Kinh Đời
Cuba: Sẽ không có tượng đài hay đường phố mang tên Fidel Castro? ( Vì hắn không anh hùng bằng HCM, Nguyễn Văn Trỗi, Lê văn Tám... )
Hôm nay, 04/12/2016, sau một tuần lễ đi dọc Cuba, tro cốt của lãnh tụ Cuba Fidel Castro được chôn cất tại nghĩa trang Santa Ifgena, thành phố cảng Santiago
Hôm nay, 04/12/2016, sau một tuần lễ đi dọc Cuba, tro cốt của lãnh tụ Cuba Fidel Castro được chôn cất tại nghĩa trang Santa Ifgena, thành phố cảng Santiago. Điều gây ngạc nhiên cho nhiều người là tuyên bố của chủ tịch Cuba Raoul Castro, sẽ không có tượng đài mang tên nhà lãnh đạo vừa qua đời. Nghi lễ chôn cất cũng diễn ra kín đáo.
Hôm qua, chủ tịch Cuba Raoul Castro, em trai của người quá cố, bất ngờ
thông báo : Trong tương lai sẽ không có bất cứ tượng đài, hay địa điểm
nào mang tên Fidel Castro. Theo chủ tịch Cuba, đây là nguyện vọng của
chính người quá cố. Một dự luật về việc này sẽ được chuẩn bị.
Sáng sớm hôm nay, phần tro của Fidel Castro được chôn cất không xa nơi an nghỉ của nhiều anh hùng dân tộc như Jose Marti, được coi là người cha của nước Cuba độc lập. Tham dự nghi thức này chỉ có khoảng 30 người thân thuộc. Bộ trưởng Môi Trường Pháp Segolene Royal có mặt tại chỗ, với tư cách khách mời, cho biết nghi thức diễn ra « đơn giản ».
Ngược với những gì mà nhiều người chờ đợi, lễ an táng đã không được kênh truyền hình Nhà nước đưa trực tiếp. Cuộc chôn cất đã diễn ra lặng lẽ, trái ngược với không khí rầm rộ của chín ngày quốc tang.
Vào tối hôm qua, một nghi thức mở rộng cho công chúng đã diễn ra tại quảng trường trung tâm thành phố, mang tên Cách Mạng. Hàng ngàn người dân Cuba đổ về đây để chào vĩnh biệt lãnh tụ của mình. Một số nguyên thủ quốc gia và phái đoàn quốc tế đã tham dự nghi thức tưởng niệm cuối cùng này, trong đó có tổng thống Bolivia Evo Morales, tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, hay cựu tổng thống Brazil Dilma Rousseff…
Nghi thức kéo dài khoảng hơn một giờ, và kết thúc với một bài hát ưa thích của cố lãnh đạo.
Tuy nhiên, không phải ai cũng tha thiết với lãnh đạo Cuba quá cố. Bên cạnh sự im lặng của hầu hết những người bất đồng chính kiến, do lo ngại bị trả thù, phóng viên RFI tại chỗ ghi nhận tiếng nói của nhiều thanh niên, cho biết họ cảm thấy không gần gũi với Fidel Castro như những người thuộc thế hệ trước.
Sau khi Fidel Castro qua đời, mọi cái nhìn hướng vào Raoul Castro, người từ 10 năm nay lèo lái cuộc cải cách kinh tế dè dặt tại Cuba, và chủ trương xích gần lại nước Mỹ và dần dần đưa Cuba trở lại với cộng đồng quốc tế. Ông Raul Castro, 85 tuổi, hứa sẽ chuyển giao quyền lực cho thế hệ mới, kể từ năm 2018.
Việt Nam : Ngày quốc tang gây tranh cãi
Việt Nam, quốc gia nằm ở bên kia bán cầu, cũng tổ chức một ngày quốc tang Fidel Castro vào hôm nay. Các công sở Nhà nước đều treo cờ rủ. Chính quyền khuyến cáo ngừng các hoạt động giải trí. Trên các phương tiện truyền thông của Nhà nước, tràn ngập các bài viết ca ngợi Fidel Castro và mối quan hệ giữa hai quốc gia cộng sản.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, trên các mạng xã hội, rất nhiều ý kiến phản đối việc tổ chức quốc tang. Trả lời AFP, một nữ thanh niên, 25 tuổi cho rằng Fidel Castro là người nước ngoài, Việt Nam có thể dành tình cảm cho ông ấy, nhưng việc tổ chức một ngày quốc tang là « thái quá ».
Một nhà hoạt động nhân quyền khác thì cho biết : « Không có luật nào cho phép chính quyền tổ chức quốc tang một người nước ngoài như vậy ».
(RFI)
Hôm nay, 04/12/2016, sau một tuần lễ đi dọc Cuba, tro cốt của lãnh tụ Cuba Fidel Castro được chôn cất tại nghĩa trang Santa Ifgena, thành phố cảng Santiago. Điều gây ngạc nhiên cho nhiều người là tuyên bố của chủ tịch Cuba Raoul Castro, sẽ không có tượng đài mang tên nhà lãnh đạo vừa qua đời. Nghi lễ chôn cất cũng diễn ra kín đáo.
Tro cốt Fidel Castro đã tới Santiago, Cuba, ngày 03/12/2016. REUTERS/Carlos Garcia Rawlins |
Sáng sớm hôm nay, phần tro của Fidel Castro được chôn cất không xa nơi an nghỉ của nhiều anh hùng dân tộc như Jose Marti, được coi là người cha của nước Cuba độc lập. Tham dự nghi thức này chỉ có khoảng 30 người thân thuộc. Bộ trưởng Môi Trường Pháp Segolene Royal có mặt tại chỗ, với tư cách khách mời, cho biết nghi thức diễn ra « đơn giản ».
Ngược với những gì mà nhiều người chờ đợi, lễ an táng đã không được kênh truyền hình Nhà nước đưa trực tiếp. Cuộc chôn cất đã diễn ra lặng lẽ, trái ngược với không khí rầm rộ của chín ngày quốc tang.
Vào tối hôm qua, một nghi thức mở rộng cho công chúng đã diễn ra tại quảng trường trung tâm thành phố, mang tên Cách Mạng. Hàng ngàn người dân Cuba đổ về đây để chào vĩnh biệt lãnh tụ của mình. Một số nguyên thủ quốc gia và phái đoàn quốc tế đã tham dự nghi thức tưởng niệm cuối cùng này, trong đó có tổng thống Bolivia Evo Morales, tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, hay cựu tổng thống Brazil Dilma Rousseff…
Nghi thức kéo dài khoảng hơn một giờ, và kết thúc với một bài hát ưa thích của cố lãnh đạo.
Tuy nhiên, không phải ai cũng tha thiết với lãnh đạo Cuba quá cố. Bên cạnh sự im lặng của hầu hết những người bất đồng chính kiến, do lo ngại bị trả thù, phóng viên RFI tại chỗ ghi nhận tiếng nói của nhiều thanh niên, cho biết họ cảm thấy không gần gũi với Fidel Castro như những người thuộc thế hệ trước.
Sau khi Fidel Castro qua đời, mọi cái nhìn hướng vào Raoul Castro, người từ 10 năm nay lèo lái cuộc cải cách kinh tế dè dặt tại Cuba, và chủ trương xích gần lại nước Mỹ và dần dần đưa Cuba trở lại với cộng đồng quốc tế. Ông Raul Castro, 85 tuổi, hứa sẽ chuyển giao quyền lực cho thế hệ mới, kể từ năm 2018.
Việt Nam : Ngày quốc tang gây tranh cãi
Việt Nam, quốc gia nằm ở bên kia bán cầu, cũng tổ chức một ngày quốc tang Fidel Castro vào hôm nay. Các công sở Nhà nước đều treo cờ rủ. Chính quyền khuyến cáo ngừng các hoạt động giải trí. Trên các phương tiện truyền thông của Nhà nước, tràn ngập các bài viết ca ngợi Fidel Castro và mối quan hệ giữa hai quốc gia cộng sản.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, trên các mạng xã hội, rất nhiều ý kiến phản đối việc tổ chức quốc tang. Trả lời AFP, một nữ thanh niên, 25 tuổi cho rằng Fidel Castro là người nước ngoài, Việt Nam có thể dành tình cảm cho ông ấy, nhưng việc tổ chức một ngày quốc tang là « thái quá ».
Một nhà hoạt động nhân quyền khác thì cho biết : « Không có luật nào cho phép chính quyền tổ chức quốc tang một người nước ngoài như vậy ».
(RFI)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Cuba: Sẽ không có tượng đài hay đường phố mang tên Fidel Castro? ( Vì hắn không anh hùng bằng HCM, Nguyễn Văn Trỗi, Lê văn Tám... )
Hôm nay, 04/12/2016, sau một tuần lễ đi dọc Cuba, tro cốt của lãnh tụ Cuba Fidel Castro được chôn cất tại nghĩa trang Santa Ifgena, thành phố cảng Santiago
Hôm nay, 04/12/2016, sau một tuần lễ đi dọc Cuba, tro cốt của lãnh tụ Cuba Fidel Castro được chôn cất tại nghĩa trang Santa Ifgena, thành phố cảng Santiago. Điều gây ngạc nhiên cho nhiều người là tuyên bố của chủ tịch Cuba Raoul Castro, sẽ không có tượng đài mang tên nhà lãnh đạo vừa qua đời. Nghi lễ chôn cất cũng diễn ra kín đáo.
Tro cốt Fidel Castro đã tới Santiago, Cuba, ngày 03/12/2016. REUTERS/Carlos Garcia Rawlins |
Sáng sớm hôm nay, phần tro của Fidel Castro được chôn cất không xa nơi an nghỉ của nhiều anh hùng dân tộc như Jose Marti, được coi là người cha của nước Cuba độc lập. Tham dự nghi thức này chỉ có khoảng 30 người thân thuộc. Bộ trưởng Môi Trường Pháp Segolene Royal có mặt tại chỗ, với tư cách khách mời, cho biết nghi thức diễn ra « đơn giản ».
Ngược với những gì mà nhiều người chờ đợi, lễ an táng đã không được kênh truyền hình Nhà nước đưa trực tiếp. Cuộc chôn cất đã diễn ra lặng lẽ, trái ngược với không khí rầm rộ của chín ngày quốc tang.
Vào tối hôm qua, một nghi thức mở rộng cho công chúng đã diễn ra tại quảng trường trung tâm thành phố, mang tên Cách Mạng. Hàng ngàn người dân Cuba đổ về đây để chào vĩnh biệt lãnh tụ của mình. Một số nguyên thủ quốc gia và phái đoàn quốc tế đã tham dự nghi thức tưởng niệm cuối cùng này, trong đó có tổng thống Bolivia Evo Morales, tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, hay cựu tổng thống Brazil Dilma Rousseff…
Nghi thức kéo dài khoảng hơn một giờ, và kết thúc với một bài hát ưa thích của cố lãnh đạo.
Tuy nhiên, không phải ai cũng tha thiết với lãnh đạo Cuba quá cố. Bên cạnh sự im lặng của hầu hết những người bất đồng chính kiến, do lo ngại bị trả thù, phóng viên RFI tại chỗ ghi nhận tiếng nói của nhiều thanh niên, cho biết họ cảm thấy không gần gũi với Fidel Castro như những người thuộc thế hệ trước.
Sau khi Fidel Castro qua đời, mọi cái nhìn hướng vào Raoul Castro, người từ 10 năm nay lèo lái cuộc cải cách kinh tế dè dặt tại Cuba, và chủ trương xích gần lại nước Mỹ và dần dần đưa Cuba trở lại với cộng đồng quốc tế. Ông Raul Castro, 85 tuổi, hứa sẽ chuyển giao quyền lực cho thế hệ mới, kể từ năm 2018.
Việt Nam : Ngày quốc tang gây tranh cãi
Việt Nam, quốc gia nằm ở bên kia bán cầu, cũng tổ chức một ngày quốc tang Fidel Castro vào hôm nay. Các công sở Nhà nước đều treo cờ rủ. Chính quyền khuyến cáo ngừng các hoạt động giải trí. Trên các phương tiện truyền thông của Nhà nước, tràn ngập các bài viết ca ngợi Fidel Castro và mối quan hệ giữa hai quốc gia cộng sản.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, trên các mạng xã hội, rất nhiều ý kiến phản đối việc tổ chức quốc tang. Trả lời AFP, một nữ thanh niên, 25 tuổi cho rằng Fidel Castro là người nước ngoài, Việt Nam có thể dành tình cảm cho ông ấy, nhưng việc tổ chức một ngày quốc tang là « thái quá ».
Một nhà hoạt động nhân quyền khác thì cho biết : « Không có luật nào cho phép chính quyền tổ chức quốc tang một người nước ngoài như vậy ».
(RFI)