Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Con tàu kỷ niệm - Tâm Nguyên
(01/1979)
Có thể nói, tất cả những người Việt Nam tị nạn Cộng Sản đang sống tại hải ngoại; đã và đang có một cuộc sống mới. Một đời sống tự do, không phải đi hội họp sau những giờ làm việc mệt nhọc, không phải xếp hàng cả ngày trời để mua từng ký gạo, không phải tự khai, tự kiểm điểm và tự phê bình…v…v…
Để chuẩn bị cho sự đổi đời đó, là những giai đoạn tính toán, sắp đặt; những lo âu sợ sệt. Nhưng lòng căm thù và chán ghét cộng sản đã giúp họ tinh thần khắc phục mọi khó khăn. Họ chen chúc trong những chiếc thuyền, chiếc tàu để rời khỏi quê hương, để thoát khỏi vùng đất đọa đày của cộng sản…Sóng gió đôi khi đã nhẩn tâm đối với họ, nhưng đó chỉ là sự thử thách. Những con tàu trung thành vẫn đưa họ tới những bến bờ tự do.
Những con tàu đều vô tri, vô giác; nhưng đối với những người thủy thủ, con tàu đã là người bạn đường lý tưởng; như hình với bóng. Đối với những người vượt biển, hình ảnh con tàu là hình ảnh của ân nhân.
Cuộc sống của con tàu là sự lênh đênh trên biển cả, mang theo người thủy thủ ngược xuôi khắp miền đất cảng. THỦY THỦ và CON TÀU, hai danh từ không thể đứng cách biệt. Sự gắn bó giữa “thủy thủ” và “con tàu” có thể thi vị hoá như một mối tình chung thủy, cuộc sống của con tàu không thể thiếu người thủy thủ và ngược lại.
Xin ghi lại nơi đây, vài dòng lịch sử của chiếc tàu Vàm Cỏ 24…Một ân nhân của thủy thủ đoàn tàu Vàm Cỏ 24. Trên cương vị một người thủy thủ, tôi muốn nhắc nhở lại một kỷ niệm, để giới thiệu về một con tàu cũ. Con tàu đã có nhiều thành tích và kỷ niệm đáng được nhắc đến.
Tàu Nhựt Lệ được hạ thủy năm 1958 tại Nam Tư và được khai sinh dưới trào Tổng Thống Ngô Đình Diệm ( năm 1960 ). Dưới sự điều hành của Hàng Hải Hoả Xa Sài Gòn và với trọng tải 1200 tấn. Tàu Nhựt Lệ đã có mặt trên khắp các miền đất cảng của miền Nam Việt Nam, với nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá. Trong công tác chuyển vận, Nhựt Lệ đã tham gia rất nhiều chuyến hàng quân sự cho các vùng chiến thuật và đó đã là cái “mốc” cho sự phá hoại của Việt Cộng.
Vào ngày 26/03/1973 lúc 3 giờ sáng, tại cảng Chợ Cá Qui Nhơn; những tiếng nổ kinh hoàng của các quả thủy lôi (do Việt Cộng gài đặt) đã làm tàu Nhựt Lệ bị thương trầm trọng (hầm hàng số 1 phía hữu hạm bị lủng và nước đã tràn ngập làm nghiêng hẳn tàu) Trong vụ khủng bố này Việt Cộng đã đánh đắm chiếc tàu Thống Nhứt cũng thuộc về công ty Hàng Hải Hỏa Xa SaiGon.
Sau đó, với sự nổ lực sửa chữa của Hải Cảng Qui Nhơn…Nhựt Lệ đã cố gắng về được SaiGon để sửa chữa và tu bổ hoàn hảo, trước khi tiếp tục lại những chuyến công tác…
Tháng 05/1975 sau khi cướp được miền Nam…Cộng Sản đã xoá tên Nhựt Lệ… Cộng Sản đã đổi tên tất cả những chiếc tàu vừa cướp được của miền Nam Việt Nam và đã lôi một số cán bộ ngoài Bắc về để thành lập Công Ty Vận Tải Biển miền Nam Việt Nam.
Tàu Nhựt Lệ với cái tên mới là Vàm Cỏ 24, lại được Cộng Sản tiếp tục sửa chữa cho đến tháng 06/1976 mới hoàn tất. Trở lại với biển cả, Vàm Cỏ 24 đã phải “ngậm đắng nuốt cay “để phục vụ cái kế hoạch vơ vét hàng hoá và thực phẫm từ Nam ra Bắc của Cộng Sản.
Cuối tháng 3/1978, sau một chuyến công tác tại Hải Phòng và trên đường về SaiGon. Vàm Cỏ 24 đã “tạm biệt” quê hương…Đó là ngày 01/04/1978 lúc 2 giờ sáng, giờ phút lịch sử của thủy thủ đoàn tàu Vàm Cỏ 24, giờ hành động của nhũng người không khuất phục trước bạo quyền, trước những giáo điều Cộng Sản. Giờ phút ghi nhận một biến chuyển lớn…giờ kinh hoàng của các cán bộ Cộng Sản lãnh đạo tàu Vàm Cỏ 24.
Sự ra đi của tàu Vàm Cỏ 24, đã nối tiếp hình ảnh bất khuất của tàu Vàm Cỏ 16 và Tàu Sông Bé 12, để nối dài trang lịch sử vượt biển của những nguời yêu chuộng tự do. Bằng những chiếc thuyền, bằng những chiếc tàu; người ta đã trốn chạy khỏi chế độ Cộng Sản. Với con tàu Vàm Cỏ 24, tôi đã có dịp đi đến những vùng đất cảng của Xã Hội Chủ Nghĩa miền Bắc và đã thấy quá rỏ “những gì Cộng Sản làm “. Cũng với con tàu đó tôi đã rời khỏi đất nước, rời khỏi sự kềm kẹp và “văn minh , tiến bộ kiểu Cộng Sản “.
Trong những giây phút lắng đọng của tâm tư, để hồi tưởng về quá khứ, thì hình ảnh “con tàu vượt biển “ là hình ảnh không thể nào quên được trong lòng của những người đang sống tại hải ngoại, đó là “hình ảnh của kỷ niệm”, của ân nhân. Và đối với những nguời còn sống với chế độ Cộng Sản, thì hình ảnh con tàu là hình ảnh của tương lai là những phương tiện “thoát ly “ khỏi chế độ. Người ta sẳn sàng chấp nhận thử thách với sóng gió, với hiểm nguy để thoát khỏi gông cùm của Cộng Sản.
Bao nhiêu chiếc thuyền, chiếc tàu đã rời bỏ quê Cha , đất Tổ và sẽ còn bao nhiêu chiếc khác nữa sẽ rời bỏ Quê Hương (?). Sự ra đi càng gian nan, hiểm trở; thì lòng căm thù Cộng Sản của chúng ta càng cao, và kỷ niệm buồn vui càng nhiều.
Những kẻ hải hồ tuy đã đi qua nhiều bến lạ, nhưng vẫn luôn chọn cho mình một bến cũ; để hy vọng có ngày sống lại với kỷ niệm. Đối với thủy thủ, thì biển cả lúc nào cũng như có lời mời gọi và những người thủy thủ vẫn cảm thấy cô đơn vì thiếu sự gắn bó với con tàu.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Con tàu kỷ niệm - Tâm Nguyên
(01/1979)
Có thể nói, tất cả những người Việt Nam tị nạn Cộng Sản đang sống tại hải ngoại; đã và đang có một cuộc sống mới. Một đời sống tự do, không phải đi hội họp sau những giờ làm việc mệt nhọc, không phải xếp hàng cả ngày trời để mua từng ký gạo, không phải tự khai, tự kiểm điểm và tự phê bình…v…v…
Để chuẩn bị cho sự đổi đời đó, là những giai đoạn tính toán, sắp đặt; những lo âu sợ sệt. Nhưng lòng căm thù và chán ghét cộng sản đã giúp họ tinh thần khắc phục mọi khó khăn. Họ chen chúc trong những chiếc thuyền, chiếc tàu để rời khỏi quê hương, để thoát khỏi vùng đất đọa đày của cộng sản…Sóng gió đôi khi đã nhẩn tâm đối với họ, nhưng đó chỉ là sự thử thách. Những con tàu trung thành vẫn đưa họ tới những bến bờ tự do.
Những con tàu đều vô tri, vô giác; nhưng đối với những người thủy thủ, con tàu đã là người bạn đường lý tưởng; như hình với bóng. Đối với những người vượt biển, hình ảnh con tàu là hình ảnh của ân nhân.
Cuộc sống của con tàu là sự lênh đênh trên biển cả, mang theo người thủy thủ ngược xuôi khắp miền đất cảng. THỦY THỦ và CON TÀU, hai danh từ không thể đứng cách biệt. Sự gắn bó giữa “thủy thủ” và “con tàu” có thể thi vị hoá như một mối tình chung thủy, cuộc sống của con tàu không thể thiếu người thủy thủ và ngược lại.
Xin ghi lại nơi đây, vài dòng lịch sử của chiếc tàu Vàm Cỏ 24…Một ân nhân của thủy thủ đoàn tàu Vàm Cỏ 24. Trên cương vị một người thủy thủ, tôi muốn nhắc nhở lại một kỷ niệm, để giới thiệu về một con tàu cũ. Con tàu đã có nhiều thành tích và kỷ niệm đáng được nhắc đến.
Tàu Nhựt Lệ được hạ thủy năm 1958 tại Nam Tư và được khai sinh dưới trào Tổng Thống Ngô Đình Diệm ( năm 1960 ). Dưới sự điều hành của Hàng Hải Hoả Xa Sài Gòn và với trọng tải 1200 tấn. Tàu Nhựt Lệ đã có mặt trên khắp các miền đất cảng của miền Nam Việt Nam, với nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá. Trong công tác chuyển vận, Nhựt Lệ đã tham gia rất nhiều chuyến hàng quân sự cho các vùng chiến thuật và đó đã là cái “mốc” cho sự phá hoại của Việt Cộng.
Vào ngày 26/03/1973 lúc 3 giờ sáng, tại cảng Chợ Cá Qui Nhơn; những tiếng nổ kinh hoàng của các quả thủy lôi (do Việt Cộng gài đặt) đã làm tàu Nhựt Lệ bị thương trầm trọng (hầm hàng số 1 phía hữu hạm bị lủng và nước đã tràn ngập làm nghiêng hẳn tàu) Trong vụ khủng bố này Việt Cộng đã đánh đắm chiếc tàu Thống Nhứt cũng thuộc về công ty Hàng Hải Hỏa Xa SaiGon.
Sau đó, với sự nổ lực sửa chữa của Hải Cảng Qui Nhơn…Nhựt Lệ đã cố gắng về được SaiGon để sửa chữa và tu bổ hoàn hảo, trước khi tiếp tục lại những chuyến công tác…
Tháng 05/1975 sau khi cướp được miền Nam…Cộng Sản đã xoá tên Nhựt Lệ… Cộng Sản đã đổi tên tất cả những chiếc tàu vừa cướp được của miền Nam Việt Nam và đã lôi một số cán bộ ngoài Bắc về để thành lập Công Ty Vận Tải Biển miền Nam Việt Nam.
Tàu Nhựt Lệ với cái tên mới là Vàm Cỏ 24, lại được Cộng Sản tiếp tục sửa chữa cho đến tháng 06/1976 mới hoàn tất. Trở lại với biển cả, Vàm Cỏ 24 đã phải “ngậm đắng nuốt cay “để phục vụ cái kế hoạch vơ vét hàng hoá và thực phẫm từ Nam ra Bắc của Cộng Sản.
Cuối tháng 3/1978, sau một chuyến công tác tại Hải Phòng và trên đường về SaiGon. Vàm Cỏ 24 đã “tạm biệt” quê hương…Đó là ngày 01/04/1978 lúc 2 giờ sáng, giờ phút lịch sử của thủy thủ đoàn tàu Vàm Cỏ 24, giờ hành động của nhũng người không khuất phục trước bạo quyền, trước những giáo điều Cộng Sản. Giờ phút ghi nhận một biến chuyển lớn…giờ kinh hoàng của các cán bộ Cộng Sản lãnh đạo tàu Vàm Cỏ 24.
Sự ra đi của tàu Vàm Cỏ 24, đã nối tiếp hình ảnh bất khuất của tàu Vàm Cỏ 16 và Tàu Sông Bé 12, để nối dài trang lịch sử vượt biển của những nguời yêu chuộng tự do. Bằng những chiếc thuyền, bằng những chiếc tàu; người ta đã trốn chạy khỏi chế độ Cộng Sản. Với con tàu Vàm Cỏ 24, tôi đã có dịp đi đến những vùng đất cảng của Xã Hội Chủ Nghĩa miền Bắc và đã thấy quá rỏ “những gì Cộng Sản làm “. Cũng với con tàu đó tôi đã rời khỏi đất nước, rời khỏi sự kềm kẹp và “văn minh , tiến bộ kiểu Cộng Sản “.
Trong những giây phút lắng đọng của tâm tư, để hồi tưởng về quá khứ, thì hình ảnh “con tàu vượt biển “ là hình ảnh không thể nào quên được trong lòng của những người đang sống tại hải ngoại, đó là “hình ảnh của kỷ niệm”, của ân nhân. Và đối với những nguời còn sống với chế độ Cộng Sản, thì hình ảnh con tàu là hình ảnh của tương lai là những phương tiện “thoát ly “ khỏi chế độ. Người ta sẳn sàng chấp nhận thử thách với sóng gió, với hiểm nguy để thoát khỏi gông cùm của Cộng Sản.
Bao nhiêu chiếc thuyền, chiếc tàu đã rời bỏ quê Cha , đất Tổ và sẽ còn bao nhiêu chiếc khác nữa sẽ rời bỏ Quê Hương (?). Sự ra đi càng gian nan, hiểm trở; thì lòng căm thù Cộng Sản của chúng ta càng cao, và kỷ niệm buồn vui càng nhiều.
Những kẻ hải hồ tuy đã đi qua nhiều bến lạ, nhưng vẫn luôn chọn cho mình một bến cũ; để hy vọng có ngày sống lại với kỷ niệm. Đối với thủy thủ, thì biển cả lúc nào cũng như có lời mời gọi và những người thủy thủ vẫn cảm thấy cô đơn vì thiếu sự gắn bó với con tàu.