Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Có tật giật mình -Trần Gia Phụng
Mỗi chỗ để bỏ phiếu, có một người của Việt Minh trông coi, họ gọi hết cả đàn ông, đàn bà đến bỏ phiếu, ai không biết chữ thì hô viết thay cho
andy
Một cơn gió bụi là hồi ký của Trần Trọng Kim (1883-1953), viết về đời ông khoảng thời gian 1942-1948, do nhà xuất bản Vĩnh Sơn ở Sài Gòn ấn hành năm 1969, dày 182 trang. Đầu năm 2017, nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Phương Nam Books ở Hà Nội in lại lần nữa sau khi đã “biên tập” kỹ càng.
“Biên tập” là chữ của các nhà xuất bản trong nước để chỉ công việc nhà xuất bản tự ý sửa đổi, gạch bỏ, cắt xén những đoạn văn trong nguyên bản của các tác giả, mà nhà xuất bản cho là không phù hợp với chủ trương chính sách của đảng cộng sản (CS). Tác giả các sách không được tham khảo ý kiến về việc biên tập, tức việc sửa đổi hay gạch bỏ nầy. Truyện Kiều mà CS còn sửa đổi hay bỏ bớt, thì sách Trần Trọng Kim, CS sợ gì mà không sửa đổi?
Điều đáng nói là dầu sách Một cơn gió bụi đã được nhà xuất bản biên tập cẩn thận, nhưng vừa in ra và phát hành, vẫn bị nhà cầm quyền CS ra lệnh thu hồi ngay. Lý do thu hồi do viên Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết như sau: “Nhà xuất bản Hội Nhà văn đăng ký xuất bản đề tài “Một cơn gió bụi” với thể loại là thơ văn nhưng nội dung cuốn sách khi xuất bản không đúng thể loại và tóm tắt nội dung như đăng ký”.
Trước khi ấn hành, chắc chắn nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Phương Nam Books phải xin phép Cục Xuất bản, In và Phát hành. Cũng chắc chắn chỉ cần đọc tựa đề sách là Một cơn gió bụi và tên tác giả là Trần Trọng Kim, thì ban giám đốc Cục Xuất bản, In và Phát hành dư biết Trần Trọng Kim là ai, và nội dung sách nầy là gì?
Thế mà Cục Xuất bản, In và Phát hành vẫn để cho in, rồi mới đột ngột thu hồi nên dư luận chú ý, bàn tán xôn xao cuộc sập bẫy ngoạn mục nầy. Viên cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành biện minh quanh co cho quyết định thu hồi. Dù y nói cho lắm, lý do chính có lẽ chỉ vì sách Một cơn gió bụi trình thuật những hoạt động của Trần Trọng Kim, bao gồm cả giai đoạn sau khi Trần Trọng Kim từ chức thủ tướng tháng 8-1945, tức giai đoạn CS cướp chính quyền và thành lập nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2-9-1945. Vì vậy sách nầy có nhiều đoạn đề cập đến đảng CS và lãnh tụ sáng lập của đảng CS là Hồ Chí Minh (HCM), mà theo CS “có nhiều chi tiết, đánh giá không phù hợp, không khách quan hoặc chưa được kiểm chứng”.
Ai cũng biết Một cơn gió bụi là hồi ký chính trị của một học giả rất nổi tiếng vào nửa đầu thế kỷ 20, đã từng giữ chức thủ tướng Việt Nam đầu tiên sau khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 9-3-1945. Sách được phổ biến rộng rãi trên báo chí, đã được in ở Sài Gòn năm 1969, và hiện được nhiều trang web đưa lên Internet ở hải ngoại, nên dầu sách đã bị nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Phương Nam Books biên tập cẩn thận, gạch bỏ, cắt xén, sửa đổi những đoạn “phạm húy” trong sách, nhưng đảng CS “có tật giật mình”, vẫn lo ngại người đọc đi tìm nguyên bản trên Internet để đọc cho đầy đủ, thì thật là bất lợi cho chế độ, nên đảng CS liền ra lệnh thu hồi ngay.
Dưới đây xin trích dẫn nguyên văn vài đoạn tiêu biểu trong sách Một cơn gió bụi theo đó Trần Trọng Kim thuật lại những điều tai nghe mắt thấy về hoạt động của đảng CS trong giai đoạn năm 1944-1946 mà CS cho rằng “không phù hợp, không khách quan hoặc chưa được kiểm chứng”. (Chú ý: Ở đây trích dẫn cả một đoạn, chứ không trích dẫn một vài chữ hay một câu làm thay đổi ý nghĩa nguyên văn trong sách.)
1. TRÍCH ĐOẠN 1: Nguyễn Ái Quốc (tức HCM), với tư cách là thành viên của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, gọi tắt là Việt Cách, được sự đồng ý và giúp đỡ của tướng Tiêu Văn (Trung Hoa Quốc Dân Đảng), đem 22 cán bộ, rời Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Hoa) ngày 8-9-1944, về tới Pắc Bó (thuộc châu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam) vào gần cuối tháng đó. Sau đây là nguyên văn đoạn do Trần Trọng Kim thuật lại về việc nầy trong Một cơn gió bụi trang 75, bản in của Nxb. Vĩnh Sơn năm 1969:
“Trong số 22 người ấy có một nữ đảng viên tên là Đỗ Thị Lạc là người sau có đứa con gái với Hồ Chí Minh. Về sau, thấy người ta nói khi về đến địa hạt Bắc Giang có ba đảng viên trong 22 người ấy bị giết vì không chịu theo cộng sản.”
Trong một đoạn ngắn mà có hai sự kiện quan trọng về cộng sản: 1) Hồ Chí Minh có một đứa con gái với bà Đỗ Thị Lạc. Điều nầy hoàn toàn trái ngược với tuyên truyền của đảng CSVN. Theo tài liệu do chính HCM đưa ra dưới tên Trần Dân Tiên và của đảng CS, thì HCM sống độc thân, không có vợ con, hy sinh bản thân cho cách mạng. Thế mà Trần Trọng Kim lại tiết lộ là HCM có một con gái với Đỗ Thị Lạc. Bây giờ không ai biết người con gái nầy ở đâu? 2) Sự kiện thứ hai trong đoạn trích dẫn trên là ba đảng viên Việt Cách bị giết vì không chịu theo CS. Tiết lộ nầy là một minh chứng cho chủ trương của HCM và đảng CSVN, tiêu diệt tất cả những người bất đồng chính kiến. Đây là kế hoạch tiêu diệt tiềm lực do HCM đưa ra từ khi đảng CS mới thành lập cho đến ngày nay. Vì vậy Việt Nam không có nhân tài xuất hiện để lãnh đạo lực lượng đối kháng lật đổ chế độ CS. Đây là hồi chuông báo động cho những ai muốn cộng tác hay hòa giải hòa hợp với CS. Dại dột mà nghe lời CS, mời đối thoại hay mời hợp tác, thì sẽ bị sập bẫy khi nào không biết; nếu không mất mạng như ba người trên thì cũng thân bại danh liệt, chỉ còn cách bỏ của chạy lấy người mà thôi. Mấy ông Việt kiều yêu nước, hãy coi chừng đấy!
2. TRÍCH ĐOẠN 2: Hồ Chí Minh và đảng CS cướp chính quyền, lập chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2-9-1945. Chính phủ nầy bị phản đối nên HCM phải cải tổ, quay qua lập chính phủ liên hiệp ngày 1-1-1946 và tổ chức bầu cử Quốc hội lập hiến ngày 6-1-1946. Sử gia Trần Trọng Kim mô tả cuộc bầu cử nầy như sau:
“Khi ấy tôi đã về Hà Nội rồi, thấy cuộc tuyển cử rất kỳ cục. Mỗi chỗ để bỏ phiếu, có một người của Việt Minh trông coi, họ gọi hết cả đàn ông, đàn bà đến bỏ phiếu, ai không biết chữ thì hô viết thay cho. Việt Minh đưa ra những bản kê tên những người họ đã định trước, rồi đọc những tên ấy lên và hỏi anh hay chị bầu cho ai? Người nào vô ý bầu cho một người nào khác, thì họ quát lên: “Sao không bầu cho những người này, có phải phản đối không?” Người kia sợ mất vía nói: “Anh bảo tôi bầu cho ai, tôi sẽ bầu cho người ấy.” Cách cưỡng bách ra mặt như thế, lẽ dĩ nhiên những người Việt Minh đưa ra được đến tám chín mươi phần trăm số người đi bầu.” (Lệ Thần Trần Trọng Kim, sđd. tt. 103-104.)
Cách bầu cử mà cụ Trần Trọng Kim lịch sự gọi là “kỳ cục” trên đây năm 1946, chẳng qua là bầu cử gian lận. Cộng sản luôn luôn tổ chức bầu cử gian lận có hệ thống, có phương pháp. Phương pháp gian lận bầu của của cộng sản ngày nay tân tiến hơn, kỳ diệu hơn. Ngày nay, trong mỗi cuộc bầu cử, để cho cử tri khỏi mất thời giờ chọn lựa, hoặc chọn lựa không đúng ý đảng CS, Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức ngoại vi của đảng CS, tuyển lựa người trước và lập sẵn danh sách ứng cử viên. Cử tri chỉ bầu những ứng cử viên đã được CS tuyển lựa. Như thế ai đắc cử cũng là gà nòi của đảng CS, bảo đảm chất lượng đỏ 100%.
3. TRÍCH ĐOẠN 3: Sau cuộc bầu cử ngày 6-1-1946, HCM thành lập chính phủ Liên hiệp Kháng chiến ngày 2-3-1946. Ngoài HCM (chủ tịch) và những đảng viên CS, chính phủ liên hiệp còn có: cựu hoàng Bảo Đại (cố vấn tối cao), Nguyễn Hải Thần (phó chủ tịch), Huỳnh Thúc Kháng (bộ trưởng nội vụ), Nguyễn Tường Tam (bộ trưởng Ngoại giao)… Trần Trọng Kim kể về hoạt động của chính phủ nầy như sau:
“Khi tôi còn ở Hà Nội, cụ Huỳnh Thúc Kháng ra nhận chức bộ trưởng bộ nội vụ, có đến thăm tôi. Ngồi nói chuyện, tôi hỏi: “Cụ nay đứng đầu một bộ rất quan trọng trong chính phủ, chắc là bận việc lắm”. Cụ Huỳnh nói: “Bây giờ, việc gì cũng do địa phương tự trị cả, thành ra không có việc gì mấy, và khi có việc gì, thì họ làm sẵn xong cả rồi, tôi chỉ có vài chữ ký mà thôi”. Những khi có hội đồng chính phủ thì bàn định những gì? “Cũng chưa thấy có việc gì, thường thì họ đem những việc họ đã làm, rồi nói cho chúng tôi biết”. Xem như thế thì các ông bộ trưởng chỉ đứng để làm vì mà thôi, chứ không có quyết định gì cả. Có người hỏi ông Nguyễn Tường Tam rằng: “Khi ông nhận chức bộ trưởng bộ ngoại giao, ông thấy có việc gì quan trọng lắm không?” Ông trả lời: “Tất cả giấy má trong bộ ngoại giao của cụ Hồ giao lại cho tôi, tôi chỉ thấy có ba lá đơn của mấy người sĩ quan Tàu nhờ tìm cho mấy cái nhà, và tìm cái ví đựng tiền bị kẻ cắp lấy mất”. Câu chuyện có thể là ông Tam nói khôi hài, nhưng đủ rõ việc các ông bộ trưởng không có gì. Tôi đem câu chuyện đó nói ra đây để chứng thực là các bộ trưởng chỉ giữ hư vị chứ không có thực quyền. Cái thực quyền trong chính phủ lúc ấy là ở mấy người như ông Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và ở tổng bộ cộng sản điều khiển hết cả.” (Lệ Thần Trần Trọng Kim, sđd. tr. 110.)
Hoạt động của nhà cầm quyền CS năm 1946 được Trần Trọng Kim trình bày trên đây, sao mà “hiện thực” như ngày nay quá. Bảy chục năm sau mà cũng chẳng khác gì cả, cũng y chang như ngày xưa. Ngày nay ai cũng thấy rõ, đảng CSVN chỉ định sẵn trước các chức vụ, từ chủ tịch nhà nước, chủ tịch chính phủ, chủ tịch quốc hội, bộ trưởng … rồi đưa qua quốc hội thi hành. Quốc hội chỉ có việc hoan hô là xong việc. Còn viên tổng bí thư đảng CS Nguyễn Phú Trọng vỗ tay bảo rằng dân chủ đến thế là cùng. “Các ông bộ trưởng chỉ đứng để làm vì mà thôi, chứ không có quyết định gì cả … Các bộ trưởng chỉ giữ hư vị chứ không có thực quyền…” Câu viết cách đây bảy chục năm mà vẫn còn đúng quá.
Dầu vậy, đọc thêm đoạn sau đây của cụ Trần Trọng Kim, mọi người mới thấy rõ hơn nữa chân tướng bản chất của giới lãnh đạo CS, thời nào cũng giống nhau. Số là vào tháng 3-1946, cựu hoàng Bảo Đại được HCM cử làm cố vấn phái đoàn sang thăm hữu nghị chính phủ Tưởng Giới Thạch. Trên đường về, tháng 4-1946, theo lệnh HCM, phái đoàn Việt Minh bỏ rơi cựu hoàng Bảo Đại ở lại Côn Minh một mình. Vì tiếng tăm của Bảo Đại, nên HCM không thủ tiêu Bảo Đại như ba người kể trên. Việc nầy được Trần Trọng Kim thuật lại trong Một cơn gió bụi, sách đã dẫn trang 121. Thời đó chưa có các loại thuốc đầu độc nguy hiểm, vì nếu có, CS có thể giúp Bảo Đại sớm tiêu diêu miền cực lạc như Nguyễn Bá Thanh sau nầy.
Ở lại Côn Minh một mình, cựu hoàng Bảo Đại qua sinh sống ở Hồng Kông. Trần Trọng Kim cũng tìm cách trốn khỏi chế độ CS, rồi cũng đến Hồng Kông. Tháng 8-1947, Trần Trọng Kim gặp cựu hoàng Bảo Đại. Lời đầu tiên Bảo Đại nói với Trần Trọng Kim là: “Chúng mình già trẻ mắc lừa bọn du côn.” (Trần Trọng Kim, sđd. tr. 146.) Bọn du côn ở đây là ai, nếu không phải là tập đoàn HCM, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng…
Lời nói ngắn gọn của cựu hoàng Bảo Đại được Trần Trọng Kim ghi lại nguyên văn, diễn tả thật đúng tác phong, bản chất của HCM và mấy tên cầm đầu đảng CS. Điểm đặc biệt là giới cầm đầu đảng CS tuy không xuất thân cùng một gia đình, mà là con cháu của nhiều dòng họ khác nhau, nhiều thế hệ khác nhau, nhưng một khi đã vào đảng CS, cũng đều học thói du côn và tiêm nhiễm máu du côn, côn đồ như nhau. Không du côn, không côn đồ thì không thể trở thành đầu nậu lũ du côn, côn đồ trong đảng CS.
Máu du côn trong băng đảng cán bộ dưới quyền Nguyễn Phú Trọng hiện nay thật là cao độ, chuyên tham ô, nhũng lạm, chuyên cướp đất, cướp nhà, cướp vườn tược, tài sản của dân chúng, khiến dân chúng uất ức, khiếu kiện hà rầm quanh năm suốt tháng trên toàn quốc.
Băng đảng CS du côn liền dùng công an, côn đồ, du côn, du thủ du thực, “đầu trâu mặt ngựa”, đàn áp đồng bào, gây thảm cảnh “tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây”, như Nguyễn Du mô tả trong truyện Kiều. Cộng sản bán nước còn dùng bọn du côn, côn đồ đàn áp, đánh đập giết hại luôn cả những người yêu nước, đòi hỏi dân chủ tự do và chống lại lũ bá quyền xâm lược Bắc Kinh. Chỉ có du côn mới tiêu diệt lòng yêu nước của dân chúng, để bán nước cho ngoại bang.
Tóm lại, chỉ cần trích dẫn vài đoạn trên đây cũng thấy rõ lý do rất đơn giản, khiến băng đảng du côn CS trong nước cấm phát hành Một cơn gió bụi của Trần Trọng Kim. Tục ngữ dân gian đã nhắc nhở “có tật giật mình”, thật chẳng sai tý nào. Nếu CS không ra lệnh cấm sách Một cơn gió bụi, mới là điều đáng ngạc nhiên.
Tuy nhiên tâm lý con người thường rất lạ lùng. Cái gì càng bị cấm thì người ta càng tò mò, càng muốn tìm hiểu. Vì vậy, CS cấm phát hành sách Một cơn gió bụi, là một cách quảng cáo không công rộng rãi cho sách nầy. Dân chúng nghe sách bị cấm thì càng muốn biết sách nầy có gì đặc biệt mà CS lại cấm? Thế là càng có nhiều người, nhất là giới thanh niên, sinh viên là những người luôn luôn muốn tìm tòi, học hỏi, tò mò vào Internet, tìm đọc nguyên bản Một cơn gió bụi, để biết rõ tình hình lịch sử đất nước giai đoạn 1945 có gì lạ mà CS lại cấm?
Vì vậy, ở đây nên ghi nhận sáng kiến của nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Phương Nam Books về việc in lại sách Một cơn gió bụi của Trần Trọng Kim. Dầu sách không đến tay độc giả, sáng kiến của nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Phương Nam Books đã làm sống lại một quyển sách xưa rất gía trị, gợi trí tò mò cho độc giả trong nước tìm đọc, nhất là những nhà tranh đấu dân chủ nghiên cứu và học hỏi tác phẩm của Trần Trọng Kim.
Cuối cùng, sách Một cơn gió bụi tuy bị đảng CS cấm lưu hành, nhưng đảng CS không thể ngăn được gió, nên chẳng ngừa được bụi. Ngược lại Một cơn gió bụi là làn gió văn hóa tung bay rộng rãi khắp nơi, kể cả ở hải ngoại. Điều đặc biệt là chính trong cơn gió bụi “mờ mịt thức mây” nầy, dân chúng càng nhận ra rõ ràng hơn nữa chân tướng du côn của giới lãnh đạo CS phản dân hại nước, từ Hồ Chí Minh cho đến Nguyễn Phú Trọng ngày nay.
Trần Gia Phụng
San Jose, 9-7-2017
Nguồn: Bài do nhà văn Trịnh Bình An gửi
Luong Mai chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Có tật giật mình -Trần Gia Phụng
Mỗi chỗ để bỏ phiếu, có một người của Việt Minh trông coi, họ gọi hết cả đàn ông, đàn bà đến bỏ phiếu, ai không biết chữ thì hô viết thay cho
andy
Một cơn gió bụi là hồi ký của Trần Trọng Kim (1883-1953), viết về đời ông khoảng thời gian 1942-1948, do nhà xuất bản Vĩnh Sơn ở Sài Gòn ấn hành năm 1969, dày 182 trang. Đầu năm 2017, nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Phương Nam Books ở Hà Nội in lại lần nữa sau khi đã “biên tập” kỹ càng.
“Biên tập” là chữ của các nhà xuất bản trong nước để chỉ công việc nhà xuất bản tự ý sửa đổi, gạch bỏ, cắt xén những đoạn văn trong nguyên bản của các tác giả, mà nhà xuất bản cho là không phù hợp với chủ trương chính sách của đảng cộng sản (CS). Tác giả các sách không được tham khảo ý kiến về việc biên tập, tức việc sửa đổi hay gạch bỏ nầy. Truyện Kiều mà CS còn sửa đổi hay bỏ bớt, thì sách Trần Trọng Kim, CS sợ gì mà không sửa đổi?
Điều đáng nói là dầu sách Một cơn gió bụi đã được nhà xuất bản biên tập cẩn thận, nhưng vừa in ra và phát hành, vẫn bị nhà cầm quyền CS ra lệnh thu hồi ngay. Lý do thu hồi do viên Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết như sau: “Nhà xuất bản Hội Nhà văn đăng ký xuất bản đề tài “Một cơn gió bụi” với thể loại là thơ văn nhưng nội dung cuốn sách khi xuất bản không đúng thể loại và tóm tắt nội dung như đăng ký”.
Trước khi ấn hành, chắc chắn nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Phương Nam Books phải xin phép Cục Xuất bản, In và Phát hành. Cũng chắc chắn chỉ cần đọc tựa đề sách là Một cơn gió bụi và tên tác giả là Trần Trọng Kim, thì ban giám đốc Cục Xuất bản, In và Phát hành dư biết Trần Trọng Kim là ai, và nội dung sách nầy là gì?
Thế mà Cục Xuất bản, In và Phát hành vẫn để cho in, rồi mới đột ngột thu hồi nên dư luận chú ý, bàn tán xôn xao cuộc sập bẫy ngoạn mục nầy. Viên cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành biện minh quanh co cho quyết định thu hồi. Dù y nói cho lắm, lý do chính có lẽ chỉ vì sách Một cơn gió bụi trình thuật những hoạt động của Trần Trọng Kim, bao gồm cả giai đoạn sau khi Trần Trọng Kim từ chức thủ tướng tháng 8-1945, tức giai đoạn CS cướp chính quyền và thành lập nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2-9-1945. Vì vậy sách nầy có nhiều đoạn đề cập đến đảng CS và lãnh tụ sáng lập của đảng CS là Hồ Chí Minh (HCM), mà theo CS “có nhiều chi tiết, đánh giá không phù hợp, không khách quan hoặc chưa được kiểm chứng”.
Ai cũng biết Một cơn gió bụi là hồi ký chính trị của một học giả rất nổi tiếng vào nửa đầu thế kỷ 20, đã từng giữ chức thủ tướng Việt Nam đầu tiên sau khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 9-3-1945. Sách được phổ biến rộng rãi trên báo chí, đã được in ở Sài Gòn năm 1969, và hiện được nhiều trang web đưa lên Internet ở hải ngoại, nên dầu sách đã bị nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Phương Nam Books biên tập cẩn thận, gạch bỏ, cắt xén, sửa đổi những đoạn “phạm húy” trong sách, nhưng đảng CS “có tật giật mình”, vẫn lo ngại người đọc đi tìm nguyên bản trên Internet để đọc cho đầy đủ, thì thật là bất lợi cho chế độ, nên đảng CS liền ra lệnh thu hồi ngay.
Dưới đây xin trích dẫn nguyên văn vài đoạn tiêu biểu trong sách Một cơn gió bụi theo đó Trần Trọng Kim thuật lại những điều tai nghe mắt thấy về hoạt động của đảng CS trong giai đoạn năm 1944-1946 mà CS cho rằng “không phù hợp, không khách quan hoặc chưa được kiểm chứng”. (Chú ý: Ở đây trích dẫn cả một đoạn, chứ không trích dẫn một vài chữ hay một câu làm thay đổi ý nghĩa nguyên văn trong sách.)
1. TRÍCH ĐOẠN 1: Nguyễn Ái Quốc (tức HCM), với tư cách là thành viên của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, gọi tắt là Việt Cách, được sự đồng ý và giúp đỡ của tướng Tiêu Văn (Trung Hoa Quốc Dân Đảng), đem 22 cán bộ, rời Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Hoa) ngày 8-9-1944, về tới Pắc Bó (thuộc châu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam) vào gần cuối tháng đó. Sau đây là nguyên văn đoạn do Trần Trọng Kim thuật lại về việc nầy trong Một cơn gió bụi trang 75, bản in của Nxb. Vĩnh Sơn năm 1969:
“Trong số 22 người ấy có một nữ đảng viên tên là Đỗ Thị Lạc là người sau có đứa con gái với Hồ Chí Minh. Về sau, thấy người ta nói khi về đến địa hạt Bắc Giang có ba đảng viên trong 22 người ấy bị giết vì không chịu theo cộng sản.”
Trong một đoạn ngắn mà có hai sự kiện quan trọng về cộng sản: 1) Hồ Chí Minh có một đứa con gái với bà Đỗ Thị Lạc. Điều nầy hoàn toàn trái ngược với tuyên truyền của đảng CSVN. Theo tài liệu do chính HCM đưa ra dưới tên Trần Dân Tiên và của đảng CS, thì HCM sống độc thân, không có vợ con, hy sinh bản thân cho cách mạng. Thế mà Trần Trọng Kim lại tiết lộ là HCM có một con gái với Đỗ Thị Lạc. Bây giờ không ai biết người con gái nầy ở đâu? 2) Sự kiện thứ hai trong đoạn trích dẫn trên là ba đảng viên Việt Cách bị giết vì không chịu theo CS. Tiết lộ nầy là một minh chứng cho chủ trương của HCM và đảng CSVN, tiêu diệt tất cả những người bất đồng chính kiến. Đây là kế hoạch tiêu diệt tiềm lực do HCM đưa ra từ khi đảng CS mới thành lập cho đến ngày nay. Vì vậy Việt Nam không có nhân tài xuất hiện để lãnh đạo lực lượng đối kháng lật đổ chế độ CS. Đây là hồi chuông báo động cho những ai muốn cộng tác hay hòa giải hòa hợp với CS. Dại dột mà nghe lời CS, mời đối thoại hay mời hợp tác, thì sẽ bị sập bẫy khi nào không biết; nếu không mất mạng như ba người trên thì cũng thân bại danh liệt, chỉ còn cách bỏ của chạy lấy người mà thôi. Mấy ông Việt kiều yêu nước, hãy coi chừng đấy!
2. TRÍCH ĐOẠN 2: Hồ Chí Minh và đảng CS cướp chính quyền, lập chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2-9-1945. Chính phủ nầy bị phản đối nên HCM phải cải tổ, quay qua lập chính phủ liên hiệp ngày 1-1-1946 và tổ chức bầu cử Quốc hội lập hiến ngày 6-1-1946. Sử gia Trần Trọng Kim mô tả cuộc bầu cử nầy như sau:
“Khi ấy tôi đã về Hà Nội rồi, thấy cuộc tuyển cử rất kỳ cục. Mỗi chỗ để bỏ phiếu, có một người của Việt Minh trông coi, họ gọi hết cả đàn ông, đàn bà đến bỏ phiếu, ai không biết chữ thì hô viết thay cho. Việt Minh đưa ra những bản kê tên những người họ đã định trước, rồi đọc những tên ấy lên và hỏi anh hay chị bầu cho ai? Người nào vô ý bầu cho một người nào khác, thì họ quát lên: “Sao không bầu cho những người này, có phải phản đối không?” Người kia sợ mất vía nói: “Anh bảo tôi bầu cho ai, tôi sẽ bầu cho người ấy.” Cách cưỡng bách ra mặt như thế, lẽ dĩ nhiên những người Việt Minh đưa ra được đến tám chín mươi phần trăm số người đi bầu.” (Lệ Thần Trần Trọng Kim, sđd. tt. 103-104.)
Cách bầu cử mà cụ Trần Trọng Kim lịch sự gọi là “kỳ cục” trên đây năm 1946, chẳng qua là bầu cử gian lận. Cộng sản luôn luôn tổ chức bầu cử gian lận có hệ thống, có phương pháp. Phương pháp gian lận bầu của của cộng sản ngày nay tân tiến hơn, kỳ diệu hơn. Ngày nay, trong mỗi cuộc bầu cử, để cho cử tri khỏi mất thời giờ chọn lựa, hoặc chọn lựa không đúng ý đảng CS, Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức ngoại vi của đảng CS, tuyển lựa người trước và lập sẵn danh sách ứng cử viên. Cử tri chỉ bầu những ứng cử viên đã được CS tuyển lựa. Như thế ai đắc cử cũng là gà nòi của đảng CS, bảo đảm chất lượng đỏ 100%.
3. TRÍCH ĐOẠN 3: Sau cuộc bầu cử ngày 6-1-1946, HCM thành lập chính phủ Liên hiệp Kháng chiến ngày 2-3-1946. Ngoài HCM (chủ tịch) và những đảng viên CS, chính phủ liên hiệp còn có: cựu hoàng Bảo Đại (cố vấn tối cao), Nguyễn Hải Thần (phó chủ tịch), Huỳnh Thúc Kháng (bộ trưởng nội vụ), Nguyễn Tường Tam (bộ trưởng Ngoại giao)… Trần Trọng Kim kể về hoạt động của chính phủ nầy như sau:
“Khi tôi còn ở Hà Nội, cụ Huỳnh Thúc Kháng ra nhận chức bộ trưởng bộ nội vụ, có đến thăm tôi. Ngồi nói chuyện, tôi hỏi: “Cụ nay đứng đầu một bộ rất quan trọng trong chính phủ, chắc là bận việc lắm”. Cụ Huỳnh nói: “Bây giờ, việc gì cũng do địa phương tự trị cả, thành ra không có việc gì mấy, và khi có việc gì, thì họ làm sẵn xong cả rồi, tôi chỉ có vài chữ ký mà thôi”. Những khi có hội đồng chính phủ thì bàn định những gì? “Cũng chưa thấy có việc gì, thường thì họ đem những việc họ đã làm, rồi nói cho chúng tôi biết”. Xem như thế thì các ông bộ trưởng chỉ đứng để làm vì mà thôi, chứ không có quyết định gì cả. Có người hỏi ông Nguyễn Tường Tam rằng: “Khi ông nhận chức bộ trưởng bộ ngoại giao, ông thấy có việc gì quan trọng lắm không?” Ông trả lời: “Tất cả giấy má trong bộ ngoại giao của cụ Hồ giao lại cho tôi, tôi chỉ thấy có ba lá đơn của mấy người sĩ quan Tàu nhờ tìm cho mấy cái nhà, và tìm cái ví đựng tiền bị kẻ cắp lấy mất”. Câu chuyện có thể là ông Tam nói khôi hài, nhưng đủ rõ việc các ông bộ trưởng không có gì. Tôi đem câu chuyện đó nói ra đây để chứng thực là các bộ trưởng chỉ giữ hư vị chứ không có thực quyền. Cái thực quyền trong chính phủ lúc ấy là ở mấy người như ông Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và ở tổng bộ cộng sản điều khiển hết cả.” (Lệ Thần Trần Trọng Kim, sđd. tr. 110.)
Hoạt động của nhà cầm quyền CS năm 1946 được Trần Trọng Kim trình bày trên đây, sao mà “hiện thực” như ngày nay quá. Bảy chục năm sau mà cũng chẳng khác gì cả, cũng y chang như ngày xưa. Ngày nay ai cũng thấy rõ, đảng CSVN chỉ định sẵn trước các chức vụ, từ chủ tịch nhà nước, chủ tịch chính phủ, chủ tịch quốc hội, bộ trưởng … rồi đưa qua quốc hội thi hành. Quốc hội chỉ có việc hoan hô là xong việc. Còn viên tổng bí thư đảng CS Nguyễn Phú Trọng vỗ tay bảo rằng dân chủ đến thế là cùng. “Các ông bộ trưởng chỉ đứng để làm vì mà thôi, chứ không có quyết định gì cả … Các bộ trưởng chỉ giữ hư vị chứ không có thực quyền…” Câu viết cách đây bảy chục năm mà vẫn còn đúng quá.
Dầu vậy, đọc thêm đoạn sau đây của cụ Trần Trọng Kim, mọi người mới thấy rõ hơn nữa chân tướng bản chất của giới lãnh đạo CS, thời nào cũng giống nhau. Số là vào tháng 3-1946, cựu hoàng Bảo Đại được HCM cử làm cố vấn phái đoàn sang thăm hữu nghị chính phủ Tưởng Giới Thạch. Trên đường về, tháng 4-1946, theo lệnh HCM, phái đoàn Việt Minh bỏ rơi cựu hoàng Bảo Đại ở lại Côn Minh một mình. Vì tiếng tăm của Bảo Đại, nên HCM không thủ tiêu Bảo Đại như ba người kể trên. Việc nầy được Trần Trọng Kim thuật lại trong Một cơn gió bụi, sách đã dẫn trang 121. Thời đó chưa có các loại thuốc đầu độc nguy hiểm, vì nếu có, CS có thể giúp Bảo Đại sớm tiêu diêu miền cực lạc như Nguyễn Bá Thanh sau nầy.
Ở lại Côn Minh một mình, cựu hoàng Bảo Đại qua sinh sống ở Hồng Kông. Trần Trọng Kim cũng tìm cách trốn khỏi chế độ CS, rồi cũng đến Hồng Kông. Tháng 8-1947, Trần Trọng Kim gặp cựu hoàng Bảo Đại. Lời đầu tiên Bảo Đại nói với Trần Trọng Kim là: “Chúng mình già trẻ mắc lừa bọn du côn.” (Trần Trọng Kim, sđd. tr. 146.) Bọn du côn ở đây là ai, nếu không phải là tập đoàn HCM, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng…
Lời nói ngắn gọn của cựu hoàng Bảo Đại được Trần Trọng Kim ghi lại nguyên văn, diễn tả thật đúng tác phong, bản chất của HCM và mấy tên cầm đầu đảng CS. Điểm đặc biệt là giới cầm đầu đảng CS tuy không xuất thân cùng một gia đình, mà là con cháu của nhiều dòng họ khác nhau, nhiều thế hệ khác nhau, nhưng một khi đã vào đảng CS, cũng đều học thói du côn và tiêm nhiễm máu du côn, côn đồ như nhau. Không du côn, không côn đồ thì không thể trở thành đầu nậu lũ du côn, côn đồ trong đảng CS.
Máu du côn trong băng đảng cán bộ dưới quyền Nguyễn Phú Trọng hiện nay thật là cao độ, chuyên tham ô, nhũng lạm, chuyên cướp đất, cướp nhà, cướp vườn tược, tài sản của dân chúng, khiến dân chúng uất ức, khiếu kiện hà rầm quanh năm suốt tháng trên toàn quốc.
Băng đảng CS du côn liền dùng công an, côn đồ, du côn, du thủ du thực, “đầu trâu mặt ngựa”, đàn áp đồng bào, gây thảm cảnh “tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây”, như Nguyễn Du mô tả trong truyện Kiều. Cộng sản bán nước còn dùng bọn du côn, côn đồ đàn áp, đánh đập giết hại luôn cả những người yêu nước, đòi hỏi dân chủ tự do và chống lại lũ bá quyền xâm lược Bắc Kinh. Chỉ có du côn mới tiêu diệt lòng yêu nước của dân chúng, để bán nước cho ngoại bang.
Tóm lại, chỉ cần trích dẫn vài đoạn trên đây cũng thấy rõ lý do rất đơn giản, khiến băng đảng du côn CS trong nước cấm phát hành Một cơn gió bụi của Trần Trọng Kim. Tục ngữ dân gian đã nhắc nhở “có tật giật mình”, thật chẳng sai tý nào. Nếu CS không ra lệnh cấm sách Một cơn gió bụi, mới là điều đáng ngạc nhiên.
Tuy nhiên tâm lý con người thường rất lạ lùng. Cái gì càng bị cấm thì người ta càng tò mò, càng muốn tìm hiểu. Vì vậy, CS cấm phát hành sách Một cơn gió bụi, là một cách quảng cáo không công rộng rãi cho sách nầy. Dân chúng nghe sách bị cấm thì càng muốn biết sách nầy có gì đặc biệt mà CS lại cấm? Thế là càng có nhiều người, nhất là giới thanh niên, sinh viên là những người luôn luôn muốn tìm tòi, học hỏi, tò mò vào Internet, tìm đọc nguyên bản Một cơn gió bụi, để biết rõ tình hình lịch sử đất nước giai đoạn 1945 có gì lạ mà CS lại cấm?
Vì vậy, ở đây nên ghi nhận sáng kiến của nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Phương Nam Books về việc in lại sách Một cơn gió bụi của Trần Trọng Kim. Dầu sách không đến tay độc giả, sáng kiến của nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Phương Nam Books đã làm sống lại một quyển sách xưa rất gía trị, gợi trí tò mò cho độc giả trong nước tìm đọc, nhất là những nhà tranh đấu dân chủ nghiên cứu và học hỏi tác phẩm của Trần Trọng Kim.
Cuối cùng, sách Một cơn gió bụi tuy bị đảng CS cấm lưu hành, nhưng đảng CS không thể ngăn được gió, nên chẳng ngừa được bụi. Ngược lại Một cơn gió bụi là làn gió văn hóa tung bay rộng rãi khắp nơi, kể cả ở hải ngoại. Điều đặc biệt là chính trong cơn gió bụi “mờ mịt thức mây” nầy, dân chúng càng nhận ra rõ ràng hơn nữa chân tướng du côn của giới lãnh đạo CS phản dân hại nước, từ Hồ Chí Minh cho đến Nguyễn Phú Trọng ngày nay.
Trần Gia Phụng
San Jose, 9-7-2017
Nguồn: Bài do nhà văn Trịnh Bình An gửi
Luong Mai chuyen