Thân Hữu Tiếp Tay...
Của hơi bị hiếm thời sâu bọ nhiễu nhương
Oanh Yến Thị Phạm
Hiện tại, Việt Nam có một nền chính trị “cực kỳ ổn định” nhưng lại song hành với một nền kinh tế tiềm ẩn nhiều yếu tố nội tại “cực kỳ bất ổn”.
Từ những cuộc đình công, “tụ tập đông người” vì khiếu kiện đất đai của dân oan, đòi hỏi quyền lợi của người lao động cho đến “thể hiện tình cảm cá nhân” (1) của nhiều người trước những hành động Bá quyền của Trung quốc, thậm chí tọa kháng một mình trong nhà, luôn”được” dập tắt từ trong trứng nước bởi lực lượng tinh nhuệ của đủ các thành phần từ An ninh, cơ động, cảnh sát, thanh tra đô thị, thanh niên xung phong cho đến dân phòng…dĩ nhiên dưới sự lãnh đạo thiên tài Đảng ta.
Chính trị tại Việt Nam có thể nói cực kỳ ổn định.
Với “Đổi mới” Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện “bình đẳng” để các thành phần kinh tế phát triển, đóng góp vào sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Mặc dù có những bước phát triển đáng kể trong nhiều năm qua, nền kinh tế Việt Nam, hiện vẫn đối mặt với những thách thức nội tại.
Đó là sự phổ biến của việc Đô-la hóa, vàng hóa, sử dụng tiền mặt trong thanh toán, giao dịch. Những hiện tượng này đã gây khó khăn không nhỏ cho công tác điều tra, thống kê, chính sách tiền tệ, hoạch định kế hoạch cho kinh tế vĩ mô vì những số liệu thiếu độ tin cậy và không thể kiểm chứng được. Đồng thời cũng tạo ra mãnh đất màu mỡ cho tham nhũng và hối lộ.
Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước đã phối hợp và đưa ra nhiều biện pháp để từng bước xóa bỏ những hiện tượng trên bằng những biện pháp cụ thể:
Bằng thông tư 129/2008/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định những hóa đơn thanh toán, có giá trị trên 20 triệu, hoặc mua nhiều lần trong cùng một ngày của một đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ mà tổng giá trị thanh toán hơn 20 triệu, phải có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT). Và sắp tới đây sẽ được hạ xuống định mức 10 triệu và ngày xuất hóa đơn phải trùng khớp với ngày trên chứng từ thanh toán qua Ngân hàng.
Quy định này đã không phù hợp với tập quán và thông lệ quyết toán, thanh toán vào cuối tháng hoặc định kỳ của các đơn vị cung cấp dịch vụ, hàng hóa và người sử dụng, các tổ chức kinh tế. Do đó đa số đã lách luật bằng cách chẻ nhỏ gói hàng hóa, dịch vụ để xuất hóa đơn tài chính và vẫn thanh toán với nhau bằng tiền mặt, USD, vàng theo thời hạn đã thỏa thuận, bất chấp quy định không được quy đổi, niêm yết bằng ngoại tệ hoặc vàng trong các hợp đồng, bảng giá mà Bộ Tài chính và Ngân hàng đã ban hành.
Bằng chỉ thị 05/CT-NHNN 27/04/2012 Ngân hàng nhà nước đã nghiêm cấm các tổ chức tín dụng, kể cả các chi nhánh tổ chức tín dụng nước ngoài không được huy động, giữ hộ vàng từ tổ chức và cá nhân. Các khoản huy động cũ chỉ được duy trì đến 30/06/2013. 03/12/2012 Ngân hàng nhà nước có công văn yêu cầu các Ngân hàng, tổ chức tín dụng trả lãi, lợi tức, phí và các hình thức khác khi thực hiện dịch vụ “giữ vàng hộ”. Ngược lại, khi triển khai dịch vụ giữ hộ vàng Ngân hàng, các tổ chức tín dụng phải thu phí dịch vụ.
Kết quả của chủ trương chống vàng hóa này của Ngân hàng nhà nước nhằm huy động số vàng theo ước lượng từ 300-500 tấn trong dân là người dân rút vàng đã gửi đem về… chôn, dấu (2).
Tại phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội chiều 13/12/2012, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đã tán thành dự thảo Pháp lệnh ngoại hối (sửa đổi) do Thống đốc Nguyễn Văn Bình đệ trình, cho rằng cần sửa đổi các quy định theo hướng hạn chế bớt các quyền sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán, công cụ đầu tư của cá nhân, nhằm chống tình trạng Đô-la hóa trong nền kinh tế.
Nếu hiểu theo dự thảo sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối do Thống đốc Nguyễn Văn Bình đệ trình và Uỷ ban Kinh tế Quốc hội thì người dân có ngoại tệ phải gửi ở Ngân hàng, không được cất giữ trong người???
Dự thảo trên không chỉ vấp phải sự phản đối của người dân có ngoại tệ mà ngay đến cả những ông nghị, bà nghị yêu Benjamin FlanKlin hơn yêu Bác Hồ cũng phản đối vì tính gọn nhẹ của đồng USD khi nhận và dấu của hối lộ!!!
Việc dòng ngoại tệ, chảy từ các tổ chức tín dụng, hệ thống ngân hàng Việt Nam sang các chi nhánh tổ chức tín dụng nước ngoài như HSBC, CITY, ANZ… hoặc chảy ngược trở về hệ thống ngân hàng tại Mỹ, mặc dù lãi xuất cực thấp 0.5%/năm.
Việc người dân vẫn sử dụng tiền mặt, đem vàng về cất dấu hoặc chuyển đổi thành các loại ngoại tệ và đem gữi tại các chi nhánh, tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam thậm chí tại các ngân hàng tại nước ngoài, đã nói lên sự thất bại của các mệnh lệnh hành chính của Ngân hàng nhà nước khi can thiệp vào nền kinh tế mà không xây dựng được một sự khả tín, là nền tảng, sự sống còn của hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng.
Thế hệ 8X, thậm chí 9X chắc chắn đã được truyền đạt lại những bài học xương máu của của cha ông, những U70, U60, U50 về những chiến dịch cải tạo Công thương nghiệp, đánh Tư sản mại bản, X1, X2, X3, những lần đổi tiền mà họ đã từng học được bằng những thực tế đắt giá.
Cố Tổng Bí Thư Lê Duẫn, tối ngày 13/09/1985 còn phát biểu trên hệ thống phát thanh, phát hình, nhân danh người đứng đầu hệ thống Chính trị, nhà nước, cam kết rằng sẽ không có đổi tiền… và thực tế, sáng hôm sau từ tinh mơ người dân đã nghe loa phường thông báo địa điểm, tỷ lệ quy đổi đối với các đơn vị kinh tế nhà nước, hộ gia đình, cá nhân… mỗi hộ được đổi 2000đ tỷ lệ 10đ tiền cũ đổi 1đ tiền mới. Số tiền vượt quy định phải nộp vào trương mục ngân hàng và đợi nhà chức trách xét sau và thường là hóa thành bùn. Nhưng ngay sau khi đổi tiền xong, Chính phủ lại quyết định nâng giá lên trở lại 10 lần. Đổi tiền 14/09/1985 và chính sách giá lương tiền đẩy lạm phát lên đến 700% đã xóa sổ vốn tích lũy của nhiều người.
Cố Tổng Bí Thư Lê Duẫn là người đã có công khởi xướng nền văn hóa “nói zậy mà không phải zậy” và cách hành xử “đùng một phát” của các cấp chính quyền Nhân dân, coi người dân như kẻ thù, như lực lượng thù địch, cần phải bí mật sáng tạo đánh thắng trong mọi tình huống.
Xem ra nỗ lực chống Đô-la hóa, vàng hóa, sử dụng tiền mặt của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước nói chung và của Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói riêng khó khả thi.
Vì Thống đốc Nguyễn Văn Bình, kể cả các vị Tổng Bí Thư kế nhiệm sau này cho đến các vị Chủ tịch nước, Thủ Tướng, có ai có uy tín sánh bằng cố Tổng Bí Thư Lê Duẫn? Chẳng có ai.
Niềm tin của người dân vào Đảng, Chính phủ thời nay quả là của…hơi bị hiếm.
Ngày nay người dân, đọc báo nghe tin, xem đài là biết sắp giở trò gì rồi!!! Làm ngược lại là chắc ăn như bắp.
Thực tế đã như zậy nhiều rồi mà. Chớ có sai.
Houston 18/12/2012
Tác giả gửi cho Quê choa
………..
1-lời của Phó ban Tuyên giáo Trung Ưowng Nguyễn Thế Kỷ trong cuốc họp giao ban báo chí 11/12/2012.
2-Báo Thanh Niên thứ sáu 30/11/2012.
Của hơi bị hiếm thời sâu bọ nhiễu nhương
Oanh Yến Thị Phạm
Hiện tại, Việt Nam có một nền chính trị “cực kỳ ổn định” nhưng lại song hành với một nền kinh tế tiềm ẩn nhiều yếu tố nội tại “cực kỳ bất ổn”.
Từ những cuộc đình công, “tụ tập đông người” vì khiếu kiện đất đai của dân oan, đòi hỏi quyền lợi của người lao động cho đến “thể hiện tình cảm cá nhân” (1) của nhiều người trước những hành động Bá quyền của Trung quốc, thậm chí tọa kháng một mình trong nhà, luôn”được” dập tắt từ trong trứng nước bởi lực lượng tinh nhuệ của đủ các thành phần từ An ninh, cơ động, cảnh sát, thanh tra đô thị, thanh niên xung phong cho đến dân phòng…dĩ nhiên dưới sự lãnh đạo thiên tài Đảng ta.
Chính trị tại Việt Nam có thể nói cực kỳ ổn định.
Với “Đổi mới” Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện “bình đẳng” để các thành phần kinh tế phát triển, đóng góp vào sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Mặc dù có những bước phát triển đáng kể trong nhiều năm qua, nền kinh tế Việt Nam, hiện vẫn đối mặt với những thách thức nội tại.
Đó là sự phổ biến của việc Đô-la hóa, vàng hóa, sử dụng tiền mặt trong thanh toán, giao dịch. Những hiện tượng này đã gây khó khăn không nhỏ cho công tác điều tra, thống kê, chính sách tiền tệ, hoạch định kế hoạch cho kinh tế vĩ mô vì những số liệu thiếu độ tin cậy và không thể kiểm chứng được. Đồng thời cũng tạo ra mãnh đất màu mỡ cho tham nhũng và hối lộ.
Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước đã phối hợp và đưa ra nhiều biện pháp để từng bước xóa bỏ những hiện tượng trên bằng những biện pháp cụ thể:
Bằng thông tư 129/2008/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định những hóa đơn thanh toán, có giá trị trên 20 triệu, hoặc mua nhiều lần trong cùng một ngày của một đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ mà tổng giá trị thanh toán hơn 20 triệu, phải có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT). Và sắp tới đây sẽ được hạ xuống định mức 10 triệu và ngày xuất hóa đơn phải trùng khớp với ngày trên chứng từ thanh toán qua Ngân hàng.
Quy định này đã không phù hợp với tập quán và thông lệ quyết toán, thanh toán vào cuối tháng hoặc định kỳ của các đơn vị cung cấp dịch vụ, hàng hóa và người sử dụng, các tổ chức kinh tế. Do đó đa số đã lách luật bằng cách chẻ nhỏ gói hàng hóa, dịch vụ để xuất hóa đơn tài chính và vẫn thanh toán với nhau bằng tiền mặt, USD, vàng theo thời hạn đã thỏa thuận, bất chấp quy định không được quy đổi, niêm yết bằng ngoại tệ hoặc vàng trong các hợp đồng, bảng giá mà Bộ Tài chính và Ngân hàng đã ban hành.
Bằng chỉ thị 05/CT-NHNN 27/04/2012 Ngân hàng nhà nước đã nghiêm cấm các tổ chức tín dụng, kể cả các chi nhánh tổ chức tín dụng nước ngoài không được huy động, giữ hộ vàng từ tổ chức và cá nhân. Các khoản huy động cũ chỉ được duy trì đến 30/06/2013. 03/12/2012 Ngân hàng nhà nước có công văn yêu cầu các Ngân hàng, tổ chức tín dụng trả lãi, lợi tức, phí và các hình thức khác khi thực hiện dịch vụ “giữ vàng hộ”. Ngược lại, khi triển khai dịch vụ giữ hộ vàng Ngân hàng, các tổ chức tín dụng phải thu phí dịch vụ.
Kết quả của chủ trương chống vàng hóa này của Ngân hàng nhà nước nhằm huy động số vàng theo ước lượng từ 300-500 tấn trong dân là người dân rút vàng đã gửi đem về… chôn, dấu (2).
Tại phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội chiều 13/12/2012, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đã tán thành dự thảo Pháp lệnh ngoại hối (sửa đổi) do Thống đốc Nguyễn Văn Bình đệ trình, cho rằng cần sửa đổi các quy định theo hướng hạn chế bớt các quyền sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán, công cụ đầu tư của cá nhân, nhằm chống tình trạng Đô-la hóa trong nền kinh tế.
Nếu hiểu theo dự thảo sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối do Thống đốc Nguyễn Văn Bình đệ trình và Uỷ ban Kinh tế Quốc hội thì người dân có ngoại tệ phải gửi ở Ngân hàng, không được cất giữ trong người???
Dự thảo trên không chỉ vấp phải sự phản đối của người dân có ngoại tệ mà ngay đến cả những ông nghị, bà nghị yêu Benjamin FlanKlin hơn yêu Bác Hồ cũng phản đối vì tính gọn nhẹ của đồng USD khi nhận và dấu của hối lộ!!!
Việc dòng ngoại tệ, chảy từ các tổ chức tín dụng, hệ thống ngân hàng Việt Nam sang các chi nhánh tổ chức tín dụng nước ngoài như HSBC, CITY, ANZ… hoặc chảy ngược trở về hệ thống ngân hàng tại Mỹ, mặc dù lãi xuất cực thấp 0.5%/năm.
Việc người dân vẫn sử dụng tiền mặt, đem vàng về cất dấu hoặc chuyển đổi thành các loại ngoại tệ và đem gữi tại các chi nhánh, tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam thậm chí tại các ngân hàng tại nước ngoài, đã nói lên sự thất bại của các mệnh lệnh hành chính của Ngân hàng nhà nước khi can thiệp vào nền kinh tế mà không xây dựng được một sự khả tín, là nền tảng, sự sống còn của hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng.
Thế hệ 8X, thậm chí 9X chắc chắn đã được truyền đạt lại những bài học xương máu của của cha ông, những U70, U60, U50 về những chiến dịch cải tạo Công thương nghiệp, đánh Tư sản mại bản, X1, X2, X3, những lần đổi tiền mà họ đã từng học được bằng những thực tế đắt giá.
Cố Tổng Bí Thư Lê Duẫn, tối ngày 13/09/1985 còn phát biểu trên hệ thống phát thanh, phát hình, nhân danh người đứng đầu hệ thống Chính trị, nhà nước, cam kết rằng sẽ không có đổi tiền… và thực tế, sáng hôm sau từ tinh mơ người dân đã nghe loa phường thông báo địa điểm, tỷ lệ quy đổi đối với các đơn vị kinh tế nhà nước, hộ gia đình, cá nhân… mỗi hộ được đổi 2000đ tỷ lệ 10đ tiền cũ đổi 1đ tiền mới. Số tiền vượt quy định phải nộp vào trương mục ngân hàng và đợi nhà chức trách xét sau và thường là hóa thành bùn. Nhưng ngay sau khi đổi tiền xong, Chính phủ lại quyết định nâng giá lên trở lại 10 lần. Đổi tiền 14/09/1985 và chính sách giá lương tiền đẩy lạm phát lên đến 700% đã xóa sổ vốn tích lũy của nhiều người.
Cố Tổng Bí Thư Lê Duẫn là người đã có công khởi xướng nền văn hóa “nói zậy mà không phải zậy” và cách hành xử “đùng một phát” của các cấp chính quyền Nhân dân, coi người dân như kẻ thù, như lực lượng thù địch, cần phải bí mật sáng tạo đánh thắng trong mọi tình huống.
Xem ra nỗ lực chống Đô-la hóa, vàng hóa, sử dụng tiền mặt của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước nói chung và của Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói riêng khó khả thi.
Vì Thống đốc Nguyễn Văn Bình, kể cả các vị Tổng Bí Thư kế nhiệm sau này cho đến các vị Chủ tịch nước, Thủ Tướng, có ai có uy tín sánh bằng cố Tổng Bí Thư Lê Duẫn? Chẳng có ai.
Niềm tin của người dân vào Đảng, Chính phủ thời nay quả là của…hơi bị hiếm.
Ngày nay người dân, đọc báo nghe tin, xem đài là biết sắp giở trò gì rồi!!! Làm ngược lại là chắc ăn như bắp.
Thực tế đã như zậy nhiều rồi mà. Chớ có sai.
Houston 18/12/2012
Tác giả gửi cho Quê choa
………..
1-lời của Phó ban Tuyên giáo Trung Ưowng Nguyễn Thế Kỷ trong cuốc họp giao ban báo chí 11/12/2012.
2-Báo Thanh Niên thứ sáu 30/11/2012.