Sức khỏe và đời sống
Công dụng của mùi tây đối với nhiễm trùng bàng quang, loãng xương, các vấn đề về tiêu hóa và kinh nguyệt
Các loại thảo mộc tươi có thể khó tìm, ngoại trừ mùi tây, đây có lẽ là loại rau phổ biến nhất.
Trong nhiều nhà hàng, mùi tây có chức năng trang trí nhiều hơn là thực phẩm nhưng nó thường là thứ giàu dinh dưỡng nhất trên đĩa. Thứ thảo mộc này là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin, khoáng chất và chất chống ôxi hóa, đồng thời nó cũng là phương thuốc dân gian được xem trọng từ lâu đời.
Thận và bàng quang
Trong khi ngày nay mùi tây là một trong những loại thảo mộc được sử dụng trong ẩm thực phổ biến nhất thế giới, nhưng nó đã được xem là một loại thuốc trước khi dùng làm thực phẩm. Mùi tây vẫn được dùng để chữa trị nhiều vấn đề sức khỏe nhưng được biết đến nhiều nhất là công dụng của nó đối với bàng quang và thận.
Một cơ quan của Đức chuyên đánh giá thảo dược, Commision E, đã chứng minh lá mùi tây giúp làm thông đường tiết niệu. Sau nước ép man việt quất (cranberry), thì nước ép mùi tây là lựa chọn hàng đầu trong số các loại thảo dược để chữa trị nhiễm trùng bàng quang.
Mùi tây là họ hàng gần với cần tây. Tiếng La-tinh về tên gọi thực vật học của mùi tây là: Petroselinum, có nghĩa “cần tây đá”. Có ngụ ý nói về loại đất sỏi đá mà giống cây này ưa thích, hoặc do khả năng đánh tan và ngăn ngừa sỏi thận của nó.
Thảo dược của phụ nữ
Một công dụng cổ xưa của mùi tây còn tồn tại đến ngày nay đó là điều hòa kinh nguyệt. Với những phụ nữ phải chịu đựng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, mùi tây mang lại sự khuây khỏa bằng cách giúp có kinh đúng kỳ.
Vì nguyên nhân này, phụ nữ có thai được khuyến cáo tránh dùng quá nhiều mùi tây. Thỉnh thoảng dùng một ít nhánh mùi tây thì không nguy hiểm, nhưng với trà mùi tây đậm hay một ly nước ép mùi tây thì hoàn toàn không nên. Vào cuối thời kỳ mang thai, mùi tây được dùng theo cách truyền thống cho phụ nữ giúp thúc co bóp dạ con và dễ sinh nở hơn.
Mùi tây là một đồng minh tốt cho những phụ nữ lớn tuổi quan tâm đến vấn đề loãng xương. Nó là nguồn cung cấp đặc biệt dồi dào một số nguyên tố làm chắc xương, gồm canxi và magiê. Nó cũng là nguồn cung lớn lượng prô-tê-in, sắt, axít fô-lít và vitamin A, C. Mùi tây rất giàu vitamin K – một dưỡng chất cần thiết cho sự đông máu.
Mùi tây còn tốt cho cả đàn ông. Nó giàu kẽm, giúp tuyến tiền liệt khỏe mạnh và làm giảm sưng viêm.
Rau tươi
Màu xanh đậm của mùi tây cho thấy nó giàu diệp lục, nghĩa là nó có khả năng lọc gan, giảm nhẹ chứng sưng viêm, chống sự phá hủy từ các gốc tự do và bảo vệ cơ thể khỏi ung thư.
Mùi tây cũng là một trong số ít các loại rau tươi mà bạn có thể tìm thấy trong tiệm trong suốt năm. Ta có thể chọn giữa loại lá phẳng (mùi tây Ý) và loại lá xoăn. Cả hai đều có vị giống nhau, nhưng loại lá phẳng có mùi mạnh hơn nhiều.
Một loại mùi tây khác đang xuất hiện nhiều hơn ở các cửa tiệm trên nước Mỹ được trồng để lấy rễ củ màu trắng giống cà rốt. Khắp Châu Âu, loại mùi tây này, được gọi là mùi tây Hamburg (hay mùi tây rễ củ cải), là một loại rau củ thông dụng được ăn chín hoặc sống.
Hỗ trợ tiêu hóa
Mọi bộ phận của cây mùi tây đều tốt cho đường ruột. Nó làm sạch hơi thở, kích thích ngon miệng, giảm đầy hơi và thậm chí có thể trị chứng co thắt đại tràng.
Một vài đặc tính y học mạnh nhất của mùi tây được tìm thấy trong hạt, nhưng khá khó tìm chúng trong các cửa tiệm. Nếu bạn tự trồng mùi tây, hãy thử nhai một ít hạt mùi tây xanh để cảm nhận được mùi vị mạnh mẽ.
Giống như các loại hạt kích thích tiêu hóa khác, hạt mùi tây rất giàu tinh dầu. Trong khi hạt mùi tây khá an toàn, tinh dầu được chưng cất của nó lại có thể rất độc hại khi nuốt phải.
Cách dùng
Có nhiều cách để làm thuốc từ mùi tây. Đối với nhiễm trùng thận hay bàng quang, hãy dùng nước mùi tây tươi. Với sỏi thận, cơ quan Commission E đề nghị dùng trà đậm làm từ rễ mùi tây. Khó chịu dạ dày? Hãy dùng trà hạt mùi tây.
Tuy nhiên, điều tốt nhất từ mùi tây đó là bạn có thể ăn chúng như một vị thuốc.
Mùi tây không chỉ bổ dưỡng, nó còn có hương vị thơm ngon – thanh tao và giòn cùng với vị nhâm nhẩm đắng. Không quá ngạc nhiên khi rất nhiều nền văn hóa ẩm thực trên thế giới đều có ít nhất một món truyền thống nào đó với mùi tây làm gia vị. Người Pháp dùng sốt persillade gồm rau mùi tây thái nhỏ, tỏi với nước cốt chanh hay dấm. Ở Brazil, mùi tây băm nhỏ được kết hợp với hành lá để làm hỗn hợp cheiro verde. Người Argentina ướp thịt tươi với hỗn hợp mùi tây, tỏi và tương ớt còn gọi là sốt chimichurri, sau đó thêm một muỗng sốt này trước khi dùng. Một phiên bản của Ý gọi là gremolata kết hợp mùi tây với tỏi và vỏ chanh.
Món xà lách mùi tây trộn tabbouleh đến từ vùng Trung Đông – nơi sinh ra việc trồng trọt mùi tây. Món rau trộn tabbouleh kết hợp mùi tây với ngũ cốc nấu chín, và lúa mì lứt truyền thống. Công thức làm món ăn bên dưới dùng một loại ngũ cốc thay thế, kiều mạch, chính là một phiên bản không chứa gluten.
Rau trộn Tabbouleh kiều mạch
Thành phần
– Hai bó mùi tây lá phẳng, thái nhuyễn (khoảng 4 cốc – một cốc khoảng 250 ml)
– Một củ hành đỏ, thái nhuyễn
– Một quả cà chua, thái nhuyễn
– 1/3 cốc bạc hà tươi, thái nhuyễn
– Nước cốt hai quả chanh
– 1 muỗng canh dầu oliu hoặc dầu lanh
– 1/2 cốc kiều mạch
– 1 cốc nước
– Muối và tiêu tùy khẩu vị
Hướng dẫn làm
Dùng chảo vừa, cho nước vào nấu sôi rồi bỏ kiều mạch vào. Nấu đến khi mềm (khoảng 10 phút). Chắt nước và để qua một bên. Dùng một tô lớn, trộn mùi tây, bạc hà, hành đỏ và cà chua với nhau. Thêm kiều mạch, nước cốt chanh, dầu, muối và tiêu vào tô, trộn đều.
http://vietdaikynguyen.com/v3/109058-cong-dung-cua-mui-tay-doi-voi-nhiem-trung-bang-quang-loang-xuong-cac-van-de-tieu-hoa-va-kinh-nguyet-khoe-manh/
Công dụng của mùi tây đối với nhiễm trùng bàng quang, loãng xương, các vấn đề về tiêu hóa và kinh nguyệt
Các loại thảo mộc tươi có thể khó tìm, ngoại trừ mùi tây, đây có lẽ là loại rau phổ biến nhất.
Trong nhiều nhà hàng, mùi tây có chức năng trang trí nhiều hơn là thực phẩm nhưng nó thường là thứ giàu dinh dưỡng nhất trên đĩa. Thứ thảo mộc này là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin, khoáng chất và chất chống ôxi hóa, đồng thời nó cũng là phương thuốc dân gian được xem trọng từ lâu đời.
Thận và bàng quang
Trong khi ngày nay mùi tây là một trong những loại thảo mộc được sử dụng trong ẩm thực phổ biến nhất thế giới, nhưng nó đã được xem là một loại thuốc trước khi dùng làm thực phẩm. Mùi tây vẫn được dùng để chữa trị nhiều vấn đề sức khỏe nhưng được biết đến nhiều nhất là công dụng của nó đối với bàng quang và thận.
Một cơ quan của Đức chuyên đánh giá thảo dược, Commision E, đã chứng minh lá mùi tây giúp làm thông đường tiết niệu. Sau nước ép man việt quất (cranberry), thì nước ép mùi tây là lựa chọn hàng đầu trong số các loại thảo dược để chữa trị nhiễm trùng bàng quang.
Mùi tây là họ hàng gần với cần tây. Tiếng La-tinh về tên gọi thực vật học của mùi tây là: Petroselinum, có nghĩa “cần tây đá”. Có ngụ ý nói về loại đất sỏi đá mà giống cây này ưa thích, hoặc do khả năng đánh tan và ngăn ngừa sỏi thận của nó.
Thảo dược của phụ nữ
Một công dụng cổ xưa của mùi tây còn tồn tại đến ngày nay đó là điều hòa kinh nguyệt. Với những phụ nữ phải chịu đựng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, mùi tây mang lại sự khuây khỏa bằng cách giúp có kinh đúng kỳ.
Vì nguyên nhân này, phụ nữ có thai được khuyến cáo tránh dùng quá nhiều mùi tây. Thỉnh thoảng dùng một ít nhánh mùi tây thì không nguy hiểm, nhưng với trà mùi tây đậm hay một ly nước ép mùi tây thì hoàn toàn không nên. Vào cuối thời kỳ mang thai, mùi tây được dùng theo cách truyền thống cho phụ nữ giúp thúc co bóp dạ con và dễ sinh nở hơn.
Mùi tây là một đồng minh tốt cho những phụ nữ lớn tuổi quan tâm đến vấn đề loãng xương. Nó là nguồn cung cấp đặc biệt dồi dào một số nguyên tố làm chắc xương, gồm canxi và magiê. Nó cũng là nguồn cung lớn lượng prô-tê-in, sắt, axít fô-lít và vitamin A, C. Mùi tây rất giàu vitamin K – một dưỡng chất cần thiết cho sự đông máu.
Mùi tây còn tốt cho cả đàn ông. Nó giàu kẽm, giúp tuyến tiền liệt khỏe mạnh và làm giảm sưng viêm.
Rau tươi
Màu xanh đậm của mùi tây cho thấy nó giàu diệp lục, nghĩa là nó có khả năng lọc gan, giảm nhẹ chứng sưng viêm, chống sự phá hủy từ các gốc tự do và bảo vệ cơ thể khỏi ung thư.
Mùi tây cũng là một trong số ít các loại rau tươi mà bạn có thể tìm thấy trong tiệm trong suốt năm. Ta có thể chọn giữa loại lá phẳng (mùi tây Ý) và loại lá xoăn. Cả hai đều có vị giống nhau, nhưng loại lá phẳng có mùi mạnh hơn nhiều.
Một loại mùi tây khác đang xuất hiện nhiều hơn ở các cửa tiệm trên nước Mỹ được trồng để lấy rễ củ màu trắng giống cà rốt. Khắp Châu Âu, loại mùi tây này, được gọi là mùi tây Hamburg (hay mùi tây rễ củ cải), là một loại rau củ thông dụng được ăn chín hoặc sống.
Hỗ trợ tiêu hóa
Mọi bộ phận của cây mùi tây đều tốt cho đường ruột. Nó làm sạch hơi thở, kích thích ngon miệng, giảm đầy hơi và thậm chí có thể trị chứng co thắt đại tràng.
Một vài đặc tính y học mạnh nhất của mùi tây được tìm thấy trong hạt, nhưng khá khó tìm chúng trong các cửa tiệm. Nếu bạn tự trồng mùi tây, hãy thử nhai một ít hạt mùi tây xanh để cảm nhận được mùi vị mạnh mẽ.
Giống như các loại hạt kích thích tiêu hóa khác, hạt mùi tây rất giàu tinh dầu. Trong khi hạt mùi tây khá an toàn, tinh dầu được chưng cất của nó lại có thể rất độc hại khi nuốt phải.
Cách dùng
Có nhiều cách để làm thuốc từ mùi tây. Đối với nhiễm trùng thận hay bàng quang, hãy dùng nước mùi tây tươi. Với sỏi thận, cơ quan Commission E đề nghị dùng trà đậm làm từ rễ mùi tây. Khó chịu dạ dày? Hãy dùng trà hạt mùi tây.
Tuy nhiên, điều tốt nhất từ mùi tây đó là bạn có thể ăn chúng như một vị thuốc.
Mùi tây không chỉ bổ dưỡng, nó còn có hương vị thơm ngon – thanh tao và giòn cùng với vị nhâm nhẩm đắng. Không quá ngạc nhiên khi rất nhiều nền văn hóa ẩm thực trên thế giới đều có ít nhất một món truyền thống nào đó với mùi tây làm gia vị. Người Pháp dùng sốt persillade gồm rau mùi tây thái nhỏ, tỏi với nước cốt chanh hay dấm. Ở Brazil, mùi tây băm nhỏ được kết hợp với hành lá để làm hỗn hợp cheiro verde. Người Argentina ướp thịt tươi với hỗn hợp mùi tây, tỏi và tương ớt còn gọi là sốt chimichurri, sau đó thêm một muỗng sốt này trước khi dùng. Một phiên bản của Ý gọi là gremolata kết hợp mùi tây với tỏi và vỏ chanh.
Món xà lách mùi tây trộn tabbouleh đến từ vùng Trung Đông – nơi sinh ra việc trồng trọt mùi tây. Món rau trộn tabbouleh kết hợp mùi tây với ngũ cốc nấu chín, và lúa mì lứt truyền thống. Công thức làm món ăn bên dưới dùng một loại ngũ cốc thay thế, kiều mạch, chính là một phiên bản không chứa gluten.
Rau trộn Tabbouleh kiều mạch
Thành phần
– Hai bó mùi tây lá phẳng, thái nhuyễn (khoảng 4 cốc – một cốc khoảng 250 ml)
– Một củ hành đỏ, thái nhuyễn
– Một quả cà chua, thái nhuyễn
– 1/3 cốc bạc hà tươi, thái nhuyễn
– Nước cốt hai quả chanh
– 1 muỗng canh dầu oliu hoặc dầu lanh
– 1/2 cốc kiều mạch
– 1 cốc nước
– Muối và tiêu tùy khẩu vị
Hướng dẫn làm
Dùng chảo vừa, cho nước vào nấu sôi rồi bỏ kiều mạch vào. Nấu đến khi mềm (khoảng 10 phút). Chắt nước và để qua một bên. Dùng một tô lớn, trộn mùi tây, bạc hà, hành đỏ và cà chua với nhau. Thêm kiều mạch, nước cốt chanh, dầu, muối và tiêu vào tô, trộn đều.
http://vietdaikynguyen.com/v3/109058-cong-dung-cua-mui-tay-doi-voi-nhiem-trung-bang-quang-loang-xuong-cac-van-de-tieu-hoa-va-kinh-nguyet-khoe-manh/