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới, nhưng nội dung cụ thể của những vấn đề này là gì thì vẫn cần được giải mã. Hai ông đã “mật đàm” những gì và đã thỏa thuận những gì?
Quan hệ Việt - Mỹ không chỉ có nụ cười?
Người ta phải theo dõi những gì diễn ra trong vài tháng, vài năm tới, mới thấy được những chi tiết của thông điệp đưa ra từ cuộc hội đàm lịch sử này.
Nhưng có một điều đã khá rõ: ban lãnh đạo Việt Nam đang đứng trước sự lưa chọn cuối cùng - Trung Quốc hay Hoa Kỳ.
Mọi ý đồ “đi dây” giữa hai cường quốc này chỉ là ảo tưởng, trong bối cảnh thế giới và khu vực hậu chiến tranh lạnh, hậu bin Laden, trong thực tế bành trướng của Trung Quốc, và chính sách “xoay trục” sang Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.
Cần đồng minh
Dân tộc ta một mình không thể đương cự được với sự tàn bạo và nham hiểm cùng sức mạnh quân sự, kinh tế, chính trị của một Trung Quốc đang vươn dậy, đang ngang nhiên bành trướng khắc nơi, thách thức cả khu vực và toàn thế giới.
Nước ta nằm ở tuyến đầu trên con đường bành trướng xuống Đông Nam Á của Trung Quốc. Chúng ta phải có đồng minh, nếu muốn bảo tồn nòi giống và toàn vẹn lãnh thổ.
Các nước Đông Nam Á cũng không đủ sức đương cự được sức bành trướng của Trung Quốc, nếu không đoàn kết với nhau và không có được đồng minh hùng mạnh như Hoa Kỳ. Philippines đã thấy rõ và đã chọn lựa. Singapore đã thấy rõ và đã chọn lựa. Đó là sự thực mà ban lãnh đạo CS phải chấp nhận và chọn lựa, nếu họ không muốn trở thành kẻ thù của toàn dân, phản bội lại dân tộc, trở thành một Lê Chiêu Thống thời đại.
Mọi người Việt yêu nước đều không thể chấp nhận con đường Hán thuộc ô nhục. Đã đến lúc ban lãnh đạo CSVN cần dứt khoát và quyết liệt tìm mọi cách thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của Bắc phương, và chọn lựa con đường sống còn cho dân tộc.
Những gì đang diễn biến tại khu vực Á châu-Thái Bình Dương cho thấy tình hình đã rất khẩn trương, thời gian để chọn lựa không còn nhiều nữa.
Trung Quốc vẫn quyết tâm đẩy mạnh tiến trình bành trướng xuống Biển Đông, kể cả chuẩn bị dùng vũ lực, nếu cần. Mỹ, Úc đang triển khai và sắp xếp thế trận chính trị, kinh tế và quân sự nhằm ngăn chặn sức bành trướng của Trung Quốc tại vùng Đông Bắc Á, Nam Thái Bình Dương và Đông Nam Á.
Nhật Bản, Philippines, Singapore đã dứt khoát yêu cầu Hoa Kỳ hỗ trợ, gấp rút tăng cường phòng thủ, dàn thế trận sẵn sàng ứng chiến.
Trong khi đó, đối với Hoa Kỳ, điều quan trọng là bảo đảm được họat động tự do của hải quân và thương thuyền tại Thái Bình Dương, Biển Đông và Đông Bắc Á. Nếu Trung Quốc khôn khéo, sẵn sàng bảo đảm cho quyền tự do lưu thông hàng hải này và các quyền lợi kinh tế tài chánh khác của Hoa Kỳ tại Biển Đông; nếu Trung Quốc vừa tương nhượng với Hoa Kỳ và Nhật Bản tại vùng biển Đông Bắc Á, vừa hòa hoãn với Hoa Kỳ, để đổi lấy chủ quyền tại biển Đông; và nếu Việt Nam vẫn lừng chừng không dứt khóat; thì số phận Việt Nam sẽ hoàn toàn do Việt Nam tự định đoạt.
Dịch heo nối tiếp dịch gà
Bao giờ dịch đảng cho bà con vui
Ca dao XHCN
Đối với Hoa Kỳ, vùng Đông Bắc Á, vùng biển của Nhật Bản, quan trọng hơn vùng Biển Đông, và vấn đề lưu thông tự do tại Biển Đông quan trọng hơn vấn đề ai nắm chủ quyền các hòn đảo tại đây.
Tất nhiên Hoa Kỳ vẫn muốn tăng cường hay cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc tại vùng Biển Đông và ĐNÁ, và chống lại việc Trung Quốc sử dụng bạo lực để khống chế Biển Đông. Và Hoa Kỳ đang làm như thế, khi đồng ý hỗ trợ các nước Đông Nam Á trong cố gắng của các nước này muốn độc lập với Trung Quốc.
Hoa Kỳ đã nhận được sự yêu cầu của nhiều quốc gia trong vùng và đã nhận lời, chỉ còn Việt Nam. Và Việt Nam thì đang bị chính đàn anh phương Bắc của mình bao vây, từ ngoài Biển Đông, từ phía Lào, Miên đã ngả hẳn sang Trung Quốc.
Về phía Mỹ thì đã sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam như đã sẵn sàng với Singapore, Philippines. Nhưng không thể hỗ trợ vô điều kiện, như không thể cung cấp vũ khí sát thương để chính quyền độc tài sử dụng bắn vào người dân khi họ biểu lộ bất mãn với chính quyền một cách ôn hòa bất bạo động. Lương tri Mỹ không cho phép, dư luận Mỹ không cho phép, và cộng đồng người Mỹ gốc Việt không chấp nhận.
Nhìn tình hình Biển Đông trong bối cảnh địa lý chính trị khu vực và trong tương quan quyền lợi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc như thế, chúng ta thấy Việt Nam cần đến Hoa Kỳ nhiều hơn Hoa Kỳ cần đến Việt Nam.
Xoay trục
Nếu Việt Nam không dứt khoát chọn con đường “thoát Trung” thì Hoa Kỳ vẫn có thể để mặc Việt Nam cho Trung Quốc, lập phòng tuyến vững mạnh ngăn chặn Trung Quốc tại Nam Á với Ấn Độ, tại Đông Nam Á với Philipines, Singapore, và các nước khác, tại Nam Thái Bình Dương qua liên minh đã có với Úc, vả tại Đông Bắc Á với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Và từ khi Obama lên cầm quyền đến nay, trong chiến lược “xoay trục’, Hoa Kỳ đã gần như hoàn tất thế trận liên minh này rồi, chỉ còn lại Việt Nam tại vùng Biển Đông. Mọi người Việt quan tâm đến tiền đồ đất nước đều mong rằng ban lãnh đạo Việt Nam đã nhìn thấy thế trận chính trị-kinh tế-quân sự này của Mỹ và đồng minh, và chuyến đi Mỹ vừa qua của Chủ tịch Trương Tấn Sang báo hiệu cho một chọn lựa dứt khoát của Bộ Chính trị Đảng CSVN.
Để Việt Nam sớm ra khỏi thế bị bao vây tứ phía và trong vòng kiềm tỏa chặt chẽ của Trung Quốc. Nếu không thì Việt Nam sẽ rơi xuống vực thẳm Hán thuộc không gì ngăn chặn được.
Nhưng con đường “thoát Trung” là con đường độc đạo. Nó chỉ được khai thông bằng những thay đổi rõ ràng của chính quyền trong đường lối đối nội, trong cách điều hành đất nứơc một cách văn minh dân chủ, trong cách hành xử minh bạch và công bằng với dân.
Không thể thoát Trung nếu dân và chính quyền không là một. Dân không thể là một với một chính quyền độc tài, đàn áp dân, đàn áp những người yêu nước, bỏ tù những người phản đối ôn hòa những sai lầm của chính quyền. Không thể có được con đường thoát Trung nếu không thiết lập được một quan hệ chân thật với Hoa Kỳ. Nhưng không thể chân thật với Mỹ nếu không chân thật với người dân của mình trước đã.
Người dân Việt bây giờ đã khác rất xa với người dân trong chế độ bao cấp toàn diện 30 năm trước. Người dân Việt đã được tiếp cận quốc tế, đã mở rộng tầm nhìn ra thế giới, và đã cất lên tiếng nói bất bình của họ. Những người cầm quyền không còn dễ dàng bịt tai, bịt mắt, bịt miệng người dân được nữa.
Chỉ có dứt khoát từ bỏ độc tài đảng trị, chân thật tôn trọng nhân phẩm và bảo đảm các quyền tự do căn bản cho người dân mới chân thật có người dân là đồng minh trong mọi kế sách đối phó với Trung Quốc.
Nếu chính nhân dân mình chưa thật sự cùng mình bảo vệ tổ quốc thì không một chính quyền nào có thể có được một đồng minh quốc tế bền vững và chân tình. Lịch sử Việt Nam đã nhiều lần chứng minh điều đó.
Con đường mà Việt Nam phải đi thật đã rõ ràng: thoát Trung thân Mỹ. Không còn thể chần chừ lưỡng lự được nũa. Và để thực hiện được con đường này, chính quyền phải thay đổi đường lối đổi nội và đối ngoại.
Chấp nhận những điều kiện gia nhập TPP để cứu vãn kinh tế; liên kết quốc phòng với Philippines, Nhật Bản và Hàn Quốc; hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ, nhất là về mặt quân sự.
Về đối nội, phải chấm dứt đàn áp các tiếng nói đối kháng ôn hòa bất bạo động, thả tù nhân chính trị và tôn giáo, chấp nhận đối lập chính trị và thực hiện đối thọai dân chủ với mọi thành phân dân tộc để bảo vệ tổ quốc và cùng nhau tìm ra con đường phát triển bền vững và phồn vinh cho đất nước.
Cần tạo điều kiện để có được những diễn đàn như cuộc họp mặt Văn Miếu vừa qua, những thứ Diên Hồng trong thời đại dân chủ, do dân và do các thức giả yêu nước hội tụ lại để thể hiện ý chí toàn dân quyết tâm bảo vệ tổ quốc, không phân biệt quá khứ chính trị và khác biệt chính kiến, tôn giáo. Chỉ có đường lối đối nội và đối ngọai như thế mới thích hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới, và mới mở đường thoát cho dân tộc vươn dậy sánh vai cùng cộng đồng nhân loại trong thời đại toàn cầu.
Đoàn Viết Hoạt
Báo Mai gửi HNPD
http://baomai.blogspot.com/2013/08/co-hoi-cuoi-cung.html
Cơ hội cuối cùng
Hội đàm giữa hai ông Obama-Trương Tấn Sang hôm 25/7 vẫn còn để lại nhiều dấu hỏi. Tuyên bố chung chỉ liệt
Hội đàm giữa hai ông Obama-Trương Tấn Sang hôm 25/7 vẫn còn để lại nhiều dấu hỏi.
Tuyên bố chung chỉ liệt kê những vấn đề bao trùm “toàn diện” quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới, nhưng nội dung cụ thể của những vấn đề này là gì thì vẫn cần được giải mã. Hai ông đã “mật đàm” những gì và đã thỏa thuận những gì?
Quan hệ Việt - Mỹ không chỉ có nụ cười?
Người ta phải theo dõi những gì diễn ra trong vài tháng, vài năm tới, mới thấy được những chi tiết của thông điệp đưa ra từ cuộc hội đàm lịch sử này.
Nhưng có một điều đã khá rõ: ban lãnh đạo Việt Nam đang đứng trước sự lưa chọn cuối cùng - Trung Quốc hay Hoa Kỳ.
Mọi ý đồ “đi dây” giữa hai cường quốc này chỉ là ảo tưởng, trong bối cảnh thế giới và khu vực hậu chiến tranh lạnh, hậu bin Laden, trong thực tế bành trướng của Trung Quốc, và chính sách “xoay trục” sang Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.
Cần đồng minh
Dân tộc ta một mình không thể đương cự được với sự tàn bạo và nham hiểm cùng sức mạnh quân sự, kinh tế, chính trị của một Trung Quốc đang vươn dậy, đang ngang nhiên bành trướng khắc nơi, thách thức cả khu vực và toàn thế giới.
Nước ta nằm ở tuyến đầu trên con đường bành trướng xuống Đông Nam Á của Trung Quốc. Chúng ta phải có đồng minh, nếu muốn bảo tồn nòi giống và toàn vẹn lãnh thổ.
Các nước Đông Nam Á cũng không đủ sức đương cự được sức bành trướng của Trung Quốc, nếu không đoàn kết với nhau và không có được đồng minh hùng mạnh như Hoa Kỳ. Philippines đã thấy rõ và đã chọn lựa. Singapore đã thấy rõ và đã chọn lựa. Đó là sự thực mà ban lãnh đạo CS phải chấp nhận và chọn lựa, nếu họ không muốn trở thành kẻ thù của toàn dân, phản bội lại dân tộc, trở thành một Lê Chiêu Thống thời đại.
Mọi người Việt yêu nước đều không thể chấp nhận con đường Hán thuộc ô nhục. Đã đến lúc ban lãnh đạo CSVN cần dứt khoát và quyết liệt tìm mọi cách thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của Bắc phương, và chọn lựa con đường sống còn cho dân tộc.
Những gì đang diễn biến tại khu vực Á châu-Thái Bình Dương cho thấy tình hình đã rất khẩn trương, thời gian để chọn lựa không còn nhiều nữa.
Trung Quốc vẫn quyết tâm đẩy mạnh tiến trình bành trướng xuống Biển Đông, kể cả chuẩn bị dùng vũ lực, nếu cần. Mỹ, Úc đang triển khai và sắp xếp thế trận chính trị, kinh tế và quân sự nhằm ngăn chặn sức bành trướng của Trung Quốc tại vùng Đông Bắc Á, Nam Thái Bình Dương và Đông Nam Á.
Nhật Bản, Philippines, Singapore đã dứt khoát yêu cầu Hoa Kỳ hỗ trợ, gấp rút tăng cường phòng thủ, dàn thế trận sẵn sàng ứng chiến.
Trong khi đó, đối với Hoa Kỳ, điều quan trọng là bảo đảm được họat động tự do của hải quân và thương thuyền tại Thái Bình Dương, Biển Đông và Đông Bắc Á. Nếu Trung Quốc khôn khéo, sẵn sàng bảo đảm cho quyền tự do lưu thông hàng hải này và các quyền lợi kinh tế tài chánh khác của Hoa Kỳ tại Biển Đông; nếu Trung Quốc vừa tương nhượng với Hoa Kỳ và Nhật Bản tại vùng biển Đông Bắc Á, vừa hòa hoãn với Hoa Kỳ, để đổi lấy chủ quyền tại biển Đông; và nếu Việt Nam vẫn lừng chừng không dứt khóat; thì số phận Việt Nam sẽ hoàn toàn do Việt Nam tự định đoạt.
Dịch heo nối tiếp dịch gà
Bao giờ dịch đảng cho bà con vui
Ca dao XHCN
Đối với Hoa Kỳ, vùng Đông Bắc Á, vùng biển của Nhật Bản, quan trọng hơn vùng Biển Đông, và vấn đề lưu thông tự do tại Biển Đông quan trọng hơn vấn đề ai nắm chủ quyền các hòn đảo tại đây.
Tất nhiên Hoa Kỳ vẫn muốn tăng cường hay cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc tại vùng Biển Đông và ĐNÁ, và chống lại việc Trung Quốc sử dụng bạo lực để khống chế Biển Đông. Và Hoa Kỳ đang làm như thế, khi đồng ý hỗ trợ các nước Đông Nam Á trong cố gắng của các nước này muốn độc lập với Trung Quốc.
Hoa Kỳ đã nhận được sự yêu cầu của nhiều quốc gia trong vùng và đã nhận lời, chỉ còn Việt Nam. Và Việt Nam thì đang bị chính đàn anh phương Bắc của mình bao vây, từ ngoài Biển Đông, từ phía Lào, Miên đã ngả hẳn sang Trung Quốc.
Về phía Mỹ thì đã sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam như đã sẵn sàng với Singapore, Philippines. Nhưng không thể hỗ trợ vô điều kiện, như không thể cung cấp vũ khí sát thương để chính quyền độc tài sử dụng bắn vào người dân khi họ biểu lộ bất mãn với chính quyền một cách ôn hòa bất bạo động. Lương tri Mỹ không cho phép, dư luận Mỹ không cho phép, và cộng đồng người Mỹ gốc Việt không chấp nhận.
Nhìn tình hình Biển Đông trong bối cảnh địa lý chính trị khu vực và trong tương quan quyền lợi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc như thế, chúng ta thấy Việt Nam cần đến Hoa Kỳ nhiều hơn Hoa Kỳ cần đến Việt Nam.
Xoay trục
Nếu Việt Nam không dứt khoát chọn con đường “thoát Trung” thì Hoa Kỳ vẫn có thể để mặc Việt Nam cho Trung Quốc, lập phòng tuyến vững mạnh ngăn chặn Trung Quốc tại Nam Á với Ấn Độ, tại Đông Nam Á với Philipines, Singapore, và các nước khác, tại Nam Thái Bình Dương qua liên minh đã có với Úc, vả tại Đông Bắc Á với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Và từ khi Obama lên cầm quyền đến nay, trong chiến lược “xoay trục’, Hoa Kỳ đã gần như hoàn tất thế trận liên minh này rồi, chỉ còn lại Việt Nam tại vùng Biển Đông. Mọi người Việt quan tâm đến tiền đồ đất nước đều mong rằng ban lãnh đạo Việt Nam đã nhìn thấy thế trận chính trị-kinh tế-quân sự này của Mỹ và đồng minh, và chuyến đi Mỹ vừa qua của Chủ tịch Trương Tấn Sang báo hiệu cho một chọn lựa dứt khoát của Bộ Chính trị Đảng CSVN.
Để Việt Nam sớm ra khỏi thế bị bao vây tứ phía và trong vòng kiềm tỏa chặt chẽ của Trung Quốc. Nếu không thì Việt Nam sẽ rơi xuống vực thẳm Hán thuộc không gì ngăn chặn được.
Nhưng con đường “thoát Trung” là con đường độc đạo. Nó chỉ được khai thông bằng những thay đổi rõ ràng của chính quyền trong đường lối đối nội, trong cách điều hành đất nứơc một cách văn minh dân chủ, trong cách hành xử minh bạch và công bằng với dân.
Không thể thoát Trung nếu dân và chính quyền không là một. Dân không thể là một với một chính quyền độc tài, đàn áp dân, đàn áp những người yêu nước, bỏ tù những người phản đối ôn hòa những sai lầm của chính quyền. Không thể có được con đường thoát Trung nếu không thiết lập được một quan hệ chân thật với Hoa Kỳ. Nhưng không thể chân thật với Mỹ nếu không chân thật với người dân của mình trước đã.
Người dân Việt bây giờ đã khác rất xa với người dân trong chế độ bao cấp toàn diện 30 năm trước. Người dân Việt đã được tiếp cận quốc tế, đã mở rộng tầm nhìn ra thế giới, và đã cất lên tiếng nói bất bình của họ. Những người cầm quyền không còn dễ dàng bịt tai, bịt mắt, bịt miệng người dân được nữa.
Chỉ có dứt khoát từ bỏ độc tài đảng trị, chân thật tôn trọng nhân phẩm và bảo đảm các quyền tự do căn bản cho người dân mới chân thật có người dân là đồng minh trong mọi kế sách đối phó với Trung Quốc.
Nếu chính nhân dân mình chưa thật sự cùng mình bảo vệ tổ quốc thì không một chính quyền nào có thể có được một đồng minh quốc tế bền vững và chân tình. Lịch sử Việt Nam đã nhiều lần chứng minh điều đó.
Con đường mà Việt Nam phải đi thật đã rõ ràng: thoát Trung thân Mỹ. Không còn thể chần chừ lưỡng lự được nũa. Và để thực hiện được con đường này, chính quyền phải thay đổi đường lối đổi nội và đối ngoại.
Chấp nhận những điều kiện gia nhập TPP để cứu vãn kinh tế; liên kết quốc phòng với Philippines, Nhật Bản và Hàn Quốc; hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ, nhất là về mặt quân sự.
Về đối nội, phải chấm dứt đàn áp các tiếng nói đối kháng ôn hòa bất bạo động, thả tù nhân chính trị và tôn giáo, chấp nhận đối lập chính trị và thực hiện đối thọai dân chủ với mọi thành phân dân tộc để bảo vệ tổ quốc và cùng nhau tìm ra con đường phát triển bền vững và phồn vinh cho đất nước.
Cần tạo điều kiện để có được những diễn đàn như cuộc họp mặt Văn Miếu vừa qua, những thứ Diên Hồng trong thời đại dân chủ, do dân và do các thức giả yêu nước hội tụ lại để thể hiện ý chí toàn dân quyết tâm bảo vệ tổ quốc, không phân biệt quá khứ chính trị và khác biệt chính kiến, tôn giáo. Chỉ có đường lối đối nội và đối ngọai như thế mới thích hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới, và mới mở đường thoát cho dân tộc vươn dậy sánh vai cùng cộng đồng nhân loại trong thời đại toàn cầu.
Đoàn Viết Hoạt
Báo Mai gửi HNPD
http://baomai.blogspot.com/2013/08/co-hoi-cuoi-cung.html