Thân Hữu Tiếp Tay...
Cộng Sản Đàn Áp Tôn giáo - Trần Văn Giang
Sự tiến hóa của cộng sản
Chế độ Cộng sản là chế độ độc tài và toàn trị. Cộng sản nhìn tôn giáo như một cơ chế mạnh vì có tổ chức và có tôn chỉ, đạo đức đứng đắn được dân kính trọng và tin tưởng. Tự nhiên, các lãnh tụ cộng sản xem tôn giáo như một đe dọa lớn cho chủ nghĩa cộng sản, cần phải khống chế, đàn áp càng nhiều càng tốt…
Mặc dù Karl Marx, cha đẻ của thuyết công sản đã từng nói: “Tôn giáo là thuốc phiện.” Marx cho tôn giáo là một “phương tiện” mà giai cấp “cai trị” dùng để ru ngủ giới công nông; tôn giáo đã cho họ các ảo tưởng tốt đẹp về đời sống mà trong thực tế họ không bao giờ có. Ở cuối thế kỷ 19, vào thời của Karl Marx và Friedrich Engels, chuyện giai cấp phong kiến dựa vào giáo hội để cai trị người dân là chuyện có thật; thành ra lý lẽ của Marx không hoàn toàn vô cớ vào thời điểm đó. Marx có tư tưởng cực đoan về tôn giáo, nhưng chính Lenin ngay sau khi nắm chính quyền là lãnh tụ cộng sản đầu tiên đã thực sự kịch liệt chống đối tôn giáo; và các chính thể cộng sản trong phong trào cộng sản quốc tế theo gót Lenin cũng làm y như vậy. Một điều oái oăm là ngay trong các tài liệu căn bản về cộng sản (Basics of Communism) viết bởi Karl Marx như “Tư bản luận” (Das Kapital) và “Cương lĩnh Cộng Sản” (Communist Manifesto) không hề đề cập gì đến tôn giáo.
Các phong trào và đảng cộng sản cấm và đàn áp tôn giáo vì cho rằng tôn giáo chi phối chính quyền (?) Nhìn lại, cũng chính đảng cộng sản cũng làm y như vậy (chi phối chính quyền). Thành ra câu nói của TT Nguyễn Văn Thiệu (“Đừng nghe những gì cs nói mà hãy nhìn kỹ những gì cs làm”) là chân lý chống cộng muôn đời.
Ở Nga, từ những ngày đầu phong trào Cộng sản nổi lên cướp chính quyền (Cách mạng “Bolsheviks” tháng 10 năm 1917 ở Nga) là đã có chuyện bài bác và chống tôn giáo. Cộng sản Nga cho việc chống tôn giáo cũng đồng nghĩa với chống đối chế độ cai trị phong kiến của Nga Hoàng (Tsar) bởi vì Nga Hoàng tùy thuộc nặng nề vào tôn giáo để duy trì một xã hội xa cách và bất công giữa giàu và nghèo. Nói cách khác giới công nông (nghèo) chỉ là tài sản, của riêng, vật dụng của giới cai trị. Họ không có quyền gì cả. Cách mạng cộng sản sẽ giúp dân nghèo thay đổi cái bất công này (?)
Thật ra, ngay cả từ thời cộng sản Nga bắt đầu, tôn giáo vẫn có một sinh hoạt giới hạn, rất nhỏ chứ không tuyệt đối bị ngăn cấm. Cộng sản cho tôn giáo được làm lễ (worship) trong phạm vi giới hạn (một cách “private”): tại nhà, nhà thờ, synagogue, mosque, temple… nhưng tuyệt đối không cho tôn giáo được phô bày quy mô trước công chúng (public) hay ngoài các phạm vi được cho phép trước.
Mặc dù chủ trương của Marx và chính quyền cộng sản chống tôn giáo, nhưng chúng ta thấy là ở một vài quốc gia cộng sản, vẫn có tín ngưỡng ở tầm quốc gia: Chẳng hạn, ở Lào, Phật giáo vẫn là quốc giáo; ở Cuba, đại đa số dân Cuba là Công giáo (Catholics)… Theo tôi, chủ trương của cộng sản là tìm mọi cách để thay thế tín ngưỡng của người dân bằng sự tôn sùng tuyệt đối vào lãnh đạo và đảng cộng sản. Nhìn cho kỹ sẽ thấy cộng sản là một hình thức khác của “tôn giáo” (trá hình?) chứ có gì mới đâu? Cộng sản có cả giáo điều (cương lĩnh cs) và “thiên đường cộng sản,” đâu có khác gì tín ngưỡng… Tôn chỉ của tôn giáo là truyền bá, đề cao đạo đức trong đời sống và giá trị nhân bản. Đồng thời, cộng sản cũng luôn luôn tự cho họ đã có sẵn những giải đáp thích đáng cho vấn đề đạo đức trong cuộc sống cũng như giá trị nhân bản (?!); nhưng chính họ cũng thấy ngay là lý lẽ duy vật của họ không thể lấy được lòng tin của con người như tôn giáo đã làm; cho nên, bằng mọi cách, cộng sản phải đàn áp tôn giáo, bỏ tù các vị lãnh đạo tinh thần (giáo sĩ, linh mục, tăng ni, mục sư, hiền tài…) tôn giáo.
Cộng sản luôn luôn tuyên truyền bài bác tôn giáo như là một “đặc sản” của tư bản. Nói cách khác, cộng sản tuyên truyền là tư bản và giai cấp giàu có đã phát minh và dựa trên tôn giáo để mị dân, để làm giai cấp người nghèo cảm thấy yên phận, không chống đối chính phủ mặc dù bị bóc lột (?).
Cộng sản đã có trên 150 năm (tạm thời kể từ cuốn “Communist Manifesto” xuất bản năm 1848) vậy mà các tôn giáo lớn bên trong các các nước cộng sản độc tài sắt máu vẫn không thể bị tiêu diệt. Trong những năm tháng sắp đến, cộng sản sẽ không còn trên mặt hành tinh này nữa; nhưng tôn giáo vẫn sống và phát triển không ngừng. Thuyết tiến hóa của “Darwin” đã từ từ chứng minh điều này…
Nhân dịp này, tôi xin nhắc quý vị thêm một lần nữa: “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm !” Cộng sản họ nói vậy mà không phải vậy! Nhạc sĩ Văn Vĩ còn nhìn thấy trong khi mình có mắt sáng mà vẫn làm dáng cộng sản, vẫn ca bài “quốc tế” nghe sao đặng!
Communist Manifesto - 1848
Trần Văn Giang ( HNPD )
Orange County
Ngày 24 tháng 11 năm 2018.
Cộng Sản Đàn Áp Tôn giáo - Trần Văn Giang
Sự tiến hóa của cộng sản
Chế độ Cộng sản là chế độ độc tài và toàn trị. Cộng sản nhìn tôn giáo như một cơ chế mạnh vì có tổ chức và có tôn chỉ, đạo đức đứng đắn được dân kính trọng và tin tưởng. Tự nhiên, các lãnh tụ cộng sản xem tôn giáo như một đe dọa lớn cho chủ nghĩa cộng sản, cần phải khống chế, đàn áp càng nhiều càng tốt…
Mặc dù Karl Marx, cha đẻ của thuyết công sản đã từng nói: “Tôn giáo là thuốc phiện.” Marx cho tôn giáo là một “phương tiện” mà giai cấp “cai trị” dùng để ru ngủ giới công nông; tôn giáo đã cho họ các ảo tưởng tốt đẹp về đời sống mà trong thực tế họ không bao giờ có. Ở cuối thế kỷ 19, vào thời của Karl Marx và Friedrich Engels, chuyện giai cấp phong kiến dựa vào giáo hội để cai trị người dân là chuyện có thật; thành ra lý lẽ của Marx không hoàn toàn vô cớ vào thời điểm đó. Marx có tư tưởng cực đoan về tôn giáo, nhưng chính Lenin ngay sau khi nắm chính quyền là lãnh tụ cộng sản đầu tiên đã thực sự kịch liệt chống đối tôn giáo; và các chính thể cộng sản trong phong trào cộng sản quốc tế theo gót Lenin cũng làm y như vậy. Một điều oái oăm là ngay trong các tài liệu căn bản về cộng sản (Basics of Communism) viết bởi Karl Marx như “Tư bản luận” (Das Kapital) và “Cương lĩnh Cộng Sản” (Communist Manifesto) không hề đề cập gì đến tôn giáo.
Các phong trào và đảng cộng sản cấm và đàn áp tôn giáo vì cho rằng tôn giáo chi phối chính quyền (?) Nhìn lại, cũng chính đảng cộng sản cũng làm y như vậy (chi phối chính quyền). Thành ra câu nói của TT Nguyễn Văn Thiệu (“Đừng nghe những gì cs nói mà hãy nhìn kỹ những gì cs làm”) là chân lý chống cộng muôn đời.
Ở Nga, từ những ngày đầu phong trào Cộng sản nổi lên cướp chính quyền (Cách mạng “Bolsheviks” tháng 10 năm 1917 ở Nga) là đã có chuyện bài bác và chống tôn giáo. Cộng sản Nga cho việc chống tôn giáo cũng đồng nghĩa với chống đối chế độ cai trị phong kiến của Nga Hoàng (Tsar) bởi vì Nga Hoàng tùy thuộc nặng nề vào tôn giáo để duy trì một xã hội xa cách và bất công giữa giàu và nghèo. Nói cách khác giới công nông (nghèo) chỉ là tài sản, của riêng, vật dụng của giới cai trị. Họ không có quyền gì cả. Cách mạng cộng sản sẽ giúp dân nghèo thay đổi cái bất công này (?)
Thật ra, ngay cả từ thời cộng sản Nga bắt đầu, tôn giáo vẫn có một sinh hoạt giới hạn, rất nhỏ chứ không tuyệt đối bị ngăn cấm. Cộng sản cho tôn giáo được làm lễ (worship) trong phạm vi giới hạn (một cách “private”): tại nhà, nhà thờ, synagogue, mosque, temple… nhưng tuyệt đối không cho tôn giáo được phô bày quy mô trước công chúng (public) hay ngoài các phạm vi được cho phép trước.
Mặc dù chủ trương của Marx và chính quyền cộng sản chống tôn giáo, nhưng chúng ta thấy là ở một vài quốc gia cộng sản, vẫn có tín ngưỡng ở tầm quốc gia: Chẳng hạn, ở Lào, Phật giáo vẫn là quốc giáo; ở Cuba, đại đa số dân Cuba là Công giáo (Catholics)… Theo tôi, chủ trương của cộng sản là tìm mọi cách để thay thế tín ngưỡng của người dân bằng sự tôn sùng tuyệt đối vào lãnh đạo và đảng cộng sản. Nhìn cho kỹ sẽ thấy cộng sản là một hình thức khác của “tôn giáo” (trá hình?) chứ có gì mới đâu? Cộng sản có cả giáo điều (cương lĩnh cs) và “thiên đường cộng sản,” đâu có khác gì tín ngưỡng… Tôn chỉ của tôn giáo là truyền bá, đề cao đạo đức trong đời sống và giá trị nhân bản. Đồng thời, cộng sản cũng luôn luôn tự cho họ đã có sẵn những giải đáp thích đáng cho vấn đề đạo đức trong cuộc sống cũng như giá trị nhân bản (?!); nhưng chính họ cũng thấy ngay là lý lẽ duy vật của họ không thể lấy được lòng tin của con người như tôn giáo đã làm; cho nên, bằng mọi cách, cộng sản phải đàn áp tôn giáo, bỏ tù các vị lãnh đạo tinh thần (giáo sĩ, linh mục, tăng ni, mục sư, hiền tài…) tôn giáo.
Cộng sản luôn luôn tuyên truyền bài bác tôn giáo như là một “đặc sản” của tư bản. Nói cách khác, cộng sản tuyên truyền là tư bản và giai cấp giàu có đã phát minh và dựa trên tôn giáo để mị dân, để làm giai cấp người nghèo cảm thấy yên phận, không chống đối chính phủ mặc dù bị bóc lột (?).
Cộng sản đã có trên 150 năm (tạm thời kể từ cuốn “Communist Manifesto” xuất bản năm 1848) vậy mà các tôn giáo lớn bên trong các các nước cộng sản độc tài sắt máu vẫn không thể bị tiêu diệt. Trong những năm tháng sắp đến, cộng sản sẽ không còn trên mặt hành tinh này nữa; nhưng tôn giáo vẫn sống và phát triển không ngừng. Thuyết tiến hóa của “Darwin” đã từ từ chứng minh điều này…
Nhân dịp này, tôi xin nhắc quý vị thêm một lần nữa: “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm !” Cộng sản họ nói vậy mà không phải vậy! Nhạc sĩ Văn Vĩ còn nhìn thấy trong khi mình có mắt sáng mà vẫn làm dáng cộng sản, vẫn ca bài “quốc tế” nghe sao đặng!
Communist Manifesto - 1848
Trần Văn Giang ( HNPD )
Orange County
Ngày 24 tháng 11 năm 2018.