Sức khỏe và đời sống
Crémation au Japon :Tỷ lệ người Nhật chọn không tang lễ, không nghĩa địa sau khi chết đang gia tăng!
Tháng 2, 3, 4 năm nay, ba người bạn của tôi lần lượt qua đời:
Cả 3 đều là đàn ông, một người chết rất đột ngột (đột quỵ), buổi sáng bị té xỉu, người nhà gọi xe cấp cứu đưa đến bệnh viện, rồi qua đời ngay tối hôm đó.
Hai người kia vì trong người có bệnh nên khi còn sống đã tự chọn hình thức mai táng cho mình sau khi chết là “linh tử”.
“Linh tử” chính là một người sau khi chết sẽ không cử hành tang lễ, không giữ lại tro cốt, không cần nghĩa địa, quy hồi tất cả về “0”. đợi 1, 2 ngày sẽ được đưa đến trung tâm hỏa táng, chỉ có người trong gia đình vợ hoặc chồng, bố mẹ, anh chị em ruột, con cái của người quá cố đi cùng, không có người ngoài.
Tính đến tháng 10/2014, số người trên 65 tuổi ở Nhật Bản đã gấp đôi số người dưới 14 tuổi, cho thấy rõ rệt hiện tượng già hóa dân số ở nước này.
Theo những điều tra gần đây về tình hình chôn cất người chết trên toàn nước Nhật, số người chọn “linh tử” chiếm đến 22,3%, tức là trong 5 người thì có một người lựa chọn “linh tử”.
Nguyên nhân chính của việc không cử hành tang lễ là vấn đề kinh tế, đại bộ phận những người già đều không muốn tốn tiền tổ chức tang lễ, họ muốn để số tiền đó lại cho vợ hoặc chồng, hay con cháu của mình.
Đặc biệt là vào tháng 1/2010 một cuốn sách có tựa đề “Không cần phải chôn” sau khi đưa ra thị trường, đã bán rất chạy. Tiếp đó vào năm 2014, tác giả đã viết thêm một cuốn sách nữa có tiêu đề “Không chôn – Chết không áp lực” và nó cũng bán rất chay.
Sau đó, đài truyền hình thỉnh thoảng cũng có nhưng chương trình phỏng vấn về “linh tử”, và quan niệm này đã dần dần phổ biến tại Nhật Bản.
Nhìn chung thì hôn lễ và tang lễ ở Nhật Bản trang trọng và nghiêm túc hơn các nước khác rất nhiều, cũng chính vì vậy mà chi phí cũng đắt đỏ hơn.
Sau khi chết, chi phí cho việc tổ chức tang lễ và chôn cất bình quân phải tốn khoảng 2.5 triệu Yên, cộng thêm với mộ, nghĩa địa, thì khoảng 5 triệu Yên. Bỏ ra 5 triệu Yên (gần 1 tỷ VNĐ) để cử hành tang lễ và chôn cất có đáng không?
Nếu lúc sống bạn đã chuẩn bị sẵn số tiền này, thì vợ hoặc chồng, hay là con cái bạn sẽ phải chi trả, gánh nặng kinh tế rất lớn.
Nhưng, nếu chọn “Linh tử”, không cử hành tang lễ, cũng có nghĩa là, đám tang chỉ giới hạn chỉ có những người trong gia đình, sẽ rất đơn giản như sau: Gác đêm -> nghi lễ cáo biệt -> hỏa táng, thì chi phí có thể hạ xuống thấp xuống còn khoảng dưới 200 ngàn Yên.
Phần tro cốt có thể nhờ trung tâm hỏa thiêu xử lý, hoặc người thân cũng có thể lấy về xử lý. Nếu lựa chọn chôn cất tự nhiên, nhờ người trong nghề tiến hành vung tro cốt, thì giá bình quân khoảng 50 ngàn Yên. Nếu người nhà đi thuyền tự tay vung tro cốt, thì giá bình quân khoảng 10 – 25 ngàn Yên. Ba người bạn vừa mới qua đời mà tôi vừa nhắc tới, có một người lựa chọn lưu lại tro cốt ở nhà để cho vợ mình thắp hương thờ cúng.
Năm 2012 công viên Kodaira-ryō ở Tokyo đã được sửa sang, trồng nhiều cây là làm thành một “nghĩa địa xanh”, vào năm 2013 đã có 1600 di cốt mai táng tại công viên này. Tại đây, ở giữa các cây có các ống tròn sâu khoảng 2m cắm sâu vào lòng đất, đáy ống tiếp xúc trực tiếp với đất, tro cốt sau khi được rắc vào trong ống có thể trở thành chất dinh dưỡng của cây, dần dần biến thành đất. Bởi vì ống tro cốt này là dùng chung, nên người thân không thể thắp nhang hoặc vái ngay bên dưới cây được, mà phải đến trước đài dâng hoa trong nghĩa địa cây vái lạy và dâng hoa, tiền phí là 130 ngàn Yên.
Ở Anh và các nước khác (cơ đốc giáo thường là chôn cất, nhưng hiện nay hỏa thiêu đã trở nên rất phổ biến), thường là không quá câu nệ về di cốt của người quá cố. Nhiệt độ hỏa táng của họ cao hơn ở Nhật Bản rất nhiều, khoảng cỡ 1200 độ C, tro cốt sau khi hỏa táng được mang vào rừng hoặc một nơi nào đó để rắc.
Ở Nhật Bản do bị ảnh hưởng của Phật giáo nên rất coi trọng “di cốt”, nên hỏa thường hỏa thiêu ở nhiệt độ thấp để lưu lại cả bộ “di cốt”, sau đó cho vào tiểu, phần sọ của người đã chết được xếp ở trên cùng.
Bời vì bị ảnh hưởng bời truyền thống nên khi con cái “Linh tử” cho cha hoặc me , mẹ không bàn bạc trước với gia đình thì ngay lập tức sẽ bị chỉ trích nếu. Có một số người lớn tuổi bị bệnh nhiều năm nằm liệt ở trên giường, khi họ còn sống đã nói trước với con cái mình rằng, trong lúc ốm đau đã tiêu pha rất nhiều tiên, nên sau khi chết muốn chọn ‘Linh táng” cho đỡ tốn kém.
Kết quả sau con cái hậu sự xong, cô dì chú bác trong gia đình túm lại trách cứ, dẫn đến mối quan hệ giữa con cái họ với bác thúc dì cậu trở nên không tốt. Để tránh xảy những vấn đề này, khi sắp qua đời khi còn sống phải nói nguyện vọng của mình với tất cả những người thân thuộc trong gia đình trước, hoặc là lưu lại di thư, bằng không anh em trong gia đình họ hàng sẽ chịu không chịu, khiến vợ hoặc chồng, con cái của người quá cố gặp phải khó xử.
Nếu là mình, bạn sẽ làm thế nào?
Lê Hiếu, dịch từ cmoney Phu Lai chuyen
Crémation au Japon :Tỷ lệ người Nhật chọn không tang lễ, không nghĩa địa sau khi chết đang gia tăng!
Tháng 2, 3, 4 năm nay, ba người bạn của tôi lần lượt qua đời:
Cả 3 đều là đàn ông, một người chết rất đột ngột (đột quỵ), buổi sáng bị té xỉu, người nhà gọi xe cấp cứu đưa đến bệnh viện, rồi qua đời ngay tối hôm đó.
Hai người kia vì trong người có bệnh nên khi còn sống đã tự chọn hình thức mai táng cho mình sau khi chết là “linh tử”.
“Linh tử” chính là một người sau khi chết sẽ không cử hành tang lễ, không giữ lại tro cốt, không cần nghĩa địa, quy hồi tất cả về “0”. đợi 1, 2 ngày sẽ được đưa đến trung tâm hỏa táng, chỉ có người trong gia đình vợ hoặc chồng, bố mẹ, anh chị em ruột, con cái của người quá cố đi cùng, không có người ngoài.
Tính đến tháng 10/2014, số người trên 65 tuổi ở Nhật Bản đã gấp đôi số người dưới 14 tuổi, cho thấy rõ rệt hiện tượng già hóa dân số ở nước này.
Theo những điều tra gần đây về tình hình chôn cất người chết trên toàn nước Nhật, số người chọn “linh tử” chiếm đến 22,3%, tức là trong 5 người thì có một người lựa chọn “linh tử”.
Nguyên nhân chính của việc không cử hành tang lễ là vấn đề kinh tế, đại bộ phận những người già đều không muốn tốn tiền tổ chức tang lễ, họ muốn để số tiền đó lại cho vợ hoặc chồng, hay con cháu của mình.
Đặc biệt là vào tháng 1/2010 một cuốn sách có tựa đề “Không cần phải chôn” sau khi đưa ra thị trường, đã bán rất chạy. Tiếp đó vào năm 2014, tác giả đã viết thêm một cuốn sách nữa có tiêu đề “Không chôn – Chết không áp lực” và nó cũng bán rất chay.
Sau đó, đài truyền hình thỉnh thoảng cũng có nhưng chương trình phỏng vấn về “linh tử”, và quan niệm này đã dần dần phổ biến tại Nhật Bản.
Nhìn chung thì hôn lễ và tang lễ ở Nhật Bản trang trọng và nghiêm túc hơn các nước khác rất nhiều, cũng chính vì vậy mà chi phí cũng đắt đỏ hơn.
Sau khi chết, chi phí cho việc tổ chức tang lễ và chôn cất bình quân phải tốn khoảng 2.5 triệu Yên, cộng thêm với mộ, nghĩa địa, thì khoảng 5 triệu Yên. Bỏ ra 5 triệu Yên (gần 1 tỷ VNĐ) để cử hành tang lễ và chôn cất có đáng không?
Nếu lúc sống bạn đã chuẩn bị sẵn số tiền này, thì vợ hoặc chồng, hay là con cái bạn sẽ phải chi trả, gánh nặng kinh tế rất lớn.
Nhưng, nếu chọn “Linh tử”, không cử hành tang lễ, cũng có nghĩa là, đám tang chỉ giới hạn chỉ có những người trong gia đình, sẽ rất đơn giản như sau: Gác đêm -> nghi lễ cáo biệt -> hỏa táng, thì chi phí có thể hạ xuống thấp xuống còn khoảng dưới 200 ngàn Yên.
Phần tro cốt có thể nhờ trung tâm hỏa thiêu xử lý, hoặc người thân cũng có thể lấy về xử lý. Nếu lựa chọn chôn cất tự nhiên, nhờ người trong nghề tiến hành vung tro cốt, thì giá bình quân khoảng 50 ngàn Yên. Nếu người nhà đi thuyền tự tay vung tro cốt, thì giá bình quân khoảng 10 – 25 ngàn Yên. Ba người bạn vừa mới qua đời mà tôi vừa nhắc tới, có một người lựa chọn lưu lại tro cốt ở nhà để cho vợ mình thắp hương thờ cúng.
Năm 2012 công viên Kodaira-ryō ở Tokyo đã được sửa sang, trồng nhiều cây là làm thành một “nghĩa địa xanh”, vào năm 2013 đã có 1600 di cốt mai táng tại công viên này. Tại đây, ở giữa các cây có các ống tròn sâu khoảng 2m cắm sâu vào lòng đất, đáy ống tiếp xúc trực tiếp với đất, tro cốt sau khi được rắc vào trong ống có thể trở thành chất dinh dưỡng của cây, dần dần biến thành đất. Bởi vì ống tro cốt này là dùng chung, nên người thân không thể thắp nhang hoặc vái ngay bên dưới cây được, mà phải đến trước đài dâng hoa trong nghĩa địa cây vái lạy và dâng hoa, tiền phí là 130 ngàn Yên.
Ở Anh và các nước khác (cơ đốc giáo thường là chôn cất, nhưng hiện nay hỏa thiêu đã trở nên rất phổ biến), thường là không quá câu nệ về di cốt của người quá cố. Nhiệt độ hỏa táng của họ cao hơn ở Nhật Bản rất nhiều, khoảng cỡ 1200 độ C, tro cốt sau khi hỏa táng được mang vào rừng hoặc một nơi nào đó để rắc.
Ở Nhật Bản do bị ảnh hưởng của Phật giáo nên rất coi trọng “di cốt”, nên hỏa thường hỏa thiêu ở nhiệt độ thấp để lưu lại cả bộ “di cốt”, sau đó cho vào tiểu, phần sọ của người đã chết được xếp ở trên cùng.
Bời vì bị ảnh hưởng bời truyền thống nên khi con cái “Linh tử” cho cha hoặc me , mẹ không bàn bạc trước với gia đình thì ngay lập tức sẽ bị chỉ trích nếu. Có một số người lớn tuổi bị bệnh nhiều năm nằm liệt ở trên giường, khi họ còn sống đã nói trước với con cái mình rằng, trong lúc ốm đau đã tiêu pha rất nhiều tiên, nên sau khi chết muốn chọn ‘Linh táng” cho đỡ tốn kém.
Kết quả sau con cái hậu sự xong, cô dì chú bác trong gia đình túm lại trách cứ, dẫn đến mối quan hệ giữa con cái họ với bác thúc dì cậu trở nên không tốt. Để tránh xảy những vấn đề này, khi sắp qua đời khi còn sống phải nói nguyện vọng của mình với tất cả những người thân thuộc trong gia đình trước, hoặc là lưu lại di thư, bằng không anh em trong gia đình họ hàng sẽ chịu không chịu, khiến vợ hoặc chồng, con cái của người quá cố gặp phải khó xử.
Nếu là mình, bạn sẽ làm thế nào?
Lê Hiếu, dịch từ cmoney Phu Lai chuyen