Đoạn Đường Chiến Binh
Con dốc cầu Nhị Thiên Đường!
Lê Anh Dũng
Dân vẫn mang trong tâm tư tính gàn bướng của một người thất chí lỡ thời. Những anh chàng lỡ thời, lỡ vận thường hay gàn và hay làm thơ yếm thế! Nhiều khi Dân tưởng mình là một ông đồ Trần Tế Xương tái sinh. Chàng cũng bày đặt ngâm thơ yếm thế, và thỉnh thoảng khoa chân múa tay lúc chỉ có một mình để vơi đi nỗi bực bội vẫn chất chứa từ ngày ra tù đến bấy giờ. Bấy giờ có nghĩa là năm một nghìn chín trăm tám mươi tám. Đã ra khỏi nhà tù ba năm có lẻ mà chẳng thể nào tìm cho mình được một việc làm nuôi thân. Vợ chàng xoay qua trở lại với cái nghề buôn gánh bán bưng ngoài chợ, nhưng thường hay bị quản lý thị trường rượt đuổi và có lần bị tịch thu mất trắng.
Với cái bằng “đại học cải tạo”, chàng đi hết công ty quốc doanh này đến cơ sở sản xuất khác để xin việc. Thỉnh thoảng cũng có nơi gọi chàng vào “phỏng vấn”, nhưng sau khi chàng trình bày hoàn cảnh, người ta bèn phán: “Anh phải có hộ khẩu ở địa phương thì chúng tôi mới duyệt xét được...!” Dân về lại phường khóm xin vào hộ khẩu thì tên Công an phường nói: “Muốn vào hộ khẩu, ít ra anh phải có công ăn việc làm đàng hoàng chứ cứ ngày nào cũng khơi khơi ngồi ngâm thơ thì ai mà cho vào hộ khẩu!” Rốt cuộc, chàng cứ phải lang thang chẳng nơi nào cho vào làm việc và cũng chẳng hy vọng được an cư!
Lúc mới từ trại tù về lại thành phố, thấy mấy đứa em chạy xích lô đạp về đêm, cũng được tí tiền còm. Anh bèn đề nghị cho tham gia. Thằng út nói:
- Anh Hai mà đạp xích lô thì có lẽ là thời vận đã hết rồi, lùn như anh làm sao cỡi chiếc xe cao ngồng và nhớ là khó điều khiển chứ chẳng phải đồ chơi đâu! - Thì cũng để cho tao thử xem đã chứ!
Chàng vừa nói vừa cười vừa ngắm chiếc xe đang đậu trước cửa nhà. Quả thật nó không phải dễ xữ dụng. Chàng nghĩ thế. Nhưng mình cứ thử xem, chẳng lẽ vô tài đến độ đạp xích lô cũng không được!
Thế là đêm hôm sau, Dân nhảy lên xe chạy một vòng từ ngã Bảy Chợ Lớn đến đường Hùng Vương. Trong lúc đang cố gắng làm quen với các thao tác và cái thắng tay thì chàng nghe một giọng “Xẩm” rất là Xẩm:
- Ê! Xích lô!
Chàng quay đầu lại phía góc đường, thấy một bà Xẩm mập và một đống đồ gì đó rất to tướng. Nghĩ trong bụng là mới ra quân mà đã trúng mánh. Quành xe lại và khó khăn lắm chàng mới tránh được một tốp người đi xe đạp. Khi dừng xe, anh cẩn thận nhãy xuống hỏi bà xẩm, giọng thăm dò:
- Bà gọi xích lô hả?
- Không gọi cái nị thì gọi ai! Bỏ cái bao này lên càng xe, chỡ ngộ qua bên kia cầu Nhị Thiên Đường. Mà cái nị lấy bao nhiêu tiền?
Chàng gãi đầu, chợt nhớ ra là mình quên hỏi mấy đứa em về giá cả những xuất xe trên các đoạn đường tiêu biểu để có khái niệm khi mặc cả với khách hàng. Lúng ta lúng túng, chàng nói với bà ta:
- Chứ mấy lần trước nị trả bao nhiêu tiền thì trả cho ngộ chừng đó cũng được.
Bà Xẩm cười tươi nói:
- Ừa! Để ngộ tính cho, không trả rẻ cho nị đâu mà!
Thế là chàng lay hoay đến bê bao bố to tổ chãng lên xe. Chiếc càng xe chổng về phía trước vì bao đồ nặng quá, sau khi chàng cong lưng muốn đứt hơi mới đem nổi nó lên. Cuối cùng thì bà Xẩm cũng ung dung ngồi vắt chân chữ ngũ trên cái bao. Trông bà giống như một lực sĩ đô vật xứ Phù Tang, còn chàng thì giống như con nhái đeo phía sau, cố đạp cho chiếc xe lết được trên đường đầy ổ gà. Lần đầu tiên ra quân mà quơ được món bở nặng ký, không biết bà Xẩm trả công bao nhiêu, chứ mồ hôi con, mồ hôi mẹ đang thi nhau tuôn ra uớt cả áo quần, hơi thở càng lúc càng to, càng đứt quãng như trâu muốn bứt cày... Từ đó mà đến chân cầu Nhị Thiên Đường gần một giờ đồng hồ. Bà Xẩm ngồi lâu quá, thấy xe chạy chậm quá bà cằn nhằn:
- Cái lị hết xí quách rồi sao hả, xe chạy giống như con rùa hã cái nị?
Chẳng còn sức đâu mà trả lời, chàng đang cố gắng vật lộn với chiếc xe. Nó chẳng muốn leo lên dốc mà chàng thì gần đứt hơi. Nhảy xuống xe, chàng gắng sức đẩy mà chiếc xe vẫn ì ra. Nó còn muốn thụt lùi, bánh xe tí nữa là cán trên bàn chân. Dân năn nỉ bà Xẩm:
- Cái nị làm ơn xuống xe để ngộ đẩy nó qua khúc dốc cầu, nị nặng quá, ngộ không có sức cho xe bò lên dốc được...
Bà Xẩm vừa bước xuống xe vừa cằn nhằn:
- Hộm nay ngộ xui mới gặp phải của nợ. Cái nị không còn xí quách mà đòi đạp xích lô thì chết nị cũng chết cả ngộ nữa, trễ giờ hết của ngộ rồi, biết không hả! Ngộ đâu có nặng bao nhiêu, mới có một trăm lẽ hai ký mà... Cái nị không biết điều, hứ!
Tuy mắng nhiếc như thế, bà xẩm cũng cho tay vào đẩy giúp chàng cho đến khi nó lên được hết con dốc. Bà xẩm lại cằn nhằn:
- Xe của nị không cho dầu mỡ gì hết trơn nên đẩy nặng thấy mồ. Ngộ đẩy cũng muốn ói máu...
- Cái bao của nị nặng chứ xe gì nặng, chút nữa phải trả tiền ngộ gấp hai đó! Chàng mau miệng trả lời bà xẩm.
- Hứ! Cái nị đã làm trễ việc của ngộ rồi còn đòi thêm tiền gì, thôi đi mau lên ông nội!
Vừa nói bà vừa leo lên xe trong lúc Dân cố giữ cho chiếc xe khỏi tụt dốc, chàng có cảm giác như mấy cột xương sống của mình đang vỡ ra từng khúc với sức nặng bà xẩm... Sau cùng chàng lấy trớn để nhãy lên xe, chàng cảm thấy nhẹ lâng lâng khi chiếc xe từ từ xuống dốc. Gió dưới sông thổi lên mát rượi làm cho chiếc áo đầy mồ hôi thấm mát từng cơ bắp. Chàng đang thưởng thức cảm giác đó, như có một sức mạnh vô hình nào làm cho chàng hồi sức. Chiếc xe càng lúc càng tăng tốc, chạy mau xuống dốc thì bà xẩm hét:
- Thắng lại! Thắng lại! Chết ngộ rồi...
Dân choàng tỉnh quơ vội thắng tay, nhưng quá trễ, chiếc xích lô theo đà con dốc chạy mau như con bò điên không ai có thể kềm hãm được. Dân cố sức ghì tay thắng, cố kèm cho hai bàn đạp không tụt khỏi chân... Nhưng theo trớn chạy mau của chiếc xe, bàn chân trật khỏi bàn đạp, quất mạnh vào ống quyển của Dân như có ai lấy búa nện vào. Chiếc xe nghiêng qua một bên và chạy thẳng lên lề đường. Cuối cùng nó lăn quay ba vòng từ dốc cầu xuống phía dưới mấy thước.
Khi Dân choàng tỉnh lồm cồm bò dậy, hai ống quyển đau đớn kinh khủng, đi muốn không nổi. Có chất gì ươn ướt trên gò má. Chàng lấy tay quệt và soi lên ánh đèn đường vàng yếu ớt. Máu không biết từ đâu đã thấm bàn tay. Dân chưa kịp nghĩ ra mình phải làm gì lúc này thì bà xẩm cũng từ gầm chiếc xích lô vừa rên hừ hừ vừa bò ra. Bao bố hàng hóa tung toé khắp nơi. Những gói nho nh ỏ nằm trên bờ cỏ và cả trên nền xi măng vệ đường. Bà xẩm hét về phía Dân:
- Cái nị còn ngồi đó hã, mau lượm hết bỏ vô bao cho ngộ. Chết cha ngộ rồi, mau lên không thì công an tóm cả nị nữa đó...!
Nghe công an, chàng không cần biết là gì nữa, quên đau, vội chạy lại thu gom “tang vật”. Nhưng đôi chân như níu trì chàng lại, vết thương khá nặng làm chàng muốn xỉu. Nhưng vì sợ quá chàng phải bò đứng dậy gom góp các gói trăng trắng rãi rác khắp nơi. Thì ra chàng đã chở một bao bố toàn bột ngọt. Thất kinh chàng muốn chuồn cho lẹ để mặc bà xẩm với những thứ quỉ sứ đó, nhưng có lẽ bà xẩm đã đoán được ý chàng nên lên tiếng năn nỉ:
- Cái nị giúp ngộ, ngộ sẽ cho cái nị mấy bao đem về làm quà cho bà xã mà. Ngộ đang bị cái gì nó cắt cái đầu gối không ngồi dậy được.
Thôi thì một liều ba bảy cũng liều, lần đầu tiên chàng có cảm giác mình đang toa rập buôn đồ lậu. Nhưng nghĩ lại, cả một miền Nam đang đắm chìm trong đói khát và tang thương, ai ai cũng cố sức tìm miếng ăn manh áo trong bất cứ trạng huống nguy hiểm nào... Thì hành động vô tình của chàng có thấm tháp gì. Nghĩ như thế nên Dân gượng nhếch mép cười, thu gom toàn bộ những bao rơi vãi, dồn lại vào bao bố, cột chặt lại cho bà xẩm trong lúc bà ta vừa rên vừa bò tìm đôi dép.
Đang lay hoay với bao bố nặng và chiếc xe xích lô, Dân nhìn từ xa có hai công an đang đạp xe đạp lên dốc cầu. Chàng lẳng lặng leo lên xe... Nhưng chiếc bánh xe bên phải đã cong, nó cứ cọ sát vào sườn xe không chịu nhúc nhích. Hoảng quá, chàng đành làm bộ nhãy xuống xăng xăng trong tư thế đang sửa xe và làm như mình không dính dấp gì đến bà xẩm đang xanh mặt ngồi im trong xó tối dưới dốc cầu. Cũng may hai tên áo vàng không để ý vì đang bận vừa đạp xe vừa tranh luận điều gì đó cũng gay gắt không kém những giọt mồ hôi hai gã đang đổ ra vì con dốc cầu Nhị Thiên Đường...
Khi hai công an đi xa chỗ con dốc, bà xẩm lên tiếng:
- Tụ cái lụ mụ hậy! Cái nị không chuồn đi còn đứng làm gì đó. Xui lắm mới gặp nị. Thôi để ngộ kêu xe khác, cái nị cút đi!
Chàng cố dắt chiếc xe lên con dốc và quên rằng chiếc xe đã hư, tiền thì bà xẩm chưa trả, mấy gói bột ngọt cũng chưa kịp lấy để trừ tiền công. Chàng nghĩ, có lẽ mình phải đem đi sửa mới đạp xe về nhà được. Nghĩ đến đó chàng mới nhớ ra mình chẳng có xu teng nào trong túi và chưa đòi tiền công với bà xẩm. Dân quay lại gặp bà xẩm, lúc ấy bà đang lay hoay lôi xềnh xệch cái bao bố dưới đất. Vừa lôi bà vừa rên. Đến bên cạnh bà xẩm, chàng lên tiếng:
- Cái nị chưa cho tiền công ngộ. Ngộ cũng chưa lấy bột ngọt của nị. Bây giờ nị tính cho ngộ chớ!
Bà xẩm quay lại sa sầm nét mặt. Lúc nầy hai con mắt bà trông dữ dằn không thể nào tả được. Bà hét:
- Cút đi! Cái nị làm ngộ bị thương gần chết còn đòi gì nữa?
- Nị không trả tiền cho ngộ, ngộ la làng cho công an đến bắt nị cho coi! Dân cũng không kém, chàng liều mạng hăm dọa.
Nói rồi chàng làm bộ lấy hai tay làm loa để la to:
- Bớ...
- Thôi thôi đừng có la! Ngộ chịu thua cái nị. Tiền đây, trời ơi xui xẻo mới gặp cái nị. Trời ơi là trời!
Bà móc túi dúi cho Dân một đống giấy bạc mà không đếm. Chàng được thể cao giọng:
- Còn nị hứa cho mấy gói bột ngọt thì bây giờ ngộ lấy chứ!
- Trời ơi, còn đòi gì nữa đây. Thôi nị lấy hai gói rồi cút đi... Hừ hừ...!
Dân nhét vội hai gói bột ngọt phía sau xích lô rồi quay xe đẩy xuôi xuống dốc cầu để tìm nơi sửa chữa. Mặc cho bà xẩm bù lu, bù loa lầm bầm trong miệng mắng nhiếc và cao giọng gọi một chiếc xích lô khác vừa trong ngõ hẻm chạy ra. Chàng cũng thấy toàn thân rã rời, muốn kiếm một nơi nào đó nằm xuống. Hai chân lê không muốn nổi vì hai ống quyển bầm ứ máu. Trên đầu, một vết cắt dài máu ri rỉ chưa muốn thôi... Nhưng thấy đã khuya, chàng cố tìm nơi nào đó có người chuyên sửa bánh cho chiếc xe xui xẻo cũng là ngày đầu tiên ra quân nhớ đời của mình... Cuộc sống lam lũ cuả những người lao động ở Việt Nam hiện nay.
***
Dân đạp xe về đến nhà thì đã gần mười hai giờ đêm. Cả nhà đang ngồi nóng ruột chờ chàng. Mọi người đều lo lắng vì cho rằng có điều gì đó bất thường nên đã khuya mà Dân chưa về! Hơn nữa, đây là ngày đầu tiên Dân vừa làm quen với chiêc xích lô vừa ra đường kiếm cơm với cái xe chưa từng xử dụng... Khi vừa thắng xe trước cửa, mọi người chạy ra há hốc miệng không thốt lên lời. Trước mắt mọi người là một anh chàng quấn băng trắng trên đầu, hai ống chân là hai băng khác cột bằng hai mảnh áo rách, giống như một thương binh từ chiến trường chưa được về nằm quân y viện. Mọi người dìu Dân vào trong. Chàng vừa uống ly nước chanh đường do vợ chàng đem đến, vừa thuật chuyện cho mọi người nghe. Những tấm áo rách băng cầm máu ở ống chân và trên đầu là do anh chàng sửa xe gần cầu Nhị Thiên Đường, cũng là một người tù vừa được tha về mấy tháng trước đã băng bó cho Dân... Nghe xong câu chuyện, ai cũng bò lăn ra cười thay vì khóc. Họ cố tình làm như là trò vui không có gì nhưng trong ánh mắt nói lên sự cảm thông, chia xẻ nổi đắng cay với mấy vết thương trên người chàng... Cả nhà cười ra nước mắt khi thấy Dân lần đầu tiên ra quân kiếm cơm. Má Dân vừa cười vừa lấy khăn lau mắt vừa nói:
- Thằng Dân đúng là Khương Tử Nha đang lỡ vận!
Từ đó không còn ai khuyến khích chàng chạy xích lô đạp. Cũng từ đó Dân sợ nghe nói đến chiếc xích lô và câu chuyện bà xẩm mập với bao bột ngọt.
Cũng từ đó, cầu Nhị Thiên Đường là một địa danh nhớ đời trong đầu người đạp xích lô lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng mang tên Dân! Cũng từ đó, chàng cứ dài lưng ra báo vợ báo con, ngâm thơ... cho đến một ngày mấy thằng Hoa Kỳ mát giây rước cả gia đình chàng cùng với một tập thể cựu tù nhân chính trị qua định cư trên xứ Cờ Hoa. Cuộc đổi đời bất ngờ nầy là một dấu móc ngoặc lịch sử của những con người tưởng như chỉ còn chờ chết trong thân tàn ma dại và con cái cũng chỉ là những cu li cạo mủ cao su hay ngon lắm cũng làm được chức “công nhân tiên tiến”...
Thế là mấy đứa con Dân, sau khi định cư, chúng đã cố gắng vươn lên theo
lời khuyến khích từ cha mẹ. Chúng đã vượt qua đoạn đường dài trong học
đường để không phải mặc chiếc áo cổ xanh, và cũng chẳng bao giờ phải
nghĩ đến chiếc xích lô mà cha chúng có lần vật lộn trên con dốc cầu Nhị
Thiên Đường...!
Sinh Tồn
Bàn ra tán vào (0)
Con dốc cầu Nhị Thiên Đường!
Lê Anh Dũng
Dân vẫn mang trong tâm tư tính gàn bướng của một người thất chí lỡ thời. Những anh chàng lỡ thời, lỡ vận thường hay gàn và hay làm thơ yếm thế! Nhiều khi Dân tưởng mình là một ông đồ Trần Tế Xương tái sinh. Chàng cũng bày đặt ngâm thơ yếm thế, và thỉnh thoảng khoa chân múa tay lúc chỉ có một mình để vơi đi nỗi bực bội vẫn chất chứa từ ngày ra tù đến bấy giờ. Bấy giờ có nghĩa là năm một nghìn chín trăm tám mươi tám. Đã ra khỏi nhà tù ba năm có lẻ mà chẳng thể nào tìm cho mình được một việc làm nuôi thân. Vợ chàng xoay qua trở lại với cái nghề buôn gánh bán bưng ngoài chợ, nhưng thường hay bị quản lý thị trường rượt đuổi và có lần bị tịch thu mất trắng.
Với cái bằng “đại học cải tạo”, chàng đi hết công ty quốc doanh này đến cơ sở sản xuất khác để xin việc. Thỉnh thoảng cũng có nơi gọi chàng vào “phỏng vấn”, nhưng sau khi chàng trình bày hoàn cảnh, người ta bèn phán: “Anh phải có hộ khẩu ở địa phương thì chúng tôi mới duyệt xét được...!” Dân về lại phường khóm xin vào hộ khẩu thì tên Công an phường nói: “Muốn vào hộ khẩu, ít ra anh phải có công ăn việc làm đàng hoàng chứ cứ ngày nào cũng khơi khơi ngồi ngâm thơ thì ai mà cho vào hộ khẩu!” Rốt cuộc, chàng cứ phải lang thang chẳng nơi nào cho vào làm việc và cũng chẳng hy vọng được an cư!
Lúc mới từ trại tù về lại thành phố, thấy mấy đứa em chạy xích lô đạp về đêm, cũng được tí tiền còm. Anh bèn đề nghị cho tham gia. Thằng út nói:
- Anh Hai mà đạp xích lô thì có lẽ là thời vận đã hết rồi, lùn như anh làm sao cỡi chiếc xe cao ngồng và nhớ là khó điều khiển chứ chẳng phải đồ chơi đâu! - Thì cũng để cho tao thử xem đã chứ!
Chàng vừa nói vừa cười vừa ngắm chiếc xe đang đậu trước cửa nhà. Quả thật nó không phải dễ xữ dụng. Chàng nghĩ thế. Nhưng mình cứ thử xem, chẳng lẽ vô tài đến độ đạp xích lô cũng không được!
Thế là đêm hôm sau, Dân nhảy lên xe chạy một vòng từ ngã Bảy Chợ Lớn đến đường Hùng Vương. Trong lúc đang cố gắng làm quen với các thao tác và cái thắng tay thì chàng nghe một giọng “Xẩm” rất là Xẩm:
- Ê! Xích lô!
Chàng quay đầu lại phía góc đường, thấy một bà Xẩm mập và một đống đồ gì đó rất to tướng. Nghĩ trong bụng là mới ra quân mà đã trúng mánh. Quành xe lại và khó khăn lắm chàng mới tránh được một tốp người đi xe đạp. Khi dừng xe, anh cẩn thận nhãy xuống hỏi bà xẩm, giọng thăm dò:
- Bà gọi xích lô hả?
- Không gọi cái nị thì gọi ai! Bỏ cái bao này lên càng xe, chỡ ngộ qua bên kia cầu Nhị Thiên Đường. Mà cái nị lấy bao nhiêu tiền?
Chàng gãi đầu, chợt nhớ ra là mình quên hỏi mấy đứa em về giá cả những xuất xe trên các đoạn đường tiêu biểu để có khái niệm khi mặc cả với khách hàng. Lúng ta lúng túng, chàng nói với bà ta:
- Chứ mấy lần trước nị trả bao nhiêu tiền thì trả cho ngộ chừng đó cũng được.
Bà Xẩm cười tươi nói:
- Ừa! Để ngộ tính cho, không trả rẻ cho nị đâu mà!
Thế là chàng lay hoay đến bê bao bố to tổ chãng lên xe. Chiếc càng xe chổng về phía trước vì bao đồ nặng quá, sau khi chàng cong lưng muốn đứt hơi mới đem nổi nó lên. Cuối cùng thì bà Xẩm cũng ung dung ngồi vắt chân chữ ngũ trên cái bao. Trông bà giống như một lực sĩ đô vật xứ Phù Tang, còn chàng thì giống như con nhái đeo phía sau, cố đạp cho chiếc xe lết được trên đường đầy ổ gà. Lần đầu tiên ra quân mà quơ được món bở nặng ký, không biết bà Xẩm trả công bao nhiêu, chứ mồ hôi con, mồ hôi mẹ đang thi nhau tuôn ra uớt cả áo quần, hơi thở càng lúc càng to, càng đứt quãng như trâu muốn bứt cày... Từ đó mà đến chân cầu Nhị Thiên Đường gần một giờ đồng hồ. Bà Xẩm ngồi lâu quá, thấy xe chạy chậm quá bà cằn nhằn:
- Cái lị hết xí quách rồi sao hả, xe chạy giống như con rùa hã cái nị?
Chẳng còn sức đâu mà trả lời, chàng đang cố gắng vật lộn với chiếc xe. Nó chẳng muốn leo lên dốc mà chàng thì gần đứt hơi. Nhảy xuống xe, chàng gắng sức đẩy mà chiếc xe vẫn ì ra. Nó còn muốn thụt lùi, bánh xe tí nữa là cán trên bàn chân. Dân năn nỉ bà Xẩm:
- Cái nị làm ơn xuống xe để ngộ đẩy nó qua khúc dốc cầu, nị nặng quá, ngộ không có sức cho xe bò lên dốc được...
Bà Xẩm vừa bước xuống xe vừa cằn nhằn:
- Hộm nay ngộ xui mới gặp phải của nợ. Cái nị không còn xí quách mà đòi đạp xích lô thì chết nị cũng chết cả ngộ nữa, trễ giờ hết của ngộ rồi, biết không hả! Ngộ đâu có nặng bao nhiêu, mới có một trăm lẽ hai ký mà... Cái nị không biết điều, hứ!
Tuy mắng nhiếc như thế, bà xẩm cũng cho tay vào đẩy giúp chàng cho đến khi nó lên được hết con dốc. Bà xẩm lại cằn nhằn:
- Xe của nị không cho dầu mỡ gì hết trơn nên đẩy nặng thấy mồ. Ngộ đẩy cũng muốn ói máu...
- Cái bao của nị nặng chứ xe gì nặng, chút nữa phải trả tiền ngộ gấp hai đó! Chàng mau miệng trả lời bà xẩm.
- Hứ! Cái nị đã làm trễ việc của ngộ rồi còn đòi thêm tiền gì, thôi đi mau lên ông nội!
Vừa nói bà vừa leo lên xe trong lúc Dân cố giữ cho chiếc xe khỏi tụt dốc, chàng có cảm giác như mấy cột xương sống của mình đang vỡ ra từng khúc với sức nặng bà xẩm... Sau cùng chàng lấy trớn để nhãy lên xe, chàng cảm thấy nhẹ lâng lâng khi chiếc xe từ từ xuống dốc. Gió dưới sông thổi lên mát rượi làm cho chiếc áo đầy mồ hôi thấm mát từng cơ bắp. Chàng đang thưởng thức cảm giác đó, như có một sức mạnh vô hình nào làm cho chàng hồi sức. Chiếc xe càng lúc càng tăng tốc, chạy mau xuống dốc thì bà xẩm hét:
- Thắng lại! Thắng lại! Chết ngộ rồi...
Dân choàng tỉnh quơ vội thắng tay, nhưng quá trễ, chiếc xích lô theo đà con dốc chạy mau như con bò điên không ai có thể kềm hãm được. Dân cố sức ghì tay thắng, cố kèm cho hai bàn đạp không tụt khỏi chân... Nhưng theo trớn chạy mau của chiếc xe, bàn chân trật khỏi bàn đạp, quất mạnh vào ống quyển của Dân như có ai lấy búa nện vào. Chiếc xe nghiêng qua một bên và chạy thẳng lên lề đường. Cuối cùng nó lăn quay ba vòng từ dốc cầu xuống phía dưới mấy thước.
Khi Dân choàng tỉnh lồm cồm bò dậy, hai ống quyển đau đớn kinh khủng, đi muốn không nổi. Có chất gì ươn ướt trên gò má. Chàng lấy tay quệt và soi lên ánh đèn đường vàng yếu ớt. Máu không biết từ đâu đã thấm bàn tay. Dân chưa kịp nghĩ ra mình phải làm gì lúc này thì bà xẩm cũng từ gầm chiếc xích lô vừa rên hừ hừ vừa bò ra. Bao bố hàng hóa tung toé khắp nơi. Những gói nho nh ỏ nằm trên bờ cỏ và cả trên nền xi măng vệ đường. Bà xẩm hét về phía Dân:
- Cái nị còn ngồi đó hã, mau lượm hết bỏ vô bao cho ngộ. Chết cha ngộ rồi, mau lên không thì công an tóm cả nị nữa đó...!
Nghe công an, chàng không cần biết là gì nữa, quên đau, vội chạy lại thu gom “tang vật”. Nhưng đôi chân như níu trì chàng lại, vết thương khá nặng làm chàng muốn xỉu. Nhưng vì sợ quá chàng phải bò đứng dậy gom góp các gói trăng trắng rãi rác khắp nơi. Thì ra chàng đã chở một bao bố toàn bột ngọt. Thất kinh chàng muốn chuồn cho lẹ để mặc bà xẩm với những thứ quỉ sứ đó, nhưng có lẽ bà xẩm đã đoán được ý chàng nên lên tiếng năn nỉ:
- Cái nị giúp ngộ, ngộ sẽ cho cái nị mấy bao đem về làm quà cho bà xã mà. Ngộ đang bị cái gì nó cắt cái đầu gối không ngồi dậy được.
Thôi thì một liều ba bảy cũng liều, lần đầu tiên chàng có cảm giác mình đang toa rập buôn đồ lậu. Nhưng nghĩ lại, cả một miền Nam đang đắm chìm trong đói khát và tang thương, ai ai cũng cố sức tìm miếng ăn manh áo trong bất cứ trạng huống nguy hiểm nào... Thì hành động vô tình của chàng có thấm tháp gì. Nghĩ như thế nên Dân gượng nhếch mép cười, thu gom toàn bộ những bao rơi vãi, dồn lại vào bao bố, cột chặt lại cho bà xẩm trong lúc bà ta vừa rên vừa bò tìm đôi dép.
Đang lay hoay với bao bố nặng và chiếc xe xích lô, Dân nhìn từ xa có hai công an đang đạp xe đạp lên dốc cầu. Chàng lẳng lặng leo lên xe... Nhưng chiếc bánh xe bên phải đã cong, nó cứ cọ sát vào sườn xe không chịu nhúc nhích. Hoảng quá, chàng đành làm bộ nhãy xuống xăng xăng trong tư thế đang sửa xe và làm như mình không dính dấp gì đến bà xẩm đang xanh mặt ngồi im trong xó tối dưới dốc cầu. Cũng may hai tên áo vàng không để ý vì đang bận vừa đạp xe vừa tranh luận điều gì đó cũng gay gắt không kém những giọt mồ hôi hai gã đang đổ ra vì con dốc cầu Nhị Thiên Đường...
Khi hai công an đi xa chỗ con dốc, bà xẩm lên tiếng:
- Tụ cái lụ mụ hậy! Cái nị không chuồn đi còn đứng làm gì đó. Xui lắm mới gặp nị. Thôi để ngộ kêu xe khác, cái nị cút đi!
Chàng cố dắt chiếc xe lên con dốc và quên rằng chiếc xe đã hư, tiền thì bà xẩm chưa trả, mấy gói bột ngọt cũng chưa kịp lấy để trừ tiền công. Chàng nghĩ, có lẽ mình phải đem đi sửa mới đạp xe về nhà được. Nghĩ đến đó chàng mới nhớ ra mình chẳng có xu teng nào trong túi và chưa đòi tiền công với bà xẩm. Dân quay lại gặp bà xẩm, lúc ấy bà đang lay hoay lôi xềnh xệch cái bao bố dưới đất. Vừa lôi bà vừa rên. Đến bên cạnh bà xẩm, chàng lên tiếng:
- Cái nị chưa cho tiền công ngộ. Ngộ cũng chưa lấy bột ngọt của nị. Bây giờ nị tính cho ngộ chớ!
Bà xẩm quay lại sa sầm nét mặt. Lúc nầy hai con mắt bà trông dữ dằn không thể nào tả được. Bà hét:
- Cút đi! Cái nị làm ngộ bị thương gần chết còn đòi gì nữa?
- Nị không trả tiền cho ngộ, ngộ la làng cho công an đến bắt nị cho coi! Dân cũng không kém, chàng liều mạng hăm dọa.
Nói rồi chàng làm bộ lấy hai tay làm loa để la to:
- Bớ...
- Thôi thôi đừng có la! Ngộ chịu thua cái nị. Tiền đây, trời ơi xui xẻo mới gặp cái nị. Trời ơi là trời!
Bà móc túi dúi cho Dân một đống giấy bạc mà không đếm. Chàng được thể cao giọng:
- Còn nị hứa cho mấy gói bột ngọt thì bây giờ ngộ lấy chứ!
- Trời ơi, còn đòi gì nữa đây. Thôi nị lấy hai gói rồi cút đi... Hừ hừ...!
Dân nhét vội hai gói bột ngọt phía sau xích lô rồi quay xe đẩy xuôi xuống dốc cầu để tìm nơi sửa chữa. Mặc cho bà xẩm bù lu, bù loa lầm bầm trong miệng mắng nhiếc và cao giọng gọi một chiếc xích lô khác vừa trong ngõ hẻm chạy ra. Chàng cũng thấy toàn thân rã rời, muốn kiếm một nơi nào đó nằm xuống. Hai chân lê không muốn nổi vì hai ống quyển bầm ứ máu. Trên đầu, một vết cắt dài máu ri rỉ chưa muốn thôi... Nhưng thấy đã khuya, chàng cố tìm nơi nào đó có người chuyên sửa bánh cho chiếc xe xui xẻo cũng là ngày đầu tiên ra quân nhớ đời của mình... Cuộc sống lam lũ cuả những người lao động ở Việt Nam hiện nay.
***
Dân đạp xe về đến nhà thì đã gần mười hai giờ đêm. Cả nhà đang ngồi nóng ruột chờ chàng. Mọi người đều lo lắng vì cho rằng có điều gì đó bất thường nên đã khuya mà Dân chưa về! Hơn nữa, đây là ngày đầu tiên Dân vừa làm quen với chiêc xích lô vừa ra đường kiếm cơm với cái xe chưa từng xử dụng... Khi vừa thắng xe trước cửa, mọi người chạy ra há hốc miệng không thốt lên lời. Trước mắt mọi người là một anh chàng quấn băng trắng trên đầu, hai ống chân là hai băng khác cột bằng hai mảnh áo rách, giống như một thương binh từ chiến trường chưa được về nằm quân y viện. Mọi người dìu Dân vào trong. Chàng vừa uống ly nước chanh đường do vợ chàng đem đến, vừa thuật chuyện cho mọi người nghe. Những tấm áo rách băng cầm máu ở ống chân và trên đầu là do anh chàng sửa xe gần cầu Nhị Thiên Đường, cũng là một người tù vừa được tha về mấy tháng trước đã băng bó cho Dân... Nghe xong câu chuyện, ai cũng bò lăn ra cười thay vì khóc. Họ cố tình làm như là trò vui không có gì nhưng trong ánh mắt nói lên sự cảm thông, chia xẻ nổi đắng cay với mấy vết thương trên người chàng... Cả nhà cười ra nước mắt khi thấy Dân lần đầu tiên ra quân kiếm cơm. Má Dân vừa cười vừa lấy khăn lau mắt vừa nói:
- Thằng Dân đúng là Khương Tử Nha đang lỡ vận!
Từ đó không còn ai khuyến khích chàng chạy xích lô đạp. Cũng từ đó Dân sợ nghe nói đến chiếc xích lô và câu chuyện bà xẩm mập với bao bột ngọt.
Cũng từ đó, cầu Nhị Thiên Đường là một địa danh nhớ đời trong đầu người đạp xích lô lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng mang tên Dân! Cũng từ đó, chàng cứ dài lưng ra báo vợ báo con, ngâm thơ... cho đến một ngày mấy thằng Hoa Kỳ mát giây rước cả gia đình chàng cùng với một tập thể cựu tù nhân chính trị qua định cư trên xứ Cờ Hoa. Cuộc đổi đời bất ngờ nầy là một dấu móc ngoặc lịch sử của những con người tưởng như chỉ còn chờ chết trong thân tàn ma dại và con cái cũng chỉ là những cu li cạo mủ cao su hay ngon lắm cũng làm được chức “công nhân tiên tiến”...
Thế là mấy đứa con Dân, sau khi định cư, chúng đã cố gắng vươn lên theo
lời khuyến khích từ cha mẹ. Chúng đã vượt qua đoạn đường dài trong học
đường để không phải mặc chiếc áo cổ xanh, và cũng chẳng bao giờ phải
nghĩ đến chiếc xích lô mà cha chúng có lần vật lộn trên con dốc cầu Nhị
Thiên Đường...!
Sinh Tồn