Thân Hữu Tiếp Tay...
Con gì đây ? - NGUYỄN BÁ CHỔI
Thấy cô gái Huế, chân đi không đành”
Học trò cả nước đi thi,
Thấy mặt Ninh thị, bỏ thi chạy về
Thời gian qua, thiên hạ “bức xúc” tức là nóng
nực bực mình xúc đủ thứ quăng vào mặt một người đàn bà mang lý lịch xuất xứ từ
đất Thần Kinh, nhưng Cu Tèo không tin thị ta là dân... “Gái Huế”.
Thực ra thì chuyện Thị Ninh huế hay không huế
chả dính dáng đến hạnh phúc của Cu cả, vì cu ta không phải là dân Huế, và cái
Hĩm tức là Tèo phu nhân cũng chẳng dây mơ rễ má gì ráo với nơi một thời được
gọi là kinh đô thần bí.
Như thế, Cu Tèo không “có nhu cầu” để nhảy vào
“bênh” Huế, bắt “con sâu” Thị Ninh “làm rầu nồi canh” Huế của người ta, mà “lợi
bất cập hại”, có khi không chừng lại bị “làm ơn mắc oán”... Nhưng vì lỡ mang
trong mình “dòng máu anh hùng”, à quên, anh “học trò xứ Nghệ” năm xửa
năm xưa “thấy cô gái Huế chân đi không đành”, nên buộc lòng phải cầm que
bắt con sâu thị.
“Học trò xứ Nghệ vô thi,
Thấy cô gái Huế, chân đi
không đành”
“Cô gái Huế” mà “tỷ tỷ” anh học trò từ xứ Nghệ vô, hay nơi xứ Quảng ra “thấy”
trong ca dao, ai cũng biết đó không phải là một cá nhân riêng biệt nào, mà nói
chung là tất cả các cô gái Huế; trong ra, ngoài vô, học trò xứ Quảng, xứ Nghệ
khi đặt chân đến kinh đô, hễ thấy bất cứ cô gái Huế nào cũng đều “chân đi không
đành”.
“Hội” chứng “bó chân” khi thấy cô gái Huế của
“tuyệt đại bộ phận nhân dân” học trò hai xứ đàng trong lẫn đàng ngoài đã khiến
Cu Tèo “bức xúc”. Lại “bức xúc”, nhưng “bức xúc” ở đây diễn nghĩa là thắc mắc-
Tại sao, nói theo kiểu “60 Phút Mở” của Tạ Thị Loan trên đài đảng, “Động
cơ nào đã khiến học trò xứ Nghệ xứ Quảng đi thi mà khi thấy gái Huế là hai chân
quay ra chây lười lao động, không chịu hồ hởi phấn khởi tiếp tục đi đến trường
thi nữa?”.
Cu Tèo bèn đi tìm hiểu “động cơ nào đã khiến
chân bọn học trò đang đi thi lại chuyển sang đứng nhìn… gái Huế”. Và sau đây là
trả lời của Thầy Gu Gồ: Vì con gái Huế có những đức tính sau đây:
1.
Con gái Huế sống nền nếp
gia phong;
2.
Con gái Huế sống thân
thiện và đặc biệt thiện tâm;
3.
Con gái Huế kín đáo và
trầm lặng;
4.
Con gái Huế dịu dàng và
e ấp ; (*)
Đem đối chiếu những đức tính của con gái Huế
trên đây với những “đức tính” của Thị Ninh mà bạn đọc đã chán ngấy khi phải
thấy trên mạng Anh Tẹc Nét do nhiều tác giả viết và còm-sĩ còm, ai cũng dễ dàng
nhận ra Thị Ninh, tuy mang họ Tôn Nữ, không phải là con gái của Huế. Một cách
túm gọn:
Nếu sống nền nếp gia phong, Thị Ninh đã không
phản trắc VNCH để chạy theo CS phá nát gia phong;
Nếu sống thân thiện và đặc biệt thiện tâm, Thị
Ninh đã không chống lại thiện tâm của Bob Kerrey;
Nếu kín đáo và trầm lặng, Thị Ninh đã
không làm cái loa tung hô và tuyên truyền cho bọn khủng bố sát hại đồng bào
mình, đặc biệt hàng ngàn “đồng hương” Huế ;
Nếu dịu dàng và e ấp, Thị Ninh đã không
có bộ mặt như thị đang “sỡ hữu”...
Thị Ninh không phải là con gái của Huế. Rõ ràng
là như thế rồi chứ còn gì nữa. Tuy vậy y thị vẫn là con, nhưng là con gì đây ?
Học
trò cả nước đi thi,
Thấy mặt Ninh thị, bỏ
thi chạy về
Ghi chú:
(*) http://tamnhin.net/6-ly-do-nen-lay-gai-hue-lam-vo-15950.html
Con gì đây ? - NGUYỄN BÁ CHỔI
Thấy cô gái Huế, chân đi không đành”
Học trò cả nước đi thi,
Thấy mặt Ninh thị, bỏ thi chạy về
Thời gian qua, thiên hạ “bức xúc” tức là nóng
nực bực mình xúc đủ thứ quăng vào mặt một người đàn bà mang lý lịch xuất xứ từ
đất Thần Kinh, nhưng Cu Tèo không tin thị ta là dân... “Gái Huế”.
Thực ra thì chuyện Thị Ninh huế hay không huế
chả dính dáng đến hạnh phúc của Cu cả, vì cu ta không phải là dân Huế, và cái
Hĩm tức là Tèo phu nhân cũng chẳng dây mơ rễ má gì ráo với nơi một thời được
gọi là kinh đô thần bí.
Như thế, Cu Tèo không “có nhu cầu” để nhảy vào
“bênh” Huế, bắt “con sâu” Thị Ninh “làm rầu nồi canh” Huế của người ta, mà “lợi
bất cập hại”, có khi không chừng lại bị “làm ơn mắc oán”... Nhưng vì lỡ mang
trong mình “dòng máu anh hùng”, à quên, anh “học trò xứ Nghệ” năm xửa
năm xưa “thấy cô gái Huế chân đi không đành”, nên buộc lòng phải cầm que
bắt con sâu thị.
“Học trò xứ Nghệ vô thi,
Thấy cô gái Huế, chân đi
không đành”
“Cô gái Huế” mà “tỷ tỷ” anh học trò từ xứ Nghệ vô, hay nơi xứ Quảng ra “thấy”
trong ca dao, ai cũng biết đó không phải là một cá nhân riêng biệt nào, mà nói
chung là tất cả các cô gái Huế; trong ra, ngoài vô, học trò xứ Quảng, xứ Nghệ
khi đặt chân đến kinh đô, hễ thấy bất cứ cô gái Huế nào cũng đều “chân đi không
đành”.
“Hội” chứng “bó chân” khi thấy cô gái Huế của
“tuyệt đại bộ phận nhân dân” học trò hai xứ đàng trong lẫn đàng ngoài đã khiến
Cu Tèo “bức xúc”. Lại “bức xúc”, nhưng “bức xúc” ở đây diễn nghĩa là thắc mắc-
Tại sao, nói theo kiểu “60 Phút Mở” của Tạ Thị Loan trên đài đảng, “Động
cơ nào đã khiến học trò xứ Nghệ xứ Quảng đi thi mà khi thấy gái Huế là hai chân
quay ra chây lười lao động, không chịu hồ hởi phấn khởi tiếp tục đi đến trường
thi nữa?”.
Cu Tèo bèn đi tìm hiểu “động cơ nào đã khiến
chân bọn học trò đang đi thi lại chuyển sang đứng nhìn… gái Huế”. Và sau đây là
trả lời của Thầy Gu Gồ: Vì con gái Huế có những đức tính sau đây:
1.
Con gái Huế sống nền nếp
gia phong;
2.
Con gái Huế sống thân
thiện và đặc biệt thiện tâm;
3.
Con gái Huế kín đáo và
trầm lặng;
4.
Con gái Huế dịu dàng và
e ấp ; (*)
Đem đối chiếu những đức tính của con gái Huế
trên đây với những “đức tính” của Thị Ninh mà bạn đọc đã chán ngấy khi phải
thấy trên mạng Anh Tẹc Nét do nhiều tác giả viết và còm-sĩ còm, ai cũng dễ dàng
nhận ra Thị Ninh, tuy mang họ Tôn Nữ, không phải là con gái của Huế. Một cách
túm gọn:
Nếu sống nền nếp gia phong, Thị Ninh đã không
phản trắc VNCH để chạy theo CS phá nát gia phong;
Nếu sống thân thiện và đặc biệt thiện tâm, Thị
Ninh đã không chống lại thiện tâm của Bob Kerrey;
Nếu kín đáo và trầm lặng, Thị Ninh đã
không làm cái loa tung hô và tuyên truyền cho bọn khủng bố sát hại đồng bào
mình, đặc biệt hàng ngàn “đồng hương” Huế ;
Nếu dịu dàng và e ấp, Thị Ninh đã không
có bộ mặt như thị đang “sỡ hữu”...
Thị Ninh không phải là con gái của Huế. Rõ ràng
là như thế rồi chứ còn gì nữa. Tuy vậy y thị vẫn là con, nhưng là con gì đây ?
Học
trò cả nước đi thi,
Thấy mặt Ninh thị, bỏ
thi chạy về
Ghi chú:
(*) http://tamnhin.net/6-ly-do-nen-lay-gai-hue-lam-vo-15950.html