Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Con mắt Sahara – Bí ẩn 50 năm chưa có lời giải
Khi chuẩn bị cho chuyến bay kéo dài 4 ngày quanh quỹ đạo Trái Đất trên tàu vũ trụ Gemini IV vào năm 1965, các phi hành gia được giao nhiệm vụ chụp ảnh địa hình Trái Đất.
Theo các văn bản kèm theo hình ảnh được công bố từ nhiệm vụ này, họ phải tìm kiếm “bất kỳ hình tròn lớn đặc trưng nào có thể là kết quả từ va chạm”.
Những miệng hố hình thành do va chạm rất quan trọng về mặt địa chất bởi chúng có thể hé lộ lịch sử Trái Đất. Ngoài ra, việc biết rõ số lần thiên thể đâm xuống địa cầu cũng giúp các nhà khoa học đưa ra dự đoán cho tương lai.
Và trong những phát hiện này có “Con mắt của Sahara” hay còn được gọi là cấu trúc Richat, nằm ở Mauritania phía tây sa mạc Sahara. Nó trải rộng khoảng 40 km trên mặt đất.
Trong một thời gian trước đây, các nhà khoa học từng cho rằng “Con mắt của Sahara” là một miệng hố va chạm, nhưng họ không tìm thấy đủ bằng chứng về loại đá nung chảy hình thành do áp lực và sức nóng của cú va đập. Các lý thuyết hiện tại cho thấy đằng sau sự hình thành tự nhiên đáng kinh ngạc này là một câu chuyện phức tạp hơn nhiều.
Vòng tròn chính của con mắt là những gì còn sót lại của nhiều tầng vỏ Trái Đất đã bị xói mòn, có hình dáng tựa mái vòm.
Các giả thuyết hiện hiện nay về sự hình thành của “Con mắt của Sahara”
Hai nhà địa chất Canada đã có một giả thuyết về nguồn gốc của cấu trúc Richat. Họ cho rằng sự hình thành con mắt này bắt đầu cách đây hơn 100 triệu năm, khi các siêu lục địa Pangaea tách rời do kiến tạo mảng, khiến các khu vực nay là châu Phi và Nam Mỹ di chuyển ra xa nhau.
Các đá nóng chảy dâng lên bề mặt nhưng không lan rộng mà hình thành một mái vòm bao gồm nhiều lớp đá, giống như một chiếc mụn khổng lồ. Quá trình này cũng tạo ra những đường đứt gãy bao quanh và chạy dọc con mắt. Đá nóng chảy đồng thời hòa tan đá vôi ở gần trung tâm con mắt, khiến đá vôi đổ sụp và hình thành nên loại đá đặc biệt tên là breccia.
Sau một thời gian ngắn, con mắt nổi lên mạnh mẽ, làm sụp một phần mái vòm, và sự xói mòn góp phần hoàn thiện cấu trúc và dẫn đến dáng vẻ ngày nay của con mắt. Những vòng tròn tạo thành từ nhiều loại đá khác nhau nên bị xói mòn với tốc độ khác nhau. Vòng tròn nhạt màu hơn ở gần trung tâm con mắt là đá núi lửa sinh ra từ vụ sụp đổ.
Các nhà phi hành gia rất thích cấu trúc Richat bởi phần lớn sa mạc Sahara là biển cát mênh mông, mà nó lại là một trong số ít những đặc trưng quan trọng giúp họ nhận biết về địa hình Trái Đất.
Trong khi đó, một số người tin rằng “Con mắt của Sahara” thực ra là tàn tích của thành phố Atlantis, mà theo Plato mô tả là vòng tròn đồng tâm của nước và đất.
Vậy còn bạn, bạn tin vào điều nào? Hãy chia sẽ suy nghĩ của bạn với Tinhhoa nhé!
Tự Tâm, theo Science Alert
Tinh Hoa
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Con mắt Sahara – Bí ẩn 50 năm chưa có lời giải
Khi chuẩn bị cho chuyến bay kéo dài 4 ngày quanh quỹ đạo Trái Đất trên tàu vũ trụ Gemini IV vào năm 1965, các phi hành gia được giao nhiệm vụ chụp ảnh địa hình Trái Đất.
Theo các văn bản kèm theo hình ảnh được công bố từ nhiệm vụ này, họ phải tìm kiếm “bất kỳ hình tròn lớn đặc trưng nào có thể là kết quả từ va chạm”.
Những miệng hố hình thành do va chạm rất quan trọng về mặt địa chất bởi chúng có thể hé lộ lịch sử Trái Đất. Ngoài ra, việc biết rõ số lần thiên thể đâm xuống địa cầu cũng giúp các nhà khoa học đưa ra dự đoán cho tương lai.
Và trong những phát hiện này có “Con mắt của Sahara” hay còn được gọi là cấu trúc Richat, nằm ở Mauritania phía tây sa mạc Sahara. Nó trải rộng khoảng 40 km trên mặt đất.
Trong một thời gian trước đây, các nhà khoa học từng cho rằng “Con mắt của Sahara” là một miệng hố va chạm, nhưng họ không tìm thấy đủ bằng chứng về loại đá nung chảy hình thành do áp lực và sức nóng của cú va đập. Các lý thuyết hiện tại cho thấy đằng sau sự hình thành tự nhiên đáng kinh ngạc này là một câu chuyện phức tạp hơn nhiều.
Vòng tròn chính của con mắt là những gì còn sót lại của nhiều tầng vỏ Trái Đất đã bị xói mòn, có hình dáng tựa mái vòm.
Các giả thuyết hiện hiện nay về sự hình thành của “Con mắt của Sahara”
Hai nhà địa chất Canada đã có một giả thuyết về nguồn gốc của cấu trúc Richat. Họ cho rằng sự hình thành con mắt này bắt đầu cách đây hơn 100 triệu năm, khi các siêu lục địa Pangaea tách rời do kiến tạo mảng, khiến các khu vực nay là châu Phi và Nam Mỹ di chuyển ra xa nhau.
Các đá nóng chảy dâng lên bề mặt nhưng không lan rộng mà hình thành một mái vòm bao gồm nhiều lớp đá, giống như một chiếc mụn khổng lồ. Quá trình này cũng tạo ra những đường đứt gãy bao quanh và chạy dọc con mắt. Đá nóng chảy đồng thời hòa tan đá vôi ở gần trung tâm con mắt, khiến đá vôi đổ sụp và hình thành nên loại đá đặc biệt tên là breccia.
Sau một thời gian ngắn, con mắt nổi lên mạnh mẽ, làm sụp một phần mái vòm, và sự xói mòn góp phần hoàn thiện cấu trúc và dẫn đến dáng vẻ ngày nay của con mắt. Những vòng tròn tạo thành từ nhiều loại đá khác nhau nên bị xói mòn với tốc độ khác nhau. Vòng tròn nhạt màu hơn ở gần trung tâm con mắt là đá núi lửa sinh ra từ vụ sụp đổ.
Các nhà phi hành gia rất thích cấu trúc Richat bởi phần lớn sa mạc Sahara là biển cát mênh mông, mà nó lại là một trong số ít những đặc trưng quan trọng giúp họ nhận biết về địa hình Trái Đất.
Trong khi đó, một số người tin rằng “Con mắt của Sahara” thực ra là tàn tích của thành phố Atlantis, mà theo Plato mô tả là vòng tròn đồng tâm của nước và đất.
Vậy còn bạn, bạn tin vào điều nào? Hãy chia sẽ suy nghĩ của bạn với Tinhhoa nhé!
Tự Tâm, theo Science Alert
Tinh Hoa