TIN CỘNG ĐỒNG
Cuộc sống căng thẳng, người Mỹ quay sang thiền tìm sự tĩnh tâm
Thiền thường được thực hành chủ yếu ở những nơi thanh vắng và trong các trung tâm tập luyện yoga, nhưng giờ đây thiền được thực hành tại các văn phòng, trường học, trại giam và ngay cả trong quân đội Mỹ.
Mặc dù phong trào thiền đã hiện diện đây đó trong nhiều thập kỷ, nhưng giờ đây đang được nói đến như một cuộc cách mạng. Những người ủng hộ nói thiền giúp giảm lo âu và còn có thể có những lợi ích tinh thần.
Nha sĩ Alona Bauer có những căng thẳng và lo lắng của riêng mình. Cô nói:
"Chắc chắn là căng thẳng rồi. Làm việc trong một môi trường nhỏ lại cần phải rất chính xác, tỉ mỉ chính xác. Thêm vào đó còn lo cho bệnh nhân. Căng thẳng rất lớn là ở chỗ đó”
Vì vậy mà nha sĩ Bauer đã đến một trung tâm yoga trong thủ đô Washington để thực hành thiền.
Ông Hugh Byrne đã hướng dẫn về hành thiền từ năm 2000. Ông khuyên hãy chỉ chú tâm vào hiện tại và đưa ra lời giải thích:
“Một số thể thức thiền là để gột sạch những tư tưởng trong tâm thức. Thiền hành để tập chánh niệm thì không quét sạch tư tưởng, mà là nhận thức được chúng."
Người Mỹ làm việc nhiều hơn và ít thời gian nghỉ ngơi hơn dân ở các nước khác. Và thậm chí ra khỏi nơi làm việc thì công nghệ và công việc đa nhiệm khiến họ ngày càng khó tách ra hẳn với công việc.
Nhưng cách để tách mình khỏi mọi việc như thế này ngày càng phổ biến đến nổi Tạp chí Time mới đây đã nói rằng đây là một “Cuộc Cách mạng Tâm tưởng.”
Những người chỉ trích nói rằng đây là một trào lưu nhất thời làm mất đi ý nghĩa đạo lý của truyền thống Phật giáo xa xưa này.
Nhưng ông Byrne nhìn nhận theo một cách khác:
"Đó là cánh cửa rộng mở để mọi người đến bước vào. Người ta có thể nói, tôi không thực sự quan tâm đến Phật giáo hay tâm linh phương Đông. Nhưng tôi muốn bớt căng thẳng. Tôi muốn bớt âu lo."
Các cuộc nghiên cứu cho thấy giới trẻ Mỹ ngày càng tự xem mình theo thiên hướng "tâm linh, nhưng không sùng đạo." Ông Byrne cho rằng thiền để tập chánh niệm dành cho họ. Ông nói:
"Không ai quy y. Không ai nói, 'Bạn phải làm điều này. Bạn phải tin điều này.' Nó thực sự đề ra phương hướng rất cởi mở. Nếu cách này không thích hợp với bạn. Tốt thôi! Có thể có nhiều cách khác thích hợp cho bạn."
Sau khi nửa giờ hành thiền trôi qua, nha sĩ Bauer nói nó giúp cô không còn rối trí nữa. Cô cho biết:
“Cứ huyên thuyên nói thôi là nói. Có thứ năng lượng bồn chồn trong cơ thể tôi. Căng thẳng. Giờ đây tôi cảm thấy gần như mình đang nói chậm lại hơn, cơ thể thư giãn hơn, nhịp tim chậm hơn.”
Nha sĩ Bauer lớn lên ở Liên xô cũ, không theo tôn giáo nào. Giờ đây cô nói cô có thể thử theo Phật giáo xem sao.
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Cuộc sống căng thẳng, người Mỹ quay sang thiền tìm sự tĩnh tâm
Thiền thường được thực hành chủ yếu ở những nơi thanh vắng và trong các trung tâm tập luyện yoga, nhưng giờ đây thiền được thực hành tại các văn phòng, trường học, trại giam và ngay cả trong quân đội Mỹ.
Mặc dù phong trào thiền đã hiện diện đây đó trong nhiều thập kỷ, nhưng giờ đây đang được nói đến như một cuộc cách mạng. Những người ủng hộ nói thiền giúp giảm lo âu và còn có thể có những lợi ích tinh thần.
Nha sĩ Alona Bauer có những căng thẳng và lo lắng của riêng mình. Cô nói:
"Chắc chắn là căng thẳng rồi. Làm việc trong một môi trường nhỏ lại cần phải rất chính xác, tỉ mỉ chính xác. Thêm vào đó còn lo cho bệnh nhân. Căng thẳng rất lớn là ở chỗ đó”
Vì vậy mà nha sĩ Bauer đã đến một trung tâm yoga trong thủ đô Washington để thực hành thiền.
Ông Hugh Byrne đã hướng dẫn về hành thiền từ năm 2000. Ông khuyên hãy chỉ chú tâm vào hiện tại và đưa ra lời giải thích:
“Một số thể thức thiền là để gột sạch những tư tưởng trong tâm thức. Thiền hành để tập chánh niệm thì không quét sạch tư tưởng, mà là nhận thức được chúng."
Người Mỹ làm việc nhiều hơn và ít thời gian nghỉ ngơi hơn dân ở các nước khác. Và thậm chí ra khỏi nơi làm việc thì công nghệ và công việc đa nhiệm khiến họ ngày càng khó tách ra hẳn với công việc.
Nhưng cách để tách mình khỏi mọi việc như thế này ngày càng phổ biến đến nổi Tạp chí Time mới đây đã nói rằng đây là một “Cuộc Cách mạng Tâm tưởng.”
Những người chỉ trích nói rằng đây là một trào lưu nhất thời làm mất đi ý nghĩa đạo lý của truyền thống Phật giáo xa xưa này.
Nhưng ông Byrne nhìn nhận theo một cách khác:
"Đó là cánh cửa rộng mở để mọi người đến bước vào. Người ta có thể nói, tôi không thực sự quan tâm đến Phật giáo hay tâm linh phương Đông. Nhưng tôi muốn bớt căng thẳng. Tôi muốn bớt âu lo."
Các cuộc nghiên cứu cho thấy giới trẻ Mỹ ngày càng tự xem mình theo thiên hướng "tâm linh, nhưng không sùng đạo." Ông Byrne cho rằng thiền để tập chánh niệm dành cho họ. Ông nói:
"Không ai quy y. Không ai nói, 'Bạn phải làm điều này. Bạn phải tin điều này.' Nó thực sự đề ra phương hướng rất cởi mở. Nếu cách này không thích hợp với bạn. Tốt thôi! Có thể có nhiều cách khác thích hợp cho bạn."
Sau khi nửa giờ hành thiền trôi qua, nha sĩ Bauer nói nó giúp cô không còn rối trí nữa. Cô cho biết:
“Cứ huyên thuyên nói thôi là nói. Có thứ năng lượng bồn chồn trong cơ thể tôi. Căng thẳng. Giờ đây tôi cảm thấy gần như mình đang nói chậm lại hơn, cơ thể thư giãn hơn, nhịp tim chậm hơn.”
Nha sĩ Bauer lớn lên ở Liên xô cũ, không theo tôn giáo nào. Giờ đây cô nói cô có thể thử theo Phật giáo xem sao.
VOA