Xe cán chó
Còn Mắc, Bác Hồ Chỉ Cần Cái Kẹo 1 Xu Là Xong Đời 1 Cháu Gái: Bữa cơm 600 đồng và 11 tỷ tiền nghỉ mát, tiếp khách
Đọc cái tít bài báo “Ở nơi 27 học sinh ăn bữa cơm trị giá…18.000 đồng”, chắc nhiều người cũng giống như tôi, ngỡ là mắt mình nhìn nhầm con số. Nhưng không phải, đó là sự thực, một sự thực dù không muốn cũng phải tin
Ở trường tiểu học Kiên Thành (Yên Bái) mỗi bữa cơm cho 27 trẻ trong một lớp chỉ có trị giá 18.000 đồng, vị chi mỗi em được hơn 600 đồng/bữa.
Nụ cười của các bé trường tiểu học Kiên Thành (Yên Bái) và những bữa ăn 600 đồng.
Ảnh: Báo Công an Nhân dân
Ở trường tiểu học Kiên Thành (Yên Bái) mỗi bữa cơm cho 27 trẻ trong một lớp chỉ có trị giá 18.000 đồng, vị chi mỗi em được hơn 600 đồng/bữa.
Nụ cười của các bé trường tiểu học Kiên Thành (Yên Bái) và những bữa ăn 600 đồng.
Ảnh: Báo Công an Nhân dân
Đọc cái tít bài báo “Ở nơi 27 học sinh ăn bữa cơm trị giá…18.000 đồng”, chắc nhiều người cũng giống như tôi, ngỡ là mắt mình nhìn nhầm con số. Nhưng không phải, đó là sự thực, một sự thực dù không muốn cũng phải tin.
Báo CAND cho biết: “Đều đặn ba bữa mỗi ngày, 27 em học sinh Trường tiểu học Kiên Thành, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) lại ào vào khu bếp ăn để nhận phần cơm của mình. Bữa cơm của các em chỉ có cơm trắng và chút thức ăn bé như đầu ngón tay được chia sẵn và một nồi canh rau lớn ăn chung.
Trường nằm ở trung tâm xã Kiên Thành, không phải thôn đặc biệt khó khăn, do vậy, không đủ điều kiện để được hưởng các chính sách hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số. Từ năm 2013, nhà trường đã nghĩ ra cách “góp gạo thổi cơm chung”, mỗi gia đình có con ở nội trú sẽ góp gạo, củi cùng với 10.000 đồng/học sinh/tuần nhằm đảm bảo cơm ba bữa cho các em.
10.000 đồng tiền ăn (tính ra mỗi bữa chỉ hơn 600 đồng) số tiền đóng 1 tháng là 40.000 đồng và một năm là 360.000 đồng. Con số ấy quá nhỏ bé, nên mỗi bữa cơm của 27 em học sinh chỉ có 18.000 đồng”.
Từ chỗ bát cơm mang từ nhà đi theo, đến bữa thì chan nước lã, nhờ có gia đình cùng đóng góp, các bé ở trường Kiên Thành đã có bữa ăn chung với cơm trắng, miếng thịt, miếng cá bé bằng đầu ngón tay và nồi canh nóng. Nhìn bức ảnh chụp niềm vui của trẻ vùng cao trước những bữa ăn 600 đồng, ai không thấy xót lòng?
Bởi thế khi đọc những tin tức về việc chuẩn bị xét xử vụ trọng án của các cựu quan chức nguyên là lãnh đạo Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU), thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tham nhũng 11 tỷ đồng từ đối tác Nhật Bản để chi vào mục đích tiếp khách, nghỉ mát, hội họp mà thấy càng chua xót.
Đúng là “nước chảy chỗ trũng”, “vén tay áo xô đốt nhà táng giấy”, những vụ án thế này đang mỗi ngày càng khoét sâu khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Chỉ có 6 lãnh đạo của Ban quản lý dự án của một Tổng công ty trực thuộc Bộ GTVT, thế mà trong vài năm, chi đến vèo 11 tỷ đồng vào những việc nghỉ mát, tiệc tùng, chiêu đãi “trả nợ miệng” nhau.
Những chuyến nghỉ mát trị giá hàng tỷ đồng ấy, đem đặt cạnh bữa cơm trị giá 600 đồng của những đứa trẻ vùng cao Yên Bái mới cay đắng làm sao. Đem đặt cạnh những trường lớp dột nát, nhà ở công vụ của cô giáo vùng cao Mường Lát (Thanh Hóa) không có đến cả nước tắm, mới thấy sự so sánh đôi khi thật là tàn nhẫn.
8 vụ án trọng điểm sẽ được mang ra xét xử tới đây không biết có làm cho ai đó chùn tay tham nhũng khi nghĩ đến những người nghèo khổ trên đất nước mình?
Trường học, bệnh viện nhiều nơi thiếu thốn, những cây cầu qua sông không có, dân còn phải đu dây, ở miền xuôi trẻ ốm còn nằm hành lang, ở miền núi trẻ đi học ăn cơm cùng muối trắng. Thế mà những đại án tham nhũng, lãng phí vẫn cứ đều đều xuất hiện chỗ nọ, chỗ kia.
Chỉ có thể là sự vô cảm thôi. Vô cảm đến tột cùng với nỗi khốn khó của đồng bào mình. Vô cảm đến mức không còn lương tri, không còn nhân tính thì mới ăn tiêu xa xỉ phè phỡn phung khí trên những đồng tiền dự án đi vay của nước ngoài như vậy.
Bạn đọc cứ ngẫm mà xem, nếu mỗi ngày chúng ta mở báo ra, thấy càng nhiều tin tức về những đại án tham nhũng, lãng phí trăm tỷ, ngàn tỷ. Thì ở góc bên kia, lại càng dày thêm những tin tức đau lòng như bữa ăn 600 đồng của những đứa trẻ trường tiểu học.
Ai đó có cảm thấy mình trăm ngàn lần có tội với những bữa ăn 600 đồng của đám trẻ ngày hôm nay? Nhất là khi những đồng tiền vay dự án ODA đang sắp sửa đè nặng lên vai chúng, ở một tương lai rất gần.
Mi An
(Đất Việt)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Còn Mắc, Bác Hồ Chỉ Cần Cái Kẹo 1 Xu Là Xong Đời 1 Cháu Gái: Bữa cơm 600 đồng và 11 tỷ tiền nghỉ mát, tiếp khách
Đọc cái tít bài báo “Ở nơi 27 học sinh ăn bữa cơm trị giá…18.000 đồng”, chắc nhiều người cũng giống như tôi, ngỡ là mắt mình nhìn nhầm con số. Nhưng không phải, đó là sự thực, một sự thực dù không muốn cũng phải tin
Ở trường tiểu học Kiên Thành (Yên Bái) mỗi bữa cơm cho 27 trẻ trong một lớp chỉ có trị giá 18.000 đồng, vị chi mỗi em được hơn 600 đồng/bữa.
Nụ cười của các bé trường tiểu học Kiên Thành (Yên Bái) và những bữa ăn 600 đồng.
Ảnh: Báo Công an Nhân dân
Đọc cái tít bài báo “Ở nơi 27 học sinh ăn bữa cơm trị giá…18.000 đồng”, chắc nhiều người cũng giống như tôi, ngỡ là mắt mình nhìn nhầm con số. Nhưng không phải, đó là sự thực, một sự thực dù không muốn cũng phải tin.
Báo CAND cho biết: “Đều đặn ba bữa mỗi ngày, 27 em học sinh Trường tiểu học Kiên Thành, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) lại ào vào khu bếp ăn để nhận phần cơm của mình. Bữa cơm của các em chỉ có cơm trắng và chút thức ăn bé như đầu ngón tay được chia sẵn và một nồi canh rau lớn ăn chung.
Trường nằm ở trung tâm xã Kiên Thành, không phải thôn đặc biệt khó khăn, do vậy, không đủ điều kiện để được hưởng các chính sách hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số. Từ năm 2013, nhà trường đã nghĩ ra cách “góp gạo thổi cơm chung”, mỗi gia đình có con ở nội trú sẽ góp gạo, củi cùng với 10.000 đồng/học sinh/tuần nhằm đảm bảo cơm ba bữa cho các em.
10.000 đồng tiền ăn (tính ra mỗi bữa chỉ hơn 600 đồng) số tiền đóng 1 tháng là 40.000 đồng và một năm là 360.000 đồng. Con số ấy quá nhỏ bé, nên mỗi bữa cơm của 27 em học sinh chỉ có 18.000 đồng”.
Từ chỗ bát cơm mang từ nhà đi theo, đến bữa thì chan nước lã, nhờ có gia đình cùng đóng góp, các bé ở trường Kiên Thành đã có bữa ăn chung với cơm trắng, miếng thịt, miếng cá bé bằng đầu ngón tay và nồi canh nóng. Nhìn bức ảnh chụp niềm vui của trẻ vùng cao trước những bữa ăn 600 đồng, ai không thấy xót lòng?
Bởi thế khi đọc những tin tức về việc chuẩn bị xét xử vụ trọng án của các cựu quan chức nguyên là lãnh đạo Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU), thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tham nhũng 11 tỷ đồng từ đối tác Nhật Bản để chi vào mục đích tiếp khách, nghỉ mát, hội họp mà thấy càng chua xót.
Đúng là “nước chảy chỗ trũng”, “vén tay áo xô đốt nhà táng giấy”, những vụ án thế này đang mỗi ngày càng khoét sâu khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Chỉ có 6 lãnh đạo của Ban quản lý dự án của một Tổng công ty trực thuộc Bộ GTVT, thế mà trong vài năm, chi đến vèo 11 tỷ đồng vào những việc nghỉ mát, tiệc tùng, chiêu đãi “trả nợ miệng” nhau.
Những chuyến nghỉ mát trị giá hàng tỷ đồng ấy, đem đặt cạnh bữa cơm trị giá 600 đồng của những đứa trẻ vùng cao Yên Bái mới cay đắng làm sao. Đem đặt cạnh những trường lớp dột nát, nhà ở công vụ của cô giáo vùng cao Mường Lát (Thanh Hóa) không có đến cả nước tắm, mới thấy sự so sánh đôi khi thật là tàn nhẫn.
8 vụ án trọng điểm sẽ được mang ra xét xử tới đây không biết có làm cho ai đó chùn tay tham nhũng khi nghĩ đến những người nghèo khổ trên đất nước mình?
Trường học, bệnh viện nhiều nơi thiếu thốn, những cây cầu qua sông không có, dân còn phải đu dây, ở miền xuôi trẻ ốm còn nằm hành lang, ở miền núi trẻ đi học ăn cơm cùng muối trắng. Thế mà những đại án tham nhũng, lãng phí vẫn cứ đều đều xuất hiện chỗ nọ, chỗ kia.
Chỉ có thể là sự vô cảm thôi. Vô cảm đến tột cùng với nỗi khốn khó của đồng bào mình. Vô cảm đến mức không còn lương tri, không còn nhân tính thì mới ăn tiêu xa xỉ phè phỡn phung khí trên những đồng tiền dự án đi vay của nước ngoài như vậy.
Bạn đọc cứ ngẫm mà xem, nếu mỗi ngày chúng ta mở báo ra, thấy càng nhiều tin tức về những đại án tham nhũng, lãng phí trăm tỷ, ngàn tỷ. Thì ở góc bên kia, lại càng dày thêm những tin tức đau lòng như bữa ăn 600 đồng của những đứa trẻ trường tiểu học.
Ai đó có cảm thấy mình trăm ngàn lần có tội với những bữa ăn 600 đồng của đám trẻ ngày hôm nay? Nhất là khi những đồng tiền vay dự án ODA đang sắp sửa đè nặng lên vai chúng, ở một tương lai rất gần.
Mi An
(Đất Việt)