Nhân Vật
'Con bé biến chất' Ái Vân giữa Sài Gòn hoa lệ (*) Ái Vân
NXB Hội Nhà văn và First News vừa cho ra mắt cuốn tự truyện Để gió cuốn đi của Ái Vân - một trong những ca sĩ nhạc nhẹ hàng đầu VN nửa sau thế kỷ 20.
NXB Hội Nhà văn và First News vừa cho ra mắt cuốn tự truyện Để gió cuốn đi của Ái Vân - một trong những ca sĩ nhạc nhẹ hàng đầu VN nửa sau thế kỷ 20.
Cuốn sách không chỉ là chuyện đời tư của một nghệ sĩ nổi tiếng có cuộc sống đầy thăng trầm, thậm chí có lúc đắng cay, mà còn là chuyện mưu sinh và hoạt động nghệ thuật của người nghệ sĩ VN trong bối cảnh đặc biệt của đất nước và ở hải ngoại. Thanh Niên xin trích giới thiệu cùng độc giả.
Tháng 4.1975, khi đang học năm thứ 2 Nhạc viện Hà Nội, tôi được thầy Nguyễn Văn Thương nhắn lên phòng giám hiệu: “Bên đài truyền hình cần bổ sung xướng ngôn viên để vào tiếp quản Sài Gòn vì bên ấy thiếu người quá. Ông Tố Hữu đề nghị chọn Ái Vân”.
Sáng sớm 29.4.1975, chiếc xe “pa” chuyển bánh từ trụ sở Ban Tin tức Đài tiếng nói VN trực chỉ Sài Gòn.
Một Sài Gòn khác
Ở Hà Nội nhỏ bé xinh xinh, vào Sài Gòn thấy ngợp. Ra chợ Bến Thành thấy người dân khác hẳn. Lúc đó người Sài Gòn không dám ăn diện như trước, nhưng vẫn thấy sự khá giả trên những bộ đồ họ mặc. Họ đón nhận mình với thái độ vui mừng một cách gượng gạo, có phần nghi ngại. Dân Sài Gòn thấy ai từ bắc vào đều gọi là bộ đội. “Bộ đội” truyền hình ca nhạc cô nào cũng coi được, mấy bà mấy cô cứ xúm lại mấy chị em xuýt xoa: “Bộ đội mà sao da trắng bóc hà?”. Nhiều người còn cầm tay tôi ngạc nhiên bảo: “Ủa, nghe nói bộ đội rút móng tay người ta. Cô này bộ đội nè, sao móng tay còn nguyên nè, ngộ quá há”.
Tôi mua vài thứ lặt vặt, đưa tiền ngoài bắc, cô bán hàng tính ra 1 đồng ăn 1.000 đồng tiền Sài Gòn, cả chợ ồ lên nói: “Trời, tiền ngoài bắc còn giá trị hơn tiền dollar à”. Cô bán hàng nói: “Em chờ chút để qua đổi tiền thối nha”. Tôi cãi: “Không, tiền em không thối đâu ạ”.
Trước đây cứ nghe nói đồng bào miền Nam “bị Mỹ ngụy kìm kẹp” khổ lắm, rất cần sự giúp đỡ từ miền Bắc, cứ hình dung dân Sài Gòn đói khổ lắm. Mới vào Sài Gòn tôi rất ngỡ ngàng. Chỉ cần nhìn cách ăn mặc, trang điểm, đi lại, ăn nói nhẹ nhàng; chỉ cần ra chợ mua gì cũng có câu cảm ơn và túi ni lông đựng đồ đủ biết mình không cùng đẳng cấp văn minh với người ta rồi. Biết mình bị ngộ nhận với thông tin lệch lạc.
Theo địa chỉ ba cho từ ngoài bắc, tôi tìm đến nhà cô Hà Thị Tuyết, ở nhà gọi là cô Cả, là chị lớn của ba.
Khi đến thăm cô Cả, cô sinh viên nghèo Ái Vân cũng mang biếu gia đình chút quà từ tiêu chuẩn ăn của mình. Con dâu trưởng của cô Cả hỏi: “Cô mang cho chúng tôi quà gì thế?”. Tôi trịnh trọng vừa mở bọc ni lông vừa nói: “Em biếu gia đình 2 cân gạo ạ, chắc nhà mình cũng đang cần”.
Ối giời, cả nhà cười nghiêng ngả: “Giời ạ. Lại mang gạo cứu trợ cho chúng tôi nữa cơ đấy. Khổ thân em”. Rồi chị dắt tôi tới mở thùng gạo to tướng bằng nhựa, bên trong đầy ắp gạo, thứ gạo trắng muốt và thơm phức, nõn nà. Bây giờ tôi mới để ý trong nhà ngoài ti vi, tủ lạnh, còn có máy giặt và nhiều thứ lạ lẫm khác cho thấy một cuộc sống rất tiện nghi, không thể có bất kỳ nhà nào ở miền Bắc tại thời điểm đấy, dù là nhà ông Thủ tướng.
“Thay lốt”
Dần dần tôi gặp rất nhiều văn nghệ sĩ ngoài bắc vào. Gặp nhau ở Sài Gòn vui hơn tết. Mới biết Bộ Văn hóa phát lệnh “Tổng tiến công” bằng 7 đoàn văn hóa nghệ thuật tiến vào nam trên một chiếc tàu thủy.
Những ngày đầu ở Sài Gòn tôi có dịp được gặp nghệ sĩ Kim Cương và ông xã. Ở chị Kim Cương toát lên vẻ duyên dáng, tự tin, sang trọng mà không kiêu kỳ, ngược lại rất ân cần và điềm đạm. Vợ chồng chị Kim Cương cũng cho tôi đi gặp vợ chồng anh chị Lý Quí Chung. Chị vợ anh Lý Quí Chung cứ nhìn tôi, cái nhìn là lạ. Về nhà chị Chi, con gái cô Cả, tôi vui chuyện kể lại. Chị Chi cười, nói: “Cô xem cô mặc bộ đồ kỳ vậy, cái quần chó táp 7 ngày không tới ai mà không lạ”.
“Để tui thay lốt cho cô”, chị Chi nói và kéo tôi ra chợ Bến Thành chọn vải rồi về tiệm, đo người xong, chị bảo sẽ may gấp, hẹn hai, ba ngày sau sẽ đến lấy.
Thử quần áo, vừa in. Một bộ áo chẽn trắng sọc xanh da trời nhạt, quần ống loe vải gin xanh nội hóa, bộ kia cũng kiểu như vậy nhưng tone màu hồng sắc tím. Nhìn trong gương như thấy một người nào khác, văn minh, cao ráo và “lên chân kính” hẳn. Tiện thể, chị Chi lấy chiếc kính râm to bản đang để trên bàn bảo tôi mang vào luôn. Chị Chi hãnh diện nhìn “tác phẩm” của chị, bảo: “Đẹp lắm, bây giờ thì đúng là con gái Sài Gòn rồi”. Nói xong chị gói luôn bộ quần áo ka ki tôi mặc bỏ vào cái túi.
Tôi mặc bộ đồ mới ra đường, rất khoái chí. Về đến nơi vừa đúng lúc đang họp đoàn, cô Bích Hường đang phát biểu cái gì vẻ căng lắm. Vừa thấy tôi hớn hở bước vào, cô nói: “Có những đồng chí vừa mới vào Sài Gòn được mấy bữa mà đã biến chất, thay đổi từ đầu đến chân, chưa gì đã áo chẽn, quần loe, mang kính râm to bản, thí dụ như đồng chí Ái Vân”. Ối giời, con bé choáng váng rụng rời, ngay sau đó vội vàng giấu ngay “tang vật”.
Buồn cười là những người phê phán “đồng chí Ái Vân” mấy tuần sau chính họ cũng kính râm to bản, một số quần loe, chân đi guốc “gộc”, một số thì áo dài thướt tha, phóng xe Honda chạy vù vù khắp Sài Gòn. Còn “đồng chí biến chất” này suốt mấy tháng còn lại trong Sài Gòn đành diện bộ đồ “chó táp 7 ngày không tới”.
(*) Tựa do tòa soạn báo Thanh Niên đặt
Nguyen Quang Duy chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
'Con bé biến chất' Ái Vân giữa Sài Gòn hoa lệ (*) Ái Vân
NXB Hội Nhà văn và First News vừa cho ra mắt cuốn tự truyện Để gió cuốn đi của Ái Vân - một trong những ca sĩ nhạc nhẹ hàng đầu VN nửa sau thế kỷ 20.
NXB Hội Nhà văn và First News vừa cho ra mắt cuốn tự truyện Để gió cuốn đi của Ái Vân - một trong những ca sĩ nhạc nhẹ hàng đầu VN nửa sau thế kỷ 20.
Cuốn sách không chỉ là chuyện đời tư của một nghệ sĩ nổi tiếng có cuộc sống đầy thăng trầm, thậm chí có lúc đắng cay, mà còn là chuyện mưu sinh và hoạt động nghệ thuật của người nghệ sĩ VN trong bối cảnh đặc biệt của đất nước và ở hải ngoại. Thanh Niên xin trích giới thiệu cùng độc giả.
Tháng 4.1975, khi đang học năm thứ 2 Nhạc viện Hà Nội, tôi được thầy Nguyễn Văn Thương nhắn lên phòng giám hiệu: “Bên đài truyền hình cần bổ sung xướng ngôn viên để vào tiếp quản Sài Gòn vì bên ấy thiếu người quá. Ông Tố Hữu đề nghị chọn Ái Vân”.
Sáng sớm 29.4.1975, chiếc xe “pa” chuyển bánh từ trụ sở Ban Tin tức Đài tiếng nói VN trực chỉ Sài Gòn.
Một Sài Gòn khác
Ở Hà Nội nhỏ bé xinh xinh, vào Sài Gòn thấy ngợp. Ra chợ Bến Thành thấy người dân khác hẳn. Lúc đó người Sài Gòn không dám ăn diện như trước, nhưng vẫn thấy sự khá giả trên những bộ đồ họ mặc. Họ đón nhận mình với thái độ vui mừng một cách gượng gạo, có phần nghi ngại. Dân Sài Gòn thấy ai từ bắc vào đều gọi là bộ đội. “Bộ đội” truyền hình ca nhạc cô nào cũng coi được, mấy bà mấy cô cứ xúm lại mấy chị em xuýt xoa: “Bộ đội mà sao da trắng bóc hà?”. Nhiều người còn cầm tay tôi ngạc nhiên bảo: “Ủa, nghe nói bộ đội rút móng tay người ta. Cô này bộ đội nè, sao móng tay còn nguyên nè, ngộ quá há”.
Tôi mua vài thứ lặt vặt, đưa tiền ngoài bắc, cô bán hàng tính ra 1 đồng ăn 1.000 đồng tiền Sài Gòn, cả chợ ồ lên nói: “Trời, tiền ngoài bắc còn giá trị hơn tiền dollar à”. Cô bán hàng nói: “Em chờ chút để qua đổi tiền thối nha”. Tôi cãi: “Không, tiền em không thối đâu ạ”.
Trước đây cứ nghe nói đồng bào miền Nam “bị Mỹ ngụy kìm kẹp” khổ lắm, rất cần sự giúp đỡ từ miền Bắc, cứ hình dung dân Sài Gòn đói khổ lắm. Mới vào Sài Gòn tôi rất ngỡ ngàng. Chỉ cần nhìn cách ăn mặc, trang điểm, đi lại, ăn nói nhẹ nhàng; chỉ cần ra chợ mua gì cũng có câu cảm ơn và túi ni lông đựng đồ đủ biết mình không cùng đẳng cấp văn minh với người ta rồi. Biết mình bị ngộ nhận với thông tin lệch lạc.
Theo địa chỉ ba cho từ ngoài bắc, tôi tìm đến nhà cô Hà Thị Tuyết, ở nhà gọi là cô Cả, là chị lớn của ba.
Khi đến thăm cô Cả, cô sinh viên nghèo Ái Vân cũng mang biếu gia đình chút quà từ tiêu chuẩn ăn của mình. Con dâu trưởng của cô Cả hỏi: “Cô mang cho chúng tôi quà gì thế?”. Tôi trịnh trọng vừa mở bọc ni lông vừa nói: “Em biếu gia đình 2 cân gạo ạ, chắc nhà mình cũng đang cần”.
Ối giời, cả nhà cười nghiêng ngả: “Giời ạ. Lại mang gạo cứu trợ cho chúng tôi nữa cơ đấy. Khổ thân em”. Rồi chị dắt tôi tới mở thùng gạo to tướng bằng nhựa, bên trong đầy ắp gạo, thứ gạo trắng muốt và thơm phức, nõn nà. Bây giờ tôi mới để ý trong nhà ngoài ti vi, tủ lạnh, còn có máy giặt và nhiều thứ lạ lẫm khác cho thấy một cuộc sống rất tiện nghi, không thể có bất kỳ nhà nào ở miền Bắc tại thời điểm đấy, dù là nhà ông Thủ tướng.
“Thay lốt”
Dần dần tôi gặp rất nhiều văn nghệ sĩ ngoài bắc vào. Gặp nhau ở Sài Gòn vui hơn tết. Mới biết Bộ Văn hóa phát lệnh “Tổng tiến công” bằng 7 đoàn văn hóa nghệ thuật tiến vào nam trên một chiếc tàu thủy.
Những ngày đầu ở Sài Gòn tôi có dịp được gặp nghệ sĩ Kim Cương và ông xã. Ở chị Kim Cương toát lên vẻ duyên dáng, tự tin, sang trọng mà không kiêu kỳ, ngược lại rất ân cần và điềm đạm. Vợ chồng chị Kim Cương cũng cho tôi đi gặp vợ chồng anh chị Lý Quí Chung. Chị vợ anh Lý Quí Chung cứ nhìn tôi, cái nhìn là lạ. Về nhà chị Chi, con gái cô Cả, tôi vui chuyện kể lại. Chị Chi cười, nói: “Cô xem cô mặc bộ đồ kỳ vậy, cái quần chó táp 7 ngày không tới ai mà không lạ”.
“Để tui thay lốt cho cô”, chị Chi nói và kéo tôi ra chợ Bến Thành chọn vải rồi về tiệm, đo người xong, chị bảo sẽ may gấp, hẹn hai, ba ngày sau sẽ đến lấy.
Thử quần áo, vừa in. Một bộ áo chẽn trắng sọc xanh da trời nhạt, quần ống loe vải gin xanh nội hóa, bộ kia cũng kiểu như vậy nhưng tone màu hồng sắc tím. Nhìn trong gương như thấy một người nào khác, văn minh, cao ráo và “lên chân kính” hẳn. Tiện thể, chị Chi lấy chiếc kính râm to bản đang để trên bàn bảo tôi mang vào luôn. Chị Chi hãnh diện nhìn “tác phẩm” của chị, bảo: “Đẹp lắm, bây giờ thì đúng là con gái Sài Gòn rồi”. Nói xong chị gói luôn bộ quần áo ka ki tôi mặc bỏ vào cái túi.
Tôi mặc bộ đồ mới ra đường, rất khoái chí. Về đến nơi vừa đúng lúc đang họp đoàn, cô Bích Hường đang phát biểu cái gì vẻ căng lắm. Vừa thấy tôi hớn hở bước vào, cô nói: “Có những đồng chí vừa mới vào Sài Gòn được mấy bữa mà đã biến chất, thay đổi từ đầu đến chân, chưa gì đã áo chẽn, quần loe, mang kính râm to bản, thí dụ như đồng chí Ái Vân”. Ối giời, con bé choáng váng rụng rời, ngay sau đó vội vàng giấu ngay “tang vật”.
Buồn cười là những người phê phán “đồng chí Ái Vân” mấy tuần sau chính họ cũng kính râm to bản, một số quần loe, chân đi guốc “gộc”, một số thì áo dài thướt tha, phóng xe Honda chạy vù vù khắp Sài Gòn. Còn “đồng chí biến chất” này suốt mấy tháng còn lại trong Sài Gòn đành diện bộ đồ “chó táp 7 ngày không tới”.
(*) Tựa do tòa soạn báo Thanh Niên đặt
Nguyen Quang Duy chuyen