TIN CỘNG ĐỒNG
Cơm Việt trợ sức bác sĩ ở Cali.
Hai phụ nữ gốc Việt sống ở San Jose, California, biết nhau từ lâu nhưng thỉnh thoảng tình cờ họ mới gặp nhau. Nhưng kể từ khi đại họa COVID-19 ập vào nước Mỹ,
Hai phụ nữ gốc Việt sống ở San Jose, California, biết nhau từ lâu nhưng thỉnh thoảng tình cờ họ mới gặp nhau. Nhưng kể từ khi đại họa COVID-19 ập vào nước Mỹ, họ gặp nhau mỗi ngày, cùng nhau tiếp sức nấu và bàn giao thức ăn cho các y tá bác sĩ ở tuyến đầu.Y tá, bác sĩ ở bệnh viện Kaiser gửi hình chụp chung với các phần cơm Việt Nam (Ảnh: NVCC) Đó là chị Nguyễn Thị Minh Huyền, chủ nhà hàng Phở Hà Nội, một nhà hàng Việt Nam rất có tiếng ở Cupertino, San Jose, California, cung cấp các suất ăn miễn phí. Còn chị Phan Tiểu Vân, một người kinh doanh ở San Jose, đại diện kết nối đưa những suất ăn đến các bác sĩ đang chạy đua với thời gian để cứu chữa bệnh nhân.<!>
Những hộp cơm dán lời CẢM ƠN
Chia sẻ với tapchihoaky.com, chị Huyền cho biết ý tưởng nấu cơm miễn phí để tiếp sức cho các y tá bác sĩ tuyến đầu trong vùng San Jose này,xuất hiện khi chị thấy có người hàng xóm đi vận động tiền trong xóm để mua đồ ăn cho các bác sĩ.
"Khi đó tôi nghĩ mình là chủ nhà hàng, có đầu bếp, mọi phương tiện đều sẵn, tại sao mình không làm? Tôi cũng muốn mọi người biết về tấm lòng tình nghĩa của cộng đồng người Việt Nam và cả ẩm thực của chúng ta đến với người Mỹ".
Chị Huyền làm vậy để tiếp sức cho các bác sĩ trong lúc công việc bộn bề nhưng cũng để giúp các nhà hàng duy trì hoạt động, giữ được nhân viên, giảm số người mất việc.
Nhờ có những đầu bếp giỏi, có máy móc có thể cùng lúc nướng, hấp, chiên… mấy chục phần ăn nên từ 8h sáng đến 11h trưa là các đầu bếp chuẩn bị xong 100 phần ăn gọn gàng vào hộp.
Nói đến ẩm thực Việt, phở là món mà hầu hết người nước ngoài ai ăn cũng thích nhưng việc nấu phở khá cầu kỳ, nước dùng sóng sánh không thể đem được vào bệnh viện.
Dịp này, chị Huyền nấu cơm, xôi, mì để tiện việc hâm nóng và mang đi. Bếp đổi món mỗi ngày, có từ cơm chay tàu hủ cho người ăn chay, cơm sườn nướng sả, mì gà rôti, tôm rang me, cơm gà Hải Nam, gỏi cuốn tôm thịt… cho người ăn mặn.
Mỗi hộp cơm được dán lời cảm ơn: "Chân thành cảm ơn vì bạn đã mang lại sự khác biệt cho cuộc sống của các bệnh nhân – thay mặt cộng đồng người Việt Nam – Phở Hà Nội".
Chị Huyền cho biết tất cả mọi người đều gặp khó khăn khi dịch bệnh bất ngờ xuất hiện. Hai nhà hàng của chị bình thường có 65-70 nhân viên nhưng cho đến nay chỉ còn giữ được 12-15 nhân viên.
Trước đây mỗi ngày nhà hàng bán 3.000 phần nay chỉ còn bán thức ăn mang đi, mỗi ngày nhiều lắm được 800 phần.
"Ai cũng mất nguồn thu nhập nên chúng ta đều cần đồng lòng, hỗ trợ nhau cùng vượt qua. Nhà hàng cũng giảm giá 25% cho khách như một sự chung tay với cộng đồng", chị Huyền nói.
Giới thiệu ẩm thực Việt
Từ ngày 26-3, những bữa cơm Việt bắt đầu đến các bệnh viện, mỗi ngày một bệnh viện khác nhau.
Theo chị Phan Tiểu Vân, "tìm nhà tài trợ dễ hơn đi tặng đồ ăn, nhất là tặng cho các bệnh viện ở Mỹ". Thức ăn đem đến phải là của nhà hàng có giấy phép hoạt động.
Xe chở thức ăn phải là xe chuyên dụng của nhà hàng. Đến giờ hẹn trước, xe đến cổng, các y tá, bác sĩ chỉ có vài phút chạy xuống lấy đồ rồi lại vội vàng chạy lên vì họ chỉ có 30 phút để nghỉ ăn trưa.
Theo chị Vân, hiện nay khu vực nhà ăn của các bệnh viện đã được chuyển đổi công năng thành bệnh viện dã chiến, chuẩn bị cho tình huống có nhiều bệnh nhân hơn nên bác sĩ hoặc phải mang cơm từ nhà theo, hoặc phải đặt đồ ăn từ xa đến, khá bất tiện vì đi ra đi vào lấy cơm nhanh cũng mất 10 phút.
Có cơm nóng đến đúng giờ, hoặc ai bận ăn sau chỉ cần đun nóng lại, các bác sĩ rất cảm kích. Chị Vân kể có khi xe chạy đi rồi thì nhận được điện thoại của bác sĩ gọi xin lỗi vì bận quá không ra gặp được.
Có lúc 1h sáng, nữ y tá tan ca trực về nhắn tin: "Chị ơi hôm nay cả khoa được ăn món Việt Nam ngon quá, mọi người như được cổ vũ tinh thần".
Mỗi ngày chị Vân đến nhà hàng Phở Hà Nội, lái xe dẫn đường cho xe chở đồ ăn đi sau. Nhiều bệnh viện chị chưa đến bao giờ, vừa lái chị vừa lo bị lạc đường.
Do đã sắp xếp được với bộ phận hành chính của bệnh viện, xe được đậu trước cổng cấp cứu hoặc cổng sau để các y tá bác sĩ có thể mang xe đẩy xuống nhận cơm.
Chị Vân cho biết chị nhận được rất nhiều tin nhắn, email, thiệp cảm ơn từ các y bác sĩ. Ngoài lời cảm ơn, nhiều người cho biết rất thích và bất ngờ vì đồ ăn Việt Nam rất ngon.
Dù xuất phát từ tình cảm muốn đóng góp cho cộng đồng, tri ân những y tá bác sĩ tuyến đầu, điều bất ngờ với chị Huyền và chị Vân là sau sự kiện này, đồ ăn Việt được rất nhiều các y tá bác sĩ ở Mỹ yêu thích.
Chị Vân cho biết khi dịch bệnh qua đi, chị có hẹn với các y tá, bác sĩ gặp nhau ăn lẩu, nói về kỷ niệm đã qua về "Cô Vy".
Theo tapchihoaky.com
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Cơm Việt trợ sức bác sĩ ở Cali.
Hai phụ nữ gốc Việt sống ở San Jose, California, biết nhau từ lâu nhưng thỉnh thoảng tình cờ họ mới gặp nhau. Nhưng kể từ khi đại họa COVID-19 ập vào nước Mỹ,
Hai phụ nữ gốc Việt sống ở San Jose, California, biết nhau từ lâu nhưng thỉnh thoảng tình cờ họ mới gặp nhau. Nhưng kể từ khi đại họa COVID-19 ập vào nước Mỹ, họ gặp nhau mỗi ngày, cùng nhau tiếp sức nấu và bàn giao thức ăn cho các y tá bác sĩ ở tuyến đầu.Y tá, bác sĩ ở bệnh viện Kaiser gửi hình chụp chung với các phần cơm Việt Nam (Ảnh: NVCC) Đó là chị Nguyễn Thị Minh Huyền, chủ nhà hàng Phở Hà Nội, một nhà hàng Việt Nam rất có tiếng ở Cupertino, San Jose, California, cung cấp các suất ăn miễn phí. Còn chị Phan Tiểu Vân, một người kinh doanh ở San Jose, đại diện kết nối đưa những suất ăn đến các bác sĩ đang chạy đua với thời gian để cứu chữa bệnh nhân.<!>
Những hộp cơm dán lời CẢM ƠN
Chia sẻ với tapchihoaky.com, chị Huyền cho biết ý tưởng nấu cơm miễn phí để tiếp sức cho các y tá bác sĩ tuyến đầu trong vùng San Jose này,xuất hiện khi chị thấy có người hàng xóm đi vận động tiền trong xóm để mua đồ ăn cho các bác sĩ.
"Khi đó tôi nghĩ mình là chủ nhà hàng, có đầu bếp, mọi phương tiện đều sẵn, tại sao mình không làm? Tôi cũng muốn mọi người biết về tấm lòng tình nghĩa của cộng đồng người Việt Nam và cả ẩm thực của chúng ta đến với người Mỹ".
Chị Huyền làm vậy để tiếp sức cho các bác sĩ trong lúc công việc bộn bề nhưng cũng để giúp các nhà hàng duy trì hoạt động, giữ được nhân viên, giảm số người mất việc.
Nhờ có những đầu bếp giỏi, có máy móc có thể cùng lúc nướng, hấp, chiên… mấy chục phần ăn nên từ 8h sáng đến 11h trưa là các đầu bếp chuẩn bị xong 100 phần ăn gọn gàng vào hộp.
Nói đến ẩm thực Việt, phở là món mà hầu hết người nước ngoài ai ăn cũng thích nhưng việc nấu phở khá cầu kỳ, nước dùng sóng sánh không thể đem được vào bệnh viện.
Dịp này, chị Huyền nấu cơm, xôi, mì để tiện việc hâm nóng và mang đi. Bếp đổi món mỗi ngày, có từ cơm chay tàu hủ cho người ăn chay, cơm sườn nướng sả, mì gà rôti, tôm rang me, cơm gà Hải Nam, gỏi cuốn tôm thịt… cho người ăn mặn.
Mỗi hộp cơm được dán lời cảm ơn: "Chân thành cảm ơn vì bạn đã mang lại sự khác biệt cho cuộc sống của các bệnh nhân – thay mặt cộng đồng người Việt Nam – Phở Hà Nội".
Chị Huyền cho biết tất cả mọi người đều gặp khó khăn khi dịch bệnh bất ngờ xuất hiện. Hai nhà hàng của chị bình thường có 65-70 nhân viên nhưng cho đến nay chỉ còn giữ được 12-15 nhân viên.
Trước đây mỗi ngày nhà hàng bán 3.000 phần nay chỉ còn bán thức ăn mang đi, mỗi ngày nhiều lắm được 800 phần.
"Ai cũng mất nguồn thu nhập nên chúng ta đều cần đồng lòng, hỗ trợ nhau cùng vượt qua. Nhà hàng cũng giảm giá 25% cho khách như một sự chung tay với cộng đồng", chị Huyền nói.
Giới thiệu ẩm thực Việt
Từ ngày 26-3, những bữa cơm Việt bắt đầu đến các bệnh viện, mỗi ngày một bệnh viện khác nhau.
Theo chị Phan Tiểu Vân, "tìm nhà tài trợ dễ hơn đi tặng đồ ăn, nhất là tặng cho các bệnh viện ở Mỹ". Thức ăn đem đến phải là của nhà hàng có giấy phép hoạt động.
Xe chở thức ăn phải là xe chuyên dụng của nhà hàng. Đến giờ hẹn trước, xe đến cổng, các y tá, bác sĩ chỉ có vài phút chạy xuống lấy đồ rồi lại vội vàng chạy lên vì họ chỉ có 30 phút để nghỉ ăn trưa.
Theo chị Vân, hiện nay khu vực nhà ăn của các bệnh viện đã được chuyển đổi công năng thành bệnh viện dã chiến, chuẩn bị cho tình huống có nhiều bệnh nhân hơn nên bác sĩ hoặc phải mang cơm từ nhà theo, hoặc phải đặt đồ ăn từ xa đến, khá bất tiện vì đi ra đi vào lấy cơm nhanh cũng mất 10 phút.
Có cơm nóng đến đúng giờ, hoặc ai bận ăn sau chỉ cần đun nóng lại, các bác sĩ rất cảm kích. Chị Vân kể có khi xe chạy đi rồi thì nhận được điện thoại của bác sĩ gọi xin lỗi vì bận quá không ra gặp được.
Có lúc 1h sáng, nữ y tá tan ca trực về nhắn tin: "Chị ơi hôm nay cả khoa được ăn món Việt Nam ngon quá, mọi người như được cổ vũ tinh thần".
Mỗi ngày chị Vân đến nhà hàng Phở Hà Nội, lái xe dẫn đường cho xe chở đồ ăn đi sau. Nhiều bệnh viện chị chưa đến bao giờ, vừa lái chị vừa lo bị lạc đường.
Do đã sắp xếp được với bộ phận hành chính của bệnh viện, xe được đậu trước cổng cấp cứu hoặc cổng sau để các y tá bác sĩ có thể mang xe đẩy xuống nhận cơm.
Chị Vân cho biết chị nhận được rất nhiều tin nhắn, email, thiệp cảm ơn từ các y bác sĩ. Ngoài lời cảm ơn, nhiều người cho biết rất thích và bất ngờ vì đồ ăn Việt Nam rất ngon.
Dù xuất phát từ tình cảm muốn đóng góp cho cộng đồng, tri ân những y tá bác sĩ tuyến đầu, điều bất ngờ với chị Huyền và chị Vân là sau sự kiện này, đồ ăn Việt được rất nhiều các y tá bác sĩ ở Mỹ yêu thích.
Chị Vân cho biết khi dịch bệnh qua đi, chị có hẹn với các y tá, bác sĩ gặp nhau ăn lẩu, nói về kỷ niệm đã qua về "Cô Vy".
Theo tapchihoaky.com