Kinh Đời
Con chốt Việt trong bàn cờ mới Trung - Mỹ
Với chính sách đối đầu mới của Trump đang thúc đẩy, bàn cờ kiềm chế Trung Quốc của Mỹ đã xoay qua hướng mới, chuyển từ tranh giành ảnh hưởng ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương chuyển sang bao vây
(Blog Nguyễn An Dân
Với chính sách đối đầu mới của Trump đang thúc đẩy, bàn cờ kiềm chế
Trung Quốc của Mỹ đã xoay qua hướng mới, chuyển từ tranh giành ảnh hưởng
ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương chuyển sang bao vây và tiến công kinh
tế, song song đó là huy động 2 sinh tử phù là Đài Loan và Hong Kong để
tạo đà chuyển hóa Trung Quốc từ bên trong.
Nước cờ này được giới giang hồ đánh giá là lợi hại vì nếu Trump thua thì
Mỹ cũng không mất gì mấy (vì hiện nay đang kém thế TQ ở Châu Á- Thái
Bình Dương), nhưng nếu Trump thắng thì sẽ đưa đến nhiều bất ổn trong nội
bộ Trung Quốc. Không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề chính trị.
Đảng CSTQ sẽ mất niềm tin vào chính sách và đường lối mà họ đang tự tin
thực thi, dẫn đến mất phương hướng và phân rã nội bộ.
Vai trò của Việt Nam đứng ở vị trí tiền đồn ngăn chặn con đường bành
trướng duy nhất của Trung Quốc về phía Nam, ra biển Đông và eo biển
Malacca, tương tự như Kinh Châu trong tam quốc chiến Ngụy-Thục- Ngô.
1/ Kinh Châu ai lấy ?
Khi Lưu Bị vào Kinh Châu thì bá tánh đổ ra đường cờ hoa đón tiếp dù Lưu
Biểu đang là thái thú. Obama khi đến Việt Nam cũng được đón tiếp như vậy
cho thấy lòng dân hướng về Mỹ dù thể chế có quan hệ mật thiết với đảng
cầm quyền Trung Quốc.
Người ta bàn bạc phân tích nhiều về chuyến thăm của Obama đến Việt Nam,
nhưng ít ai nói (hoặc biết mà không nói) là chuyến thăm đó có mục đích
cao nhất là Mỹ muốn thăm dò xem quần chúng Việt Nam có ủng hộ Mỹ "quay
lại Việt Nam" hay không, hay kịch bản "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản"
một lần nữa diễn lại?
Trong phương trình tránh đối đầu trực tiếp với nhau về quân sự của
Mỹ-Trung thì dĩ nhiên bài toán va chạm quân sự của các tiểu quốc với
Trung Quốc là bài toán nhỏ mà hai bên phải tính đến. Chuyến thăm của
Obama chính là để Mỹ kiểm chứng cho một tham số quan trọng của phương
trình và Mỹ đã có kết quả làm họ hài lòng.
Khổng Minh ngày xưa cố vấn cho Lưu Bị thăm Kinh Châu cũng là để làm điều tương tự.
Mỹ hẳn nhiên sẽ hài lòng nếu Việt Nam giữ được vai trò trung lập thật
sự, Mỹ thừa khôn ngoan để hiểu dân tộc Việt Nam sẽ không thuộc Mỹ hoàn
toàn (để tránh vết xe VNCH trước đây) mà cân bằng ảnh hưởng là đủ để Mỹ
yên tâm về vấn đề Việt Nam để rảnh tay xếp các quân cờ khác. Tiếc thay
với sự thất bại của ông Nguyễn Tấn Dũng trong việc lên ngai vàng, Việt
Nam một lần nữa lại ở vào thế thân thiên triều như cũ.
Việt Nam đã bỏ lỡ một cơ hội để có động lực vươn lên thành con xe trong
bàn cờ khu vực, và với việc Trump đắc cử ngoài dự đoán (của đảng) đã làm
đảng ở vào thế việt vị. Trump là người thực dụng, làm việc đòi hỏi cụ
thể các yêu cầu và chi tiết, không hò hét ký tá chung chung về chủ
trương đường lối, ý ở ngoài lời...như kiểu các chính khách bài bản
chuyên nghiệp.
Với cá tính và phong cách của Trump, sẽ rất khó để Việt Nam viện ra các
lý cớ chung chung theo kiểu xưa nay "..tại vì...nhưng mà.." khi hợp tác
an ninh khu vực với Mỹ. Yes hay là No, nhanh gọn thế thôi.
2/ Định luật vạn vật hấp dẫn
Trung Quốc là một mặt trời khổng lồ đang hút các hành tinh nhỏ xung
quanh nó dần dần vào nó. Việt Nam sẽ bị hút nhanh hơn các nước nhỏ khác
vì sợi dây ý thức hệ. Quỹ đạo này sẽ không thay đổi trừ khi xảy ra các
sự kiện lớn như Việt Nam đổi mới chính trị trong chuyển hóa, hoặc có va
chạm quân sự với thiên triều.
Có thể thấy Trung Quốc rất muốn nắm chặt Việt Nam để khai thông cánh cửa
phía Nam nhằm mượn đường diệt Quắc, thế nên cũng không muốn Việt Nam
chuyển hóa hoặc va chạm quân sự làm Việt Nam thay đổi đường lối, nên khi
căng thẳng Việt-Trung lên cao, Trung Quốc thường chủ động tháo ngòi
trước (sự kiện giàn khoan HD 981 và việc giảm uy hiếp tàu cá VN sau khi
VN đưa tên lửa ra Trường Sa là những ví dụ gần nhất).
Nếu có 1 cuộc đối đầu quân sự Mỹ - Trung theo sách lược bao vây quân sự
để đối đầu kinh tế mà Trump đang bày bố. Thì nó sẽ diễn ra theo mô thức
như kiểu "chiến tranh Triều Tiên" mà chiến trường sẽ là Đài Loan, Biển
Đông, Quần Đảo Sensaku và...Việt Nam. Chúng ta có thể thấy nguy cơ ở đâu
dễ xảy ra bùng nổ nhất trong các khu vực trên.
Với sự thất bại của ông Nguyễn Tấn Dũng, Mỹ chưa nhìn thấy ai sẽ đủ sức
để thúc đẩy chuyển hóa ở Việt Nam tiếp tục trong trung hạn 5-10 năm tới,
nên tôi cho rằng Trump sẽ không ngồi chờ VN chuyển hóa như các đời tổng
thống trước đây, mà có khi ông muốn lôi Việt Nam vào vòng va chạm quân
sự để bắt buộc phải thay đổi đường lối. Đây là điều cả Việt Nam lẫn
thiên triều không muốn nhưng e rằng Trump đang muốn và Mỹ đang tính
toán.
Như vậy lời giải cho Việt Nam để tránh bị hai bên mang ra làm quân cờ
thí là cần chuyển hóa đủ nhanh để Mỹ lựa chọn quân cờ khác (có thể là
Phillipin với các bãi cạn). Mỹ-Trung trừ khi không có lựa chọn nào tốt
hơn thì mới dùng Việt Nam để tỷ thí lần nữa, do vai trò nhạy cảm của
Việt Nam đối với hai bên là không nước nào trong khu vực có thể thay thế
được.
Việt Nam vẫn còn thời gian để thoát khỏi thế chốt thí, nhưng vấn đề là có tự nỗ lực để thoát ra hay không.
Nguyễn An Dân 19/12/2016
Bàn ra tán vào (1)
quang dinh
BAO CHUẨN BỊ ÁN
*
Thời tiết cho Hồ Chí Minh ảm đạm
Thực vật còn chó má chẳng còn đâu
Từng đảng viên mỗi một đứa qua cầu
Tõm Mao xí chuẩn bị Huy Đức cống
*
Nguyễn Sinh Cung vì chúng tôi muốn sống
Giống loài người được dân chủ tự do
Không cần xin đải biểu tặng khoan hò
Luật lập hội Việt Tân thi hành án
*
Lệnh xé xác không chần chừ năm tháng
Dương Chí Tôn dụng đao quái tàn chi
Lã Phi Khanh hầu công tướng Lý Quỷ
Quỷ đầu tràm Bao Thanh Thiên Các Chú
*
Đệ nhất ác trùm sò lông Trọng lú
Nhị cùng hung chim cú Trần Đại Quang
Tam sát nhân bôi bác Vũ Ngọc Hoàng
Bốn Nguyễn Thị Doan can Tòng Thị Phóng
*
Lò Tôn Nữ Thị Ninh hầm giam lỏng
Tử cấm thành thằng trỏng cuội con trôi
Nguyễn Như Phong Lê Bình luận tù ngồi
Hoàng Trung Hải Bến Ninh Kiều chết đứng
*
TÂM THANH
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Con chốt Việt trong bàn cờ mới Trung - Mỹ
Với chính sách đối đầu mới của Trump đang thúc đẩy, bàn cờ kiềm chế Trung Quốc của Mỹ đã xoay qua hướng mới, chuyển từ tranh giành ảnh hưởng ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương chuyển sang bao vây
Với chính sách đối đầu mới của Trump đang thúc đẩy, bàn cờ kiềm chế
Trung Quốc của Mỹ đã xoay qua hướng mới, chuyển từ tranh giành ảnh hưởng
ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương chuyển sang bao vây và tiến công kinh
tế, song song đó là huy động 2 sinh tử phù là Đài Loan và Hong Kong để
tạo đà chuyển hóa Trung Quốc từ bên trong.
Nước cờ này được giới giang hồ đánh giá là lợi hại vì nếu Trump thua thì
Mỹ cũng không mất gì mấy (vì hiện nay đang kém thế TQ ở Châu Á- Thái
Bình Dương), nhưng nếu Trump thắng thì sẽ đưa đến nhiều bất ổn trong nội
bộ Trung Quốc. Không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề chính trị.
Đảng CSTQ sẽ mất niềm tin vào chính sách và đường lối mà họ đang tự tin
thực thi, dẫn đến mất phương hướng và phân rã nội bộ.
Vai trò của Việt Nam đứng ở vị trí tiền đồn ngăn chặn con đường bành
trướng duy nhất của Trung Quốc về phía Nam, ra biển Đông và eo biển
Malacca, tương tự như Kinh Châu trong tam quốc chiến Ngụy-Thục- Ngô.
1/ Kinh Châu ai lấy ?
Khi Lưu Bị vào Kinh Châu thì bá tánh đổ ra đường cờ hoa đón tiếp dù Lưu
Biểu đang là thái thú. Obama khi đến Việt Nam cũng được đón tiếp như vậy
cho thấy lòng dân hướng về Mỹ dù thể chế có quan hệ mật thiết với đảng
cầm quyền Trung Quốc.
Người ta bàn bạc phân tích nhiều về chuyến thăm của Obama đến Việt Nam,
nhưng ít ai nói (hoặc biết mà không nói) là chuyến thăm đó có mục đích
cao nhất là Mỹ muốn thăm dò xem quần chúng Việt Nam có ủng hộ Mỹ "quay
lại Việt Nam" hay không, hay kịch bản "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản"
một lần nữa diễn lại?
Trong phương trình tránh đối đầu trực tiếp với nhau về quân sự của
Mỹ-Trung thì dĩ nhiên bài toán va chạm quân sự của các tiểu quốc với
Trung Quốc là bài toán nhỏ mà hai bên phải tính đến. Chuyến thăm của
Obama chính là để Mỹ kiểm chứng cho một tham số quan trọng của phương
trình và Mỹ đã có kết quả làm họ hài lòng.
Khổng Minh ngày xưa cố vấn cho Lưu Bị thăm Kinh Châu cũng là để làm điều tương tự.
Mỹ hẳn nhiên sẽ hài lòng nếu Việt Nam giữ được vai trò trung lập thật
sự, Mỹ thừa khôn ngoan để hiểu dân tộc Việt Nam sẽ không thuộc Mỹ hoàn
toàn (để tránh vết xe VNCH trước đây) mà cân bằng ảnh hưởng là đủ để Mỹ
yên tâm về vấn đề Việt Nam để rảnh tay xếp các quân cờ khác. Tiếc thay
với sự thất bại của ông Nguyễn Tấn Dũng trong việc lên ngai vàng, Việt
Nam một lần nữa lại ở vào thế thân thiên triều như cũ.
Việt Nam đã bỏ lỡ một cơ hội để có động lực vươn lên thành con xe trong
bàn cờ khu vực, và với việc Trump đắc cử ngoài dự đoán (của đảng) đã làm
đảng ở vào thế việt vị. Trump là người thực dụng, làm việc đòi hỏi cụ
thể các yêu cầu và chi tiết, không hò hét ký tá chung chung về chủ
trương đường lối, ý ở ngoài lời...như kiểu các chính khách bài bản
chuyên nghiệp.
Với cá tính và phong cách của Trump, sẽ rất khó để Việt Nam viện ra các
lý cớ chung chung theo kiểu xưa nay "..tại vì...nhưng mà.." khi hợp tác
an ninh khu vực với Mỹ. Yes hay là No, nhanh gọn thế thôi.
2/ Định luật vạn vật hấp dẫn
Trung Quốc là một mặt trời khổng lồ đang hút các hành tinh nhỏ xung
quanh nó dần dần vào nó. Việt Nam sẽ bị hút nhanh hơn các nước nhỏ khác
vì sợi dây ý thức hệ. Quỹ đạo này sẽ không thay đổi trừ khi xảy ra các
sự kiện lớn như Việt Nam đổi mới chính trị trong chuyển hóa, hoặc có va
chạm quân sự với thiên triều.
Có thể thấy Trung Quốc rất muốn nắm chặt Việt Nam để khai thông cánh cửa
phía Nam nhằm mượn đường diệt Quắc, thế nên cũng không muốn Việt Nam
chuyển hóa hoặc va chạm quân sự làm Việt Nam thay đổi đường lối, nên khi
căng thẳng Việt-Trung lên cao, Trung Quốc thường chủ động tháo ngòi
trước (sự kiện giàn khoan HD 981 và việc giảm uy hiếp tàu cá VN sau khi
VN đưa tên lửa ra Trường Sa là những ví dụ gần nhất).
Nếu có 1 cuộc đối đầu quân sự Mỹ - Trung theo sách lược bao vây quân sự
để đối đầu kinh tế mà Trump đang bày bố. Thì nó sẽ diễn ra theo mô thức
như kiểu "chiến tranh Triều Tiên" mà chiến trường sẽ là Đài Loan, Biển
Đông, Quần Đảo Sensaku và...Việt Nam. Chúng ta có thể thấy nguy cơ ở đâu
dễ xảy ra bùng nổ nhất trong các khu vực trên.
Với sự thất bại của ông Nguyễn Tấn Dũng, Mỹ chưa nhìn thấy ai sẽ đủ sức
để thúc đẩy chuyển hóa ở Việt Nam tiếp tục trong trung hạn 5-10 năm tới,
nên tôi cho rằng Trump sẽ không ngồi chờ VN chuyển hóa như các đời tổng
thống trước đây, mà có khi ông muốn lôi Việt Nam vào vòng va chạm quân
sự để bắt buộc phải thay đổi đường lối. Đây là điều cả Việt Nam lẫn
thiên triều không muốn nhưng e rằng Trump đang muốn và Mỹ đang tính
toán.
Như vậy lời giải cho Việt Nam để tránh bị hai bên mang ra làm quân cờ
thí là cần chuyển hóa đủ nhanh để Mỹ lựa chọn quân cờ khác (có thể là
Phillipin với các bãi cạn). Mỹ-Trung trừ khi không có lựa chọn nào tốt
hơn thì mới dùng Việt Nam để tỷ thí lần nữa, do vai trò nhạy cảm của
Việt Nam đối với hai bên là không nước nào trong khu vực có thể thay thế
được.
Việt Nam vẫn còn thời gian để thoát khỏi thế chốt thí, nhưng vấn đề là có tự nỗ lực để thoát ra hay không.
Nguyễn An Dân 19/12/2016