Nhân Vật

Có một Nguyễn Quang Lập nhà giáo....

Có nhiều người biết một Nguyễn Quang Lập, nhà văn của “Những mảnh đời đen trắng”, “Tiếng gọi phía mặt trời lặn”, “Tình Cát”, “Ký ức vụn”, “Chuyện đời vớ vẩn”…

Nguyễn Trọng Tạo:
 Nhận được bài viết của nhóm học trò biên kịch phim của thầy Nguyễn Quang Lập, tôi khá bất ngờ. Bất ngờ vì Lập đã dạy dỗ nên một lớp người trẻ tuổi hiểu biết sâu sắc cái nghề họ sẽ làm. Bất ngờ vì học trò rất am hiểu và kính trọng người thầy của mình. Có lẽ việc Nhà văn Nguyễn Quang Lập (bloger Quê Choa) bị bắt tạm giam đã làm lay động tâm hồn các em, và các em đã cất lên tiếng nói tự trái tim về người thầy kính yêu của mình. Thật đáng trân trọng…

CÓ MỘT NGUYỄN QUANG LẬP NHÀ GIÁO… 

1. Có nhiều người biết một Nguyễn Quang Lập, nhà văn của “Những mảnh đời đen trắng”, “Tiếng gọi phía mặt trời lặn”, “Tình Cát”, “Ký ức vụn”, “Chuyện đời vớ vẩn”…

Có nhiều người biết một Nguyễn Quang Lập của sân khấu kịch với “Mùa hạ cay đắng”, “Lý Thường Kiệt”, “Điện thoại di động” “Đứa con bị đánh cắp”…

Có nhiều người biết một Nguyễn Quang Lập, nhà biên kịch của những kịch bản điện ảnh Việt Nam xuất sắc “Đời Cát”, “Thung lũng hoang vắng”, “Không có Eva”, “Đảo của dân ngụ cư”… Và là đồng biên kịch của những dự án phim truyền hình gây tiếng vang lớn “Cảnh sát hình sự”, “Gió qua miền tối sáng”…

Có nhiều người biết một Nguyễn Quang Lập đầy dấu ấn của Văn Nghệ Trẻ, một Nguyễn Quang Lập tham gia khởi lập tạp chí Cửa Việt… Một Nguyễn Quang Lập của Nhà xuất bản Kim Đồng…

Và hẳn, càng nhiều người biết một Nguyễn Quang Lập, người tạo nên chiếu rượu “Quê Choa”, nơi mà các bạn văn và độc giả gọi ông bằng cái tên trìu mến “Bọ Lập”.

Nhưng, chúng tôi, những lứa học trò đầu tiên, lại tự hào, bởi chúng tôi biết đến một Nguyễn Quang Lập mà rất ít người biết tới. Một Nguyễn Quang Lập – thầy giáo. Một Alexan Đờ Cu Lập của riêng chúng tôi.



Nhóm biên kịch và các diễn viên phim “Lập trình cho trái tim”. Ảnh: Lương Trần. 
2. Năm 2006, Khóa đào tạo Biên kịch, Lý luận phê bình điện ảnh do quỹ Ford tài trợ đặt tại trường Nhân văn chính thức khai giảng khóa đầu tiên. Trong buổi ra mắt, bên cạnh những cái tên quen thuộc Đặng Nhật Minh, Phạm Nhuệ Giang … chúng tôi lần đầu biết đến Nguyễn Quang Lập, người đàn ông với bước chân tập tễnh, đôi mắt biết cười. Người đàn ông ấy khi ngồi ở bàn chủ tọa một tay vẫn nhoay nhoáy nhắn tin dưới gầm bàn, dáng điệu vô cùng bình thản.

Cũng người đàn ông ấy, khuôn mặt chẳng chút phật lòng khi cả chục học viên lớp biên kịch mà ông đảm trách, không một đứa nào biết ông là ai, ông viết cái gì. Nhưng ông đã làm cả lũ học trò đang uể oải, lơ đãng lúc đó ngồi thẳng người với câu tuyên bố sấm sét: “Thầy có thể biến một con  bò trở thành nhà biên kịch!!!”

Sau 8 năm, lời tuyên bố tưởng như “nổ tung giời” ấy đã trở thành hiện thực. Những “con bò” đầu óc hoàn toàn phẳng phiu, hoàn toàn không có những ý niệm nào về phim ảnh, về kịch bản, về cấu trúc, nhân vật khi đó… giờ đây, đã trở thành những người làm nghề, những biên kịch thực thụ.

Nhưng hẳn, đó là chuyện của 8 năm sau. Còn khi đó, những giờ học của thầy luôn làm lũ học trò chúng tôi đầy cảm xúc. Hào hứng, phấn khích, lo sợ.

Hào hứng bởi lẽ, thầy không hề giấu nghề, giáo án do thầy tự soạn thảo, được in phát cho học viên theo từng ngày lên lớp.

Phấn khích là ở chỗ, ngay trong buổi học, chúng tôi đã có cơ hội cùng nhau tạo nên những câu chuyện, những kịch bản, có thể “bán ra tiền” ngay lập tức. Bằng chứng chính là “Cho em một ngày vui”, một bộ phim “bài tập” mà chúng tôi cùng nhau làm, sau đó đã đoạt giải HCB Liên hoan phim truyền hình toàn quốc lần thứ 26. Tiền nhuận bút vừa chia nhau, vừa liên hoan bét nhè vẫn không hết.

Còn lo sợ là vì, thầy Lập là người đòi hỏi rất cao ở học viên. Thầy đã nói ngay từ đầu, thầy yêu cầu “sự trung thực”- có lẽ vì chữ đó thôi mà nhờ đó thầy dành được vinh quang, được ngàn người mến mộ nhưng cũng vì chữ “trung thực” đó mà thầy gặp muôn vàn khổ nạn trong đời mình. Ngu dốt có thể chấp nhận, nhưng lười biếng thì không. Sự lơ là, đối phó là thứ thầy ghét nhất. Và khi đã chạm vào thứ mà thầy ghét, thì thầy mắng thẳng, mắng nặng, mắng rát mặt thì thôi.

Nhưng, thật ra, sự sợ hãi của chúng tôi ngày đó, không hẳn là sợ bị mắng.

Mà chúng tôi sợ thầy thất vọng…

Bởi lẽ, hơn ai hết, chúng tôi biết thầy đã giành cho chúng tôi tâm huyết như thế nào…

3. Ngay khi khóa học còn chưa kết thúc, vào một buổi chiều ở Linh Đàm, thầy gọi hai đứa tên Hà, hai đứa tên Thủy trong lớp đến, hỏi có muốn làm phim với thầy không? Và khi mà bốn đứa mắt còn đang tròn xoe, chưa biết thế nào, thầy đã quẳng mỗi đứa 2 triệu tiền tạm ứng, và bảo, nếu thích rèn nghề, thích kiếm tiền, thì làm với thầy.

Và, chúng tôi, đã bắt đầu những chặng đường làm nghề đầu tiên như thế. Phim “Âm tính” do thầy Lập dẫn dắt 4 chúng tôi, Thái Hà, Thu Hà, Đinh Thủy, Nguyễn Thủy sau đó đã giành HCV Liên hoan phim truyền hình toàn quốc 2010.

Trong một giờ học cuối khóa, 4 đứa được thầy đặt cái tên “Lưỡng Hà Song Thủy” đã hí hoáy viết một lá thư nghịch ngợm gửi cho thầy, bảo thầy ơi, chúng em muốn thành lập một công ty làm kịch bản, thầy làm giám đốc đi. Thầy viết lại: Đồng ý. He he. Kí tên. Giám đốc Alexan Đờ Cu Lập.

Cái tên Alexan Đờ Cu Lập chúng tôi đùa nhau gọi thầy bắt đầu từ đó.

4. Có lẽ, từ những mong ước ngây thơ ban đầu của chúng tôi, và cũng vì thương những học trò trong khóa, ra trường rồi chưa xin được việc, cuối cùng thầy quyết định lập một công ty thật. Một công ty chuyên về kịch bản. Rồi từ ấy, là “Một ngày không có em”, “Lập trình cho trái tim”, “Siêu thị tình yêu”, “Con đường hạnh phúc…” những bộ phim liên tiếp ra đời… Trong đó “Lập trình cho trái tim” đã trở thành một trong những bộ phim truyền hình gây sốt nhất từ trước tới nay.

Thời gian ấy, biết bao niềm vui. Biết bao nỗi buồn. Biết bao tranh cãi… Học trò – nhân viên căng mắt làm kịch bản. Thầy giáo – giám đốc vò đầu bứt tóc ngồi biên tập. Bàn tay phải lách cách gõ bàn phím, sửa từng chữ, từng đoạn. Kì cụi cả đêm. Mớ tóc là bị thầy hành hạ nhiều nhất, mỗi lần tức tối ngoài đập bàn phím thì lại vò đầu đến rối tinh rối mù.

Và rồi là những buổi họp, những lần trả kịch bản. Lũ học trò lần nào cũng nín cả thở, hồi hộp, đợi chờ “phán xét” của thầy. Bị thầy mắng, thầy chê thì buồn thối cả lòng. Được khen một câu, thì sướng âm ỉ cả tuần không hết… Nhưng đáng giá hơn cả, là từ những họp bàn và rút kinh nghiệm ấy, chúng tôi được thầy truyền đạt, chỉ dẫn những bài học, mà sau này càng làm nghề, chúng tôi càng ngấm.

Trong khoảng thời gian vài ba năm đó, chúng tôi từng là nguồn gốc của những cơn thịnh nộ của thầy, nỗi thất vọng của thầy, sự bực bội của thầy. Nhưng, chúng tôi cũng biết, chúng tôi hẳn cũng từng là niềm vui của thầy, sự trìu mến của thầy, sự hi vọng của thầy…

Ấm áp là những khi vừa kí kết hợp đồng, lúc tiền nhuận bút về, những lúc nghe tin phim bắt đầu bấm máy… thầy trò lại ngồi uống bia, hát hò vui vẻ bên nhau. Lũ chúng tôi toàn con gái, giỏi ăn chứ không giỏi uống, lần nào cũng chỉ nhìn thầy uống bia rồi há hốc mồm nghe thầy kể những câu chuyện thâm cung bí sử trong làng văn. Những kinh nghiệm làm nghề. Những ứng xử trong đời sống, rồi nghe thầy lắc đầu tặc lưỡi “Bọn con gái ăn nhiều thật” hay thỉnh thoảng tư vấn tình yêu “Mấy cái đứa này ngốc quá, chọn đàn ông là phải thế này này…”

Thầy trở thành người cha, người anh, người bạn lớn của tất cả chúng tôi. Vậy nên, khi các bạn của khóa biên kịch thứ 2 muốn thầy giảng dạy thêm, chúng tôi thậm chí còn giận thầy, vì thầy đã không coi chúng tôi là những học trò duy nhất.

Nhưng cuối cùng, tất cả những học viên từng được thầy dẫn dắt đều làm việc với nhau, gắn bó với nhau. Vì chúng tôi có chung đam mê nghề nghiệp. Và vì chúng tôi có chung một người mà chúng tôi cùng yêu quý. Là thầy.

5. Sau này, khi bắt đầu có thể tự đứng vững bằng đôi chân của mình, ra ngoài làm việc, va chạm, chúng tôi mới nhận ra, thật may, trong giai đoạn đầu tiên, chúng tôi đã có thầy đỡ đầu, đã có thầy che chắn. Bởi lẽ, khi bước vào môi trường quá nhiều tráo trở, bị lừa lọc, bị ăn chặn, bị quỵt tiền… chúng tôi mới hiểu ngày đó, nếu không có thầy, chúng tôi đã không dễ dàng đến thế, để có được những dự án đầu tiên, những bộ phim đầu tiên.

Thầy, người ngày ngày xức dầu để có thể đủ sức khỏe lên lớp, không bỏ buổi nào.

Thầy, người rút tiền chia cho từng đứa, khi nhận nhuận bút kịch bản. Thầy bảo thầy phát lộc. Thực ra là bởi thầy biết có mấy đứa đang hết tiền.

Thầy, người từng thuê cả chuyến xe về Nam Định, để lũ học trò biết không khí liên hoan phim, để chúng có thêm động lực cố gắng.

Thầy, người từng tặng cho học trò từng tấm thẻ điện thoại.

Thầy, người từng yêu cầu các diễn viên tên tuổi “chào” lũ học trò cho tử tế, với tuyên bố “Sau này chúng mày rồi sẽ cần tụi nó đấy”.

Thầy, người từng bảo “Các em hoàn toàn có khả năng. Nếu các em không tin chính mình, thì làm sao người ngoài tin các em được”.

Thầy, người đã khiến chúng tôi có sự tự trọng khi làm nghề. Bởi lẽ, chúng tôi được dán một cái mác, là học trò thầy Lập.

Được là học trò của thầy, với chúng tôi, là cơ duyên. Là may mắn.

Và hẳn, cũng là một thương hiệu. Một thương hiệu mà chúng tôi luôn trân trọng với riêng mình!

Hà Nội, 12.2014

Những học trò thầy Nguyễn Quang Lập
 
(Blog Nguyễn Trọng Tạo)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Có một Nguyễn Quang Lập nhà giáo....

Có nhiều người biết một Nguyễn Quang Lập, nhà văn của “Những mảnh đời đen trắng”, “Tiếng gọi phía mặt trời lặn”, “Tình Cát”, “Ký ức vụn”, “Chuyện đời vớ vẩn”…

Nguyễn Trọng Tạo:
 Nhận được bài viết của nhóm học trò biên kịch phim của thầy Nguyễn Quang Lập, tôi khá bất ngờ. Bất ngờ vì Lập đã dạy dỗ nên một lớp người trẻ tuổi hiểu biết sâu sắc cái nghề họ sẽ làm. Bất ngờ vì học trò rất am hiểu và kính trọng người thầy của mình. Có lẽ việc Nhà văn Nguyễn Quang Lập (bloger Quê Choa) bị bắt tạm giam đã làm lay động tâm hồn các em, và các em đã cất lên tiếng nói tự trái tim về người thầy kính yêu của mình. Thật đáng trân trọng…

CÓ MỘT NGUYỄN QUANG LẬP NHÀ GIÁO… 

1. Có nhiều người biết một Nguyễn Quang Lập, nhà văn của “Những mảnh đời đen trắng”, “Tiếng gọi phía mặt trời lặn”, “Tình Cát”, “Ký ức vụn”, “Chuyện đời vớ vẩn”…

Có nhiều người biết một Nguyễn Quang Lập của sân khấu kịch với “Mùa hạ cay đắng”, “Lý Thường Kiệt”, “Điện thoại di động” “Đứa con bị đánh cắp”…

Có nhiều người biết một Nguyễn Quang Lập, nhà biên kịch của những kịch bản điện ảnh Việt Nam xuất sắc “Đời Cát”, “Thung lũng hoang vắng”, “Không có Eva”, “Đảo của dân ngụ cư”… Và là đồng biên kịch của những dự án phim truyền hình gây tiếng vang lớn “Cảnh sát hình sự”, “Gió qua miền tối sáng”…

Có nhiều người biết một Nguyễn Quang Lập đầy dấu ấn của Văn Nghệ Trẻ, một Nguyễn Quang Lập tham gia khởi lập tạp chí Cửa Việt… Một Nguyễn Quang Lập của Nhà xuất bản Kim Đồng…

Và hẳn, càng nhiều người biết một Nguyễn Quang Lập, người tạo nên chiếu rượu “Quê Choa”, nơi mà các bạn văn và độc giả gọi ông bằng cái tên trìu mến “Bọ Lập”.

Nhưng, chúng tôi, những lứa học trò đầu tiên, lại tự hào, bởi chúng tôi biết đến một Nguyễn Quang Lập mà rất ít người biết tới. Một Nguyễn Quang Lập – thầy giáo. Một Alexan Đờ Cu Lập của riêng chúng tôi.



Nhóm biên kịch và các diễn viên phim “Lập trình cho trái tim”. Ảnh: Lương Trần. 
2. Năm 2006, Khóa đào tạo Biên kịch, Lý luận phê bình điện ảnh do quỹ Ford tài trợ đặt tại trường Nhân văn chính thức khai giảng khóa đầu tiên. Trong buổi ra mắt, bên cạnh những cái tên quen thuộc Đặng Nhật Minh, Phạm Nhuệ Giang … chúng tôi lần đầu biết đến Nguyễn Quang Lập, người đàn ông với bước chân tập tễnh, đôi mắt biết cười. Người đàn ông ấy khi ngồi ở bàn chủ tọa một tay vẫn nhoay nhoáy nhắn tin dưới gầm bàn, dáng điệu vô cùng bình thản.

Cũng người đàn ông ấy, khuôn mặt chẳng chút phật lòng khi cả chục học viên lớp biên kịch mà ông đảm trách, không một đứa nào biết ông là ai, ông viết cái gì. Nhưng ông đã làm cả lũ học trò đang uể oải, lơ đãng lúc đó ngồi thẳng người với câu tuyên bố sấm sét: “Thầy có thể biến một con  bò trở thành nhà biên kịch!!!”

Sau 8 năm, lời tuyên bố tưởng như “nổ tung giời” ấy đã trở thành hiện thực. Những “con bò” đầu óc hoàn toàn phẳng phiu, hoàn toàn không có những ý niệm nào về phim ảnh, về kịch bản, về cấu trúc, nhân vật khi đó… giờ đây, đã trở thành những người làm nghề, những biên kịch thực thụ.

Nhưng hẳn, đó là chuyện của 8 năm sau. Còn khi đó, những giờ học của thầy luôn làm lũ học trò chúng tôi đầy cảm xúc. Hào hứng, phấn khích, lo sợ.

Hào hứng bởi lẽ, thầy không hề giấu nghề, giáo án do thầy tự soạn thảo, được in phát cho học viên theo từng ngày lên lớp.

Phấn khích là ở chỗ, ngay trong buổi học, chúng tôi đã có cơ hội cùng nhau tạo nên những câu chuyện, những kịch bản, có thể “bán ra tiền” ngay lập tức. Bằng chứng chính là “Cho em một ngày vui”, một bộ phim “bài tập” mà chúng tôi cùng nhau làm, sau đó đã đoạt giải HCB Liên hoan phim truyền hình toàn quốc lần thứ 26. Tiền nhuận bút vừa chia nhau, vừa liên hoan bét nhè vẫn không hết.

Còn lo sợ là vì, thầy Lập là người đòi hỏi rất cao ở học viên. Thầy đã nói ngay từ đầu, thầy yêu cầu “sự trung thực”- có lẽ vì chữ đó thôi mà nhờ đó thầy dành được vinh quang, được ngàn người mến mộ nhưng cũng vì chữ “trung thực” đó mà thầy gặp muôn vàn khổ nạn trong đời mình. Ngu dốt có thể chấp nhận, nhưng lười biếng thì không. Sự lơ là, đối phó là thứ thầy ghét nhất. Và khi đã chạm vào thứ mà thầy ghét, thì thầy mắng thẳng, mắng nặng, mắng rát mặt thì thôi.

Nhưng, thật ra, sự sợ hãi của chúng tôi ngày đó, không hẳn là sợ bị mắng.

Mà chúng tôi sợ thầy thất vọng…

Bởi lẽ, hơn ai hết, chúng tôi biết thầy đã giành cho chúng tôi tâm huyết như thế nào…

3. Ngay khi khóa học còn chưa kết thúc, vào một buổi chiều ở Linh Đàm, thầy gọi hai đứa tên Hà, hai đứa tên Thủy trong lớp đến, hỏi có muốn làm phim với thầy không? Và khi mà bốn đứa mắt còn đang tròn xoe, chưa biết thế nào, thầy đã quẳng mỗi đứa 2 triệu tiền tạm ứng, và bảo, nếu thích rèn nghề, thích kiếm tiền, thì làm với thầy.

Và, chúng tôi, đã bắt đầu những chặng đường làm nghề đầu tiên như thế. Phim “Âm tính” do thầy Lập dẫn dắt 4 chúng tôi, Thái Hà, Thu Hà, Đinh Thủy, Nguyễn Thủy sau đó đã giành HCV Liên hoan phim truyền hình toàn quốc 2010.

Trong một giờ học cuối khóa, 4 đứa được thầy đặt cái tên “Lưỡng Hà Song Thủy” đã hí hoáy viết một lá thư nghịch ngợm gửi cho thầy, bảo thầy ơi, chúng em muốn thành lập một công ty làm kịch bản, thầy làm giám đốc đi. Thầy viết lại: Đồng ý. He he. Kí tên. Giám đốc Alexan Đờ Cu Lập.

Cái tên Alexan Đờ Cu Lập chúng tôi đùa nhau gọi thầy bắt đầu từ đó.

4. Có lẽ, từ những mong ước ngây thơ ban đầu của chúng tôi, và cũng vì thương những học trò trong khóa, ra trường rồi chưa xin được việc, cuối cùng thầy quyết định lập một công ty thật. Một công ty chuyên về kịch bản. Rồi từ ấy, là “Một ngày không có em”, “Lập trình cho trái tim”, “Siêu thị tình yêu”, “Con đường hạnh phúc…” những bộ phim liên tiếp ra đời… Trong đó “Lập trình cho trái tim” đã trở thành một trong những bộ phim truyền hình gây sốt nhất từ trước tới nay.

Thời gian ấy, biết bao niềm vui. Biết bao nỗi buồn. Biết bao tranh cãi… Học trò – nhân viên căng mắt làm kịch bản. Thầy giáo – giám đốc vò đầu bứt tóc ngồi biên tập. Bàn tay phải lách cách gõ bàn phím, sửa từng chữ, từng đoạn. Kì cụi cả đêm. Mớ tóc là bị thầy hành hạ nhiều nhất, mỗi lần tức tối ngoài đập bàn phím thì lại vò đầu đến rối tinh rối mù.

Và rồi là những buổi họp, những lần trả kịch bản. Lũ học trò lần nào cũng nín cả thở, hồi hộp, đợi chờ “phán xét” của thầy. Bị thầy mắng, thầy chê thì buồn thối cả lòng. Được khen một câu, thì sướng âm ỉ cả tuần không hết… Nhưng đáng giá hơn cả, là từ những họp bàn và rút kinh nghiệm ấy, chúng tôi được thầy truyền đạt, chỉ dẫn những bài học, mà sau này càng làm nghề, chúng tôi càng ngấm.

Trong khoảng thời gian vài ba năm đó, chúng tôi từng là nguồn gốc của những cơn thịnh nộ của thầy, nỗi thất vọng của thầy, sự bực bội của thầy. Nhưng, chúng tôi cũng biết, chúng tôi hẳn cũng từng là niềm vui của thầy, sự trìu mến của thầy, sự hi vọng của thầy…

Ấm áp là những khi vừa kí kết hợp đồng, lúc tiền nhuận bút về, những lúc nghe tin phim bắt đầu bấm máy… thầy trò lại ngồi uống bia, hát hò vui vẻ bên nhau. Lũ chúng tôi toàn con gái, giỏi ăn chứ không giỏi uống, lần nào cũng chỉ nhìn thầy uống bia rồi há hốc mồm nghe thầy kể những câu chuyện thâm cung bí sử trong làng văn. Những kinh nghiệm làm nghề. Những ứng xử trong đời sống, rồi nghe thầy lắc đầu tặc lưỡi “Bọn con gái ăn nhiều thật” hay thỉnh thoảng tư vấn tình yêu “Mấy cái đứa này ngốc quá, chọn đàn ông là phải thế này này…”

Thầy trở thành người cha, người anh, người bạn lớn của tất cả chúng tôi. Vậy nên, khi các bạn của khóa biên kịch thứ 2 muốn thầy giảng dạy thêm, chúng tôi thậm chí còn giận thầy, vì thầy đã không coi chúng tôi là những học trò duy nhất.

Nhưng cuối cùng, tất cả những học viên từng được thầy dẫn dắt đều làm việc với nhau, gắn bó với nhau. Vì chúng tôi có chung đam mê nghề nghiệp. Và vì chúng tôi có chung một người mà chúng tôi cùng yêu quý. Là thầy.

5. Sau này, khi bắt đầu có thể tự đứng vững bằng đôi chân của mình, ra ngoài làm việc, va chạm, chúng tôi mới nhận ra, thật may, trong giai đoạn đầu tiên, chúng tôi đã có thầy đỡ đầu, đã có thầy che chắn. Bởi lẽ, khi bước vào môi trường quá nhiều tráo trở, bị lừa lọc, bị ăn chặn, bị quỵt tiền… chúng tôi mới hiểu ngày đó, nếu không có thầy, chúng tôi đã không dễ dàng đến thế, để có được những dự án đầu tiên, những bộ phim đầu tiên.

Thầy, người ngày ngày xức dầu để có thể đủ sức khỏe lên lớp, không bỏ buổi nào.

Thầy, người rút tiền chia cho từng đứa, khi nhận nhuận bút kịch bản. Thầy bảo thầy phát lộc. Thực ra là bởi thầy biết có mấy đứa đang hết tiền.

Thầy, người từng thuê cả chuyến xe về Nam Định, để lũ học trò biết không khí liên hoan phim, để chúng có thêm động lực cố gắng.

Thầy, người từng tặng cho học trò từng tấm thẻ điện thoại.

Thầy, người từng yêu cầu các diễn viên tên tuổi “chào” lũ học trò cho tử tế, với tuyên bố “Sau này chúng mày rồi sẽ cần tụi nó đấy”.

Thầy, người từng bảo “Các em hoàn toàn có khả năng. Nếu các em không tin chính mình, thì làm sao người ngoài tin các em được”.

Thầy, người đã khiến chúng tôi có sự tự trọng khi làm nghề. Bởi lẽ, chúng tôi được dán một cái mác, là học trò thầy Lập.

Được là học trò của thầy, với chúng tôi, là cơ duyên. Là may mắn.

Và hẳn, cũng là một thương hiệu. Một thương hiệu mà chúng tôi luôn trân trọng với riêng mình!

Hà Nội, 12.2014

Những học trò thầy Nguyễn Quang Lập
 
(Blog Nguyễn Trọng Tạo)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm