Xe cán chó
Con Cháu Bác Hồ, Toàn Đồ Trộm Cắp: Những biển báo cảnh cáo người Việt ăn cắp ở Nhật cứ ngày một nhiều lên
Đại diện nhiều trường đại học có tiếng cũng như công ty tuyển dụng ở Nhật cho biết, họ đã thắt chặt chính sách hơn đối với du học sinh Việt Nam sau quá nhiều vụ việc rắc rối mà người Việt gây ra trong thời gian gần đây.
Đại diện nhiều trường đại học có tiếng cũng như công ty tuyển dụng ở
Nhật cho biết, họ đã thắt chặt chính sách hơn đối với du học sinh Việt
Nam sau quá nhiều vụ việc rắc rối mà người Việt gây ra trong thời gian
gần đây.
Mới đây trên cộng đồng người Việt Nam tại Nhật nổi lên một câu chuyện, đó là 3 em sinh viên cùng sống với nhau trong một căn hộ.
Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như một ngày nọ, hai em sinh viên trở
về nhà và phát hiện ra bạn của mình biến mất, cùng rất nhiều tiền bạc
và đồ đạc quý giá trong nhà đã “không cánh mà bay”.
Hai em cố gắng liên lạc với bạn đó qua điện thoại, qua tin nhắn Facebook
nhưng bạn đều không hồi âm và cuối cùng bạn chặn luôn cả số điện thoại
cũng như tài khoản Facebook của hai em.
Ba em từng cùng quê với nhau, chơi thân nhau và cùng lên kế hoạch rủ
nhau đi du học Nhật, và kết quả cuối cùng của tình thân đó là hành vi ăn
cắp.
Số tiền ăn cắp không phải quá lớn, chỉ khoảng 100 nghìn yên, nhưng để
kiếm được số tiền đó là cả nửa tháng đi làm mưa nắng sớm tối của các em.
Cửa hàng tiện lợi 7-Eleven gần ga Chiba tỉnh Chiba một ngày tháng 6/2016. Ông chủ Toyoumi Takeda cảm thấy rất bực mình.
Theo quy định của hãng, tất cả đồ ăn thừa trong ngày như bánh, cơm chỉ
có thể cho nhân viên ăn tại quầy mà không được phép mang về. Đồ ăn còn
thừa sẽ bị buộc phải đi tiêu hủy.
Thế nhưng, những ngày gần đây, không hiểu ai đó đã lấy bánh và cơm hộp
mà mỗi ngày ông Toyoumi lại thấy hao hụt đến hơn 20 hộp bánh và cơm các
loại.
Không muốn làm nhân viên của mình mất mặt, ông đã nhắc chung các nhân
viên về việc không được phép lấy đồ thừa của cửa hàng. Ngay cả khi đã
nhắc như vậy, đồ vẫn tiếp tục bị lấy mất, nhưng hỏi thì không ai nhận
trách nhiệm.
Cực chẳng đã, ông chủ người Nhật đành phải mở camera theo dõi thì phát
hiện ra thủ phạm chính là một cô nhân viên người Việt Nam. Trước đó, cô
nhân viên này đã được chiếu cố vào làm vì tiếng Nhật của cô rất kém.
Ông chủ cuối cùng đành phải chọn cách nói chuyện riêng với cô để cảnh
cáo cô không được tiếp tục ăn cắp, nếu không ông sẽ đuổi việc.
Ngay chính trong cuộc nói chuyện này, cô cũng khiến ông cảm thấy khó
chịu vì cô khăng khăng nói là cô từng làm ở nhiều cửa hàng tiện lợi
khác, nhân viên vẫn được mang đồ ăn thừa về nhà. Ông chủ cảm thấy thực
sự mệt mỏi và cho cô gái lựa chọn cuối cùng, đó là nếu một lần nữa cô bị
bắt gặp ăn cắp đồ ăn thừa, cô sẽ bị đuổi việc.
Tỉnh Saitama ngoại thành Tokyo là một lựa chọn tốt cho những người thu
nhập thấp đang làm việc tại Tokyo, trong đó có nhiều sinh viên và người
lao động Việt Nam.
Giá thuê nhà tại Saitama chỉ bằng một nửa hoặc 1/3 so với nội vùng
Tokyo. Chính vì thế, có nhiều thời điểm trên các chuyến tàu từ Tokyo về
Saitama, người ta ngỡ như mình đang sống ở Việt Nam vì xung quanh có quá
nhiều người Việt.
Nhưng đi cùng với đó là những câu chuyện đáng buồn. Cách đây khoảng 2
năm, đi khắp Saitama không bao giờ có những biển hiệu cảnh cáo hành vi
ăn cắp.
Nhưng thời gian qua đi, khi người Việt đến Saitama sống ngày một đông,
thì biển hiệu cảnh báo về hành vi ăn cắp ngày một nhiều hơn.
Ở trong nước, người tiêu dùng thích sữa bột Nhật, thích tảo Nhật, thích
tỏi đen Nhật, thích đồ Uniqlo. Những kẻ ăn cắp bên này đáp ứng đúng các
yêu cầu đó và cũng chính vì thế mà các biển cảnh cáo ăn cắp cũng xuất
hiện ở chính những quầy chuyên bán các sản phẩm trên.
Hành vi ăn cắp không chỉ dừng lại ở phương diện lẻ tẻ mà hình thành hẳn
các băng nhóm chuyên trộm cắp, đi ăn cắp cùng đồng bọn lái ô tô để tẩu
thoát cho nhanh, ăn cắp theo đơn đặt hàng.
Bởi vậy nên trong rất nhiều vụ bắt giữ gần đây, cảnh sát Nhật tìm được
những bản danh sách dài dằng dặc những món hàng được phía Việt Nam đặt
hàng, những người Việt bên này nhận đơn rồi ăn cắp để gửi về Việt Nam.
Tuy nhiên không ít người đã sống lâu năm tại Nhật hoài nghi về mối liên
hệ giữa các băng nhóm ăn cắp người Việt và đằng sau đó là người Nhật cầm
đầu.
Trên thực tế, những kẻ thực sự đi ăn cắp là người nước ngoài sẽ bị xử tù
rất nặng hoặc trục xuất, thì pháp luật Nhật lại không trừng phạt những
người Nhật đứng sau.
Nhiều người cho biết họ từng chứng khiến nhiều vụ việc trong đó người Nhật lái xe chở người Việt đến các siêu thị ăn cắp hàng.
Sau đó người Việt được trả công kha khá còn người Nhật ôm hàng đi bán
thanh lý. Việc đó không phải mới, thậm chí đã diễn ra suốt nhiều năm,
người Nhật lái xe đưa người Việt đi ăn trộm phụ tùng ô tô, tivi, gạo.
Sau đó người Nhật mua lại từ người Việt bằng đơn vị tính theo cân rồi
mang đi tiêu thụ. Cần chú ý rằng, các hàng hóa trên không hề được người
Việt tại Việt Nam ưa chuộng vì cồng kềnh, phí vận chuyển cao.
Sẽ là hoàn toàn sai lầm nếu cho rằng người Nhật nào cũng chỉ muốn tiêu
thụ hàng hóa có nguồn gốc. Bởi nếu như vậy, các hành vi ăn cắp sẽ không
diễn ra trên phạm vi rộng và số lượng nhiều như chúng ta chứng kiến cho
đến hiện tại.
Hay như vụ việc 6 người Việt ăn trộm dưa ở tỉnh Chiba mới đây. Với 6
người ăn trộm 110 quả dưa hấu gần đến ngày thu hoạch, chắc chắn ai cũng
hiểu họ ăn trộm không phải vì thiếu ăn mà chắc chắn sẽ có hành vi khác
đằng sau số lượng dưa lấy lớn đến như vậy.
Người Việt trong nước cũng không bao giờ tiêu thụ dưa hấu Nhật vì đường xa không bảo quản được, chi phí về đến Việt Nam quá lớn.
Giá vận chuyển đường hàng không từ Nhật về Việt Nam hiện rơi vào khoảng
220 nghìn đồng/kg mà đa phần không nhận vận chuyển hàng tươi sống, hoa
quả cũng cực kỳ hạn chế.
Thông thường ở Nhật, nếu không phải là người Nhật sẽ không bao giờ có
thể đưa hàng trực tiếp vào chợ hay các hợp tác xã để bán. Chính vì vậy,
những lo ngại về khả năng người Việt bị một số người Nhật xấu xúi giục
ăn cắp để họ có nông sản rẻ mang đi kinh doanh kiếm lời không phải không
có cơ sở.
Người Việt ở Nhật cần luôn nhớ một điều rằng, pháp luật Nhật chỉ bảo vệ
cho người Nhật và với bất kỳ hành vi sai trái nào bị phát hiện, nó đồng
nghĩa với việc tương lai của các bạn sẽ chấm dứt, thậm chí các bạn có
thể bị cấm quay lại Nhật vĩnh viễn.
Việc các bạn ăn cắp, phạm tội không chỉ ảnh hưởng đến riêng các bạn, mà
còn khiến đường sang Nhật của rất nhiều người thế hệ sau trở nên hẹp
hơn.
Đại diện nhiều trường đại học có tiếng cũng như công ty tuyển dụng ở
Nhật cho biết, họ đã thắt chặt chính sách hơn đối với du học sinh Việt
Nam sau quá nhiều vụ việc rắc rối mà người Việt gây ra trong thời gian
gần đây.
(Soha)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Con Cháu Bác Hồ, Toàn Đồ Trộm Cắp: Những biển báo cảnh cáo người Việt ăn cắp ở Nhật cứ ngày một nhiều lên
Đại diện nhiều trường đại học có tiếng cũng như công ty tuyển dụng ở Nhật cho biết, họ đã thắt chặt chính sách hơn đối với du học sinh Việt Nam sau quá nhiều vụ việc rắc rối mà người Việt gây ra trong thời gian gần đây.
Đại diện nhiều trường đại học có tiếng cũng như công ty tuyển dụng ở
Nhật cho biết, họ đã thắt chặt chính sách hơn đối với du học sinh Việt
Nam sau quá nhiều vụ việc rắc rối mà người Việt gây ra trong thời gian
gần đây.
Mới đây trên cộng đồng người Việt Nam tại Nhật nổi lên một câu chuyện, đó là 3 em sinh viên cùng sống với nhau trong một căn hộ.
Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như một ngày nọ, hai em sinh viên trở
về nhà và phát hiện ra bạn của mình biến mất, cùng rất nhiều tiền bạc
và đồ đạc quý giá trong nhà đã “không cánh mà bay”.
Hai em cố gắng liên lạc với bạn đó qua điện thoại, qua tin nhắn Facebook
nhưng bạn đều không hồi âm và cuối cùng bạn chặn luôn cả số điện thoại
cũng như tài khoản Facebook của hai em.
Ba em từng cùng quê với nhau, chơi thân nhau và cùng lên kế hoạch rủ
nhau đi du học Nhật, và kết quả cuối cùng của tình thân đó là hành vi ăn
cắp.
Số tiền ăn cắp không phải quá lớn, chỉ khoảng 100 nghìn yên, nhưng để
kiếm được số tiền đó là cả nửa tháng đi làm mưa nắng sớm tối của các em.
Cửa hàng tiện lợi 7-Eleven gần ga Chiba tỉnh Chiba một ngày tháng 6/2016. Ông chủ Toyoumi Takeda cảm thấy rất bực mình.
Theo quy định của hãng, tất cả đồ ăn thừa trong ngày như bánh, cơm chỉ
có thể cho nhân viên ăn tại quầy mà không được phép mang về. Đồ ăn còn
thừa sẽ bị buộc phải đi tiêu hủy.
Thế nhưng, những ngày gần đây, không hiểu ai đó đã lấy bánh và cơm hộp
mà mỗi ngày ông Toyoumi lại thấy hao hụt đến hơn 20 hộp bánh và cơm các
loại.
Không muốn làm nhân viên của mình mất mặt, ông đã nhắc chung các nhân
viên về việc không được phép lấy đồ thừa của cửa hàng. Ngay cả khi đã
nhắc như vậy, đồ vẫn tiếp tục bị lấy mất, nhưng hỏi thì không ai nhận
trách nhiệm.
Cực chẳng đã, ông chủ người Nhật đành phải mở camera theo dõi thì phát
hiện ra thủ phạm chính là một cô nhân viên người Việt Nam. Trước đó, cô
nhân viên này đã được chiếu cố vào làm vì tiếng Nhật của cô rất kém.
Ông chủ cuối cùng đành phải chọn cách nói chuyện riêng với cô để cảnh
cáo cô không được tiếp tục ăn cắp, nếu không ông sẽ đuổi việc.
Ngay chính trong cuộc nói chuyện này, cô cũng khiến ông cảm thấy khó
chịu vì cô khăng khăng nói là cô từng làm ở nhiều cửa hàng tiện lợi
khác, nhân viên vẫn được mang đồ ăn thừa về nhà. Ông chủ cảm thấy thực
sự mệt mỏi và cho cô gái lựa chọn cuối cùng, đó là nếu một lần nữa cô bị
bắt gặp ăn cắp đồ ăn thừa, cô sẽ bị đuổi việc.
Tỉnh Saitama ngoại thành Tokyo là một lựa chọn tốt cho những người thu
nhập thấp đang làm việc tại Tokyo, trong đó có nhiều sinh viên và người
lao động Việt Nam.
Giá thuê nhà tại Saitama chỉ bằng một nửa hoặc 1/3 so với nội vùng
Tokyo. Chính vì thế, có nhiều thời điểm trên các chuyến tàu từ Tokyo về
Saitama, người ta ngỡ như mình đang sống ở Việt Nam vì xung quanh có quá
nhiều người Việt.
Nhưng đi cùng với đó là những câu chuyện đáng buồn. Cách đây khoảng 2
năm, đi khắp Saitama không bao giờ có những biển hiệu cảnh cáo hành vi
ăn cắp.
Nhưng thời gian qua đi, khi người Việt đến Saitama sống ngày một đông,
thì biển hiệu cảnh báo về hành vi ăn cắp ngày một nhiều hơn.
Ở trong nước, người tiêu dùng thích sữa bột Nhật, thích tảo Nhật, thích
tỏi đen Nhật, thích đồ Uniqlo. Những kẻ ăn cắp bên này đáp ứng đúng các
yêu cầu đó và cũng chính vì thế mà các biển cảnh cáo ăn cắp cũng xuất
hiện ở chính những quầy chuyên bán các sản phẩm trên.
Hành vi ăn cắp không chỉ dừng lại ở phương diện lẻ tẻ mà hình thành hẳn
các băng nhóm chuyên trộm cắp, đi ăn cắp cùng đồng bọn lái ô tô để tẩu
thoát cho nhanh, ăn cắp theo đơn đặt hàng.
Bởi vậy nên trong rất nhiều vụ bắt giữ gần đây, cảnh sát Nhật tìm được
những bản danh sách dài dằng dặc những món hàng được phía Việt Nam đặt
hàng, những người Việt bên này nhận đơn rồi ăn cắp để gửi về Việt Nam.
Tuy nhiên không ít người đã sống lâu năm tại Nhật hoài nghi về mối liên
hệ giữa các băng nhóm ăn cắp người Việt và đằng sau đó là người Nhật cầm
đầu.
Trên thực tế, những kẻ thực sự đi ăn cắp là người nước ngoài sẽ bị xử tù
rất nặng hoặc trục xuất, thì pháp luật Nhật lại không trừng phạt những
người Nhật đứng sau.
Nhiều người cho biết họ từng chứng khiến nhiều vụ việc trong đó người Nhật lái xe chở người Việt đến các siêu thị ăn cắp hàng.
Sau đó người Việt được trả công kha khá còn người Nhật ôm hàng đi bán
thanh lý. Việc đó không phải mới, thậm chí đã diễn ra suốt nhiều năm,
người Nhật lái xe đưa người Việt đi ăn trộm phụ tùng ô tô, tivi, gạo.
Sau đó người Nhật mua lại từ người Việt bằng đơn vị tính theo cân rồi
mang đi tiêu thụ. Cần chú ý rằng, các hàng hóa trên không hề được người
Việt tại Việt Nam ưa chuộng vì cồng kềnh, phí vận chuyển cao.
Sẽ là hoàn toàn sai lầm nếu cho rằng người Nhật nào cũng chỉ muốn tiêu
thụ hàng hóa có nguồn gốc. Bởi nếu như vậy, các hành vi ăn cắp sẽ không
diễn ra trên phạm vi rộng và số lượng nhiều như chúng ta chứng kiến cho
đến hiện tại.
Hay như vụ việc 6 người Việt ăn trộm dưa ở tỉnh Chiba mới đây. Với 6
người ăn trộm 110 quả dưa hấu gần đến ngày thu hoạch, chắc chắn ai cũng
hiểu họ ăn trộm không phải vì thiếu ăn mà chắc chắn sẽ có hành vi khác
đằng sau số lượng dưa lấy lớn đến như vậy.
Người Việt trong nước cũng không bao giờ tiêu thụ dưa hấu Nhật vì đường xa không bảo quản được, chi phí về đến Việt Nam quá lớn.
Giá vận chuyển đường hàng không từ Nhật về Việt Nam hiện rơi vào khoảng
220 nghìn đồng/kg mà đa phần không nhận vận chuyển hàng tươi sống, hoa
quả cũng cực kỳ hạn chế.
Thông thường ở Nhật, nếu không phải là người Nhật sẽ không bao giờ có
thể đưa hàng trực tiếp vào chợ hay các hợp tác xã để bán. Chính vì vậy,
những lo ngại về khả năng người Việt bị một số người Nhật xấu xúi giục
ăn cắp để họ có nông sản rẻ mang đi kinh doanh kiếm lời không phải không
có cơ sở.
Người Việt ở Nhật cần luôn nhớ một điều rằng, pháp luật Nhật chỉ bảo vệ
cho người Nhật và với bất kỳ hành vi sai trái nào bị phát hiện, nó đồng
nghĩa với việc tương lai của các bạn sẽ chấm dứt, thậm chí các bạn có
thể bị cấm quay lại Nhật vĩnh viễn.
Việc các bạn ăn cắp, phạm tội không chỉ ảnh hưởng đến riêng các bạn, mà
còn khiến đường sang Nhật của rất nhiều người thế hệ sau trở nên hẹp
hơn.
Đại diện nhiều trường đại học có tiếng cũng như công ty tuyển dụng ở
Nhật cho biết, họ đã thắt chặt chính sách hơn đối với du học sinh Việt
Nam sau quá nhiều vụ việc rắc rối mà người Việt gây ra trong thời gian
gần đây.
(Soha)