Hình Ảnh & Sự Kiện
Cuộc sống ở nơi đắt đỏ nhất nước Mỹ
Thu nhập cao nhưng chi phí sinh hoạt đắt đỏ khiến rất nhiều người ở San Jose phải sống trong nhà di động, xe tải hoặc trên thuyền.
Thu nhập cao nhưng chi phí sinh hoạt đắt đỏ khiến rất nhiều người ở San Jose phải sống trong nhà di động, xe tải hoặc trên thuyền.San Jose (California) là trung tâm của Thung lũng Silicon (Mỹ) và là nơi đắt đỏ nhất nước này. Hàng hóa, dịch vụ tại đây có giá cao hơn trung bình cả nước gần 30%. Giá nhà trung bình ở đây cũng là hơn 1 triệu USD.San Jose là nơi đặt trụ sở của Cisco Systems và eBay. Xung quanh đó còn có trụ sở Google, Facebook và Apple.“Tất cả những người anh gặp đều làm việc trực tiếp trong ngành công nghệ, hoặc cho một công ty đổ vốn vào hãng công nghệ”, Julia David – một nhân viên hợp đồng tại PayPal cho biết, “Vài người của tôi là kỹ sư, nhưng cũng có nhiều người làm tài chính, kế toán và marketing nữa”.San Jose là nơi tăng trưởng nhanh nhất nước Mỹ, chủ yếu nhờ công nghệ. Năm 2017, GDP thành phố này tăng 7,6% lên hơn 275 tỷ USD, tương đương GDP bình quân hơn 137.000 USD mỗi năm. Tỷ lệ thất nghiệp ở đây cuối năm ngoái cũng chỉ là 2,5%, thấp hơn trung bình cả nước là 3,9%.Theo PayScale, các công việc phổ biến nhất ở đây là kỹ sư cơ khí, kỹ sư phần mềm và chuyên viên phần mềm cấp cao. Thu nhập của họ vào khoảng 77.000 – 134.000 USD.Tuy vậy, thu nhập này chẳng đủ mua nhà. 10 năm qua, giá nhà trung bình ở San Jose đã tăng hơn gấp đôi, từ 431.000 USD lên 1,05 triệu USD. Người mua cần thu nhập hàng năm ít nhất 257.000 USD để đạt điều kiện vay mua nhà với khoản trả trước 20%.Khoảng 70% người sở hữu nhà tại đây vay mua nhà. Hàng tháng, họ chi khoảng 3.200 USD cho khoản này.Giá thuê cũng đắt đỏ, với khoảng 2.500 USD một tháng cho căn hộ một phòng ngủ.Vì thế, rất nhiều người ở đây phải sống trong nhà di động, xe tải hoặc trên thuyền.Ellen Tara James-Penney, dù làm giảng viên Đại học San Jose, vẫn phải ngủ trong xe hơi đỗ tại một nhà thờ. Đêm nào bà cũng phải chấm bài và làm giáo án trong xe như thế này.Không chỉ giá nhà, các sản phẩm khác tại đây cũng rất cao. Số liệu năm 2016 cho thấy giá sản phẩm, dịch vụ ở đây đắt hơn trung bình cả nước gần 30%.Dù vậy, trong khảo sát năm ngoái, US News & World Report vẫn xếp San Jose vào top địa điểm đáng sống nhất nước Mỹ.Và dù San Jose được coi là trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp, không phải ai ở đây cũng theo đuổi việc kinh doanh. Các khoa được ưa chuộng nhất tại Đại học San Jose là tâm lý học, thư viện và khoa học thông tin.“Trên thực tế, dù San Jose là thành phố đông dân thứ 10 ở Mỹ, đường phố ở đây thường xuyên vắng vẻ, khiến nhiều nơi tạo cảm giác như bị thời gian lãng quên vậy”, Meg Furey – một người sống tại đây cho biết.“Tại San Jose, anh sẽ thấy nhiều thợ làm đồ thủy tinh, thợ cắt tóc, thu ngân, bảo vệ và cả các nhà hoạt động xã hội rất muốn rời khỏi đây nếu có thể. Nhưng họ bị ràng buộc vì nhiều loại trách nhiệm, phải sống chạy ăn từng bữa và hy vọng tồn tại được ở đây”, Furey nói.Hà Thu (theo BI) VS chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Cuộc sống ở nơi đắt đỏ nhất nước Mỹ
Thu nhập cao nhưng chi phí sinh hoạt đắt đỏ khiến rất nhiều người ở San Jose phải sống trong nhà di động, xe tải hoặc trên thuyền.
Thu nhập cao nhưng chi phí sinh hoạt đắt đỏ khiến rất nhiều người ở San Jose phải sống trong nhà di động, xe tải hoặc trên thuyền.San Jose (California) là trung tâm của Thung lũng Silicon (Mỹ) và là nơi đắt đỏ nhất nước này. Hàng hóa, dịch vụ tại đây có giá cao hơn trung bình cả nước gần 30%. Giá nhà trung bình ở đây cũng là hơn 1 triệu USD.San Jose là nơi đặt trụ sở của Cisco Systems và eBay. Xung quanh đó còn có trụ sở Google, Facebook và Apple.“Tất cả những người anh gặp đều làm việc trực tiếp trong ngành công nghệ, hoặc cho một công ty đổ vốn vào hãng công nghệ”, Julia David – một nhân viên hợp đồng tại PayPal cho biết, “Vài người của tôi là kỹ sư, nhưng cũng có nhiều người làm tài chính, kế toán và marketing nữa”.San Jose là nơi tăng trưởng nhanh nhất nước Mỹ, chủ yếu nhờ công nghệ. Năm 2017, GDP thành phố này tăng 7,6% lên hơn 275 tỷ USD, tương đương GDP bình quân hơn 137.000 USD mỗi năm. Tỷ lệ thất nghiệp ở đây cuối năm ngoái cũng chỉ là 2,5%, thấp hơn trung bình cả nước là 3,9%.Theo PayScale, các công việc phổ biến nhất ở đây là kỹ sư cơ khí, kỹ sư phần mềm và chuyên viên phần mềm cấp cao. Thu nhập của họ vào khoảng 77.000 – 134.000 USD.Tuy vậy, thu nhập này chẳng đủ mua nhà. 10 năm qua, giá nhà trung bình ở San Jose đã tăng hơn gấp đôi, từ 431.000 USD lên 1,05 triệu USD. Người mua cần thu nhập hàng năm ít nhất 257.000 USD để đạt điều kiện vay mua nhà với khoản trả trước 20%.Khoảng 70% người sở hữu nhà tại đây vay mua nhà. Hàng tháng, họ chi khoảng 3.200 USD cho khoản này.Giá thuê cũng đắt đỏ, với khoảng 2.500 USD một tháng cho căn hộ một phòng ngủ.Vì thế, rất nhiều người ở đây phải sống trong nhà di động, xe tải hoặc trên thuyền.Ellen Tara James-Penney, dù làm giảng viên Đại học San Jose, vẫn phải ngủ trong xe hơi đỗ tại một nhà thờ. Đêm nào bà cũng phải chấm bài và làm giáo án trong xe như thế này.Không chỉ giá nhà, các sản phẩm khác tại đây cũng rất cao. Số liệu năm 2016 cho thấy giá sản phẩm, dịch vụ ở đây đắt hơn trung bình cả nước gần 30%.Dù vậy, trong khảo sát năm ngoái, US News & World Report vẫn xếp San Jose vào top địa điểm đáng sống nhất nước Mỹ.Và dù San Jose được coi là trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp, không phải ai ở đây cũng theo đuổi việc kinh doanh. Các khoa được ưa chuộng nhất tại Đại học San Jose là tâm lý học, thư viện và khoa học thông tin.“Trên thực tế, dù San Jose là thành phố đông dân thứ 10 ở Mỹ, đường phố ở đây thường xuyên vắng vẻ, khiến nhiều nơi tạo cảm giác như bị thời gian lãng quên vậy”, Meg Furey – một người sống tại đây cho biết.“Tại San Jose, anh sẽ thấy nhiều thợ làm đồ thủy tinh, thợ cắt tóc, thu ngân, bảo vệ và cả các nhà hoạt động xã hội rất muốn rời khỏi đây nếu có thể. Nhưng họ bị ràng buộc vì nhiều loại trách nhiệm, phải sống chạy ăn từng bữa và hy vọng tồn tại được ở đây”, Furey nói.Hà Thu (theo BI) VS chuyen