Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Cùng là "lãnh đạo hạt nhân", nhưng Tập Cận Bình khác xa Mao, Đặng ( cùng giống nhau coi mạng người hơn rác )
Sau Hội nghị trung ương VI Khóa XVIII ĐCSTQ, Chủ tịch Tập Cận Bình chính thức trở thành "lãnh đạo hạt nhân" đời thứ 4 sau Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân.
Theo Đa chiều (Mỹ), thời kỳ nắm quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và hai cố lãnh đạo Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình đều đối mặt với nhiều sự thách thức trong và ngoài nước.
Mặc dù so với hai người tiền nhiệm, những thách thức nội bộ ông Tập đối diện lại hoàn toàn khác nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho tham vọng "phục hưng đại dân tộc Trung Hoa".
Thời đại của Mao, Đặng chính là khám phá và thử nghiệm để tìm kiếm con đường phát triển cho Trung Quốc nhưng hiện nay Tập Cận Bình lại phải hiểu rõ hướng đi và con đường đi của quốc gia mà không phải trải qua một thử nghiệm có thể trả giá đắt.
Giới quan sát nhận định, sau khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã có một số những chính sách cứng rắn, điển hình như chiến dịch chống tham nhũng để chỉnh đốn nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Tập Cận Bình - thế hệ lãnh đạo hạt nhân thứ 4 của ĐCSTQ.
Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc Vương Kỳ Sơn - trợ thủ đắc lực của Tập cũng từng nhiều lần nhấn mạnh, chống tham nhũng chính là vấn đề chính trị trọng đại liên quan đến sự sống còn của ĐCSTQ.
Một số ý kiến cho rằng, chiến dịch này không phải là "chống tham nhũng vì chống tham nhũng", thực chất chống tham nhũng chỉ là cách thức, mục đích chính là tham vọng "cải cách sâu rộng, phục hưng dân tộc của nhà lãnh đạo Trung Quốc.
"Tập Cận Bình đang muốn thông qua một cuộc chiến chống tham nhũng chưa từng có để khẳng định nguyên tắc chính trị và chấp chính của bản thân", Đa chiều viết.
Vào năm 2013, trước thời điểm đưa ra chiến lược đại cải cách tại Hội nghị trung ương III, người đứng đầu Trung Nam Hải tuyên bố, Trung Quốc đang bước vào thời kỳ mở cửa xây dựng đất nước.
Trong đó, giai đoạn trước và sau thời kỳ mở cửa tuy tương quan nhưng cũng có sự khác biệt rất lớn nhưng về bản chất đều cần đến "sự dẫn đường của lãnh đạo Trung Quốc".
Giới quan sát cho rằng, phát biểu của Tập Cận Bình phát đi một tín hiệu vô cùng quan trọng: Thời đại Tập nắm quyền khác với thời đại của Mao, Đặng, tức không cần phải dò dẫm, thử nghiệm thể chế chính trị mà chính là phải áp dụng hình thức phát triển phù hợp.
Mặc dù vậy, cũng có ý kiến cho rằng, phong thái chấp chính của Tập vừa giống Mao vừa giống Đặng bởi Tập Cận Bình vốn là con trai của của Tập Trọng Huân - một trong những người thuộc thế hệ lãnh đạo đầu tiên của Trung Quốc, được sống trong Trung Nam Hải từ nhỏ, chịu ảnh hưởng của Mao, Đặng cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, Đa chiều cho rằng, những cải cách do Tập Cận Bình thúc đẩy hiện vẫn chưa nhận được sự "đánh giá của lịch sử".
Theo giới quan sát, khái niệm "lãnh đạo hạt nhân" được dùng để gọi Tập Cận Bình xuất hiện từ năm 2015 và có rất nhiều phỏng đoán cho rằng, nhà lãnh đạo Trung Quốc có tham vọng tìm cách kéo dài nhiệm kỳ của mình hơn thời hạn qui định 10 năm.
theo Trí Thức Trẻ
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Cùng là "lãnh đạo hạt nhân", nhưng Tập Cận Bình khác xa Mao, Đặng ( cùng giống nhau coi mạng người hơn rác )
Sau Hội nghị trung ương VI Khóa XVIII ĐCSTQ, Chủ tịch Tập Cận Bình chính thức trở thành "lãnh đạo hạt nhân" đời thứ 4 sau Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân.
Theo Đa chiều (Mỹ), thời kỳ nắm quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và hai cố lãnh đạo Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình đều đối mặt với nhiều sự thách thức trong và ngoài nước.
Mặc dù so với hai người tiền nhiệm, những thách thức nội bộ ông Tập đối diện lại hoàn toàn khác nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho tham vọng "phục hưng đại dân tộc Trung Hoa".
Thời đại của Mao, Đặng chính là khám phá và thử nghiệm để tìm kiếm con đường phát triển cho Trung Quốc nhưng hiện nay Tập Cận Bình lại phải hiểu rõ hướng đi và con đường đi của quốc gia mà không phải trải qua một thử nghiệm có thể trả giá đắt.
Giới quan sát nhận định, sau khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã có một số những chính sách cứng rắn, điển hình như chiến dịch chống tham nhũng để chỉnh đốn nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Tập Cận Bình - thế hệ lãnh đạo hạt nhân thứ 4 của ĐCSTQ.
Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc Vương Kỳ Sơn - trợ thủ đắc lực của Tập cũng từng nhiều lần nhấn mạnh, chống tham nhũng chính là vấn đề chính trị trọng đại liên quan đến sự sống còn của ĐCSTQ.
Một số ý kiến cho rằng, chiến dịch này không phải là "chống tham nhũng vì chống tham nhũng", thực chất chống tham nhũng chỉ là cách thức, mục đích chính là tham vọng "cải cách sâu rộng, phục hưng dân tộc của nhà lãnh đạo Trung Quốc.
"Tập Cận Bình đang muốn thông qua một cuộc chiến chống tham nhũng chưa từng có để khẳng định nguyên tắc chính trị và chấp chính của bản thân", Đa chiều viết.
Vào năm 2013, trước thời điểm đưa ra chiến lược đại cải cách tại Hội nghị trung ương III, người đứng đầu Trung Nam Hải tuyên bố, Trung Quốc đang bước vào thời kỳ mở cửa xây dựng đất nước.
Trong đó, giai đoạn trước và sau thời kỳ mở cửa tuy tương quan nhưng cũng có sự khác biệt rất lớn nhưng về bản chất đều cần đến "sự dẫn đường của lãnh đạo Trung Quốc".
Giới quan sát cho rằng, phát biểu của Tập Cận Bình phát đi một tín hiệu vô cùng quan trọng: Thời đại Tập nắm quyền khác với thời đại của Mao, Đặng, tức không cần phải dò dẫm, thử nghiệm thể chế chính trị mà chính là phải áp dụng hình thức phát triển phù hợp.
Mặc dù vậy, cũng có ý kiến cho rằng, phong thái chấp chính của Tập vừa giống Mao vừa giống Đặng bởi Tập Cận Bình vốn là con trai của của Tập Trọng Huân - một trong những người thuộc thế hệ lãnh đạo đầu tiên của Trung Quốc, được sống trong Trung Nam Hải từ nhỏ, chịu ảnh hưởng của Mao, Đặng cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, Đa chiều cho rằng, những cải cách do Tập Cận Bình thúc đẩy hiện vẫn chưa nhận được sự "đánh giá của lịch sử".
Theo giới quan sát, khái niệm "lãnh đạo hạt nhân" được dùng để gọi Tập Cận Bình xuất hiện từ năm 2015 và có rất nhiều phỏng đoán cho rằng, nhà lãnh đạo Trung Quốc có tham vọng tìm cách kéo dài nhiệm kỳ của mình hơn thời hạn qui định 10 năm.
theo Trí Thức Trẻ