Quán Bên Đường

Cội nguồn và đôi điều suy nghĩ về: Những việc đã, đang và sẽ phải làm cho thương phế binh VNCH

Qua bản thông báo ngày 25/6/2014 của Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam California và Hội H.O. cứu trợ Thương Phế Binh-Quả Phụ VNCH (TPB-QP/VNCH), các Hội đã phân công các đại diện thay nhau phổ biến

Hồ Đắc Huân



Tem Thương Phế Bình QLVNCH trước 1975.
 
Qua bản thông báo ngày 25/6/2014 của Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam California và Hội H.O. cứu trợ Thương Phế Binh-Quả Phụ VNCH (TPB-QP/VNCH), các Hội đã phân công các đại diện thay nhau phổ biến tin tức rộng rãi qua nhiều chương trình trên báo chí, truyền thanh, truyền hình người Việt tại Hoa Kỳ và Hải Ngoại, kể cả trong những buổi họp mặt của các Hội Đoàn tại Nam California cũng được thông báo về Đại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH Kỳ 8” sẽ tổ chức vào ngày Chủ Nhật 3/8/2014, từ 12-19 giờ tại vận động trường Bolsa Grand High School, thành phố Garden Grove.

Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 8 sắp tới cũng như 7 kỳ trước được tổ chức tại Nam, Bắc Cali đã mang một ý nghĩa vô cùng trọng đại. Kết quả Đại Nhạc Hội của 7 kỳ trước đây thành công rất tốt đẹp đã nói lên ân tình sâu đậm:

“Hải Ngoại không quên tình chiến sĩ,
Đồng hương nhớ mãi nghĩa thương binh”

Việc trợ giúp TPB-QP/VNCH đã được đồng hương định cư khắp thế giới hoan nghênh, hưởng ứng, hỗ trợ vì tử sĩ và thương phế binh VNCH là biểu tượng cho lòng dũng cảm. Họ đã sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ tự do, bờ cõi, hải đảo cùng vùng trời của Tổ Quốc Việt Nam mến yêu do công lao của Tiền Nhân để lại. Họ là những anh hùng thật sự của thời đại này.

Nhân Đại Hội Cám Ơn Anh Kỳ 8, là quân nhân cùng một chiến tuyến với anh em TPB, cùng chung màu cờ, sắc áo, cùng lý tưởng Quốc Gia, Dân Tộc, tôi xin ghi lại vài cảm nghĩ về tình đồng đội của chúng tôi trong một giai đoạn lịch sử đã qua nhằm gợi lại cho các bạn trẻ biết rõ về thế hệ cha, anh đã hy sinh, cống hiến đời mình cho Tổ Quốc trong cuộc chiến Quốc-Cộng trước tháng 4/1975 với các sự kiện đích thực như sau:

Nguyên nhân cuộc chiến quốc cộng 1960-1975

Hiệp Định Genève ký ngày 20/7/1954 chia đôi nước Việt Nam từ vĩ tuyến 17. Phía bắc là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Việt Minh), phía Nam là Quốc Gia Việt Nam, trở thành Việt Nam Cộng Hòa từ 26/10/1955. Sáu-mươi năm về trước khi thi hành Hiệp Định Genève, khoảng 1 triệu đồng bào Miền Bắc không chung sống được với Cộng Sản đã lìa bỏ quê hương di cư vào Nam. Trước khi Việt Minh tập kết về Bắc, họ mưu tính chôn giấu lại miền Nam một số vũ khí, sắp xếp cán bộ lẩn trốn lại miền Nam chờ cơ hội đánh phá miền Nam, thiết lập đường mòn Hồ Chí Minh. Ngày 20/12/1960, Bắc Việt thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Chiến cuộc từ du kích chuyển qua các trận đánh lớn kéo dài đến 30/4/1975 để rồi Việt Nam Cộng Hòa tức tưởi sụp đổ theo vận nước do nhiều nguyên nhân đưa đến. Nguyên nhân chính là đồng minh Hoa Kỳ cắt viện trợ VNCH. Trong lúc đó Cộng Sản Bắc Việt được cả thế giới Cộng Sản ồ ạt viện trợ, nhiều nhất là Trung Cộng và Nga Sô. Trong trận chiến cuối cùng, về quân số và hỏa lực, Cộng Sản Bắc Việt mạnh gấp nhiều lần hơn VNCH.

Quân số của QLVNCH 1964-1972

Kể từ 12/1964, cường độ chiến tranh ngày càng thêm ác liệt. QLVNCH gồm Chủ Lực Quân, Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đã gia tăng quân số từng năm một để đáp ứng nhu cầu chiến trường: 12/1964 (363,787 người), 12/1965 (443,165 người), 12/1966 (633,645 người), 12/1967 (678,728 người), 12/1968 (866,728 người), 12/1969 (883,730 người), 12/1970 (1,054,125 người), 12-1971 (1,046,254 người), 12/1972 (1,089,982 người). (1)

Tổn thất trong chiến tranh quốc cộng về phía VNCH 1962-1975

Tử trận: 1962 (4,000 người), 1963 (5,200), 1964 (8,200), 1965 (10,600), 1966 (11,800), 1967 (13,500), 1968 (26,500), 1969 (21,700), 1970 (23,000), 1971 (24,200), 1972 (40,500), 1973 (26,100), 1974 (21,000), 1975 (23,000).

Tổng cộng: 860,300 (259,300 tử trận; 567,000 bị thương; 34,000 mất tích). (2)

Sự đãi ngộ của TPB, quả phụ, cô nhi VNCH

Trước tháng 4/1975, thành phần TPB, Quả Phụ và Cô Nhi được chính phủ VNCH luôn luôn trân quý vì chính họ hay chồng con họ đã hy sinh xương máu góp phần bảo vệ Tổ Quốc. Các quân nhân hy sinh hoặc mất tích, các quân nhân bị thương tật tùy theo cấp độ tàn phế và các quả phụ cô nhi đều được Bộ Cựu Chiến Binh trợ cấp.

Chính phủ cũng như toàn dân phải tỏ lòng biết ơn sâu xa những người đã hy sinh cho Tổ Quốc. Những điều đã thi hành cho các cựu chiến binh, TPB và cô nhi, quả phụ, tử sĩ đều phải mang nặng tính chất đãi ngộ, đền đáp công ơn, tuyệt đối không mang tính chất từ thiện, bố thí. (3)

Chính phủ còn, còn tất cả. chính phủ mất, mất tất cả!

Khi chính quyền VNCH sụp đổ, đồng bào miền Nam nói chung đều mất tất cả, từ tự do, nhân quyền cho đến hầu hết các lãnh vực khác. Riêng thành phần Quân, Cán, Chính từ hưu bổng cho đến quyền lợi đều trắng tay, trong đó có Thương Phế Binh và Cô Nhi, Quả Phụ. Từ đó mới có hàng triệu người bỏ nước ra đi tìm tự do dù họ biết có hàng trăm ngàn người không may đã chết dưới biển hoặc trên rừng họ vẫn vượt biên, thà chết còn hơn sống chung với Cộng Sản, để rồi vào trại tập trung cải tạo, đi vùng kinh tế mới, bị cướp nhà, cướp đất, bị đánh tư sản mại bản, con người sống thì cũng như đã chết rồi!

Hoàn cảnh TPB nơi quê nhà

Trước và sau 30/4/1975, các TPB nằm điều trị trong các Quân Y Viện bị giặc Cộng xua đuổi tàn nhẫn. Chúng không có lòng nhân đạo, không có tình người, đạo lý. Dưới mắt giặc Cộng, những người khác chiến tuyến là kẻ thù cần tiêu diệt. Dù bị thương nặng nhẹ, chúng không cần biết, tức thì xua đuổi ra khỏi giường bệnh. Anh em dắt díu nhau lê la trên hè phố tìm đường về quê nhà. Những chiến sĩ bị thương quá nặng nằm hấp hối bên vệ đường chờ chết. Có chiến sĩ vết thương lở lói với những túi nylon bọc lấy khúc ruột đầy bụi đất làm sao lê được về nhà dù để chết trên tay vợ con hay cha mẹ.

Gần bốn thập niên qua, anh em đa số sống trong cảnh mù lòa, què cụt, thân thể không lành lặn, đầu óc không bình thường, tâm tư luôn buồn phiền. Họ đâu còn bạn đồng ngũ, đơn vị, không còn cấp chỉ huy và nhất là không còn chính phủ để nhận lãnh sự đãi ngộ. Họ lây lất đầu đường xó chợ, đôi khi phải ăn xin kiếm sống qua ngày. Những thương binh có chút ít vốn thì lăn lộn mọi nơi bán những tờ vé số để đắp đổi sự sống. Đời họ vô cùng thê thảm và khổ nhục!

Thành phần quân nhân hy sinh nhiều nhất

Trong QLVNCH có ba thành phần gồm: hàng binh sĩ, hàng Hạ Sĩ Quan và hàng Sĩ Quan (hàng Sĩ Quan gồm Sĩ Quan cấp Úy, cấp Tá và cấp Tướng). Thành phần hy sinh trên chiến trường nhiều nhất là binh sĩ (binh Nhì, binh Nhất, Hạ Sĩ, Hạ Sĩ Nhất).

Trong đội hình tác chiến họ luôn ở tuyến đầu khi xung phong chiếm mục tiêu. Kế đến là hàng Hạ Sĩ Quan, nhất là cấp Trung Sĩ giữ chức vụ Tiểu Đội Trưởng. Họ chỉ huy Tiểu Đội gồm 11 người (cấp số Tiểu Đội của các binh chủng: Bộ Binh, Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Địa Phương Quân). Riêng cấp số Tiểu Đội Thủy Quân Lục Chiến là 14 người.

Thực tế nơi chiến trường, quân số tham chiến của đơn vị nói chung và cấp Tiểu Đội nói riêng ít khi đầy đủ theo cấp số lý thuyết. Cấp Trung Sĩ gắn liền với Tiểu Đội nên sự hy sinh đến với họ dễ dàng. Trong hàng Sĩ Quan, cấp Chuẩn Úy hoặc Thiếu Úy chỉ huy cấp Trung Đội. Cấp này hy sinh trên chiến trường không ít. Có khi học từ Thủ Đức (trường Bộ Binh) hay Đồng Đế (trường HSQ) gần một năm ra nhận đơn vị có lúc một hai tuần đã có Chuẩn Úy hy sinh rồi!

Còn ở Đà Lạt (trường VBQGVN) tùy theo khóa học từ 1 đến 4 năm ra đơn vị chừng một, hai tháng đã có Thiếu Úy đền nợ nước. Hàng Sĩ Quan càng lên cấp cao tuổi thọ càng dài. Trong QLVNCH có ba quân chủng: Hải, Lục và Không Quân. Về Hải Quân, anh em chiến sĩ tham dự trận hải chiến Hoàng Sa là hy sinh nhiều nhất. Quân chủng Không Quân phần đông hy sinh là sĩ quan phi công tác chiến.

Về quân chủng Lục Quân, thành phần hy sinh nhiều là các binh chủng thuộc những đơn vị Tổng Trừ Bị như: Dù, TQLC, Biệt Kích Dù, Biệt Động Quân hay các Sư Đoàn Bộ Binh, thành phần hy sinh đáng kể là ĐPQ-NQ vì họ hoạt động diện địa ở làng xã, huyện, tỉnh, thường đụng độ với địch và thiếu yểm trợ. Tôi muốn ghi lại đoạn này để nói lên anh em TPB phần đông nằm trong các cấp bậc nhỏ và những đơn vị thường đụng độ với địch.

Hai triệu thanh niên miền nam mặc quân phục

Trong cuộc chiến ý thức hệ Quốc-Cộng, QLVNCH có khoảng trên hai triệu thanh niên vì Tổ Quốc xếp bút nghiên để trở thành quân nhân mặc quân phục.

Vào đầu năm 1975, quân số QLVNCH có một triệu quân tại hàng cộng với 860.300 quân nhân đã tử trận hoặc thương phế binh đã giải ngũ hoặc mất tích. Còn lại là thành phần quân nhân đã được giải ngũ với các lý do: đáo hạn tuổi, tình trạng gia cảnh, mãn hạn động viên, quân dịch, đắc cử vào các chức vụ như Nghị Viên, Dân Biểu, Thượng Nghị Sĩ…, lý do chính trị và tôn giáo cùng một số giải ngũ vì các lý do khác.

Việc du học trước 1975

Vào thời Đệ Nhất Cộng Hòa, việc du học ngoại quốc không dễ dàng mà phải có các điều kiện: học giỏi, gia đình có đủ tài chánh trợ cấp trong việc du học, hợp lệ tình trạng miễn dịch và được thông qua Hội Đồng Du Học cứu xét.

Hội Đồng Du Học hoạch định chương trình huấn luyện nhân viên cho mọi ngành hoạt động của Quốc Gia, tham cứu những đơn xin xuất ngoại du học, nghiên cứu để cải tiến việc huấn luyện thanh niên Việt Nam tại ngoại quốc. Hội Đồng Du Học gồm có:

- Chủ Tịch: Bộ Trưởng do Tổng Thống chỉ định.

- Hội viên: Viện Trưởng Đại Học, Chủ Tịch Hội Đồng Hoãn Dịch Trung Ương Bộ Quốc Phòng, Tổng Thư Ký Bộ Ngoại Giao, Tổng Thư Ký Bộ Tài Chánh, Tổng Giám Đốc Công Vụ, Tổng Giám Đốc Kế Hoạch là Tổng Thư Ký Thường Trực và Thuyết Trình Viên của Hội Đồng. Một viên chức tại Tổng Nha Kế Hoạch là Thư Ký của các phiên họp.

Trong trường hợp các học bổng do các quỹ ngoại viên các cơ quan Quốc Tế hay các Hội tư hoặc tư nhân đài thọ, Hội Đồng sẽ mời thêm đại diện của các cơ quan ấy (4).

Vào ngày 8/3/1959, cứu xét 15 người du học Hoa Kỳ, số đơn nộp xin tuyển là 364 (5).

Qua thời Đệ Nhị Cộng Hòa, điều kiện xin đi du học do Nha Du Học phụ trách. Hội viên Hội Đồng có thêm đại diện của Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia. Điều kiện tuyển chọn theo quy định tương tự như thời Đệ Nhất Cộng Hòa.

Cuộc vượt biên lớn lao, cả thế giới bàng hoàng

Cộng Sản cưỡng chiếm VNCH 4/1975. Đồng bào đã bỏ nước ra đi. Đợt đầu 150,000 rồi lần lượt trốn đi bằng đường biển và đường bộ.

- Từ 6/1975-1979 có 326,000 người, trong đó có 311,400 người đi ghe tàu và 14,600 đường bộ.

- Từ 1980-1989 450,000 gồm 428,500 thuyền nhân và 21,500 đường bộ.

- Từ 1990-1995 sau khi Cao Ủy LHQ khóa sổ các trại tị nạn không nhận người vượt biên. Năm 1989 vẫn có 63,100 tiếp tục đi gồm 56,400 thuyền nhân và 6,700 đường bộ. Họ đến được các đảo Hồng Kông, Palawan (Phi Luật Tân), Bidong (Malaysia), Galang (Indonesia), các trại ở Thái Lan rồi từ đó mới đi định cư khắp các nước trên thế giới.

Phỏng chừng có 400,000 đến 500,000 người bỏ mình trên biển, trên rừng. Về sau có thêm thành phần ODP và HO định cư tại hải ngoại.

Người Việt hiện nay định cư ở hải ngoại đông nhất là Hoa Kỳ 1.548.449 người (kiểm tra dân số 2010), nhiều nhất là tại Nam California và vùng thủ đô Washington D.C. Ngoài ra còn ở các quốc gia khác như Úc Châu, Canada, Âu Châu, Nhật Bản, Singapore và Phi Luật Tân. (6)

Sự ra đời hội H.O. Cứu Trợ TPB và Quả Phụ VNCH

Từ 1993, một số anh chị em cựu tù cải tạo sang Hoa Kỳ theo diện H.O. Họ có lòng ngồi lại với nhau, kể chuyện nhau nghe về anh em TPB&QP ở quê nhà quá cơ cực nên anh chị em tự động chung góp một số tiền kể cả vận động đồng hương đồng tình gởi giúp TPB-QP. Việc làm trên được anh em TPB vô cùng vui mừng. Từ đó anh chị em mới thành lập một Hội lấy tên là Hội H.O Cứu Trợ TPB-QP/VNCH. Sự hoạt động của Hội mỗi ngày một thêm lớn mạnh.

Anh chị em đồng ý bầu bà Hạnh Nhơn cùng là H.O làm Chủ Tịch. Trước 1975, bà Hạnh Nhơn là nữ Trung Tá thuộc quân chủng Không Quân. Bà giữ chức Chủ Tịch từ 1993cho đến hiện thời. Tuy bà đã cao tuổi song sức khỏe còn mạnh, tinh thần rất minh mẫn lại có tấm lòng thương quý rất nhiều về anh em TPB&QP.

Bà Hạnh Nhơn đã tâm tình, “Chúng tôi đem tình thương để cố gắng làm việc, không quản ngại mệt nhọc vì cảm thông những đau khổ, tủi nhục, thiếu thốn, đói rách của anh em TPB trong nước.”

Bà Hạnh Nhơn cũng từng nói, “Cầu mong cho mọi người luôn yêu thương và sẵn lòng tha thứ cho nhau. Xin chân thành tri ân mọi người đã cho tôi tình thương để vui sống trong thời gian cuối đời này.” Bà tiếp, “Xin cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, Ta có thêm ngày mới để yêu thương.”

Xin được nói thêm là văn phòng Hội được đặt ngay tại tư gia bà Hạnh Nhơn để bớt tốn kém và thuận tiện cho việc đi lại của bà. Hội H.O. có giấy phép hoạt động miễn thuế, là một Hội vô vụ lợi, được sự chấp thuận của Tiểu Bang và Liên Bang, có nội quy sinh hoạt. Có 20 anh chị em thiện nguyện viên đều là cựu tù chính trị hết lòng với anh em TPB và cô nhi, quả phụ. Mỗi người phụ trách một phần việc riêng.

Thành phần TPB&QP được trợ giúp không chỉ dành riêng cho QLVNCH như CLQ, ĐPQ, NQ mà Hội còn nhận nhiều giấy tờ giúp cả cho những quân nhân một thời phục vụ cho chế độ VNCH đã hy sinh hoặc thương tật trong cuộc chiến như: Cảnh Sát Quốc Gia, chính quyền xã, ấp, cán bộ Xây Dựng Nông Thôn, Nhân Dân Tự Vệ v.v… Do đó số hồ sơ xin giúp đỡ còn ứ đọng rất nhiều. Hội rất mong bà con đồng hương hưởng ứng trong việc trợ giúp. Đặc biệt là xin mỗi gia đình hải ngoại bảo trợ cho một thương binh ở quê nhà.

Trên ba triệu người định cư ở hải ngoại

Tôi muốn viết thêm mục này và mục việc đi du học trước năm 1975 là có ý giúp các bạn trẻ thuộc thế hệ con em chúng ta nhớ lại trước năm 1975 việc du học khó khăn đến mức nào. Rồi từ đâu hiện nay có hơn 3 triệu người định cư ở nước ngoài, đa số là thành phần trẻ. Khi sống ở các nước tự do, các bạn có cơ hội học thành tài, thành danh rất nhiều, có cả hàng ngàn, hàng vạn bạn trẻ trở thành Bác Sĩ, Luật Sư, Kỹ Sư, Dược Sĩ. Có người thành Thị Trưởng, Nghị Viên các thành phố hoặc Ủy Viên Giáo Dục các học khu. Có người thành khoa học gia. Có người thành Dân Biểu Tiểu Bang, Liên Bang, Giám Sát Viên Quận Hạt. Có người thành Thứ Trưởng, Chánh Án… Đặc biệt có nhiều sĩ quan cấp Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ. Mới đây trong số các Đại Tá có Đại Tá Lương Xuân Việt vừa được chính phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ chuẩn thuận vinh thăng lên hàng Tướng lãnh. Một buổi lễ chính thức gắn cấp hiệu Chuẩn Tướng cho Đại Tá Việt sẽ được tổ chức vào ngày 6/8/2014 tới đây.

Ở Đức, có người đã trở thành Phó Thủ Tướng. Ở Úc có người thành Thống Đốc. Ở Canada cũng đã có Nghị Sĩ là người gốc Việt.

Tóm lại, tại hải ngoại, đại đa số các bạn trẻ đã thành danh ở mọi lãnh vực và ngành nghề chuyên môn, nhất là ngành thương mại.

Sự thành công của các bạn trẻ như trên là niềm hãnh diện chung cho dân tộc Việt.

Việc chuẩn bị Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH Kỳ 8

Theo thông báo của Ban Tổ Chức Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH Kỳ 8 đề ngày 25/6/2014 gồm có:

- Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam California.
- Hội H.O. Cứu Trợ TPB & Quả Phụ VNCH.
- Trung Tâm Asia, Đài Truyền Hình SBTN-SET.

Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH Kỳ 8 được tổ chức ngày Chủ Nhật 3/8/2014 từ 12-19 giờ tại Bolsa Grand High School Stadium.

Rút ưu, khuyết điểm của 7 lần tổ chức Đại Nhạc Hội trước đây, Ban Tổ Chức lần này đã ước tính mọi công việc liên quan đến Đại Nhạc Hội để lên kế hoạch họp bàn phân công từng phần vụ trách nhiệm trước một tháng để chuẩn bị với sự tình nguyện của 10 xướng ngôn viên tên tuổi thay nhau điều hợp chương trình cùng sự góp mặt của gần 100 ca nghệ sĩ hải ngoại.

Cũng như các lần trước, đặc biệt Trung Tâm Asia, Đài Truyền Hình SBTN-SET đảm trách phần văn nghệ và truyền hình trực tiếp làm cho đồng hương ở xa gắn chặt cùng nhịp sống với Đại Nhạc Hội. Hệ thống truyền thông tiếng Việt tại Nam Cali và Hoa Kỳ yểm trợ quảng bá rất rộng rãi. Điểm quan trọng nhất là Đại Nhạc Hội kỳ này đã có hơn 500 thiện nguyện viên, phần lớn là các cựu sĩ quan từ các Hội Đoàn thuộc mọi quân binh chủng với kiến thức và tài năng sẵn có đóng góp vào, chắc chắn Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ 8 sẽ thành công mỹ mãn đúng sự mong ước của Ban Tổ Chức.

Những tấm lòng vàng

Gần 40 năm ở hải ngoại, nhưng chừng 24 năm trở lại đây khi có phong trào H.O. Từ đó các Hội Đoàn thuộc các đơn vị QLVNCH được thành lập rồi thêm các Hội Đồng Hương... Tùy hoàn cảnh, các Hội tự lo liệu, kêu gọi đóng góp để gởi về giúp TPB&QP. Cụ thể như đơn vị giúp đơn vị, đồng hương giúp cho đồng hương, khóa học giúp cho khóa học. Hội H.O của bà Hạnh Nhơn là một Hội phát triển mạnh, còn những Hội khác có giúp nhưng trong phạm vị đơn vị, khóa học hoặc đồng hương có tính cách hạn chế trong phạm vi Hội mà thôi.

Trở lại Hội của bà Hạnh Nhơn, bà cho tôi biết là:

- Hàng tháng trong Hội của bà có nhận được những khoản tiền của các cụ ông, cụ bà tuổi khá cao, cũng chỉ hưởng tiền già song họ đã chắt chiu gởi về Hội có khi $20, có khi $50, đặc biệt các cụ gởi đều mỗi tháng. Sự hưởng ứng đó cao quý quá!

- Trong những năm gần đây có một số các lão ông, lão bà đoán biết sức khỏe không còn kéo dài tuổi thọ nên dặn dò thân nhân là khi các cụ qua đời, trong cáo phó xin không nhận vòng hoa, nếu thân nhân, bạn bè quý trọng người quá cố thay vì viếng vòng hoa thì đóng góp cho ít hiện kim để giúp đỡ cho TPB. Việc này đã được một số thân nhân làm xin gởi đến Hội mà báo chí thường đề cập trước đây. Đây là những tấm lòng vàng vô cùng quý.

- Chưa hết, bà Hạnh Nhơn kể tiếp: Có một số bạn trẻ con em của chúng ta ở hải ngoại đã thành danh, họ rất quan tâm đền ơn, đáp nghĩa các chú bác TPB và QP ở quê nhà, thành phần này cũng khá nhiều. Đó là những tấm gương sáng, là những viên ngọc quý đáng trân trọng.

Đồng hương muốn trợ giúp thì làm sao?

Mọi sự trợ giúp xin đồng hương lưu ý:

- Ngày Đại Nhạc Hội cố gắng mua vé, mỗi vé giá $10 vào tham dự để có cơ hội gặp lại bạn bè và người thân, nhớ mang theo ít tiền để tặng thêm khi các ca, nghệ sĩ mang thùng quyên góp đến nhờ trợ giúp. Nghĩa cử đó nói lên sự đền ơn đáp nghĩa thành phần tử sĩ, TPB VNCH đã hy sinh trước đây. Nhờ sự hy sinh của họ chúng ta mới có cơ hội được sinh sống ở các nước Tự Do. “Kẻ lành lặn ra đi, không quên người tật nguyền ở lại”.

- Các đồng hương ở xa có thể gởi chi phiếu đề “ĐNH Cám Ơn Anh Kỳ VIII” và gởi về một trong hai địa chỉ dưới đây:

Hội H.O. Cứu Trợ TPB&QP VNCH, P.O. Box 25554, Santa Ana, CA 92799.

Đài SBTN, P.O. Box 127, Garden Grove, CA 92842.

Một điều mà Hội H.O. mong mỏi là xin mỗi gia đình hải ngoại bảo trợ cho một thương binh ở quê nhà. Xin liên lạc Hội H.O. Cứu Trợ TPB&QP qua địa chỉ trên để được nhận hồ sơ bảo trợ.

Thay lời kết

Bài “Cội nguồn và đôi điều suy nghĩ về những việc đã, đang và sẽ phải làm cho TPB VNCH” được dựa vào ký ức trong binh nghiệp của người viết cùng một số sử liệu liên quan theo dòng lịch sử của QLVNCH, trong đó có cả các TPB và tử sĩ là biểu tượng cho lòng dũng cảm, sự hy sinh tính mạng để bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam.

Họ là những anh hùng thật sự của thời đại này. Ghi lại sự kiện lịch sử như một nén nhang thắp lên để tưởng nhớ đến các chiến sĩ đã khuất đồng thời nhắc nhở các bạn trẻ để hiểu thêm về giai đoạn mà thế hệ cha anh các bạn đã cống hiến cả đời mình cho Tổ Quốc Việt Nam. Từ đó các bạn có sự nhận định sáng suốt về sự hy sinh thân xác của TPB hầu góp phần trợ giúp để đền ơn đáp nghĩa, an ủi phần nào sự khổ nhục của TPB đang phải gánh chịu triền miên gần 4 thập niên qua tại quê nhà.

Sau gần 40 năm kết thúc cuộc chiến Quốc-Cộng, chính nghĩa đã đứng hẳn về phía VNCH, trong đó có sự hy sinh xương máu đáng kể của các tử sĩ và TPB VNCH.

Kính chúc Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH Kỳ 8 thành công hơn 7 lần trước.

Little Saigon Mùa Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH Kỳ 8.
Hồ Đắc Huân
28/7/2014
TVQ  Chuyển

Chú thích:
1. Trần Gia Phụng, Chiến Tranh Việt Nam 1960-1975, tr. 47.
2. Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy, Lược Sử VNCH 2011, tr. 816.
3. Bộ Thông Tin Chiêu Hồi, Thành tích hoạt động của Nội Các Chiến Tranh 1966, tr. 167
4. Nguyễn Ngọc Linh, Niên Lịch Công Đàn 1960-1961, tr. 254.
5. Đoàn Thêm, 20 năm qua, tr. 248.
6. Trần Gia Phụng, Chiến Tranh Việt Nam 1960-1975, tr. 459-460.
http://www.viendongdaily.com/coi-nguon-va-doi-dieu-suy-nghi-ve-nhu

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cội nguồn và đôi điều suy nghĩ về: Những việc đã, đang và sẽ phải làm cho thương phế binh VNCH

Qua bản thông báo ngày 25/6/2014 của Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam California và Hội H.O. cứu trợ Thương Phế Binh-Quả Phụ VNCH (TPB-QP/VNCH), các Hội đã phân công các đại diện thay nhau phổ biến

Hồ Đắc Huân



Tem Thương Phế Bình QLVNCH trước 1975.
 
Qua bản thông báo ngày 25/6/2014 của Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam California và Hội H.O. cứu trợ Thương Phế Binh-Quả Phụ VNCH (TPB-QP/VNCH), các Hội đã phân công các đại diện thay nhau phổ biến tin tức rộng rãi qua nhiều chương trình trên báo chí, truyền thanh, truyền hình người Việt tại Hoa Kỳ và Hải Ngoại, kể cả trong những buổi họp mặt của các Hội Đoàn tại Nam California cũng được thông báo về Đại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH Kỳ 8” sẽ tổ chức vào ngày Chủ Nhật 3/8/2014, từ 12-19 giờ tại vận động trường Bolsa Grand High School, thành phố Garden Grove.

Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 8 sắp tới cũng như 7 kỳ trước được tổ chức tại Nam, Bắc Cali đã mang một ý nghĩa vô cùng trọng đại. Kết quả Đại Nhạc Hội của 7 kỳ trước đây thành công rất tốt đẹp đã nói lên ân tình sâu đậm:

“Hải Ngoại không quên tình chiến sĩ,
Đồng hương nhớ mãi nghĩa thương binh”

Việc trợ giúp TPB-QP/VNCH đã được đồng hương định cư khắp thế giới hoan nghênh, hưởng ứng, hỗ trợ vì tử sĩ và thương phế binh VNCH là biểu tượng cho lòng dũng cảm. Họ đã sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ tự do, bờ cõi, hải đảo cùng vùng trời của Tổ Quốc Việt Nam mến yêu do công lao của Tiền Nhân để lại. Họ là những anh hùng thật sự của thời đại này.

Nhân Đại Hội Cám Ơn Anh Kỳ 8, là quân nhân cùng một chiến tuyến với anh em TPB, cùng chung màu cờ, sắc áo, cùng lý tưởng Quốc Gia, Dân Tộc, tôi xin ghi lại vài cảm nghĩ về tình đồng đội của chúng tôi trong một giai đoạn lịch sử đã qua nhằm gợi lại cho các bạn trẻ biết rõ về thế hệ cha, anh đã hy sinh, cống hiến đời mình cho Tổ Quốc trong cuộc chiến Quốc-Cộng trước tháng 4/1975 với các sự kiện đích thực như sau:

Nguyên nhân cuộc chiến quốc cộng 1960-1975

Hiệp Định Genève ký ngày 20/7/1954 chia đôi nước Việt Nam từ vĩ tuyến 17. Phía bắc là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Việt Minh), phía Nam là Quốc Gia Việt Nam, trở thành Việt Nam Cộng Hòa từ 26/10/1955. Sáu-mươi năm về trước khi thi hành Hiệp Định Genève, khoảng 1 triệu đồng bào Miền Bắc không chung sống được với Cộng Sản đã lìa bỏ quê hương di cư vào Nam. Trước khi Việt Minh tập kết về Bắc, họ mưu tính chôn giấu lại miền Nam một số vũ khí, sắp xếp cán bộ lẩn trốn lại miền Nam chờ cơ hội đánh phá miền Nam, thiết lập đường mòn Hồ Chí Minh. Ngày 20/12/1960, Bắc Việt thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Chiến cuộc từ du kích chuyển qua các trận đánh lớn kéo dài đến 30/4/1975 để rồi Việt Nam Cộng Hòa tức tưởi sụp đổ theo vận nước do nhiều nguyên nhân đưa đến. Nguyên nhân chính là đồng minh Hoa Kỳ cắt viện trợ VNCH. Trong lúc đó Cộng Sản Bắc Việt được cả thế giới Cộng Sản ồ ạt viện trợ, nhiều nhất là Trung Cộng và Nga Sô. Trong trận chiến cuối cùng, về quân số và hỏa lực, Cộng Sản Bắc Việt mạnh gấp nhiều lần hơn VNCH.

Quân số của QLVNCH 1964-1972

Kể từ 12/1964, cường độ chiến tranh ngày càng thêm ác liệt. QLVNCH gồm Chủ Lực Quân, Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đã gia tăng quân số từng năm một để đáp ứng nhu cầu chiến trường: 12/1964 (363,787 người), 12/1965 (443,165 người), 12/1966 (633,645 người), 12/1967 (678,728 người), 12/1968 (866,728 người), 12/1969 (883,730 người), 12/1970 (1,054,125 người), 12-1971 (1,046,254 người), 12/1972 (1,089,982 người). (1)

Tổn thất trong chiến tranh quốc cộng về phía VNCH 1962-1975

Tử trận: 1962 (4,000 người), 1963 (5,200), 1964 (8,200), 1965 (10,600), 1966 (11,800), 1967 (13,500), 1968 (26,500), 1969 (21,700), 1970 (23,000), 1971 (24,200), 1972 (40,500), 1973 (26,100), 1974 (21,000), 1975 (23,000).

Tổng cộng: 860,300 (259,300 tử trận; 567,000 bị thương; 34,000 mất tích). (2)

Sự đãi ngộ của TPB, quả phụ, cô nhi VNCH

Trước tháng 4/1975, thành phần TPB, Quả Phụ và Cô Nhi được chính phủ VNCH luôn luôn trân quý vì chính họ hay chồng con họ đã hy sinh xương máu góp phần bảo vệ Tổ Quốc. Các quân nhân hy sinh hoặc mất tích, các quân nhân bị thương tật tùy theo cấp độ tàn phế và các quả phụ cô nhi đều được Bộ Cựu Chiến Binh trợ cấp.

Chính phủ cũng như toàn dân phải tỏ lòng biết ơn sâu xa những người đã hy sinh cho Tổ Quốc. Những điều đã thi hành cho các cựu chiến binh, TPB và cô nhi, quả phụ, tử sĩ đều phải mang nặng tính chất đãi ngộ, đền đáp công ơn, tuyệt đối không mang tính chất từ thiện, bố thí. (3)

Chính phủ còn, còn tất cả. chính phủ mất, mất tất cả!

Khi chính quyền VNCH sụp đổ, đồng bào miền Nam nói chung đều mất tất cả, từ tự do, nhân quyền cho đến hầu hết các lãnh vực khác. Riêng thành phần Quân, Cán, Chính từ hưu bổng cho đến quyền lợi đều trắng tay, trong đó có Thương Phế Binh và Cô Nhi, Quả Phụ. Từ đó mới có hàng triệu người bỏ nước ra đi tìm tự do dù họ biết có hàng trăm ngàn người không may đã chết dưới biển hoặc trên rừng họ vẫn vượt biên, thà chết còn hơn sống chung với Cộng Sản, để rồi vào trại tập trung cải tạo, đi vùng kinh tế mới, bị cướp nhà, cướp đất, bị đánh tư sản mại bản, con người sống thì cũng như đã chết rồi!

Hoàn cảnh TPB nơi quê nhà

Trước và sau 30/4/1975, các TPB nằm điều trị trong các Quân Y Viện bị giặc Cộng xua đuổi tàn nhẫn. Chúng không có lòng nhân đạo, không có tình người, đạo lý. Dưới mắt giặc Cộng, những người khác chiến tuyến là kẻ thù cần tiêu diệt. Dù bị thương nặng nhẹ, chúng không cần biết, tức thì xua đuổi ra khỏi giường bệnh. Anh em dắt díu nhau lê la trên hè phố tìm đường về quê nhà. Những chiến sĩ bị thương quá nặng nằm hấp hối bên vệ đường chờ chết. Có chiến sĩ vết thương lở lói với những túi nylon bọc lấy khúc ruột đầy bụi đất làm sao lê được về nhà dù để chết trên tay vợ con hay cha mẹ.

Gần bốn thập niên qua, anh em đa số sống trong cảnh mù lòa, què cụt, thân thể không lành lặn, đầu óc không bình thường, tâm tư luôn buồn phiền. Họ đâu còn bạn đồng ngũ, đơn vị, không còn cấp chỉ huy và nhất là không còn chính phủ để nhận lãnh sự đãi ngộ. Họ lây lất đầu đường xó chợ, đôi khi phải ăn xin kiếm sống qua ngày. Những thương binh có chút ít vốn thì lăn lộn mọi nơi bán những tờ vé số để đắp đổi sự sống. Đời họ vô cùng thê thảm và khổ nhục!

Thành phần quân nhân hy sinh nhiều nhất

Trong QLVNCH có ba thành phần gồm: hàng binh sĩ, hàng Hạ Sĩ Quan và hàng Sĩ Quan (hàng Sĩ Quan gồm Sĩ Quan cấp Úy, cấp Tá và cấp Tướng). Thành phần hy sinh trên chiến trường nhiều nhất là binh sĩ (binh Nhì, binh Nhất, Hạ Sĩ, Hạ Sĩ Nhất).

Trong đội hình tác chiến họ luôn ở tuyến đầu khi xung phong chiếm mục tiêu. Kế đến là hàng Hạ Sĩ Quan, nhất là cấp Trung Sĩ giữ chức vụ Tiểu Đội Trưởng. Họ chỉ huy Tiểu Đội gồm 11 người (cấp số Tiểu Đội của các binh chủng: Bộ Binh, Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Địa Phương Quân). Riêng cấp số Tiểu Đội Thủy Quân Lục Chiến là 14 người.

Thực tế nơi chiến trường, quân số tham chiến của đơn vị nói chung và cấp Tiểu Đội nói riêng ít khi đầy đủ theo cấp số lý thuyết. Cấp Trung Sĩ gắn liền với Tiểu Đội nên sự hy sinh đến với họ dễ dàng. Trong hàng Sĩ Quan, cấp Chuẩn Úy hoặc Thiếu Úy chỉ huy cấp Trung Đội. Cấp này hy sinh trên chiến trường không ít. Có khi học từ Thủ Đức (trường Bộ Binh) hay Đồng Đế (trường HSQ) gần một năm ra nhận đơn vị có lúc một hai tuần đã có Chuẩn Úy hy sinh rồi!

Còn ở Đà Lạt (trường VBQGVN) tùy theo khóa học từ 1 đến 4 năm ra đơn vị chừng một, hai tháng đã có Thiếu Úy đền nợ nước. Hàng Sĩ Quan càng lên cấp cao tuổi thọ càng dài. Trong QLVNCH có ba quân chủng: Hải, Lục và Không Quân. Về Hải Quân, anh em chiến sĩ tham dự trận hải chiến Hoàng Sa là hy sinh nhiều nhất. Quân chủng Không Quân phần đông hy sinh là sĩ quan phi công tác chiến.

Về quân chủng Lục Quân, thành phần hy sinh nhiều là các binh chủng thuộc những đơn vị Tổng Trừ Bị như: Dù, TQLC, Biệt Kích Dù, Biệt Động Quân hay các Sư Đoàn Bộ Binh, thành phần hy sinh đáng kể là ĐPQ-NQ vì họ hoạt động diện địa ở làng xã, huyện, tỉnh, thường đụng độ với địch và thiếu yểm trợ. Tôi muốn ghi lại đoạn này để nói lên anh em TPB phần đông nằm trong các cấp bậc nhỏ và những đơn vị thường đụng độ với địch.

Hai triệu thanh niên miền nam mặc quân phục

Trong cuộc chiến ý thức hệ Quốc-Cộng, QLVNCH có khoảng trên hai triệu thanh niên vì Tổ Quốc xếp bút nghiên để trở thành quân nhân mặc quân phục.

Vào đầu năm 1975, quân số QLVNCH có một triệu quân tại hàng cộng với 860.300 quân nhân đã tử trận hoặc thương phế binh đã giải ngũ hoặc mất tích. Còn lại là thành phần quân nhân đã được giải ngũ với các lý do: đáo hạn tuổi, tình trạng gia cảnh, mãn hạn động viên, quân dịch, đắc cử vào các chức vụ như Nghị Viên, Dân Biểu, Thượng Nghị Sĩ…, lý do chính trị và tôn giáo cùng một số giải ngũ vì các lý do khác.

Việc du học trước 1975

Vào thời Đệ Nhất Cộng Hòa, việc du học ngoại quốc không dễ dàng mà phải có các điều kiện: học giỏi, gia đình có đủ tài chánh trợ cấp trong việc du học, hợp lệ tình trạng miễn dịch và được thông qua Hội Đồng Du Học cứu xét.

Hội Đồng Du Học hoạch định chương trình huấn luyện nhân viên cho mọi ngành hoạt động của Quốc Gia, tham cứu những đơn xin xuất ngoại du học, nghiên cứu để cải tiến việc huấn luyện thanh niên Việt Nam tại ngoại quốc. Hội Đồng Du Học gồm có:

- Chủ Tịch: Bộ Trưởng do Tổng Thống chỉ định.

- Hội viên: Viện Trưởng Đại Học, Chủ Tịch Hội Đồng Hoãn Dịch Trung Ương Bộ Quốc Phòng, Tổng Thư Ký Bộ Ngoại Giao, Tổng Thư Ký Bộ Tài Chánh, Tổng Giám Đốc Công Vụ, Tổng Giám Đốc Kế Hoạch là Tổng Thư Ký Thường Trực và Thuyết Trình Viên của Hội Đồng. Một viên chức tại Tổng Nha Kế Hoạch là Thư Ký của các phiên họp.

Trong trường hợp các học bổng do các quỹ ngoại viên các cơ quan Quốc Tế hay các Hội tư hoặc tư nhân đài thọ, Hội Đồng sẽ mời thêm đại diện của các cơ quan ấy (4).

Vào ngày 8/3/1959, cứu xét 15 người du học Hoa Kỳ, số đơn nộp xin tuyển là 364 (5).

Qua thời Đệ Nhị Cộng Hòa, điều kiện xin đi du học do Nha Du Học phụ trách. Hội viên Hội Đồng có thêm đại diện của Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia. Điều kiện tuyển chọn theo quy định tương tự như thời Đệ Nhất Cộng Hòa.

Cuộc vượt biên lớn lao, cả thế giới bàng hoàng

Cộng Sản cưỡng chiếm VNCH 4/1975. Đồng bào đã bỏ nước ra đi. Đợt đầu 150,000 rồi lần lượt trốn đi bằng đường biển và đường bộ.

- Từ 6/1975-1979 có 326,000 người, trong đó có 311,400 người đi ghe tàu và 14,600 đường bộ.

- Từ 1980-1989 450,000 gồm 428,500 thuyền nhân và 21,500 đường bộ.

- Từ 1990-1995 sau khi Cao Ủy LHQ khóa sổ các trại tị nạn không nhận người vượt biên. Năm 1989 vẫn có 63,100 tiếp tục đi gồm 56,400 thuyền nhân và 6,700 đường bộ. Họ đến được các đảo Hồng Kông, Palawan (Phi Luật Tân), Bidong (Malaysia), Galang (Indonesia), các trại ở Thái Lan rồi từ đó mới đi định cư khắp các nước trên thế giới.

Phỏng chừng có 400,000 đến 500,000 người bỏ mình trên biển, trên rừng. Về sau có thêm thành phần ODP và HO định cư tại hải ngoại.

Người Việt hiện nay định cư ở hải ngoại đông nhất là Hoa Kỳ 1.548.449 người (kiểm tra dân số 2010), nhiều nhất là tại Nam California và vùng thủ đô Washington D.C. Ngoài ra còn ở các quốc gia khác như Úc Châu, Canada, Âu Châu, Nhật Bản, Singapore và Phi Luật Tân. (6)

Sự ra đời hội H.O. Cứu Trợ TPB và Quả Phụ VNCH

Từ 1993, một số anh chị em cựu tù cải tạo sang Hoa Kỳ theo diện H.O. Họ có lòng ngồi lại với nhau, kể chuyện nhau nghe về anh em TPB&QP ở quê nhà quá cơ cực nên anh chị em tự động chung góp một số tiền kể cả vận động đồng hương đồng tình gởi giúp TPB-QP. Việc làm trên được anh em TPB vô cùng vui mừng. Từ đó anh chị em mới thành lập một Hội lấy tên là Hội H.O Cứu Trợ TPB-QP/VNCH. Sự hoạt động của Hội mỗi ngày một thêm lớn mạnh.

Anh chị em đồng ý bầu bà Hạnh Nhơn cùng là H.O làm Chủ Tịch. Trước 1975, bà Hạnh Nhơn là nữ Trung Tá thuộc quân chủng Không Quân. Bà giữ chức Chủ Tịch từ 1993cho đến hiện thời. Tuy bà đã cao tuổi song sức khỏe còn mạnh, tinh thần rất minh mẫn lại có tấm lòng thương quý rất nhiều về anh em TPB&QP.

Bà Hạnh Nhơn đã tâm tình, “Chúng tôi đem tình thương để cố gắng làm việc, không quản ngại mệt nhọc vì cảm thông những đau khổ, tủi nhục, thiếu thốn, đói rách của anh em TPB trong nước.”

Bà Hạnh Nhơn cũng từng nói, “Cầu mong cho mọi người luôn yêu thương và sẵn lòng tha thứ cho nhau. Xin chân thành tri ân mọi người đã cho tôi tình thương để vui sống trong thời gian cuối đời này.” Bà tiếp, “Xin cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, Ta có thêm ngày mới để yêu thương.”

Xin được nói thêm là văn phòng Hội được đặt ngay tại tư gia bà Hạnh Nhơn để bớt tốn kém và thuận tiện cho việc đi lại của bà. Hội H.O. có giấy phép hoạt động miễn thuế, là một Hội vô vụ lợi, được sự chấp thuận của Tiểu Bang và Liên Bang, có nội quy sinh hoạt. Có 20 anh chị em thiện nguyện viên đều là cựu tù chính trị hết lòng với anh em TPB và cô nhi, quả phụ. Mỗi người phụ trách một phần việc riêng.

Thành phần TPB&QP được trợ giúp không chỉ dành riêng cho QLVNCH như CLQ, ĐPQ, NQ mà Hội còn nhận nhiều giấy tờ giúp cả cho những quân nhân một thời phục vụ cho chế độ VNCH đã hy sinh hoặc thương tật trong cuộc chiến như: Cảnh Sát Quốc Gia, chính quyền xã, ấp, cán bộ Xây Dựng Nông Thôn, Nhân Dân Tự Vệ v.v… Do đó số hồ sơ xin giúp đỡ còn ứ đọng rất nhiều. Hội rất mong bà con đồng hương hưởng ứng trong việc trợ giúp. Đặc biệt là xin mỗi gia đình hải ngoại bảo trợ cho một thương binh ở quê nhà.

Trên ba triệu người định cư ở hải ngoại

Tôi muốn viết thêm mục này và mục việc đi du học trước năm 1975 là có ý giúp các bạn trẻ thuộc thế hệ con em chúng ta nhớ lại trước năm 1975 việc du học khó khăn đến mức nào. Rồi từ đâu hiện nay có hơn 3 triệu người định cư ở nước ngoài, đa số là thành phần trẻ. Khi sống ở các nước tự do, các bạn có cơ hội học thành tài, thành danh rất nhiều, có cả hàng ngàn, hàng vạn bạn trẻ trở thành Bác Sĩ, Luật Sư, Kỹ Sư, Dược Sĩ. Có người thành Thị Trưởng, Nghị Viên các thành phố hoặc Ủy Viên Giáo Dục các học khu. Có người thành khoa học gia. Có người thành Dân Biểu Tiểu Bang, Liên Bang, Giám Sát Viên Quận Hạt. Có người thành Thứ Trưởng, Chánh Án… Đặc biệt có nhiều sĩ quan cấp Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ. Mới đây trong số các Đại Tá có Đại Tá Lương Xuân Việt vừa được chính phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ chuẩn thuận vinh thăng lên hàng Tướng lãnh. Một buổi lễ chính thức gắn cấp hiệu Chuẩn Tướng cho Đại Tá Việt sẽ được tổ chức vào ngày 6/8/2014 tới đây.

Ở Đức, có người đã trở thành Phó Thủ Tướng. Ở Úc có người thành Thống Đốc. Ở Canada cũng đã có Nghị Sĩ là người gốc Việt.

Tóm lại, tại hải ngoại, đại đa số các bạn trẻ đã thành danh ở mọi lãnh vực và ngành nghề chuyên môn, nhất là ngành thương mại.

Sự thành công của các bạn trẻ như trên là niềm hãnh diện chung cho dân tộc Việt.

Việc chuẩn bị Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH Kỳ 8

Theo thông báo của Ban Tổ Chức Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH Kỳ 8 đề ngày 25/6/2014 gồm có:

- Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam California.
- Hội H.O. Cứu Trợ TPB & Quả Phụ VNCH.
- Trung Tâm Asia, Đài Truyền Hình SBTN-SET.

Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH Kỳ 8 được tổ chức ngày Chủ Nhật 3/8/2014 từ 12-19 giờ tại Bolsa Grand High School Stadium.

Rút ưu, khuyết điểm của 7 lần tổ chức Đại Nhạc Hội trước đây, Ban Tổ Chức lần này đã ước tính mọi công việc liên quan đến Đại Nhạc Hội để lên kế hoạch họp bàn phân công từng phần vụ trách nhiệm trước một tháng để chuẩn bị với sự tình nguyện của 10 xướng ngôn viên tên tuổi thay nhau điều hợp chương trình cùng sự góp mặt của gần 100 ca nghệ sĩ hải ngoại.

Cũng như các lần trước, đặc biệt Trung Tâm Asia, Đài Truyền Hình SBTN-SET đảm trách phần văn nghệ và truyền hình trực tiếp làm cho đồng hương ở xa gắn chặt cùng nhịp sống với Đại Nhạc Hội. Hệ thống truyền thông tiếng Việt tại Nam Cali và Hoa Kỳ yểm trợ quảng bá rất rộng rãi. Điểm quan trọng nhất là Đại Nhạc Hội kỳ này đã có hơn 500 thiện nguyện viên, phần lớn là các cựu sĩ quan từ các Hội Đoàn thuộc mọi quân binh chủng với kiến thức và tài năng sẵn có đóng góp vào, chắc chắn Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ 8 sẽ thành công mỹ mãn đúng sự mong ước của Ban Tổ Chức.

Những tấm lòng vàng

Gần 40 năm ở hải ngoại, nhưng chừng 24 năm trở lại đây khi có phong trào H.O. Từ đó các Hội Đoàn thuộc các đơn vị QLVNCH được thành lập rồi thêm các Hội Đồng Hương... Tùy hoàn cảnh, các Hội tự lo liệu, kêu gọi đóng góp để gởi về giúp TPB&QP. Cụ thể như đơn vị giúp đơn vị, đồng hương giúp cho đồng hương, khóa học giúp cho khóa học. Hội H.O của bà Hạnh Nhơn là một Hội phát triển mạnh, còn những Hội khác có giúp nhưng trong phạm vị đơn vị, khóa học hoặc đồng hương có tính cách hạn chế trong phạm vi Hội mà thôi.

Trở lại Hội của bà Hạnh Nhơn, bà cho tôi biết là:

- Hàng tháng trong Hội của bà có nhận được những khoản tiền của các cụ ông, cụ bà tuổi khá cao, cũng chỉ hưởng tiền già song họ đã chắt chiu gởi về Hội có khi $20, có khi $50, đặc biệt các cụ gởi đều mỗi tháng. Sự hưởng ứng đó cao quý quá!

- Trong những năm gần đây có một số các lão ông, lão bà đoán biết sức khỏe không còn kéo dài tuổi thọ nên dặn dò thân nhân là khi các cụ qua đời, trong cáo phó xin không nhận vòng hoa, nếu thân nhân, bạn bè quý trọng người quá cố thay vì viếng vòng hoa thì đóng góp cho ít hiện kim để giúp đỡ cho TPB. Việc này đã được một số thân nhân làm xin gởi đến Hội mà báo chí thường đề cập trước đây. Đây là những tấm lòng vàng vô cùng quý.

- Chưa hết, bà Hạnh Nhơn kể tiếp: Có một số bạn trẻ con em của chúng ta ở hải ngoại đã thành danh, họ rất quan tâm đền ơn, đáp nghĩa các chú bác TPB và QP ở quê nhà, thành phần này cũng khá nhiều. Đó là những tấm gương sáng, là những viên ngọc quý đáng trân trọng.

Đồng hương muốn trợ giúp thì làm sao?

Mọi sự trợ giúp xin đồng hương lưu ý:

- Ngày Đại Nhạc Hội cố gắng mua vé, mỗi vé giá $10 vào tham dự để có cơ hội gặp lại bạn bè và người thân, nhớ mang theo ít tiền để tặng thêm khi các ca, nghệ sĩ mang thùng quyên góp đến nhờ trợ giúp. Nghĩa cử đó nói lên sự đền ơn đáp nghĩa thành phần tử sĩ, TPB VNCH đã hy sinh trước đây. Nhờ sự hy sinh của họ chúng ta mới có cơ hội được sinh sống ở các nước Tự Do. “Kẻ lành lặn ra đi, không quên người tật nguyền ở lại”.

- Các đồng hương ở xa có thể gởi chi phiếu đề “ĐNH Cám Ơn Anh Kỳ VIII” và gởi về một trong hai địa chỉ dưới đây:

Hội H.O. Cứu Trợ TPB&QP VNCH, P.O. Box 25554, Santa Ana, CA 92799.

Đài SBTN, P.O. Box 127, Garden Grove, CA 92842.

Một điều mà Hội H.O. mong mỏi là xin mỗi gia đình hải ngoại bảo trợ cho một thương binh ở quê nhà. Xin liên lạc Hội H.O. Cứu Trợ TPB&QP qua địa chỉ trên để được nhận hồ sơ bảo trợ.

Thay lời kết

Bài “Cội nguồn và đôi điều suy nghĩ về những việc đã, đang và sẽ phải làm cho TPB VNCH” được dựa vào ký ức trong binh nghiệp của người viết cùng một số sử liệu liên quan theo dòng lịch sử của QLVNCH, trong đó có cả các TPB và tử sĩ là biểu tượng cho lòng dũng cảm, sự hy sinh tính mạng để bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam.

Họ là những anh hùng thật sự của thời đại này. Ghi lại sự kiện lịch sử như một nén nhang thắp lên để tưởng nhớ đến các chiến sĩ đã khuất đồng thời nhắc nhở các bạn trẻ để hiểu thêm về giai đoạn mà thế hệ cha anh các bạn đã cống hiến cả đời mình cho Tổ Quốc Việt Nam. Từ đó các bạn có sự nhận định sáng suốt về sự hy sinh thân xác của TPB hầu góp phần trợ giúp để đền ơn đáp nghĩa, an ủi phần nào sự khổ nhục của TPB đang phải gánh chịu triền miên gần 4 thập niên qua tại quê nhà.

Sau gần 40 năm kết thúc cuộc chiến Quốc-Cộng, chính nghĩa đã đứng hẳn về phía VNCH, trong đó có sự hy sinh xương máu đáng kể của các tử sĩ và TPB VNCH.

Kính chúc Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH Kỳ 8 thành công hơn 7 lần trước.

Little Saigon Mùa Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH Kỳ 8.
Hồ Đắc Huân
28/7/2014
TVQ  Chuyển

Chú thích:
1. Trần Gia Phụng, Chiến Tranh Việt Nam 1960-1975, tr. 47.
2. Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy, Lược Sử VNCH 2011, tr. 816.
3. Bộ Thông Tin Chiêu Hồi, Thành tích hoạt động của Nội Các Chiến Tranh 1966, tr. 167
4. Nguyễn Ngọc Linh, Niên Lịch Công Đàn 1960-1961, tr. 254.
5. Đoàn Thêm, 20 năm qua, tr. 248.
6. Trần Gia Phụng, Chiến Tranh Việt Nam 1960-1975, tr. 459-460.
http://www.viendongdaily.com/coi-nguon-va-doi-dieu-suy-nghi-ve-nhu

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm