Thân Hữu Tiếp Tay...
Con bò Ấn Độ _ Trần Thế Kỷ
Con bò Ấn Độ _ Trần Thế Kỷ
Ấn Độ hiện có nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới với GDP khoảng 4.000 tỷ USD, và là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh hàng đầu thế giới.
Một thập niên trước, Ấn Độ vẫn còn là nền kinh tế lớn 11 thế giới. Ngày nay, quốc gia Nam Á này đã vượt Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới ( xếp sau Mỹ, TQ, Nhật và Đức) và hoàn toàn có khả năng sớm vượt qua Nhật Bản để đứng thứ 3.
Sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp, Thủ tướng Narendra Modi hứa với người dân là sẽ đưa Ấn Độ thành nền kinh tế lớn thứ 3 toàn cầu ngay trong nhiệm kỳ này của mình. Phải chăng vì thế mà ông Modi thi hành một chính sách đối ngoại khá thực dụng, miễn là không làm nước nào quá bất bình hay phẫn nộ. Con bò thì ngu, nhưng con bò Ấn Độ thì không ngu, nếu không nói là láu cá. Ai không hài lòng, mặc kệ. Mình có lợi hay không mới là điều quan trọng. Thủ tướng Modi từng tuyên bố : “Lợi ích quốc gia là trên hết”.
Ấn Độ không phải là nước hiếu chiến, lúc nào cũng nghĩ tới chuyện chiến tranh. Điều này có thể tin được. Nhưng không vì thế mà Ấn Độ gọi Nga là xâm lược khi Nga tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine. Không chỉ thế, Ấn Độ còn tăng cường thương mại với Nga. Có thể hiểu Ấn Độ, với chính sách thực dụng của mình, đang lợi dụng việc Nga sa lấy và suy yếu vì chiến tranh với Ukraine để tận dụng những gì có lợi cho mình. Chẳng hạn, do bị Phương Tây cấm vận, Nga buộc phải bán dầu giá bèo cho Ấn Độ. Đâu chỉ Trung Quốc mà cả Ấn Độ cũng ham dầu của Nga. Giá rẻ, ngu gì chê. Ấn Độ chơi với Nga nhưng chẳng tình nghĩa gì đâu. Nga phải bán dầu giá bèo cho Ấn Độ vì lâm thế kẹt thì phải chịu. Hình ảnh ông Modi ôm ông Putin một cách thắm thiết trong chuyến thăm Nga mới đây không có nghĩa là hai đứa mình yêu nhau !
Không ít người phàn nàn rằng dù kinh tế Ấn Độ tăng trưởng mạnh nhưng đối tượng hưởng lợi nhiều nhất ở nước này lại là tầng lớp thượng lưu, còn phần lớn người dân phải đối mặt với vật giá leo thang, tình trạng thất nghiệp tăng cao. Nhưng đó lại là một câu chuyện khác.
Từ thời Liên Xô tới nay, Ấn Độ chưa bao giờ xem Phương Tây là kẻ thù theo cái nghĩa của từ này. Và dường như Phương Tây cũng chưa bao giờ xem Ấn Độ là người bạn thân thiết. Cứ lửng lửng lơ lơ.
Với đà phát triển mạnh mẽ như hiện nay của nền kinh tế Ấn Độ, nhiều người tin rằng việc đất nước này trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới không còn xa. Người dân Ấn Độ sẽ không phải nói ông Modi là kẻ nuốt lời hứa khi tranh cử. Rất có thể ông Modi sẽ còn đắc cử một nhiệm kỳ thủ tướng nữa, nếu ông ta muốn.
Mỹ xem Ấn Độ là đối tác quan trọng trong khu vực nhằm đối phó với một Trung Quốc ngày càng bành trướng, nhưng không vì thế mà Ấn Độ trở thành một đồng minh gắn bó với Mỹ nói riêng hay Phương Tây nói chung. Cứ lửng lửng lơ lơ.
Trên thế giới, nếu có nước nào thực sự là “quốc gia không liên kết”, thì đó chính là Ấn Độ. Và cũng có thể nói Ấn Độ chính là cha đẻ của nền “ngoại giao cây tre”, chẳng phải Việt Nam !
Con bò Ấn Độ _ Trần Thế Kỷ
Con bò Ấn Độ _ Trần Thế Kỷ
Ấn Độ hiện có nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới với GDP khoảng 4.000 tỷ USD, và là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh hàng đầu thế giới.
Một thập niên trước, Ấn Độ vẫn còn là nền kinh tế lớn 11 thế giới. Ngày nay, quốc gia Nam Á này đã vượt Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới ( xếp sau Mỹ, TQ, Nhật và Đức) và hoàn toàn có khả năng sớm vượt qua Nhật Bản để đứng thứ 3.
Sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp, Thủ tướng Narendra Modi hứa với người dân là sẽ đưa Ấn Độ thành nền kinh tế lớn thứ 3 toàn cầu ngay trong nhiệm kỳ này của mình. Phải chăng vì thế mà ông Modi thi hành một chính sách đối ngoại khá thực dụng, miễn là không làm nước nào quá bất bình hay phẫn nộ. Con bò thì ngu, nhưng con bò Ấn Độ thì không ngu, nếu không nói là láu cá. Ai không hài lòng, mặc kệ. Mình có lợi hay không mới là điều quan trọng. Thủ tướng Modi từng tuyên bố : “Lợi ích quốc gia là trên hết”.
Ấn Độ không phải là nước hiếu chiến, lúc nào cũng nghĩ tới chuyện chiến tranh. Điều này có thể tin được. Nhưng không vì thế mà Ấn Độ gọi Nga là xâm lược khi Nga tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine. Không chỉ thế, Ấn Độ còn tăng cường thương mại với Nga. Có thể hiểu Ấn Độ, với chính sách thực dụng của mình, đang lợi dụng việc Nga sa lấy và suy yếu vì chiến tranh với Ukraine để tận dụng những gì có lợi cho mình. Chẳng hạn, do bị Phương Tây cấm vận, Nga buộc phải bán dầu giá bèo cho Ấn Độ. Đâu chỉ Trung Quốc mà cả Ấn Độ cũng ham dầu của Nga. Giá rẻ, ngu gì chê. Ấn Độ chơi với Nga nhưng chẳng tình nghĩa gì đâu. Nga phải bán dầu giá bèo cho Ấn Độ vì lâm thế kẹt thì phải chịu. Hình ảnh ông Modi ôm ông Putin một cách thắm thiết trong chuyến thăm Nga mới đây không có nghĩa là hai đứa mình yêu nhau !
Không ít người phàn nàn rằng dù kinh tế Ấn Độ tăng trưởng mạnh nhưng đối tượng hưởng lợi nhiều nhất ở nước này lại là tầng lớp thượng lưu, còn phần lớn người dân phải đối mặt với vật giá leo thang, tình trạng thất nghiệp tăng cao. Nhưng đó lại là một câu chuyện khác.
Từ thời Liên Xô tới nay, Ấn Độ chưa bao giờ xem Phương Tây là kẻ thù theo cái nghĩa của từ này. Và dường như Phương Tây cũng chưa bao giờ xem Ấn Độ là người bạn thân thiết. Cứ lửng lửng lơ lơ.
Với đà phát triển mạnh mẽ như hiện nay của nền kinh tế Ấn Độ, nhiều người tin rằng việc đất nước này trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới không còn xa. Người dân Ấn Độ sẽ không phải nói ông Modi là kẻ nuốt lời hứa khi tranh cử. Rất có thể ông Modi sẽ còn đắc cử một nhiệm kỳ thủ tướng nữa, nếu ông ta muốn.
Mỹ xem Ấn Độ là đối tác quan trọng trong khu vực nhằm đối phó với một Trung Quốc ngày càng bành trướng, nhưng không vì thế mà Ấn Độ trở thành một đồng minh gắn bó với Mỹ nói riêng hay Phương Tây nói chung. Cứ lửng lửng lơ lơ.
Trên thế giới, nếu có nước nào thực sự là “quốc gia không liên kết”, thì đó chính là Ấn Độ. Và cũng có thể nói Ấn Độ chính là cha đẻ của nền “ngoại giao cây tre”, chẳng phải Việt Nam !