Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Còn đâu Đài tưởng niệm Chiến Sĩ Trận Vong – Huế
LS Đặng Đình Mạnh
Đài tưởng niệm Chiến Sĩ Trận Vong tọa lạc tại ven bờ Nam Sông Hương, đối diện với cổng trường Quốc Học Huế, được chính quyền bảo hộ Pháp cho xây dựng, khánh thành ngày 18/09/1920. Là nơi tưởng niệm những binh sĩ Việt tham chiến và hy sinh trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tính đến nay, công trình này đã có giá trị non 100 năm tuổi.
Tuy công trình xây dựng theo chủ trương của chính quyền bảo hộ Pháp, nhưng có giá trị nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Khi ấy, một hội đồng gồm 12 người, do viên Khâm sứ Trung kỳ lúc đó làm chủ tịch đã chọn bản vẽ thiết kế là của tác giả Tôn Thất Sa, ông nguyên là giáo viên Trường Bá công Huế.
Nguyên thủy, đài tưởng niệm khắc tên những binh sĩ Việt đã hy sinh. Đến trước năm 1975, thì chính quyền Sài Gòn cũ cho sơn đắp dòng chữ “Việt Nam Cộng Hòa”, “Tổ quốc ghi ơn chiến sĩ tranh đấu cho độc lập và tự do”. Sau năm 1975 thì những dòng chữ này bị đục bỏ, đồng thời, cũng từ đó người ta thường gọi công trình cổ này là Bia Quốc học.
Trong cơn lụt lịch sử vào tháng 11/1999 ở miền Trung gây tử nạn gần 600 đồng bào, thì số người tử nạn tại Thừa Thiên – Huế đã quá nửa, gần 400 người. Thì chính tại Đài kỷ niệm này là nơi tập kết người tử nạn nằm la liệt để thân nhân nhận dạng. Sau sự kiện Mậu thân năm 1968, thì đây là lần thứ hai công chúng Huế phải chứng kiến quang cảnh hàng trăm quan tài gỗ được chở đến, chất chồng ở đấy.
Từ mục đích ban đầu cho đến nay, thì mặc nhiên Đài tưởng niệm này đã trở thành một công trình kiến trúc lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và đặc biệt, mang dấu ấn tâm linh sâu sắc.
Nay, cho rằng Đài kỷ niệm đã xuống cấp, nên, chính quyền Huế đã cho khởi công sửa chữa lại công trình vào tháng 11/2016. Trong những ngày gần đây, công chúng thành phố Huế ngỡ ngàng khi thấy Đài tưởng niệm được sơn mới bằng màu vàng chóe chói lọi.
Người có thẩm quyền biện bạch rằng màu vàng là màu nguyên thủy của Đài kỷ niệm, sau vài năm nó sẽ lại cũ như trước. Tuy vậy, trong một bức ảnh cũ lại cung cấp thông tin khác hẵn, tổng thể công trình có màu xanh ghi nhạt hoàn toàn phù hợp với cảnh quan xung quanh như nền trời thoáng đãng và dòng Hương Giang đằng sau … Theo đó, màu vàng chỉ là nét điểm xuyến nhẹ nhàng hiện diện ở các hoa văn trang trí mà thôi.
Khi sự việc đã lỡ làng, thì giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết công trình không được công nhận là di tích, cho nên, trung tâm bảo tồn của ông không có liên quan. Lý giải, ông cho rằng vì đây là công trình cho do thực dân Pháp xây dựng với mục đích mị dân, đề tên một số lính Việt Nam bị đưa sang chiến trường châu Âu và chết bên đó. Khi khánh thành thì vua Khải Định tới dự, với lai lịch như vậy thì nó (Đài kỷ niệm) chưa bao giờ được công nhận là di tích cả!?
Hóa ra, đối với chế độ, thì sự phân hóa bằng lý lịch không chỉ áp dụng cho con người, cho âm nhạc … mà cả những công trình kiến trúc cũng chịu chung số phận hẩm hiu khi trót ở “Bên thua cuộc”.
Đối với những người yêu quý các kiến trúc xây dựng cổ kính ở Huế, thì chính những nét rêu xanh, cũ kỹ của thời gian mới mang lại giá trị cho kiến trúc, vẻ đẹp thì tự thân kiến trúc đã có, không cần thêm tô son, trét phấn với đủ các màu sắc sặc sỡ như diễn tuồng trên sân khấu nữa. Nhưng có vẻ như những người có thẩm quyền phê duyệt tiền tỷ để “phá hủy” nhưng nhân danh tôn tạo kiến trúc không quá quan tâm điều đó, nhất là đối với công trình kiến trúc có lai lịch kém “tương thích” …
Thế nên, những kiến trúc có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và cả tâm linh ở Huế cứ ngày càng MỚI HƠN, TRẺ RA & RẺ ĐI …
Hỏi lòng có buồn, có giận không?
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Còn đâu Đài tưởng niệm Chiến Sĩ Trận Vong – Huế
LS Đặng Đình Mạnh
Đài tưởng niệm Chiến Sĩ Trận Vong tọa lạc tại ven bờ Nam Sông Hương, đối diện với cổng trường Quốc Học Huế, được chính quyền bảo hộ Pháp cho xây dựng, khánh thành ngày 18/09/1920. Là nơi tưởng niệm những binh sĩ Việt tham chiến và hy sinh trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tính đến nay, công trình này đã có giá trị non 100 năm tuổi.
Tuy công trình xây dựng theo chủ trương của chính quyền bảo hộ Pháp, nhưng có giá trị nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Khi ấy, một hội đồng gồm 12 người, do viên Khâm sứ Trung kỳ lúc đó làm chủ tịch đã chọn bản vẽ thiết kế là của tác giả Tôn Thất Sa, ông nguyên là giáo viên Trường Bá công Huế.
Nguyên thủy, đài tưởng niệm khắc tên những binh sĩ Việt đã hy sinh. Đến trước năm 1975, thì chính quyền Sài Gòn cũ cho sơn đắp dòng chữ “Việt Nam Cộng Hòa”, “Tổ quốc ghi ơn chiến sĩ tranh đấu cho độc lập và tự do”. Sau năm 1975 thì những dòng chữ này bị đục bỏ, đồng thời, cũng từ đó người ta thường gọi công trình cổ này là Bia Quốc học.
Trong cơn lụt lịch sử vào tháng 11/1999 ở miền Trung gây tử nạn gần 600 đồng bào, thì số người tử nạn tại Thừa Thiên – Huế đã quá nửa, gần 400 người. Thì chính tại Đài kỷ niệm này là nơi tập kết người tử nạn nằm la liệt để thân nhân nhận dạng. Sau sự kiện Mậu thân năm 1968, thì đây là lần thứ hai công chúng Huế phải chứng kiến quang cảnh hàng trăm quan tài gỗ được chở đến, chất chồng ở đấy.
Từ mục đích ban đầu cho đến nay, thì mặc nhiên Đài tưởng niệm này đã trở thành một công trình kiến trúc lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và đặc biệt, mang dấu ấn tâm linh sâu sắc.
Nay, cho rằng Đài kỷ niệm đã xuống cấp, nên, chính quyền Huế đã cho khởi công sửa chữa lại công trình vào tháng 11/2016. Trong những ngày gần đây, công chúng thành phố Huế ngỡ ngàng khi thấy Đài tưởng niệm được sơn mới bằng màu vàng chóe chói lọi.
Người có thẩm quyền biện bạch rằng màu vàng là màu nguyên thủy của Đài kỷ niệm, sau vài năm nó sẽ lại cũ như trước. Tuy vậy, trong một bức ảnh cũ lại cung cấp thông tin khác hẵn, tổng thể công trình có màu xanh ghi nhạt hoàn toàn phù hợp với cảnh quan xung quanh như nền trời thoáng đãng và dòng Hương Giang đằng sau … Theo đó, màu vàng chỉ là nét điểm xuyến nhẹ nhàng hiện diện ở các hoa văn trang trí mà thôi.
Khi sự việc đã lỡ làng, thì giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết công trình không được công nhận là di tích, cho nên, trung tâm bảo tồn của ông không có liên quan. Lý giải, ông cho rằng vì đây là công trình cho do thực dân Pháp xây dựng với mục đích mị dân, đề tên một số lính Việt Nam bị đưa sang chiến trường châu Âu và chết bên đó. Khi khánh thành thì vua Khải Định tới dự, với lai lịch như vậy thì nó (Đài kỷ niệm) chưa bao giờ được công nhận là di tích cả!?
Hóa ra, đối với chế độ, thì sự phân hóa bằng lý lịch không chỉ áp dụng cho con người, cho âm nhạc … mà cả những công trình kiến trúc cũng chịu chung số phận hẩm hiu khi trót ở “Bên thua cuộc”.
Đối với những người yêu quý các kiến trúc xây dựng cổ kính ở Huế, thì chính những nét rêu xanh, cũ kỹ của thời gian mới mang lại giá trị cho kiến trúc, vẻ đẹp thì tự thân kiến trúc đã có, không cần thêm tô son, trét phấn với đủ các màu sắc sặc sỡ như diễn tuồng trên sân khấu nữa. Nhưng có vẻ như những người có thẩm quyền phê duyệt tiền tỷ để “phá hủy” nhưng nhân danh tôn tạo kiến trúc không quá quan tâm điều đó, nhất là đối với công trình kiến trúc có lai lịch kém “tương thích” …
Thế nên, những kiến trúc có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và cả tâm linh ở Huế cứ ngày càng MỚI HƠN, TRẺ RA & RẺ ĐI …
Hỏi lòng có buồn, có giận không?