Văn Học & Nghệ Thuật
Cuộc đời và Sân khấu (2) Nghệ sĩ ngủ trong thật, thức trong mộng!
Cuộc đời và Sân khấu (2) Nghệ sĩ ngủ trong thật, thức trong mộng!
Soạn giả Nguyễn Phương
Trong giới nghệ sĩ cải lương không phải chỉ có một trường hợp ngộ nhận thân phận của mình giữa cuộc đời thường và đời trên sân khấu như chuyện đã kể về vụ nghệ sĩ Hùng Cường, vì đóng vai Thiếu Tá trong tuồng nhiều lần rồi lầm tưởng mình là Thiếu Tá thật nên khi Thiếu Tá giả Hùng Cường gặp ông Trung Tướng thật mà không chịu chào chỉ vì ông Tướng đó mặc thường phục như bao nhiêu thường dân khác.
Nghệ sĩ danh ca Hữu Phước của đoàn hát Thanh Minh-Thanh Nga cũng đã có lần sống với thân phận giả mà cứ tưởng là thật nên bị nhốt trong quân lao ba ngày trong những ngày xảy ra cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngày 1 tháng 11 năm 1963.
Các nghệ sĩ đào chánh, kép chánh thường mua sắm những trang phục, đạo cụ sân khấu riêng để tăng thêm sắc đẹp và sức hấp dẫn trên sân khấu. Ví dụ các nữ nghệ sĩ Phùng Há, Bảy Nam, Kim Thoa, Thanh Tùng, Út Bạch Lan, Thanh Nga... khi hát tuồng Tàu, thường mua những trang phục hát Tàu từ các đoàn hát Quảng ở Hồng Kông, có thêu hình rồng, hình chim phụng, hình các đóa hoa bằng mắt gà hoặc hột cườm trên các loại nhung, gấm thật đẹp. Các nam diễn viên khi hát tuồng xã hội cũng sắm những trang phục hợp thời trang, đắc tiền để mặc diễn các vai công tử, giám đốc, thầy thông, thầy ký. Ngoài ra, họ cũng mua sắm hoặc đặt làm những thanh kiếm Nhật, kiếm Tàu hoặc súng lục giống y như các loại vũ khí thật để diễn tuồng, tăng thêm oai vệ. Khi đoàn hát Thanh Minh-Thanh Nga hát các vở tuồng chiến tranh cận đại như tuồng Triều Tiên Vong Quốc Sử, Lửa Hờn, Mộng Đẹp Nửa Đời Hoa, nghệ sĩ Hữu Phước thủ diễn vai sĩ quan, anh đặt may các quân phục đẹp và đặt anh Chín Siểng (chuyên viên làm đạo cụ sân khấu) làm cho anh một khẩu súng ngắn giống y như khẩu súng Browning 12 mà các sĩ quan quân đội thường dùng. Súng Browning giả có thể bắn ra tiếng nổ và tóe lửa ở đầu súng vì có gắng ngòi pháo và khởi động bằng 4 cục pin AAA để trong báng súng. Khán giả tưởng Hữu Phước có súng thật vì anh mang súng xệ xệ bên hông và trả lời khi có người hỏi: Moi là đại úy mật vụ!.
Trong những năm đầu thập niên 60, dân chúng và nghệ sĩ rất sợ oai quyền của các ông sĩ quan Mật Vụ Miền Trung đang hoạt động ở Sài Gòn. Khi nghe nói đến tên các ông Hiếu, Thái đen, Ngọc Điệp... Các nghệ sĩ sợ xanh mặt vì có nhiều tin đồn rằng những ai bị Mật Vụ Miền Trung bắt thì ngoài việc bị đánh đập dã man khi điều tra, còn bị bỏ bao bố đem đến cầu Trịnh Minh Thế để liệng xuống sông Sài Gòn. Một số nghệ sĩ và soạn giả bị nghi là VC nằm vùng bị bắt và nhốt trong khám đặc biệt trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Trong giới nghệ sĩ còn có tin đồn rằng các nghệ sĩ Út Bạch Lan, Thành Được, Hùng Cường, Hữu Phước, Mộc Linh, Ngọc Điệp, Phan Hương... đều đã được Sở Mật Vụ Miền Trung mời và được cho ra về bình yên vì họ gia nhập vào Sở Mật Vụ Miền Trung để làm điềm chỉ viên. Tất cả chỉ là tin đồn, tin đồn và rất nhiều tin đồn... không ai biết tin đó là thật hay giả, và cũng không ai dám hỏi trực tiếp các nghệ sĩ đó. Mọi người đều cẩn thận không dám đến gần những nghệ sĩ bị nghi là nhân viên mật vụ. Trong bối cảnh như vậy, khi thấy Hữu Phước đeo súng (tuy giả nhưng ai biết được) thì người ta tin Hữu Phước là nhân viên của Mật Vụ Miền Trung thật.
Sau ngày đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963, khi chúng tôi thu thanh xong tuồng cải lương của ban Phương Nam trên lầu Đài Phát Thanh ở cuối đường Phan Đình Phùng, chúng tôi bước xuống tầng dưới, chưa kịp ra đường lộ thì hai anh công an đến còng tay Hữu Phước dẫn ra xe jeep, họ đưa Hữu Phước về nhà ở đường Trần Khắc Chân để khám xét. Họ lấy được khẩu súng giả rồi chở Hữu Phước về giam ở Tổng Nha Cảnh Sát.
Ba ngày sau, Hữu Phước được thả ra, chúng tôi lại hỏi thăm, Hữu Phước cho biết vì cây súng giả và những lời nói chơi, anh em trong đoàn hát gọi Hữu Phước là đại úy (nhân vật trong tuồng Triều Tiên Vong Quốc Sử của soạn giả Mộng Vân), Hữu Phước vui nên cũng thường tự xưng là đại úy Hữu Phước khi tán láo với anh em, do đó Hữu Phước bị bắt cùng với các ông Thái Đen, Ngọc Điệp, Mộc Linh. Sau Công an và An ninh Quân đội xét Hữu Phước không có hồ sơ hay lãnh lương của Sở Mật Vụ Miền Trung nên anh được tha về để Hữu Phước tiếp tục làm vua làm tướng trên sân khấu.
Tưởng mình có căn tu, danh ca vọng cổ trở thành Hòa Thượng:
Cuối năm 1958, đoàn Thanh Minh đi lưu diễn ở miền Trung, đêm hát đầu tiên ở thị trấn Blao Đà Lạt. Ông chủ mua dàn hát là em của bà chủ hãng Trà Blao, tên Đỗ Hữu, nên đoàn hát được cho ở trong một trang trại gần vườn trồng trà của công ty Trà Blao-Đỗ Hữu.
Nghệ sĩ Thanh Tao, Hoàng Giang, Hữu Phước, Nguyễn Phương, Kim Quang và Y tá Be hợp thành một nhóm, ăn cơm hội chung một mâm, ở thành một khóm tromg láng trại. Ngoài sinh hoạt chung của đoàn hát, những khi đi uống cà phê, đi du ngoạn, sáu người chúng tôi đều đi chung. Bên bờ hồ Blao, có một quán cà phê nhỏ xinh xinh, cô bán quán cũng xinh xinh nên chúng tôi thường đến quán đó uống cà phê, ăn điểm tâm sáng hoặc uống trà, thưởng thức đặc sản của thị trấn Blao.
Cô chủ quán tên Hương, đẹp người đẹp nết, nói năng nhỏ nhẹ dễ thương, nên quán rất đông khách. Hữu Phước rất mến cô Hương, anh mua hai vé thượng hạng mời cô Hương và bà nội của cô xem hát.
Đêm đầu tiên, đoàn Thanh Minh hát tuồng Mục Liên Thanh Đề. Danh ca Thanh Tao thủ vai hòa thượng Mục Kiền Liên, nên bữa trưa anh ra tiệm hớt tóc mướn thợ cạo đầu trọc láng bóng.
Chuyện tuồng như sau:
Hòa Thượng Mục Kiền Liên đi tu đắc đạo, trong khi đó mẹ của Mục Kiền Liên là bà Thanh Đề tuy vẫn hành thiện tích phước nhưng một hôm bà có điều chi bất mãn một ông hòa thượng nên bà lấy thịt chó cho các tu sĩ khất thực ăn. Khi bà chết, bà bị đày xuống 10 tầng địa ngục. Hòa thượng Mục Kiền Liên thấy mẹ bị hành tội nơi ngục A Tỳ, ông muốn cởi xiềng xích, làm tắt lửa dầu sôi để cứu mẹ nhưng ông chưa đủ phép thần thông và đạo hạnh để cứu mẹ.
Hòa thượng Mục Kiền Liên đến miền Thiên Trúc xin Phật Tổ Như Lai giúp phép báu. Cảm thông lòng hiếu thảo của Mục Kiền Liên, Phật Thích Ca ban cho Tràng Phan và Tích Trượng để Mục Kiền Liên xuống 10 tầng địa ngục xin Diêm Chúa Tần Quảng Vương cho gặp mẹ. Hòa thượng đã cảm hóa mẹ, bà mẹ ăn năn những lỗi lầm trước, sám hối tu thân. Bà được hòa thượng Mục Kiền Liên cứu độ, thoát khỏi ách trầm luân.
Nghệ sĩ Thanh Tao mặc áo hòa thượng, đội mão tỳ lư, tay cầm thiền trượng, nước da trắng trẻo, dáng người cao ráo, đẹp trai, đầu cạo láng bóng, nét mặt thanh tú, đôi mắt toát lên nét nhân hậu, nghệ sĩ Thanh Tao trong vai Hòa thượng làm cho khán giả tưởng tượng như có một vị chân tu hiển hiện trước mắt của họ.
Cô Hương và bà nội của cô ngồi ghế thượng hạng, gần sân khấu nên thấy rõ hình ảnh vị chân tu Mục Kiền Liên và nghe rõ lời ca của Hòa thượng Thanh Tao:
Cõi Thiên Trúc miền Tây Phương lạc cảnh,
Chùa Lôi Âm vang động mấy hồi chuông,
Mục Kiền Liên trong lớp áo nâu sòng
Đang kính cẩn quỳ dưới chân Phật Tổ.
Đệ tử là Mục Kiền Liên xin cúi đầu đảnh lễ trước đấng từ bi thần thông quảng đại, đệ tử xin thành tâm phủ phục trước liên... đài. Trải mấy ngày đêm qua muôn dặm đường dài. Cúi xin Phật Tổ ban tràng phan tích trượng để đệ tử tìm xuống tận Âm cung, kể từ ngày xa cách mẫu thân, nay âm dương cách biệt đôi đường, đệ tử quyết lòng xuống điện Minh Vương để được báo đền tình thâm mẫu tử.
Câu chuyện về lòng hiếu đạo của con đối với mẹ được các danh ca Thanh Tao, Hữu Phước chuyển đạt bằng giọng ca trầm ấm chan chứa thâm tình, thêm nhờ kỹ thuật sân khấu thể hiện cảnh thiên đường nơi Thiên Trúc đẹp một cách huyền ảo, cảnh địa ngục A Tỳ âm u ghê rợn, Hòa thượng Mục Kiền Liên cầm thiền trượng sáng chói hào quang khiến cho khán giả say mê như được lạc vào tiên cảnh.
Khán giả rất hài lòng về đêm hát, ra về không tiếc lời khen ngợi. Nhiều khán giả còn đến cửa hậu trường để nhìn mặt vị hòa thượng đẹp trai trên sân khấu. Cô Hương và bà nội của cô trước khi ra về cũng vào hậu trường cám ơn Hữu Phước và chào ông hòa thượng đẹp trai Thanh Tao.
Đêm đó nhóm nghệ sĩ chúng tôi mượn một cái bếp lò nhỏ, mua củi đốt lên để sưởi cho ấm vì trang trại rộng lớn, vách ván không ngăn được cái lạnh của núi rừng cao nguyên. Chúng tôi bày rượu và khô nai nướng ra, ngồi quanh ngọn lửa hồng uống rượu cho ấm trước khi tìm một giấc ngủ ngon lành.
Gần hai giờ khuya, bỗng có tiếng xe jeep chạy vô trang trại. Ánh đèn pha xe hơi rọi thẳng nơi chúng tôi ngủ. Chúng tôi thấy một cảnh sát viên xuống xe, đến nói chuyện với ông bà bầu Nghĩa rồi kéo xuống trang trại nơi chúng tôi ở. Ông thượng sĩ cảnh sát cho biết mẹ của ông và cô Hương (con gái ông) đi xem hát về, sau khi ăn khuya, bà cảm thấy khó chịu. Bệnh càng lúc càng tăng, bà như bị ngộp thở, tay chân lạnh cóng. Cô Hương gọi điện thoại báo cho cha biết. Ông thượng sĩ lái xe về thăm mẹ thì bà có vẻ như hấp hối, bà nói: Bà muốn nghe tụng kinh trước khi bà nhắm mắt.
Trong những năm cuối thập niên 50, thị trấn Blao còn là một thị trấn nhỏ, nhà của dân chúng và các cửa tiệm bán trà đặc sản của Blao ở hai bên đường Quốc lộ 1, từ đầu dốc đến cuối dốc độ hơn nửa cây số là hết phố xá, dân cư. Nối tiếp là đồn điền trồng trà hoặc rừng thông. Nhà của những người lao công hái trà, lao công làm trong nhà máy chế biến trà thì cất rải rác trong đồn điền trà hoặc bìa rừng thông. Nơi đây chỉ có nhà thờ Bão Lộc, các giáo xứ Thanh Xá, Hòa Phát, Thánh Tâm chớ không có chùa hay Tịnh xá Phật giáo nên không kiếm đâu ra một ông Hòa thượng để tụng kinh theo ý muốn của bà.
Trước sự thành tâm khẩn khoản rước Hòa thượng của đoàn hát về tụng kinh cho mẹ của ông thượng sĩ cảnh sát, nghệ sĩ Thanh Tao không biết phải làm sao. Bà Bầu Thơ khuyên anh Thanh Tao cứ đi niệm Phật là đủ rồi, anh nên mặc áo cà sa, đội mũ hòa thượng, vác cây thiền trượng và mang chuông mõ theo như hòa thượng thiệt đi làm đám tụng kinh. Nghệ sĩ Thanh Tao do dự, anh rất khổ tâm vì anh chỉ biết niệm Nam Mô A Di Đà Phật, biết đọc một đoạn kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa như trong tuồng hát, còn ngoài ra không thuộc kinh kệ nào khác, không biết kinh Pháp Hoa, không thuộc chú Vãn Sanh, anh sợ phụ lòng gia chủ nhất là bà cụ đang hấp hối, muốn nghe kinh Phật để được siêu thăng tịnh độ, anh dối gạt bà cụ là có tội với Phật, Trời.
Hoàng Giang, Hữu Phước và tôi nói vô, mình đi cầu siêu, đọc kinh hay chỉ niệm Phật cho người hấp hối với tấm lòng thành thì đó là làm một việc thiện. Nếu anh Thanh Tao đi tụng niệm theo yêu cầu của ông thượng sĩ thì nhóm chúng tôi theo ủng hộ tinh thần cho anh.
Nghệ sĩ Thanh Tao bèn vô mặc áo cà sa, đội mũ hòa thượng, xách cây thiền trượng. Chúng tôi mang theo chuông, mõ, nhang, đèn cầy, mặc thêm áo ấm rồi lên xe của ông thượng sĩ. Y tá Be là y tá riêng của Hữu Phước, anh mang theo ba lô thuốc của anh đi theo ông chủ Hữu Phước, cùng đến nhà bà nội cô Hương.
Nhà bà cụ ở phía sau quán trà bên bờ hồ Blao. Sương đêm dày đặt, đứng cách nhau năm thước cũng khó mà thấy nhau. Ông thượng sĩ rồ máy xe, bật đèn pha rọi đường cho chúng tôi vào nhà. Cô Hương nghe tiếng xe hơi, biết cha cô về. Khi thấy ông Thanh Tao trong trang phục hòa thượng bước vô nhà, cô chắp tay vái, niệm phật rồi la: Nội ơi, Hòa thượng Mục Kiền Liên đến tụng kinh cho nội kìa. Chúng tôi nghe bà cụ lắp bắp: Nam mô... Phật.
Bà cụ nằm trên một cái giường đặt sát vách. Gần đó để bàn thờ Phật bà Quan Âm. Trên bàn thờ Phật có một cái đèn cóc cháy sáng leo lét. Bà cụ thở một cách khó nhọc, tay chân lạnh. Ông thượng sĩ định đỡ cho bà cụ ngồi dậy nhưng hòa thượng Thanh Tao nói để cho bà nằm yên, anh đốt đèn cầy trên bàn Phật, thắp nhang rồi vái lạy Phật, sau đó ngồi xếp bằng trên chiếu dưới đất trước bàn thờ, gõ mõ nhẹ nhẹ, tụng kinh Bát Nhã Ma La Mật Đa. Tiếng tụng kinh khi lớn khi nhỏ, nghe đúng như âm điệu tụng kinh của vị hòa thượng chân tu đang làm pháp đàn.
Y tá Be và Hữu Phước hỏi thăm cô Hương về bệnh tình đột ngột của bà cụ, cô Hương cho biết khi chiều dùng cơm xong, bà cụ than là bị ợ chua, khó chịu. Vãn hát về nhà, bà cụ ăn hai viên bánh trôi nước, bánh cúng ban chiều, sau đó bà kêu nhức đầu, khó thở. Hòa thượng Thanh Tao tụng kinh cho bà cụ nghe để ổn định tinh thần. Y tá Be nói riêng với tôi và Hữu Phước là theo anh chẩn đoán thì bà cụ bị chứng bịnh ăn không tiêu, anh có mang theo trong ba lô thuốc tiêu mặn (giống như Alka Selzer), anh pha một ly thuốc tiêu mặn cho bà cụ uống.
Ông Hòa thượng Thanh Tao cứ ê a tụng kinh, thái độ trang nghiêm thành khẩn làm cho bà cụ, ông Thượng sĩ và cô Hương thêm tin tưởng là Phật Bà Quán Âm sẽ cứu khổ cứu nạn cho bà cụ và gia đình.
Độ hơn nửa giờ sau, bà cụ bớt khó thở, bà ngồi dậy được và đến lạy trước bàn thờ Phật. Ông Thượng sĩ mừng quá, nói con gái nấu cháo cho chúng tôi ăn trước khi ông lái xe đưa chúng tôi trở về đoàn hát. Y tá Be cho bà cụ uống thêm một viên laxatif mùi cam cà nhuyễn. Bà uống vô khen ngon, không biết đó là thuốc nhuận tràng.
Chúng tôi đến ăn sáng ở quán cà phê bờ hồ Blao, cô Hương cho biết đêm đó bà cụ đi tiêu được, sau đó bà ngủ đến sáng. Bà tin tưởng nhờ thời kinh của Hòa thượng Mục Kiền Liên tụng đêm qua mà bà thoát chết. Ông Thượng sĩ thấy mẹ khỏi bịnh, khoe với bà con trong khu phố là nhờ Hòa thượng Mục Kiền Liên tụng kinh mà mẹ của ông được tai qua nạn khỏi, thoát chết trong gang tất. Khán giả và dân chúng trong khu phố đổ xô đến láng trại để xem mặt Hòa thượng Mục Kiền Liên, người đã tụng kinh cứu mẹ của ông Thượng sĩ. Họ đến xem hát thật đông để được nhìn mặt và nghe tiếng nói lời ca của Hòa thượng Mục Kiền Liên.
Khán giả xem hát thường lẫn lộn giữa cái giả trên sân khấu và cái thật ở ngoài đời. Cả gia đình ông Thượng sĩ và cả nghệ sĩ Thanh Tao cũng tưởng lòng thành của anh khi đọc kinh mà Phật Bà cứu độ cho bà cụ tai qua nạn khỏi.
Nghệ sĩ Thanh Tao tin anh có duyên nghiệp với đạo Phật nên khi đoàn hát trở về Sài Gòn, anh rời khỏi đoàn hát, xuống tóc quy y và tu hành ở Chùa Nghệ sĩ ở Gò Vấp.
Nghệ sĩ Thanh Tao trở thành vị hòa thượng đầu tiên của Chùa Nghệ sĩ Gò Vấp với pháp danh Hòa thượng Thích Quảng Minh.
Hòa thượng Thích Quảng Minh, thế danh Lê Thanh Tao, sanh năm 1914, mất ngày 11 tháng 9 năm 1987, hưởng thọ 73 tuổi, được an táng tại nghĩa trang Nghệ sĩ Gò Vấp.
Nhớ một thời sống hoang mang giữa thật và giả, sống giả mà cứ tưởng là thật!
Nguyễn Phương, 2012
( Biên Hùng chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Cuộc đời và Sân khấu (2) Nghệ sĩ ngủ trong thật, thức trong mộng!
Cuộc đời và Sân khấu (2) Nghệ sĩ ngủ trong thật, thức trong mộng!
Soạn giả Nguyễn Phương
Trong giới nghệ sĩ cải lương không phải chỉ có một trường hợp ngộ nhận thân phận của mình giữa cuộc đời thường và đời trên sân khấu như chuyện đã kể về vụ nghệ sĩ Hùng Cường, vì đóng vai Thiếu Tá trong tuồng nhiều lần rồi lầm tưởng mình là Thiếu Tá thật nên khi Thiếu Tá giả Hùng Cường gặp ông Trung Tướng thật mà không chịu chào chỉ vì ông Tướng đó mặc thường phục như bao nhiêu thường dân khác.
Nghệ sĩ danh ca Hữu Phước của đoàn hát Thanh Minh-Thanh Nga cũng đã có lần sống với thân phận giả mà cứ tưởng là thật nên bị nhốt trong quân lao ba ngày trong những ngày xảy ra cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngày 1 tháng 11 năm 1963.
Các nghệ sĩ đào chánh, kép chánh thường mua sắm những trang phục, đạo cụ sân khấu riêng để tăng thêm sắc đẹp và sức hấp dẫn trên sân khấu. Ví dụ các nữ nghệ sĩ Phùng Há, Bảy Nam, Kim Thoa, Thanh Tùng, Út Bạch Lan, Thanh Nga... khi hát tuồng Tàu, thường mua những trang phục hát Tàu từ các đoàn hát Quảng ở Hồng Kông, có thêu hình rồng, hình chim phụng, hình các đóa hoa bằng mắt gà hoặc hột cườm trên các loại nhung, gấm thật đẹp. Các nam diễn viên khi hát tuồng xã hội cũng sắm những trang phục hợp thời trang, đắc tiền để mặc diễn các vai công tử, giám đốc, thầy thông, thầy ký. Ngoài ra, họ cũng mua sắm hoặc đặt làm những thanh kiếm Nhật, kiếm Tàu hoặc súng lục giống y như các loại vũ khí thật để diễn tuồng, tăng thêm oai vệ. Khi đoàn hát Thanh Minh-Thanh Nga hát các vở tuồng chiến tranh cận đại như tuồng Triều Tiên Vong Quốc Sử, Lửa Hờn, Mộng Đẹp Nửa Đời Hoa, nghệ sĩ Hữu Phước thủ diễn vai sĩ quan, anh đặt may các quân phục đẹp và đặt anh Chín Siểng (chuyên viên làm đạo cụ sân khấu) làm cho anh một khẩu súng ngắn giống y như khẩu súng Browning 12 mà các sĩ quan quân đội thường dùng. Súng Browning giả có thể bắn ra tiếng nổ và tóe lửa ở đầu súng vì có gắng ngòi pháo và khởi động bằng 4 cục pin AAA để trong báng súng. Khán giả tưởng Hữu Phước có súng thật vì anh mang súng xệ xệ bên hông và trả lời khi có người hỏi: Moi là đại úy mật vụ!.
Trong những năm đầu thập niên 60, dân chúng và nghệ sĩ rất sợ oai quyền của các ông sĩ quan Mật Vụ Miền Trung đang hoạt động ở Sài Gòn. Khi nghe nói đến tên các ông Hiếu, Thái đen, Ngọc Điệp... Các nghệ sĩ sợ xanh mặt vì có nhiều tin đồn rằng những ai bị Mật Vụ Miền Trung bắt thì ngoài việc bị đánh đập dã man khi điều tra, còn bị bỏ bao bố đem đến cầu Trịnh Minh Thế để liệng xuống sông Sài Gòn. Một số nghệ sĩ và soạn giả bị nghi là VC nằm vùng bị bắt và nhốt trong khám đặc biệt trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Trong giới nghệ sĩ còn có tin đồn rằng các nghệ sĩ Út Bạch Lan, Thành Được, Hùng Cường, Hữu Phước, Mộc Linh, Ngọc Điệp, Phan Hương... đều đã được Sở Mật Vụ Miền Trung mời và được cho ra về bình yên vì họ gia nhập vào Sở Mật Vụ Miền Trung để làm điềm chỉ viên. Tất cả chỉ là tin đồn, tin đồn và rất nhiều tin đồn... không ai biết tin đó là thật hay giả, và cũng không ai dám hỏi trực tiếp các nghệ sĩ đó. Mọi người đều cẩn thận không dám đến gần những nghệ sĩ bị nghi là nhân viên mật vụ. Trong bối cảnh như vậy, khi thấy Hữu Phước đeo súng (tuy giả nhưng ai biết được) thì người ta tin Hữu Phước là nhân viên của Mật Vụ Miền Trung thật.
Sau ngày đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963, khi chúng tôi thu thanh xong tuồng cải lương của ban Phương Nam trên lầu Đài Phát Thanh ở cuối đường Phan Đình Phùng, chúng tôi bước xuống tầng dưới, chưa kịp ra đường lộ thì hai anh công an đến còng tay Hữu Phước dẫn ra xe jeep, họ đưa Hữu Phước về nhà ở đường Trần Khắc Chân để khám xét. Họ lấy được khẩu súng giả rồi chở Hữu Phước về giam ở Tổng Nha Cảnh Sát.
Ba ngày sau, Hữu Phước được thả ra, chúng tôi lại hỏi thăm, Hữu Phước cho biết vì cây súng giả và những lời nói chơi, anh em trong đoàn hát gọi Hữu Phước là đại úy (nhân vật trong tuồng Triều Tiên Vong Quốc Sử của soạn giả Mộng Vân), Hữu Phước vui nên cũng thường tự xưng là đại úy Hữu Phước khi tán láo với anh em, do đó Hữu Phước bị bắt cùng với các ông Thái Đen, Ngọc Điệp, Mộc Linh. Sau Công an và An ninh Quân đội xét Hữu Phước không có hồ sơ hay lãnh lương của Sở Mật Vụ Miền Trung nên anh được tha về để Hữu Phước tiếp tục làm vua làm tướng trên sân khấu.
Tưởng mình có căn tu, danh ca vọng cổ trở thành Hòa Thượng:
Cuối năm 1958, đoàn Thanh Minh đi lưu diễn ở miền Trung, đêm hát đầu tiên ở thị trấn Blao Đà Lạt. Ông chủ mua dàn hát là em của bà chủ hãng Trà Blao, tên Đỗ Hữu, nên đoàn hát được cho ở trong một trang trại gần vườn trồng trà của công ty Trà Blao-Đỗ Hữu.
Nghệ sĩ Thanh Tao, Hoàng Giang, Hữu Phước, Nguyễn Phương, Kim Quang và Y tá Be hợp thành một nhóm, ăn cơm hội chung một mâm, ở thành một khóm tromg láng trại. Ngoài sinh hoạt chung của đoàn hát, những khi đi uống cà phê, đi du ngoạn, sáu người chúng tôi đều đi chung. Bên bờ hồ Blao, có một quán cà phê nhỏ xinh xinh, cô bán quán cũng xinh xinh nên chúng tôi thường đến quán đó uống cà phê, ăn điểm tâm sáng hoặc uống trà, thưởng thức đặc sản của thị trấn Blao.
Cô chủ quán tên Hương, đẹp người đẹp nết, nói năng nhỏ nhẹ dễ thương, nên quán rất đông khách. Hữu Phước rất mến cô Hương, anh mua hai vé thượng hạng mời cô Hương và bà nội của cô xem hát.
Đêm đầu tiên, đoàn Thanh Minh hát tuồng Mục Liên Thanh Đề. Danh ca Thanh Tao thủ vai hòa thượng Mục Kiền Liên, nên bữa trưa anh ra tiệm hớt tóc mướn thợ cạo đầu trọc láng bóng.
Chuyện tuồng như sau:
Hòa Thượng Mục Kiền Liên đi tu đắc đạo, trong khi đó mẹ của Mục Kiền Liên là bà Thanh Đề tuy vẫn hành thiện tích phước nhưng một hôm bà có điều chi bất mãn một ông hòa thượng nên bà lấy thịt chó cho các tu sĩ khất thực ăn. Khi bà chết, bà bị đày xuống 10 tầng địa ngục. Hòa thượng Mục Kiền Liên thấy mẹ bị hành tội nơi ngục A Tỳ, ông muốn cởi xiềng xích, làm tắt lửa dầu sôi để cứu mẹ nhưng ông chưa đủ phép thần thông và đạo hạnh để cứu mẹ.
Hòa thượng Mục Kiền Liên đến miền Thiên Trúc xin Phật Tổ Như Lai giúp phép báu. Cảm thông lòng hiếu thảo của Mục Kiền Liên, Phật Thích Ca ban cho Tràng Phan và Tích Trượng để Mục Kiền Liên xuống 10 tầng địa ngục xin Diêm Chúa Tần Quảng Vương cho gặp mẹ. Hòa thượng đã cảm hóa mẹ, bà mẹ ăn năn những lỗi lầm trước, sám hối tu thân. Bà được hòa thượng Mục Kiền Liên cứu độ, thoát khỏi ách trầm luân.
Nghệ sĩ Thanh Tao mặc áo hòa thượng, đội mão tỳ lư, tay cầm thiền trượng, nước da trắng trẻo, dáng người cao ráo, đẹp trai, đầu cạo láng bóng, nét mặt thanh tú, đôi mắt toát lên nét nhân hậu, nghệ sĩ Thanh Tao trong vai Hòa thượng làm cho khán giả tưởng tượng như có một vị chân tu hiển hiện trước mắt của họ.
Cô Hương và bà nội của cô ngồi ghế thượng hạng, gần sân khấu nên thấy rõ hình ảnh vị chân tu Mục Kiền Liên và nghe rõ lời ca của Hòa thượng Thanh Tao:
Cõi Thiên Trúc miền Tây Phương lạc cảnh,
Chùa Lôi Âm vang động mấy hồi chuông,
Mục Kiền Liên trong lớp áo nâu sòng
Đang kính cẩn quỳ dưới chân Phật Tổ.
Đệ tử là Mục Kiền Liên xin cúi đầu đảnh lễ trước đấng từ bi thần thông quảng đại, đệ tử xin thành tâm phủ phục trước liên... đài. Trải mấy ngày đêm qua muôn dặm đường dài. Cúi xin Phật Tổ ban tràng phan tích trượng để đệ tử tìm xuống tận Âm cung, kể từ ngày xa cách mẫu thân, nay âm dương cách biệt đôi đường, đệ tử quyết lòng xuống điện Minh Vương để được báo đền tình thâm mẫu tử.
Câu chuyện về lòng hiếu đạo của con đối với mẹ được các danh ca Thanh Tao, Hữu Phước chuyển đạt bằng giọng ca trầm ấm chan chứa thâm tình, thêm nhờ kỹ thuật sân khấu thể hiện cảnh thiên đường nơi Thiên Trúc đẹp một cách huyền ảo, cảnh địa ngục A Tỳ âm u ghê rợn, Hòa thượng Mục Kiền Liên cầm thiền trượng sáng chói hào quang khiến cho khán giả say mê như được lạc vào tiên cảnh.
Khán giả rất hài lòng về đêm hát, ra về không tiếc lời khen ngợi. Nhiều khán giả còn đến cửa hậu trường để nhìn mặt vị hòa thượng đẹp trai trên sân khấu. Cô Hương và bà nội của cô trước khi ra về cũng vào hậu trường cám ơn Hữu Phước và chào ông hòa thượng đẹp trai Thanh Tao.
Đêm đó nhóm nghệ sĩ chúng tôi mượn một cái bếp lò nhỏ, mua củi đốt lên để sưởi cho ấm vì trang trại rộng lớn, vách ván không ngăn được cái lạnh của núi rừng cao nguyên. Chúng tôi bày rượu và khô nai nướng ra, ngồi quanh ngọn lửa hồng uống rượu cho ấm trước khi tìm một giấc ngủ ngon lành.
Gần hai giờ khuya, bỗng có tiếng xe jeep chạy vô trang trại. Ánh đèn pha xe hơi rọi thẳng nơi chúng tôi ngủ. Chúng tôi thấy một cảnh sát viên xuống xe, đến nói chuyện với ông bà bầu Nghĩa rồi kéo xuống trang trại nơi chúng tôi ở. Ông thượng sĩ cảnh sát cho biết mẹ của ông và cô Hương (con gái ông) đi xem hát về, sau khi ăn khuya, bà cảm thấy khó chịu. Bệnh càng lúc càng tăng, bà như bị ngộp thở, tay chân lạnh cóng. Cô Hương gọi điện thoại báo cho cha biết. Ông thượng sĩ lái xe về thăm mẹ thì bà có vẻ như hấp hối, bà nói: Bà muốn nghe tụng kinh trước khi bà nhắm mắt.
Trong những năm cuối thập niên 50, thị trấn Blao còn là một thị trấn nhỏ, nhà của dân chúng và các cửa tiệm bán trà đặc sản của Blao ở hai bên đường Quốc lộ 1, từ đầu dốc đến cuối dốc độ hơn nửa cây số là hết phố xá, dân cư. Nối tiếp là đồn điền trồng trà hoặc rừng thông. Nhà của những người lao công hái trà, lao công làm trong nhà máy chế biến trà thì cất rải rác trong đồn điền trà hoặc bìa rừng thông. Nơi đây chỉ có nhà thờ Bão Lộc, các giáo xứ Thanh Xá, Hòa Phát, Thánh Tâm chớ không có chùa hay Tịnh xá Phật giáo nên không kiếm đâu ra một ông Hòa thượng để tụng kinh theo ý muốn của bà.
Trước sự thành tâm khẩn khoản rước Hòa thượng của đoàn hát về tụng kinh cho mẹ của ông thượng sĩ cảnh sát, nghệ sĩ Thanh Tao không biết phải làm sao. Bà Bầu Thơ khuyên anh Thanh Tao cứ đi niệm Phật là đủ rồi, anh nên mặc áo cà sa, đội mũ hòa thượng, vác cây thiền trượng và mang chuông mõ theo như hòa thượng thiệt đi làm đám tụng kinh. Nghệ sĩ Thanh Tao do dự, anh rất khổ tâm vì anh chỉ biết niệm Nam Mô A Di Đà Phật, biết đọc một đoạn kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa như trong tuồng hát, còn ngoài ra không thuộc kinh kệ nào khác, không biết kinh Pháp Hoa, không thuộc chú Vãn Sanh, anh sợ phụ lòng gia chủ nhất là bà cụ đang hấp hối, muốn nghe kinh Phật để được siêu thăng tịnh độ, anh dối gạt bà cụ là có tội với Phật, Trời.
Hoàng Giang, Hữu Phước và tôi nói vô, mình đi cầu siêu, đọc kinh hay chỉ niệm Phật cho người hấp hối với tấm lòng thành thì đó là làm một việc thiện. Nếu anh Thanh Tao đi tụng niệm theo yêu cầu của ông thượng sĩ thì nhóm chúng tôi theo ủng hộ tinh thần cho anh.
Nghệ sĩ Thanh Tao bèn vô mặc áo cà sa, đội mũ hòa thượng, xách cây thiền trượng. Chúng tôi mang theo chuông, mõ, nhang, đèn cầy, mặc thêm áo ấm rồi lên xe của ông thượng sĩ. Y tá Be là y tá riêng của Hữu Phước, anh mang theo ba lô thuốc của anh đi theo ông chủ Hữu Phước, cùng đến nhà bà nội cô Hương.
Nhà bà cụ ở phía sau quán trà bên bờ hồ Blao. Sương đêm dày đặt, đứng cách nhau năm thước cũng khó mà thấy nhau. Ông thượng sĩ rồ máy xe, bật đèn pha rọi đường cho chúng tôi vào nhà. Cô Hương nghe tiếng xe hơi, biết cha cô về. Khi thấy ông Thanh Tao trong trang phục hòa thượng bước vô nhà, cô chắp tay vái, niệm phật rồi la: Nội ơi, Hòa thượng Mục Kiền Liên đến tụng kinh cho nội kìa. Chúng tôi nghe bà cụ lắp bắp: Nam mô... Phật.
Bà cụ nằm trên một cái giường đặt sát vách. Gần đó để bàn thờ Phật bà Quan Âm. Trên bàn thờ Phật có một cái đèn cóc cháy sáng leo lét. Bà cụ thở một cách khó nhọc, tay chân lạnh. Ông thượng sĩ định đỡ cho bà cụ ngồi dậy nhưng hòa thượng Thanh Tao nói để cho bà nằm yên, anh đốt đèn cầy trên bàn Phật, thắp nhang rồi vái lạy Phật, sau đó ngồi xếp bằng trên chiếu dưới đất trước bàn thờ, gõ mõ nhẹ nhẹ, tụng kinh Bát Nhã Ma La Mật Đa. Tiếng tụng kinh khi lớn khi nhỏ, nghe đúng như âm điệu tụng kinh của vị hòa thượng chân tu đang làm pháp đàn.
Y tá Be và Hữu Phước hỏi thăm cô Hương về bệnh tình đột ngột của bà cụ, cô Hương cho biết khi chiều dùng cơm xong, bà cụ than là bị ợ chua, khó chịu. Vãn hát về nhà, bà cụ ăn hai viên bánh trôi nước, bánh cúng ban chiều, sau đó bà kêu nhức đầu, khó thở. Hòa thượng Thanh Tao tụng kinh cho bà cụ nghe để ổn định tinh thần. Y tá Be nói riêng với tôi và Hữu Phước là theo anh chẩn đoán thì bà cụ bị chứng bịnh ăn không tiêu, anh có mang theo trong ba lô thuốc tiêu mặn (giống như Alka Selzer), anh pha một ly thuốc tiêu mặn cho bà cụ uống.
Ông Hòa thượng Thanh Tao cứ ê a tụng kinh, thái độ trang nghiêm thành khẩn làm cho bà cụ, ông Thượng sĩ và cô Hương thêm tin tưởng là Phật Bà Quán Âm sẽ cứu khổ cứu nạn cho bà cụ và gia đình.
Độ hơn nửa giờ sau, bà cụ bớt khó thở, bà ngồi dậy được và đến lạy trước bàn thờ Phật. Ông Thượng sĩ mừng quá, nói con gái nấu cháo cho chúng tôi ăn trước khi ông lái xe đưa chúng tôi trở về đoàn hát. Y tá Be cho bà cụ uống thêm một viên laxatif mùi cam cà nhuyễn. Bà uống vô khen ngon, không biết đó là thuốc nhuận tràng.
Chúng tôi đến ăn sáng ở quán cà phê bờ hồ Blao, cô Hương cho biết đêm đó bà cụ đi tiêu được, sau đó bà ngủ đến sáng. Bà tin tưởng nhờ thời kinh của Hòa thượng Mục Kiền Liên tụng đêm qua mà bà thoát chết. Ông Thượng sĩ thấy mẹ khỏi bịnh, khoe với bà con trong khu phố là nhờ Hòa thượng Mục Kiền Liên tụng kinh mà mẹ của ông được tai qua nạn khỏi, thoát chết trong gang tất. Khán giả và dân chúng trong khu phố đổ xô đến láng trại để xem mặt Hòa thượng Mục Kiền Liên, người đã tụng kinh cứu mẹ của ông Thượng sĩ. Họ đến xem hát thật đông để được nhìn mặt và nghe tiếng nói lời ca của Hòa thượng Mục Kiền Liên.
Khán giả xem hát thường lẫn lộn giữa cái giả trên sân khấu và cái thật ở ngoài đời. Cả gia đình ông Thượng sĩ và cả nghệ sĩ Thanh Tao cũng tưởng lòng thành của anh khi đọc kinh mà Phật Bà cứu độ cho bà cụ tai qua nạn khỏi.
Nghệ sĩ Thanh Tao tin anh có duyên nghiệp với đạo Phật nên khi đoàn hát trở về Sài Gòn, anh rời khỏi đoàn hát, xuống tóc quy y và tu hành ở Chùa Nghệ sĩ ở Gò Vấp.
Nghệ sĩ Thanh Tao trở thành vị hòa thượng đầu tiên của Chùa Nghệ sĩ Gò Vấp với pháp danh Hòa thượng Thích Quảng Minh.
Hòa thượng Thích Quảng Minh, thế danh Lê Thanh Tao, sanh năm 1914, mất ngày 11 tháng 9 năm 1987, hưởng thọ 73 tuổi, được an táng tại nghĩa trang Nghệ sĩ Gò Vấp.
Nhớ một thời sống hoang mang giữa thật và giả, sống giả mà cứ tưởng là thật!
Nguyễn Phương, 2012
( Biên Hùng chuyển )