Thân Hữu Tiếp Tay...
Cửu Long Cạn Dòng - Miền Tây Tắt Thở - Trần Văn Ngà
Mùa nước nổi (nước lũ) năm 2015, dòng chảy sông Cửu Long đã bị ngăn trở mạnh cùng với khí hậu thời tiết khô hạn, oi bức, ít mưa thiếu nước đã cảnh báo Việt Nam sự cạn dòng nước trầm trọng của đồng bằng sông Cửu Long. Sự dẫy chết tiệm tiến hay đột phá sẽ đến Miền Tây vì sự ngăn chặn dòng nước với hàng loạt đập thủy điện ở thượng nguồn hay nước thượng nguồn xả xuống một lúc quá nhiều. Đàng nào, cách nào, thiếu nước hay thừa nước Miền Tây cũng sẽ chết, nhà cầm quyền cộng sản VN có kế sách nào, tính sao???
Nhà văn (Bác sĩ) Ngô Thế Vinh, tác giả Cửu Long Cạn Dòng - Biển Đông Dậy Sóng, sách xuất bản năm 2000, năm sau 2001 tái bản, sách được tái bản liên tục và năm 2014 lại được tái bản, chứng tỏ Cửu Long Cạn Dòng - Biển Đông Dậy Sóng được nhiều độc giả hâm mộ tìm đọc.
Biển Đông Dậy Sóng đã xảy ra từ tháng 1 năm 1974 khi Trung Cộng xua hạm đội hùng hậu xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa do chính quyền VNCH quản trị. Sau 30.4.1975, qua nhà cầm quyền cộng sản VN, Trung Cộng lại đánh chiếm vài đảo thuộc quần đảo Trường Sa, năm 1988. Biển đông đã thực sự dậy sóng cho đến gần đây Trung Cộng bồi đắp 7 vùng đá ngầm, xây thành đảo để nhận vơ chủ quyền bất chấp luật biển quốc tế mà Trung Cộng cũng đã ký năm 1982.
Biển Đông dậy sóng chắc chắn còn dài với mộng bá quyền xâm chiến Biển Đông của Trung cộng qua hải đồ "Lưỡi Bò 9 Đoạn"... tự ý Trung cộng vẽ ra bất chấp luật pháp quốc tế và sự phản đối kịch liệt của nhiều nước Đông Nam Á bị lưỡi bò TC liếm tới. Trong đó, có Phi Luật Tân đâm đơn kiện với Tòa Án Quốc Tế ở Hòa Lan, từ hơn 2 năm trước. Cách nay mấy tháng (2016), phán quyết của Toà Án Quốc Tế LaHay đã tuyên xử, vùng lưỡi bò 9 đoạn của Trung Cộng tự vẽ dành chủ quyền "không chối cải" được, không có trong lịch sử và không được công nhận.
Còn Cửu Long Cạn Dòng, BS Ngô Thế Vinh cũng đã gióng mạnh hồi chuông báo động từ trước năm 2000, Việt Nam (Miền Tây) sẽ chết khi Trung Cộng xây hàng loạt đập thủy điện trên thượng nguồn. Đến năm 2014 có hàng chục đập thủy điện đã được sử dụng và Trung Cộng còn có kế hoạch xây thêm hàng chục đập thủy điện nữa trong vòng 10 năm tới. Chưa kể, các nước như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên cũng có kế hoach xây 11 thủy điện tiếp sức ngăn chặn dòng chảy của sông Cửu Long sẽ làm cho Miền Tây VN cạn dòng và sẽ lụi tàn đến chết.
Bài viết này xoay quanh vấn nạn sông Cửu Long Cạn Dòng - Miền Tây Tắt Thở.
Nhà báo Trần Văn Ngà
Nói đến sông Cửu Long - Mékong, bất cứ người nào viết về sông Cửu Long đều phải quan tâm lưu ý đến dòng chảy của Mekong. Khi vào lãnh thổ Việt Nam qua 2 nhánh từ Biển Hồ (Tonlé Sap - Cao Miên) đổ xuống, hình thành Tiền Giang và Hậu Giang. Sông Tiền chảy ngang qua quận Tân Châu (Châu Đốc) và đi xuống vùng thấp cầu Mỹ Thuận và ra biển với nhiều cửa. Sông Hậu, chảy ngang qua tỉnh lỵ Châu Đốc và xuôi dòng xuống Long Xuyên (An Giang) và ra biển qua nhiều cửa. Hai nhánh sông Tiền, sông Hậu có 9 cửa dẫn nước ra biển gọi là Cửu Long Giang Hàng năm, từ tháng 7 đến đầu tháng 9 dương lịch, thời cao điểm của mùa nước nổi - mùa nước lên - mùa nước lũ cao nhứt của dòng chảy sông Cửu Long. Từ thượng nguồn Tây Tạng và Vân Nam của Tàu đổ mạnh xuống vùng thấp - hạ nguồn và tràn bờ nhận chìm vùng đồng bằng sông Cửu Long - Miền Tây Nam Phần Việt Nam dưới làn nước ngọt, biến đổi vùng sinh thái của miền Tây từ bao đời thành vùng đất trù phú cá tôm, giàu chất phù sa màu mỡ nhứt của cả nước. Nay dòng nước lũ, thời điểm hoàng kim này không còn nữa, hoàn toàn biến đổi hệ sinh thái của Miền Tây. Với chính sách thâm độc của Trung Cộng "thượng điền (nguồn) tích thủy, hạ điền (nguồn) khan" qua 15 đập thủy điện tại tỉnh Vân Nam đã làm thay đổi dòng chảy. Hạ nguồn sông Cửu Long - Miền Tây VN sẽ "tắt thở", lụi tàn không còn đủ nước cho sinh hoạt, canh tác và nước biển tha hồ tự do xâm lấn đất liền.
TỔNG QUÁT: MIỀN TÂY - ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Từ thể chế Việt Nam Cộng Hòa, trước năm 1975, Miền Tây gọi là Vùng 4 Chiến Thuật, còn có tên gọi khác là Quân Khu 4 (chủ yếu về quân sự), bao gồm 16 tỉnh với 92 quận, tính từ Định Tường (Mỹ Tho) đến tận Mũi Cà Mau.
Các tỉnh Miền Tây năm xưa: Định Tường - Gò Công - Kiến Hòa - Kiến Tường - Kiến Phong - Sa Đéc - Vĩnh Long - Vĩnh Bình - Phong Dinh - An Giang - Châu Đốc - Kiên Giang - Chương Thiện - Ba Xuyên - Bạc Liêu - An Xuyên.
Sau năm 1975, kẻ thắng cuộc vẽ lại bản đồ Miền Tây, có thêm tỉnh Long An, nếu tính như trước năm 1975, Miền Tây có 17 tỉnh. Nhưng, nhà cầm quyền VNCS đã bỏ bớt những tỉnh, như: Gò Công - Kiến Tường - Kiến Phong - Chương Thiện - Châu Đốc, dồn các tỉnh này vào các tỉnh khác còn 12 tỉnh với tên mới hay các tỉnh có tên cũ cũng được làm "khai sanh" lại tên mới: Long An (vẫn giữ tên của chế độ cũ) - Tiền Giang (tên cũ là Định Tường & Gò Công) - Đồng Tháp (tên cũ là Sa Đéc & Kiến Phong) - An Giang (tên cũ là An Giang & Châu Đốc) - Bến Tre (tên cũ là Kiến Hòa) - Vĩnh Long (tên cũ cũng là Vĩnh Long) - Trà Vinh (tên cũ là Vĩnh Bình) - Kiên Giang (tên cũ cũng là Kiên Giang) - Cần Thơ (tên cũ là Phong Dinh & Chương Thiện) - Sóc Trăng (tên cũ Ba Xuyên) - Bạc Liêu (tên cũ Bạc Liêu) - Cà Mau (tên cũ An Xuyên). Diện tích vùng đồng bằng Sông Cửu Long 40,000 cây số vuông, trong tổng diện tích cả nước Việt Nam 331,000 cây số vuông.
SƠ
LƯỢC LỊCH SỬ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Với cuộc Nam Tiến, Chúa Nguyễn đã bình Chiêm ở phia Nam miền Trung, tiến xa xuống miền Nam, đặc biệt chiếm cứ nhiều vùng đất mới của xứ Chân Lập , khẩn hoang lập ấp hình thành "Xứ" Nam Kỳ Lục Tỉnh. Đây, một vùng đất mới phì nhiêu màu mỡ và hàng năm có nhiều đất phù sa từ thượng nguồn sông Cửu Long đổ xuống làm cho mũi Cà Mau càng ngày càng lớn rộng, dài thêm cũng như có thêm nhiều cù lao trên sông Tiền và sông Hậu.
Khi Pháp ổn định được nền đô hộ ở Nam Kỳ, giúp cho việc thịnh trị quy cũ, xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh, nhà cầm quyền Pháp chia lại ranh giới và thiết đặt nền cai trị hành chánh với 21 tỉnh, bao gồm miền Đông và miền Tây Nam Việt Nam.
Xin mở ngoặc về 21 tỉnh của Nam Kỳ Lục tỉnh thuở xưa. Cách đây 70 năm, học sinh tiểu học học thuộc lòng "như cháo" các tỉnh miền Nam, chủ yếu là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long như đọc "thiệu" học võ: 1 Gia - 2 Châu - 3 Hà - 4 Rạch - 5 Trà - 6 Sa - 7 Bến - 8 Long - 9 Tân - 10 Sóc - 11 Thủ - 12 Tây - 13 Biên - 14 Mỹ - 15 Bà - 16 Chợ - 17 Vĩnh - 18 Gò - 19 Cần - 20 Bạc - 21 Cấp.
Tên tỉnh chỉ có chữ đầu, như Gia là Gia Định mang số 1, Chợ là Chợ Lớn có số thứ tự 16...Những số thứ tự từ 1 đến 21 tượng trưng cho 21 tỉnh, ngành công chánh dùng con số thứ tự này, cấp bảng số xe, tàu, ghe (lớn) đã có nộp hồ sơ lưu chiếu, có trước bạ, đóng thuế lưu hành. Thí dụ bảng xe ghi số 1 và các chữ hoặc số kế tiếp, chúng ta biết chắc đó là xe thuộc tỉnh Gia Định - Bảng số ghi số 21 đầu, chúng ta biết là xe được ghi vào sổ bộ của tỉnh Cap Saint Jacques (sau này gọi là Vũng Tàu) - Xin đóng ngoặc lại.
NƯỚC BIỂN TẤN CÔNG VÀO ĐẤT LIỀN VÙNG VEN BIỂN
Dưới thời Nam Kỳ bị Pháp đô hộ, từ năm 1926, chánh phủ Pháp đã có kế hoạch đào thêm kinh rạch và làm đê hay be bờ ngăn chận các vùng bị nước biển tấn công dễ dàng vào đồng ruộng.
Sự tấn công, xâm nhập nước biển thấm mặn vào các vùng đất canh tác của đồng bào miền Tây từ xa xưa khi nước thượng nguồn sông Cửu Long, không dồi dào chảy xiết vì thiếu lượng nước mưa của những năm bị hạn hán, không đủ lực đẩy nước mặn ra biển Đông hay hòa trộn nước biển với nước ngọt thành vùng nước lợ, bằng 9 cửa của sông Cửu Long (Ý nghĩa của sông Cửu Long - 9 con rồng, nghĩa là sông này điều hòa lưu lượng nước với 9 cửa dẫn nước ngọt ra biển, ngăn chặn sự xâm nhập nước biển vào đất liển - 9 cửa; 6 cửa ở sông Tiền: cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hậu - 3 cửa ở sông Hậu: cửa Định An, cửa Bassac 'Ba Thắc', cửa Tranh Đề). Các lòng sông bị cạn do đất phù sa bồi đắp dần, các dòng nước ngọt không đủ mạnh đẩy nước mặn ra biển, nước mặn sẽ gặm nhấm tấn công vào đất liền. Người ta ước tính, với đà nước biển xâm chiếm đất canh tác càng ngày càng nhiều miền Tây sẽ mất đất trồng trọt đến một nửa trong vài chục năm tới...
Theo tài liệu (nhà báo Ngô Nhân Dụng): Mỗi năm đồng bằng sông Cửu Long đã bị nước biển liếm mất 500 mẫu vuông (5 cây số vuông). Theo Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam thì năm 2014, mất 60 cây số vuông (nhiễm mặn) không thể trồng trọt được.
SỰ ÍCH LỢI CỦA HẠ NGUỒN SÔNG CỬU LONG
Miền Tây là vựa lúa của cả nước với số gạo xuất cảng chiếm 90% trên toàn quốc. Kim ngạch xuất cảng thủy sản của Việt Nam, miền Tây chiếm trên 60%. Hơn nữa, tổng sản lượng quốc gia GDP của Việt Nam, miền Tây cũng chiếm xấp xỉ 30%.
Miền Tây là kho tàng quý báu của đất nước với đủ các thế mạnh về nông, ngư nghiệp, cây ăn trái, hoa màu, đặc biệt là nuôi cá nước ngọt chế biến thành thực phẩm đặc thù của miền Tây, xuất cảng thu ngoại tệ về cho đất nước.
Thủa xưa, dòng chảy của sông Cửu Long được thiên nhiên điều hòa thông suốt, nghĩa là, lưu lượng nước xuôi dòng êm ả hiền hòa chảy xuống miền cuối cùng của vùng hạ lưu đều nằm ở vùng miền Tây - đồng bằng sông Cửu Long, không gây lũ lụt trầm trọng làm thiệt hại hoa màu, mùa màng của cư dân. Những năm, thiên nhiên - trời đất "nổi giận" mưa nhiều, nước trên thượng nguồn đổ xuống hạ lưu dũng mãnh, lượng nước quá sức chứa của Biển Hồ (Tonlé Sap) trên xứ Chùa Tháp, tràn ngập các đồng ruộng, đổ xuống các tỉnh miền Tây gây ngập lụt nặng làm thiệt hại hoa màu mùa màng của cư dân sanh sống bằng nghề nông. Nhưng, Trời đất rất công bằng, bù đắp sự thiệt hại đáng kể về lũ lụt lớn đó, bằng cách tô bồi thêm nhiều đất phù sa cho miền Tây, phì nhiêu màu mỡ và sản sanh ra nhiều loài cá đang vùng vẫy, tràn đồng ở tất cả các tỉnh miền Tây khi đến mùa "nước nổi", đặc biệt, các tỉnh vùng biên giới Việt Miên (Châu Đốc, Kiến Phong, Kiến Tường...). Có biết bao chủng loại cá nước ngọt được khai thác, chế biến thành nhiều món ăn đặc sản nhớ đời, ngon bổ làm giàu cho nền văn hóa ẩm thực của cư dân miền Tây và cho cả đất nước Việt Nam.
Người Việt Nam khắp ba miền Bắc Trung Nam và ngày cả Việt kiều ở hải ngoại luôn thèm thuồng những món ăn đặc sản của đồng bằng sông Cửu Long, như: cá lóc nướng trui, rùa rang muối, rắn hổ xé phay, lươn um rau ngổ, chuột rô ti, mắm và rau, khô cá lăn phồng, khô cá sặc, khô cá lóc, mắm ruột, mắm trứng cá lóc cá bông, mắm thái, mắm cá trèn...Và hàng trăm các loại cá nước ngọt, có những con cá hô to lớn đến vài trăm ký lô hay những con cá lóc, cá bông, cá rô, mép miệng có râu mà người dân gọi là cá biết nói vì cá to quá, cá lóc nặng đến 5 kg, cá bông nặng trên 10 kg... Về chủng loại cá linh, sự sanh sản theo mùa nước lũ với cấp số nhân và quá nhanh chóng, chỗ nào có nước là có cá linh, đầy đồng đầy sông rạch, đánh bắt ăn không hết, người dân ủ cá linh làm nước mắm hay phơi làm phân bón cho cây trồng. (Muốn biết rõ văn hóa ẩm thực miền Tây, xin đọc Chuyện Đồng Quê của Trần Văn - XB năm 1999 & 2014).
Như vậy, vùng hạ lưu sông Cửu Long - Miền Tây Nam Việt Nam - là vùng đất phì nhiêu màu mỡ nhứt nước, có nước ngọt quanh năm, thích hợp cho việc trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái và nuôi cá bằng bè gỗ cũng như khai thác cá nước ngọt để xuất cảng cùng với lúa gạo là thế mạnh "ưu việt" - số 1 của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
LŨ LỤT ĐỊNH KỲ & CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỪ THỜI NHÀ NGUYỄN
Bình thường - miền Nam Việt Nam không có đủ 4 mùa như ở miền Bắc - chỉ có 2 mùa là mùa nắng và mùa mưa. Hàng năm, đến mùa mưa thường từ cuối tháng tư đến tháng chín âm lịch, nước thượng nguồn sông Cửu Long đổ xuống nhiều quá. Sức chứa của Biển Hồ (Cao Miên) không còn khả năng, nước tràn ngập, đổ mạnh xuống đồng bằng sông Cửu Long tạo cảnh lũ lụt định kỳ hàng năm mà con người biết trước (khoảng từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch) vì 9 cửa sông "quá tải" không đủ sức dẫn nước ngọt chảy ra biển Đông.
(H: Chợ Nổi Cái Răng - Cần Thơ)
Có những năm, mưa nhiều quá, từ thượng nguồn, nước đổ xuống ào ạt làm cho vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhứt là các tỉnh sát biên giới Miên Việt, bị nước nhận chìm như biển cả.
Từ xa xưa, ông cha ta đã biết lợi dụng làm giàu cho đất nước với dòng nước sông Cửu Long từ Biển Hồ - Tonle Sap thoát ra đến Neak Luong, đổ xuống Việt Nam qua 2 nhánh mà chúng ta gọi là sông: sông Tiền qua ngã quận Tân Châu (thuộc tỉnh Châu Đốc) và sông Hậu xuyên ngang tỉnh lỵ Châu Đốc, nước 2 sông này tuôn ra biển Đông bằng 9 cửa cho nên có tên gọi là 9 con rồng - Cửu Long.
Thời Nhà Nguyễn, những năm 1800, khi chinh phục được miền Tây, với kế hoạch di dân từ miền Trung vào qua công tác khẩn hoang lập ấp, ông cha ta đã biết cách dẫn thủy nhập điền, xẻ đào thêm nhiều kinh, mương, rạch dẫn nước vào ruộng rẫy và khai thông thủy lộ thay cho đường bộ còn hoang sơ.
Những công trình thủy lợi có tầm vóc chiến lược của quốc gia về lâu về dài từ thế hệ này sang thế hệ kế thừa. Điển hình là đào được con kinh lịch sử - Kinh Vĩnh Tế, dài đến 86 cây số, rộng trên dưới 50 mét, chạy dài từ thị xã Châu Đốc đến vùng Giang Thành của tỉnh Hà Tiên, nay là tỉnh Kiên Giang. Dưới sự chỉ huy đôn đốc, cách đây trên dưới 200 năm (hoàn thành năm 1820), quan Thống Chế Nguyễn Văn Thọai - Thoại Ngọc Hầu còn có tên gọi khác là Ngài Bảo Hộ Thọai (có thời gian, quan Đại Thần Thoại Ngọc Hầu được triều đình Huế bổ nhiệm làm Đặc Sứ Toàn Quyền ở xứ Cao Miên), đào được con kinh lịch sử Vĩnh Tế dài nhứt của nước Việt Nam bằng sức người với các phương tiện thô sơ. Ngoài ra, Cụ Thoại Ngọc Hầu còn chỉ huy đào con sông nối liền từ thị xã Long Xuyên đến Ba Thê Núi Sập, gọi là Thọai Hà và Núi Sập được triều đình sắc phong đặt tên là Thọai Sơn. Từ vùng này, thời Pháp thuộc, nhiều con kinh được đào mới hoặc vét thêm sâu tạo thành một vùng sông rạch chằng chịch thành tứ giác làm giàu cho ngành nông nghiệp gọi là Vùng Tứ Giác Long Xuyên.
Ở các tỉnh miền Tây, đâu đâu cũng có đào thêm kinh rạch nhằm dẫn thủy nhập điền, đưa nước ngọt vào rửa phèn, tẩy chua của các vùng đất đã nhiễm phèn , chua nặng đang còn hoang dã chưa canh tác được... Vùng đất Cần Thơ - Sóc Trăng - Kiên Giang còn đào thêm những con kinh nổi tiếng như con kinh Phụng Hiệp, kinh Xà No, (nhiều con kinh vùng Cái Sắn - Kiên Giang, các con kinh Miệt Thứ bằng những con số 1, 2, 3...) giúp cho sự dẫn thuỷ nhập điền và giao thông bằng thủy lộ từ Cà Màu - Bạc Liêu... đến Cần Thơ hay đi xa về Sài Gòn thêm thuận lợi.
Nhờ có những con kinh, con rạch, con sông nhân tạo hòa nhập với các sông rạch thiên nhiên tạo thành một mạng lưới sông rạch chằng chịch, thế mạnh của đồng bằng sông Cửu Long về lưu thông đường thủy, dẫn nước ngọt vào các vùng nhiễm phèn nhiễm chua, tẩy rửa dần thành những đồng ruộng màu mỡ như hiện nay. Hơn thế nữa, những công trình này đã tiếp giúp điều hòa dòng nước lũ đưa nước ngọt chảy vào đồng ruộng, chảy ra biển, ngăn chặn hữu hiệu sự xâm nhập của nước biển gặm nhấm, xâm chiếm đất liền. Những con sông, kinh, rạch nhân tạo từ thời hoang sơ của Ngài Thống Chế Thoại Ngọc Hầu trấn thủ vùng đất này cho đến thời Pháp thuộc (từ năm 1926 và trước đó) và dưới 2 nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa kể cả chế độ hiện hữu cũng luôn đặt trọng tâm phát triển vùng đất phì nhiêu trù phú đồng bằng sông Cửu Long thành một thế mạnh kinh tế cho cả nước.
SÔNG CỬU LONG - MEKONG: VŨ KHÍ CHIẾN LƯỢC VỀ MÔI SINH CỦA TÀU CỘNG
Nhưng than ôi, viễn ảnh một miền Tây trù phú nhứt nước đang bị đám mây mù đang che phủ vì tham vọng ngông cuồng của đế quốc cộng sản Tàu với phương châm bành trướng bá quyền nước lớn, chỉ biết quyền lợi của họ, không đếm xỉa sự nguy hại của vùng hạ lưu sông Cửu Long. Ông cha ta đã từng nói: Thượng điền (nguồn) tích thủy - Hạ điền (nguồn) khan. Thượng nguồn giữ nước với 15 đập thủy điện đã có (Tàu có kế hoạch xây thêm hàng chục đập thủy điện nữa) ở tỉnh Vân Nam (Tàu), hạ nguồn cạn kiệt. Chưa kể các nước ở phía dưới Trung Cộng như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Miên cũng đã, đang và sẽ xây đập khai thác thủy điện, chận dòng chảy của sông Cửu Long. Miền Tây Nam VN sẽ đi vào cảnh lụi tàn và chết thảm vì thiếu nước làm sao canh tác. Và nếu thượng nguồn nước nhiều vỡ đập hay như cảnh báo trước, Trung cộng muốn trị vì các nước nhỏ ở phía dưới, phải phục tùng mệnh lệnh của "thiên triều", nếu bất tuân thượng lệnh, Trung cộng đồng loạt mở toang các cửa đập thủy điện, các nước ở vùng hạ lưu sẽ "tắt thở" mà trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long "lãnh đủ" sự nghiệt ngã của sự dư thừa nước tạo lũ lụt kinh hoàng, thành biển cả. Trung cộng còn nêu gương ngăn chận nước bằng cách "thi đua" thiết đặt 14 đập bậc thang khai thác thủy điện và con đập thứ 15 khổng lồ tên Tiêu San cũng thuộc tỉnh Vân Nam, xây dựng đập thủy điện khổng lồ này ròng rã 9 năm từ năm 2001 đến năm 2010 mới hoàn thành, tốn phí trên 4 tỷ USD. Nhà máy thủy điện này có công xuất 4,200 MW, sức chứa 15 tỷ mét khối nước, đập có chiều cao nhứt thế giới, cao 292 mét.
Từ năm 1980 tới nay, sông ngòi Việt Nam biến đổi kỳ lạ, mùa mưa thường gây lụt lội, mùa nắng thì thiếu nước trầm trọng vì Trung cộng ngăn chặn dòng nước từ thượng nguồn đến vùng hạ nguồn. Nước sông Cửu Long bị cạn kiệt ở vùng thấp, gây nên nỗi kinh hoàng cho người dân không còn đủ nước sinh hoạt cho cuộc sống và tưới tiêu ruộng rẫy cũng như nước biển sẽ có thêm cơ hội tràn bờ gậm nhấm thu hẹp diện tich đất canh tác.
Đến một thời điểm nào đó, vùng đất phì nhiêu màu mỡ trù phú của đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng đất chết, hoang vu. Với 2 mũi giáp công: nước biển tấn công vào đất liền gia tăng và trên thượng nguồn sông Cửu Long bị ngăn chận nhiều đập thủy điện sẽ làm cạn dòng nước ở vùng hạ lưu, chắc chắn giết chết vùng địa danh nổi tiếng giàu đẹp này của quê hương Việt Nam - đồng bằng sông Cửu Long.
SÔNG MEKONG VỚI NHIỀU TÊN GỌI
Sông Mê Kông - Mekong, tên quốc tế. Sông Mekong có nhiều tên, ở nước Tây Tạng có tên là Dza Chu ( nước của đá), đến Tàu qua 2 tỉnh Thanh Hải và Vân Nam có tên khác, Lạn Thượng Giang (Langcang Ziang - có nghĩa con sông xanh cuộn sóng) - qua biên giới Lào và Thái Lan có tên khác Mae Nam Khong (con sông mẹ). Đến Cao Miên gọi là Tonle Thom (con sông lớn) và đến miền Tây, Nam Việt Nam, chúng ta gọi là sông Cửu Long với 2 nhánh sông: sông Tiền và sông Hậu có 9 cửa ra biển như là 9 con rồng.
Mekong có chiều dài 4,350 km (2,702 mi.), phát nguồn từ cao nguyên Tây Tạng ở độ cao 5,224 mét (17,139ft) so với mặt biển. Dòng nước chảy của sông Mekong ngoằn ngoèo qua 6 nước: Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên và Việt Nam với chiều dài của dòng thủy lưu là 4,909 km. Mekong có 2 phụ lưu: bên trái với Nam Khan - Tha - Nam Ou. Phụ lưu bên phải: Mun - Tonle Sap - Kok - Ruak (dựa theo tài liệu Wikipedia). Thượng nguồn nằm gọn trong lãnh thổ nước Tàu, chạy dài xuống Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên và tận cùng là đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Lưu vực (basin) sông Cửu Long chiếm đến 795,000 km2 (307,000 sq mi.) với lưu lượng chảy 1 giây, trung bình 16,000 m3/s (570,000 cu ft/s) và có thể lưu lượng lên max. 39,000 m3/s (1,400.000 cu ft/s). Dòng sông Mekong từ thượng nguồn đổ xuống đến điểm ngã ba đầu tiên Tàu - Miến Điện - Lào cũng là nơi chia ranh giới của 3 nước. Từ đó chảy xuống điểm ngã ba thứ 2 (tripoint): Miến Điện - Lào và Thái Lan cũng là biên giới của 3 nước, vùng này gọi là vùng Tam Giác Vàng (Golden Triangle), nổi tiếng trên thế giới là địa danh của giới giang hồ quốc tế chuyên buôn lậu và buôn bán á phiện "xì ke ma tuý"...
Sông Cửu Long là con sông có chiều dài đứng hàng thứ 11 trên thế giới và đứng hạng 3 đối với các con sông ở Á Châu ( Theo Encyclopaedia Britanica - 1998).
Từ năm 1995, 5 nước ở hạ nguồn (hạ lưu) sông Cửu Long: Miến Điện - Thái Lan - Lào - Cao Miên và Việt Nam đã thành lập được Ủy Ban sông Mekong - Mekong River Commission với bộ quy tắc ứng xử sông Mekong, thỏa mãn được mọi nhu cầu thích đáng cho các thành viên. Trung Cộng ở thượng nguồn không bị ảnh hưởng thiệt hại gì hết, chỉ hưởng lợi nên TC không tham gia vào Ủy Ban Sông Mekong.
Hiên nay đã có những đập khổng lồ trên thượng nguồn khai thác thủy điện, Trung Cộng đã sản xuất được hàng năm 28,930 MW trong tổng số trên 30,000 MW của con sông Mekong đang cung cấp cho vùng này - Thái Lan đã có con đập thủy điện Ubol Ratana cũng sản xuất hàng năm 3.209 MW. Nước Lào đang xây dựng nhà máy thủy điện to lớn hơn nhà máy thủy điện Thái Lan mà chánh phủ VNCS phản đối, nhưng Lào cậy vào thế Trung Cộng, không đếm xỉa gì đến lời yêu cầu hay cảnh báo của VN làm cho đồng bằng sông Cửu Long sẽ gặp thêm nguy cơ cạn kiệt nước...Miến Điện và Cao Miên cũng rắp tâm xây dựng nhà máy thủy điện.
Nếu tất 5 nước: Tàu, Miến Điện, Lào, Thái Lan và Cao Miên đều thi đua xây đập thiết đặt các nhà máy thủy điện (trên dưới 42 đập thủy điện). Như thế, các nước này đã ngăn dòng chảy sông Mekong đổ xuống Việt Nam, đưa đến cảnh tượng bi thảm, đồng đồng sông Cửu Long sẽ lụi tàn và chết lần mòn vô phương cứu chửa với thảm họa nước biển xâm chiếm đồng ruộng và đồng chua, đất phèn không tài nào tẩy rửa tốt như xưa và nước tiêu dùng của người dân đồng bằng sông Cửu Long cũng cạn kiệt, thiếu hụt trầm trọng.
Cái tai hại đáng sợ khác có thể xảy ra, âm mưu bá quyền nước lớn Trung Cộng, mượn dòng sông Mekong, từ thượng nguồn, tha hồ mà thả chất thải độc hại của các nhà máy hóa chất, nguyên tử, phế thải các thứ của nước Tàu mới, đang phát triển mạnh công kỹ nghệ sản xuất. Dòng sông Cửu Long thêm ô nhiễm trầm trọng, giết chết các loài thủy tộc của vùng sinh thái hạ lưu. Miền Đồng Bằng Sông Cửu Long của Nam Việt Nam, là vùng hạ lưu cuối cùng, thấp nhứt của sông Mekong sẽ dung chứa mọi thứ chất thải độc hại của Trung Cộng tuôn xuống. Mặt khác, chịu ảnh hưởng tệ hại nhứt, nếu Trung cộng mở toang các cửa đập thủy điện ở thượng nguồn hay ngăn chặn kỹ các dòng nước chảy xuống hạ lưu làm cạn kiệt dòng nước sông Mekong, cách nào, đồng bằng sông Cửu Long cũng sẽ tắt thở...
Từ thời Đệ Nhứt và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa cũng đã xây đập ngăn chận nước mặn xâm nhập ở vùng biển của tỉnh Bến Tre và nơi đây đã có cửa Ba Lai bị vùi lấp mất. Ở vùng sông Hậu, đã có 1 cửa sông cũng bị vùi lấp, chính cửa này là nơi giúp cho lúc triều cường của các dòng hải lưu lên cao đưa nước mặn thấm nhập vào đất liền (lâu quá, tôi quên tên cửa của vùng này bị xóa tên làm cho sông Cửu Long đến nay chỉ còn gọi là Thất Long, còn 7 cửa dẫn nước ngọt ra biển Đông).
KẾT -
Thời điểm này, đồng bằng sông Cửu Long đang bị "lưỡng đầu thọ địch" - nước biển tấn công vào đất liền và Cửu Long cạn dòng (hay các đập xả nước cùng 1 lúc).
Các dòng hải lưu dọc theo bờ biển từ Long An - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau - Kiên Giang thường dâng lên cao hơn dòng nước ngọt từ đất liền tuôn chảy ra, khi mùa nắng cháy, nước ngọt không đủ sức đẩy nước mặn trở về biển và cũng hình thành vùng nước lợ, mặn nhiều hơn ngọt rộng lớn hơn, không giúp ích nhiều như trước kia cho canh tác và người dân có thể mưu sinh những ngành nghề nuôi trồng, khai thác thủy hải sản...
Ngay bây giờ nhà cầm quyền phải có kế hoạch lâu dài và rất tốn kém, như có thể xây thêm đê, đập hay bờ kè ngăn chống nước mặn xâm nhập cũng như phải có biện pháp đối phó hữu hiệu với các nước sở quan đang khai thác dòng chảy sông Cửu Long từ thượng nguồn đến "trung nguồn" và cả hạ nguồn của các nước Lào - Cao Miên, chiếm lĩnh phía trên của đồng bằng sông Cửu Long. Thủ Đô Pnom Pênh của Cao Miên được xây dựng bên bờ Tonle Sap. Biển Hồ - Tonle Sap cũng cần nạo vét bùn cát làm cho sâu thêm hay mở rộng thêm để giúp chứa thêm lượng nước mưa, dự phòng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long của Miền Tây Nam Việt Nam khi cần nước sử dụng, tưới tiêu ruộng rẫy cũng như có đủ sức mạnh cho dòng nước chảy ra biển ngăn chặn một phần nào nạn nước biển "xâm lăng" đất canh tác.
Theo tạp chí World Rivers Review của cơ quan Sông Quốc Tế (International Rivers - IR), Trung Cộng , năm 2014 đã xây 7 đập thủy điện lớn và dự kiến sẽ xây thêm 21 đập thủy điện nữa trong 10 năm tới. Các nước hạ nguồn, phía trên Việt Nam, cũng bắt chước Trung Cộng xây thêm 11 đạp thủy điện nữa. Miền Tây Việt Nam sẽ thiếu nước trầm trọng, một tai họa lớn cho dân tộc.
World Wide Fund for Nature - WWF cho biết, ngoài những tai hại cực lớn do các đập thủy điện ở thượng nguồn, "trung nguồn" gây ra. Chính các tỉnh Miền Tây VN cũng tiếp tay tự mình giết mình nữa bằng cách nạo vét sông rạch không có kế hoạch làm cho các sông, kinh rạch bị sạt lở, sói mòn hay thiết đặt 15 công trường thi đua đào lấy cát làm đất canh tác mất giảm thêm; chính phủ trung ương phải có pháp quy rõ ràng để bảo vệ qũy đất của đồng bằng sông Cửu Long trong lúc sông Cửu Long đang cạn dòng.
Chánh phủ có thể học cách làm của nhà hữu trách của sông Mississippi ở Hoa Kỳ, thực hiện những đập ngầm (underwater sill) giúp ngăn chận nước mặn xâm nhập ở phần đáy sông, tạo cho nguồn nước ngọt dâng cao hơn mặt nước mặn đổ tuôn ra biển...
Về phần mình, các nhà hữu quan của miền Tây cũng như chánh phủ trung ương phải có kế hoạch tốt dài hạn thường xuyên nạo vét các sông, kinh, rạch cho sâu hơn, rộng hơn để có trử lượng nước nhiều hơn và giúp dòng chảy thêm mạnh mẽ.
Gần đây, đầu tháng 8.2015, sau khi tham dự hội nghị các Ngoại Trưởng 10 nước Đông Nam Á tại Mã Lai Á, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã hứa với 5 Ngoại Trưởng các nước ở hạ lưu sông Cửu Long (Miến Điện - Thái Lan - Lào - Cao Miên và Việt Nam), Hoa Kỳ sẽ viện trợ $100 triệu USD giúp cho sự bảo vệ môi sinh dòng nước sạch ở vùng hạ lưu sông Cửu Long trong vòng 5 năm tới.
Năm năm trở lại đây, Việt Nam đã nhận được sự tài trợ quốc tế 1,3 tỷ USD để ứng phó với việc thay đổi khí hậu toàn cầu.
Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ số 1397/QĐ - TTg đã ban hành về công tác quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long, từ năm 2012 đến năm 2050 - 38 năm với tổng kinh phí thực hiện khoảng 171,700 tỷ đồng VN. So sánh số tiền dự chi này với kinh phí xây dựng phi trường quốc tế Long Thành (thay thế phi trường quốc tế Tân Sơn Nhứt) chỉ bằng 1/3.
Chúng ta hay bình tâm suy nghĩ, giữa sự lợi ích thiết thực của công tác xây dựng phi trường Long Thành và sự chống nhiễm mặn của đồng bằng sông Cửu Long, cái nào có nhiều lợi ích và hữu dụng hơn, tác động mạnh đến tâm lý con người. Cái nào ưu tiên cần thực hiện trước...Nhà chức trách có thẩm quyền nên cân nhắc, lợi ích quốc gia dân tộc phải đặt trên lợi ích kinh tế của phe nhóm, của sự "biểu dương" đua đòi cái mà chưa thật cần thiết với cái vô cùng quan yếu cho 17 triệu dân miền Tây hiện tại. Trong vài thập niên nữa, dân miền Tây sẽ tăng có thể lên đến 30 - 50 triệu, chừng đó, cái ăn cái mặt vô cùng khẩn thiết quan trọng, phải có sự an toàn kinh tế, lương thực và an sinh khu vực này. Để nước tới trôn mới lo, e rằng không kịp, sẽ đưa miền đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và đưa đất nước Việt Nam đi về đâu?
Chưa nói đến, hiện nay Miền Tây là vựa lúa khổng lồ của cả nước và là vựa gạo để xuất cảng đem ngoại tệ về phục vụ đất nước, tương lai gần không còn nữa. Miền Tây còn là vựa cá nước ngọt vĩ đại để chế biến xuất cảng và cung cấp thức ăn cho người dân trong nước cũng sẽ cùng chung số phận với lúa gạo. Bên cạnh đó, Miền Tây - Đồng Bằng Sông Cửu Long còn có thế mạnh thứ 3, cái nôi của cây trồng ăn trái, như: dừa, xoài (đặc biệt xoài cát Hòa Lộc "cực kỳ" thơm ngon), ổi, mận, mảng cầu, vú sữa, sầu riêng, lôm chôm, măng cụt, khóm, dưa hấu ...Đất phù sa phì nhiêu màu mỡ của Miền Tây, bất cứ cây trồng nào cũng đều thích hợp tốt tươi và ngay trồng người cũng luôn thanh cao chân thật có còn tồn tại mãi mãi hay sẽ tắt thở vì dòng nước sạch và hiền hòa của sông Mekong đáng yêu trong tương lai gần không còn nữa???@
Nhà báo Trần Văn Ngà (cell: 916.519.8961 - Email: tranvannga35@gmail.com)
Tham khảo: Encyclopaedia Britanica - Wikipedia - các nguồn báo điện tử - đài phát thanh BBC - Sách của BS Ngô Thế Vinh - Báo Mai - Bài viết: Mường Giang, Ngô Nhân Dụng...
Cửu Long Cạn Dòng - Miền Tây Tắt Thở - Trần Văn Ngà
Mùa nước nổi (nước lũ) năm 2015, dòng chảy sông Cửu Long đã bị ngăn trở mạnh cùng với khí hậu thời tiết khô hạn, oi bức, ít mưa thiếu nước đã cảnh báo Việt Nam sự cạn dòng nước trầm trọng của đồng bằng sông Cửu Long. Sự dẫy chết tiệm tiến hay đột phá sẽ đến Miền Tây vì sự ngăn chặn dòng nước với hàng loạt đập thủy điện ở thượng nguồn hay nước thượng nguồn xả xuống một lúc quá nhiều. Đàng nào, cách nào, thiếu nước hay thừa nước Miền Tây cũng sẽ chết, nhà cầm quyền cộng sản VN có kế sách nào, tính sao???
Nhà văn (Bác sĩ) Ngô Thế Vinh, tác giả Cửu Long Cạn Dòng - Biển Đông Dậy Sóng, sách xuất bản năm 2000, năm sau 2001 tái bản, sách được tái bản liên tục và năm 2014 lại được tái bản, chứng tỏ Cửu Long Cạn Dòng - Biển Đông Dậy Sóng được nhiều độc giả hâm mộ tìm đọc.
Biển Đông Dậy Sóng đã xảy ra từ tháng 1 năm 1974 khi Trung Cộng xua hạm đội hùng hậu xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa do chính quyền VNCH quản trị. Sau 30.4.1975, qua nhà cầm quyền cộng sản VN, Trung Cộng lại đánh chiếm vài đảo thuộc quần đảo Trường Sa, năm 1988. Biển đông đã thực sự dậy sóng cho đến gần đây Trung Cộng bồi đắp 7 vùng đá ngầm, xây thành đảo để nhận vơ chủ quyền bất chấp luật biển quốc tế mà Trung Cộng cũng đã ký năm 1982.
Biển Đông dậy sóng chắc chắn còn dài với mộng bá quyền xâm chiến Biển Đông của Trung cộng qua hải đồ "Lưỡi Bò 9 Đoạn"... tự ý Trung cộng vẽ ra bất chấp luật pháp quốc tế và sự phản đối kịch liệt của nhiều nước Đông Nam Á bị lưỡi bò TC liếm tới. Trong đó, có Phi Luật Tân đâm đơn kiện với Tòa Án Quốc Tế ở Hòa Lan, từ hơn 2 năm trước. Cách nay mấy tháng (2016), phán quyết của Toà Án Quốc Tế LaHay đã tuyên xử, vùng lưỡi bò 9 đoạn của Trung Cộng tự vẽ dành chủ quyền "không chối cải" được, không có trong lịch sử và không được công nhận.
Còn Cửu Long Cạn Dòng, BS Ngô Thế Vinh cũng đã gióng mạnh hồi chuông báo động từ trước năm 2000, Việt Nam (Miền Tây) sẽ chết khi Trung Cộng xây hàng loạt đập thủy điện trên thượng nguồn. Đến năm 2014 có hàng chục đập thủy điện đã được sử dụng và Trung Cộng còn có kế hoạch xây thêm hàng chục đập thủy điện nữa trong vòng 10 năm tới. Chưa kể, các nước như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên cũng có kế hoach xây 11 thủy điện tiếp sức ngăn chặn dòng chảy của sông Cửu Long sẽ làm cho Miền Tây VN cạn dòng và sẽ lụi tàn đến chết.
Bài viết này xoay quanh vấn nạn sông Cửu Long Cạn Dòng - Miền Tây Tắt Thở.
Nhà báo Trần Văn Ngà
Nói đến sông Cửu Long - Mékong, bất cứ người nào viết về sông Cửu Long đều phải quan tâm lưu ý đến dòng chảy của Mekong. Khi vào lãnh thổ Việt Nam qua 2 nhánh từ Biển Hồ (Tonlé Sap - Cao Miên) đổ xuống, hình thành Tiền Giang và Hậu Giang. Sông Tiền chảy ngang qua quận Tân Châu (Châu Đốc) và đi xuống vùng thấp cầu Mỹ Thuận và ra biển với nhiều cửa. Sông Hậu, chảy ngang qua tỉnh lỵ Châu Đốc và xuôi dòng xuống Long Xuyên (An Giang) và ra biển qua nhiều cửa. Hai nhánh sông Tiền, sông Hậu có 9 cửa dẫn nước ra biển gọi là Cửu Long Giang Hàng năm, từ tháng 7 đến đầu tháng 9 dương lịch, thời cao điểm của mùa nước nổi - mùa nước lên - mùa nước lũ cao nhứt của dòng chảy sông Cửu Long. Từ thượng nguồn Tây Tạng và Vân Nam của Tàu đổ mạnh xuống vùng thấp - hạ nguồn và tràn bờ nhận chìm vùng đồng bằng sông Cửu Long - Miền Tây Nam Phần Việt Nam dưới làn nước ngọt, biến đổi vùng sinh thái của miền Tây từ bao đời thành vùng đất trù phú cá tôm, giàu chất phù sa màu mỡ nhứt của cả nước. Nay dòng nước lũ, thời điểm hoàng kim này không còn nữa, hoàn toàn biến đổi hệ sinh thái của Miền Tây. Với chính sách thâm độc của Trung Cộng "thượng điền (nguồn) tích thủy, hạ điền (nguồn) khan" qua 15 đập thủy điện tại tỉnh Vân Nam đã làm thay đổi dòng chảy. Hạ nguồn sông Cửu Long - Miền Tây VN sẽ "tắt thở", lụi tàn không còn đủ nước cho sinh hoạt, canh tác và nước biển tha hồ tự do xâm lấn đất liền.
TỔNG QUÁT: MIỀN TÂY - ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Từ thể chế Việt Nam Cộng Hòa, trước năm 1975, Miền Tây gọi là Vùng 4 Chiến Thuật, còn có tên gọi khác là Quân Khu 4 (chủ yếu về quân sự), bao gồm 16 tỉnh với 92 quận, tính từ Định Tường (Mỹ Tho) đến tận Mũi Cà Mau.
Các tỉnh Miền Tây năm xưa: Định Tường - Gò Công - Kiến Hòa - Kiến Tường - Kiến Phong - Sa Đéc - Vĩnh Long - Vĩnh Bình - Phong Dinh - An Giang - Châu Đốc - Kiên Giang - Chương Thiện - Ba Xuyên - Bạc Liêu - An Xuyên.
Sau năm 1975, kẻ thắng cuộc vẽ lại bản đồ Miền Tây, có thêm tỉnh Long An, nếu tính như trước năm 1975, Miền Tây có 17 tỉnh. Nhưng, nhà cầm quyền VNCS đã bỏ bớt những tỉnh, như: Gò Công - Kiến Tường - Kiến Phong - Chương Thiện - Châu Đốc, dồn các tỉnh này vào các tỉnh khác còn 12 tỉnh với tên mới hay các tỉnh có tên cũ cũng được làm "khai sanh" lại tên mới: Long An (vẫn giữ tên của chế độ cũ) - Tiền Giang (tên cũ là Định Tường & Gò Công) - Đồng Tháp (tên cũ là Sa Đéc & Kiến Phong) - An Giang (tên cũ là An Giang & Châu Đốc) - Bến Tre (tên cũ là Kiến Hòa) - Vĩnh Long (tên cũ cũng là Vĩnh Long) - Trà Vinh (tên cũ là Vĩnh Bình) - Kiên Giang (tên cũ cũng là Kiên Giang) - Cần Thơ (tên cũ là Phong Dinh & Chương Thiện) - Sóc Trăng (tên cũ Ba Xuyên) - Bạc Liêu (tên cũ Bạc Liêu) - Cà Mau (tên cũ An Xuyên). Diện tích vùng đồng bằng Sông Cửu Long 40,000 cây số vuông, trong tổng diện tích cả nước Việt Nam 331,000 cây số vuông.
SƠ
LƯỢC LỊCH SỬ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Với cuộc Nam Tiến, Chúa Nguyễn đã bình Chiêm ở phia Nam miền Trung, tiến xa xuống miền Nam, đặc biệt chiếm cứ nhiều vùng đất mới của xứ Chân Lập , khẩn hoang lập ấp hình thành "Xứ" Nam Kỳ Lục Tỉnh. Đây, một vùng đất mới phì nhiêu màu mỡ và hàng năm có nhiều đất phù sa từ thượng nguồn sông Cửu Long đổ xuống làm cho mũi Cà Mau càng ngày càng lớn rộng, dài thêm cũng như có thêm nhiều cù lao trên sông Tiền và sông Hậu.
Khi Pháp ổn định được nền đô hộ ở Nam Kỳ, giúp cho việc thịnh trị quy cũ, xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh, nhà cầm quyền Pháp chia lại ranh giới và thiết đặt nền cai trị hành chánh với 21 tỉnh, bao gồm miền Đông và miền Tây Nam Việt Nam.
Xin mở ngoặc về 21 tỉnh của Nam Kỳ Lục tỉnh thuở xưa. Cách đây 70 năm, học sinh tiểu học học thuộc lòng "như cháo" các tỉnh miền Nam, chủ yếu là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long như đọc "thiệu" học võ: 1 Gia - 2 Châu - 3 Hà - 4 Rạch - 5 Trà - 6 Sa - 7 Bến - 8 Long - 9 Tân - 10 Sóc - 11 Thủ - 12 Tây - 13 Biên - 14 Mỹ - 15 Bà - 16 Chợ - 17 Vĩnh - 18 Gò - 19 Cần - 20 Bạc - 21 Cấp.
Tên tỉnh chỉ có chữ đầu, như Gia là Gia Định mang số 1, Chợ là Chợ Lớn có số thứ tự 16...Những số thứ tự từ 1 đến 21 tượng trưng cho 21 tỉnh, ngành công chánh dùng con số thứ tự này, cấp bảng số xe, tàu, ghe (lớn) đã có nộp hồ sơ lưu chiếu, có trước bạ, đóng thuế lưu hành. Thí dụ bảng xe ghi số 1 và các chữ hoặc số kế tiếp, chúng ta biết chắc đó là xe thuộc tỉnh Gia Định - Bảng số ghi số 21 đầu, chúng ta biết là xe được ghi vào sổ bộ của tỉnh Cap Saint Jacques (sau này gọi là Vũng Tàu) - Xin đóng ngoặc lại.
NƯỚC BIỂN TẤN CÔNG VÀO ĐẤT LIỀN VÙNG VEN BIỂN
Dưới thời Nam Kỳ bị Pháp đô hộ, từ năm 1926, chánh phủ Pháp đã có kế hoạch đào thêm kinh rạch và làm đê hay be bờ ngăn chận các vùng bị nước biển tấn công dễ dàng vào đồng ruộng.
Sự tấn công, xâm nhập nước biển thấm mặn vào các vùng đất canh tác của đồng bào miền Tây từ xa xưa khi nước thượng nguồn sông Cửu Long, không dồi dào chảy xiết vì thiếu lượng nước mưa của những năm bị hạn hán, không đủ lực đẩy nước mặn ra biển Đông hay hòa trộn nước biển với nước ngọt thành vùng nước lợ, bằng 9 cửa của sông Cửu Long (Ý nghĩa của sông Cửu Long - 9 con rồng, nghĩa là sông này điều hòa lưu lượng nước với 9 cửa dẫn nước ngọt ra biển, ngăn chặn sự xâm nhập nước biển vào đất liển - 9 cửa; 6 cửa ở sông Tiền: cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hậu - 3 cửa ở sông Hậu: cửa Định An, cửa Bassac 'Ba Thắc', cửa Tranh Đề). Các lòng sông bị cạn do đất phù sa bồi đắp dần, các dòng nước ngọt không đủ mạnh đẩy nước mặn ra biển, nước mặn sẽ gặm nhấm tấn công vào đất liền. Người ta ước tính, với đà nước biển xâm chiếm đất canh tác càng ngày càng nhiều miền Tây sẽ mất đất trồng trọt đến một nửa trong vài chục năm tới...
Theo tài liệu (nhà báo Ngô Nhân Dụng): Mỗi năm đồng bằng sông Cửu Long đã bị nước biển liếm mất 500 mẫu vuông (5 cây số vuông). Theo Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam thì năm 2014, mất 60 cây số vuông (nhiễm mặn) không thể trồng trọt được.
SỰ ÍCH LỢI CỦA HẠ NGUỒN SÔNG CỬU LONG
Miền Tây là vựa lúa của cả nước với số gạo xuất cảng chiếm 90% trên toàn quốc. Kim ngạch xuất cảng thủy sản của Việt Nam, miền Tây chiếm trên 60%. Hơn nữa, tổng sản lượng quốc gia GDP của Việt Nam, miền Tây cũng chiếm xấp xỉ 30%.
Miền Tây là kho tàng quý báu của đất nước với đủ các thế mạnh về nông, ngư nghiệp, cây ăn trái, hoa màu, đặc biệt là nuôi cá nước ngọt chế biến thành thực phẩm đặc thù của miền Tây, xuất cảng thu ngoại tệ về cho đất nước.
Thủa xưa, dòng chảy của sông Cửu Long được thiên nhiên điều hòa thông suốt, nghĩa là, lưu lượng nước xuôi dòng êm ả hiền hòa chảy xuống miền cuối cùng của vùng hạ lưu đều nằm ở vùng miền Tây - đồng bằng sông Cửu Long, không gây lũ lụt trầm trọng làm thiệt hại hoa màu, mùa màng của cư dân. Những năm, thiên nhiên - trời đất "nổi giận" mưa nhiều, nước trên thượng nguồn đổ xuống hạ lưu dũng mãnh, lượng nước quá sức chứa của Biển Hồ (Tonlé Sap) trên xứ Chùa Tháp, tràn ngập các đồng ruộng, đổ xuống các tỉnh miền Tây gây ngập lụt nặng làm thiệt hại hoa màu mùa màng của cư dân sanh sống bằng nghề nông. Nhưng, Trời đất rất công bằng, bù đắp sự thiệt hại đáng kể về lũ lụt lớn đó, bằng cách tô bồi thêm nhiều đất phù sa cho miền Tây, phì nhiêu màu mỡ và sản sanh ra nhiều loài cá đang vùng vẫy, tràn đồng ở tất cả các tỉnh miền Tây khi đến mùa "nước nổi", đặc biệt, các tỉnh vùng biên giới Việt Miên (Châu Đốc, Kiến Phong, Kiến Tường...). Có biết bao chủng loại cá nước ngọt được khai thác, chế biến thành nhiều món ăn đặc sản nhớ đời, ngon bổ làm giàu cho nền văn hóa ẩm thực của cư dân miền Tây và cho cả đất nước Việt Nam.
Người Việt Nam khắp ba miền Bắc Trung Nam và ngày cả Việt kiều ở hải ngoại luôn thèm thuồng những món ăn đặc sản của đồng bằng sông Cửu Long, như: cá lóc nướng trui, rùa rang muối, rắn hổ xé phay, lươn um rau ngổ, chuột rô ti, mắm và rau, khô cá lăn phồng, khô cá sặc, khô cá lóc, mắm ruột, mắm trứng cá lóc cá bông, mắm thái, mắm cá trèn...Và hàng trăm các loại cá nước ngọt, có những con cá hô to lớn đến vài trăm ký lô hay những con cá lóc, cá bông, cá rô, mép miệng có râu mà người dân gọi là cá biết nói vì cá to quá, cá lóc nặng đến 5 kg, cá bông nặng trên 10 kg... Về chủng loại cá linh, sự sanh sản theo mùa nước lũ với cấp số nhân và quá nhanh chóng, chỗ nào có nước là có cá linh, đầy đồng đầy sông rạch, đánh bắt ăn không hết, người dân ủ cá linh làm nước mắm hay phơi làm phân bón cho cây trồng. (Muốn biết rõ văn hóa ẩm thực miền Tây, xin đọc Chuyện Đồng Quê của Trần Văn - XB năm 1999 & 2014).
Như vậy, vùng hạ lưu sông Cửu Long - Miền Tây Nam Việt Nam - là vùng đất phì nhiêu màu mỡ nhứt nước, có nước ngọt quanh năm, thích hợp cho việc trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái và nuôi cá bằng bè gỗ cũng như khai thác cá nước ngọt để xuất cảng cùng với lúa gạo là thế mạnh "ưu việt" - số 1 của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
LŨ LỤT ĐỊNH KỲ & CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỪ THỜI NHÀ NGUYỄN
Bình thường - miền Nam Việt Nam không có đủ 4 mùa như ở miền Bắc - chỉ có 2 mùa là mùa nắng và mùa mưa. Hàng năm, đến mùa mưa thường từ cuối tháng tư đến tháng chín âm lịch, nước thượng nguồn sông Cửu Long đổ xuống nhiều quá. Sức chứa của Biển Hồ (Cao Miên) không còn khả năng, nước tràn ngập, đổ mạnh xuống đồng bằng sông Cửu Long tạo cảnh lũ lụt định kỳ hàng năm mà con người biết trước (khoảng từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch) vì 9 cửa sông "quá tải" không đủ sức dẫn nước ngọt chảy ra biển Đông.
(H: Chợ Nổi Cái Răng - Cần Thơ)
Có những năm, mưa nhiều quá, từ thượng nguồn, nước đổ xuống ào ạt làm cho vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhứt là các tỉnh sát biên giới Miên Việt, bị nước nhận chìm như biển cả.
Từ xa xưa, ông cha ta đã biết lợi dụng làm giàu cho đất nước với dòng nước sông Cửu Long từ Biển Hồ - Tonle Sap thoát ra đến Neak Luong, đổ xuống Việt Nam qua 2 nhánh mà chúng ta gọi là sông: sông Tiền qua ngã quận Tân Châu (thuộc tỉnh Châu Đốc) và sông Hậu xuyên ngang tỉnh lỵ Châu Đốc, nước 2 sông này tuôn ra biển Đông bằng 9 cửa cho nên có tên gọi là 9 con rồng - Cửu Long.
Thời Nhà Nguyễn, những năm 1800, khi chinh phục được miền Tây, với kế hoạch di dân từ miền Trung vào qua công tác khẩn hoang lập ấp, ông cha ta đã biết cách dẫn thủy nhập điền, xẻ đào thêm nhiều kinh, mương, rạch dẫn nước vào ruộng rẫy và khai thông thủy lộ thay cho đường bộ còn hoang sơ.
Những công trình thủy lợi có tầm vóc chiến lược của quốc gia về lâu về dài từ thế hệ này sang thế hệ kế thừa. Điển hình là đào được con kinh lịch sử - Kinh Vĩnh Tế, dài đến 86 cây số, rộng trên dưới 50 mét, chạy dài từ thị xã Châu Đốc đến vùng Giang Thành của tỉnh Hà Tiên, nay là tỉnh Kiên Giang. Dưới sự chỉ huy đôn đốc, cách đây trên dưới 200 năm (hoàn thành năm 1820), quan Thống Chế Nguyễn Văn Thọai - Thoại Ngọc Hầu còn có tên gọi khác là Ngài Bảo Hộ Thọai (có thời gian, quan Đại Thần Thoại Ngọc Hầu được triều đình Huế bổ nhiệm làm Đặc Sứ Toàn Quyền ở xứ Cao Miên), đào được con kinh lịch sử Vĩnh Tế dài nhứt của nước Việt Nam bằng sức người với các phương tiện thô sơ. Ngoài ra, Cụ Thoại Ngọc Hầu còn chỉ huy đào con sông nối liền từ thị xã Long Xuyên đến Ba Thê Núi Sập, gọi là Thọai Hà và Núi Sập được triều đình sắc phong đặt tên là Thọai Sơn. Từ vùng này, thời Pháp thuộc, nhiều con kinh được đào mới hoặc vét thêm sâu tạo thành một vùng sông rạch chằng chịch thành tứ giác làm giàu cho ngành nông nghiệp gọi là Vùng Tứ Giác Long Xuyên.
Ở các tỉnh miền Tây, đâu đâu cũng có đào thêm kinh rạch nhằm dẫn thủy nhập điền, đưa nước ngọt vào rửa phèn, tẩy chua của các vùng đất đã nhiễm phèn , chua nặng đang còn hoang dã chưa canh tác được... Vùng đất Cần Thơ - Sóc Trăng - Kiên Giang còn đào thêm những con kinh nổi tiếng như con kinh Phụng Hiệp, kinh Xà No, (nhiều con kinh vùng Cái Sắn - Kiên Giang, các con kinh Miệt Thứ bằng những con số 1, 2, 3...) giúp cho sự dẫn thuỷ nhập điền và giao thông bằng thủy lộ từ Cà Màu - Bạc Liêu... đến Cần Thơ hay đi xa về Sài Gòn thêm thuận lợi.
Nhờ có những con kinh, con rạch, con sông nhân tạo hòa nhập với các sông rạch thiên nhiên tạo thành một mạng lưới sông rạch chằng chịch, thế mạnh của đồng bằng sông Cửu Long về lưu thông đường thủy, dẫn nước ngọt vào các vùng nhiễm phèn nhiễm chua, tẩy rửa dần thành những đồng ruộng màu mỡ như hiện nay. Hơn thế nữa, những công trình này đã tiếp giúp điều hòa dòng nước lũ đưa nước ngọt chảy vào đồng ruộng, chảy ra biển, ngăn chặn hữu hiệu sự xâm nhập của nước biển gặm nhấm, xâm chiếm đất liền. Những con sông, kinh, rạch nhân tạo từ thời hoang sơ của Ngài Thống Chế Thoại Ngọc Hầu trấn thủ vùng đất này cho đến thời Pháp thuộc (từ năm 1926 và trước đó) và dưới 2 nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa kể cả chế độ hiện hữu cũng luôn đặt trọng tâm phát triển vùng đất phì nhiêu trù phú đồng bằng sông Cửu Long thành một thế mạnh kinh tế cho cả nước.
SÔNG CỬU LONG - MEKONG: VŨ KHÍ CHIẾN LƯỢC VỀ MÔI SINH CỦA TÀU CỘNG
Nhưng than ôi, viễn ảnh một miền Tây trù phú nhứt nước đang bị đám mây mù đang che phủ vì tham vọng ngông cuồng của đế quốc cộng sản Tàu với phương châm bành trướng bá quyền nước lớn, chỉ biết quyền lợi của họ, không đếm xỉa sự nguy hại của vùng hạ lưu sông Cửu Long. Ông cha ta đã từng nói: Thượng điền (nguồn) tích thủy - Hạ điền (nguồn) khan. Thượng nguồn giữ nước với 15 đập thủy điện đã có (Tàu có kế hoạch xây thêm hàng chục đập thủy điện nữa) ở tỉnh Vân Nam (Tàu), hạ nguồn cạn kiệt. Chưa kể các nước ở phía dưới Trung Cộng như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Miên cũng đã, đang và sẽ xây đập khai thác thủy điện, chận dòng chảy của sông Cửu Long. Miền Tây Nam VN sẽ đi vào cảnh lụi tàn và chết thảm vì thiếu nước làm sao canh tác. Và nếu thượng nguồn nước nhiều vỡ đập hay như cảnh báo trước, Trung cộng muốn trị vì các nước nhỏ ở phía dưới, phải phục tùng mệnh lệnh của "thiên triều", nếu bất tuân thượng lệnh, Trung cộng đồng loạt mở toang các cửa đập thủy điện, các nước ở vùng hạ lưu sẽ "tắt thở" mà trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long "lãnh đủ" sự nghiệt ngã của sự dư thừa nước tạo lũ lụt kinh hoàng, thành biển cả. Trung cộng còn nêu gương ngăn chận nước bằng cách "thi đua" thiết đặt 14 đập bậc thang khai thác thủy điện và con đập thứ 15 khổng lồ tên Tiêu San cũng thuộc tỉnh Vân Nam, xây dựng đập thủy điện khổng lồ này ròng rã 9 năm từ năm 2001 đến năm 2010 mới hoàn thành, tốn phí trên 4 tỷ USD. Nhà máy thủy điện này có công xuất 4,200 MW, sức chứa 15 tỷ mét khối nước, đập có chiều cao nhứt thế giới, cao 292 mét.
Từ năm 1980 tới nay, sông ngòi Việt Nam biến đổi kỳ lạ, mùa mưa thường gây lụt lội, mùa nắng thì thiếu nước trầm trọng vì Trung cộng ngăn chặn dòng nước từ thượng nguồn đến vùng hạ nguồn. Nước sông Cửu Long bị cạn kiệt ở vùng thấp, gây nên nỗi kinh hoàng cho người dân không còn đủ nước sinh hoạt cho cuộc sống và tưới tiêu ruộng rẫy cũng như nước biển sẽ có thêm cơ hội tràn bờ gậm nhấm thu hẹp diện tich đất canh tác.
Đến một thời điểm nào đó, vùng đất phì nhiêu màu mỡ trù phú của đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng đất chết, hoang vu. Với 2 mũi giáp công: nước biển tấn công vào đất liền gia tăng và trên thượng nguồn sông Cửu Long bị ngăn chận nhiều đập thủy điện sẽ làm cạn dòng nước ở vùng hạ lưu, chắc chắn giết chết vùng địa danh nổi tiếng giàu đẹp này của quê hương Việt Nam - đồng bằng sông Cửu Long.
SÔNG MEKONG VỚI NHIỀU TÊN GỌI
Sông Mê Kông - Mekong, tên quốc tế. Sông Mekong có nhiều tên, ở nước Tây Tạng có tên là Dza Chu ( nước của đá), đến Tàu qua 2 tỉnh Thanh Hải và Vân Nam có tên khác, Lạn Thượng Giang (Langcang Ziang - có nghĩa con sông xanh cuộn sóng) - qua biên giới Lào và Thái Lan có tên khác Mae Nam Khong (con sông mẹ). Đến Cao Miên gọi là Tonle Thom (con sông lớn) và đến miền Tây, Nam Việt Nam, chúng ta gọi là sông Cửu Long với 2 nhánh sông: sông Tiền và sông Hậu có 9 cửa ra biển như là 9 con rồng.
Mekong có chiều dài 4,350 km (2,702 mi.), phát nguồn từ cao nguyên Tây Tạng ở độ cao 5,224 mét (17,139ft) so với mặt biển. Dòng nước chảy của sông Mekong ngoằn ngoèo qua 6 nước: Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên và Việt Nam với chiều dài của dòng thủy lưu là 4,909 km. Mekong có 2 phụ lưu: bên trái với Nam Khan - Tha - Nam Ou. Phụ lưu bên phải: Mun - Tonle Sap - Kok - Ruak (dựa theo tài liệu Wikipedia). Thượng nguồn nằm gọn trong lãnh thổ nước Tàu, chạy dài xuống Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên và tận cùng là đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Lưu vực (basin) sông Cửu Long chiếm đến 795,000 km2 (307,000 sq mi.) với lưu lượng chảy 1 giây, trung bình 16,000 m3/s (570,000 cu ft/s) và có thể lưu lượng lên max. 39,000 m3/s (1,400.000 cu ft/s). Dòng sông Mekong từ thượng nguồn đổ xuống đến điểm ngã ba đầu tiên Tàu - Miến Điện - Lào cũng là nơi chia ranh giới của 3 nước. Từ đó chảy xuống điểm ngã ba thứ 2 (tripoint): Miến Điện - Lào và Thái Lan cũng là biên giới của 3 nước, vùng này gọi là vùng Tam Giác Vàng (Golden Triangle), nổi tiếng trên thế giới là địa danh của giới giang hồ quốc tế chuyên buôn lậu và buôn bán á phiện "xì ke ma tuý"...
Sông Cửu Long là con sông có chiều dài đứng hàng thứ 11 trên thế giới và đứng hạng 3 đối với các con sông ở Á Châu ( Theo Encyclopaedia Britanica - 1998).
Từ năm 1995, 5 nước ở hạ nguồn (hạ lưu) sông Cửu Long: Miến Điện - Thái Lan - Lào - Cao Miên và Việt Nam đã thành lập được Ủy Ban sông Mekong - Mekong River Commission với bộ quy tắc ứng xử sông Mekong, thỏa mãn được mọi nhu cầu thích đáng cho các thành viên. Trung Cộng ở thượng nguồn không bị ảnh hưởng thiệt hại gì hết, chỉ hưởng lợi nên TC không tham gia vào Ủy Ban Sông Mekong.
Hiên nay đã có những đập khổng lồ trên thượng nguồn khai thác thủy điện, Trung Cộng đã sản xuất được hàng năm 28,930 MW trong tổng số trên 30,000 MW của con sông Mekong đang cung cấp cho vùng này - Thái Lan đã có con đập thủy điện Ubol Ratana cũng sản xuất hàng năm 3.209 MW. Nước Lào đang xây dựng nhà máy thủy điện to lớn hơn nhà máy thủy điện Thái Lan mà chánh phủ VNCS phản đối, nhưng Lào cậy vào thế Trung Cộng, không đếm xỉa gì đến lời yêu cầu hay cảnh báo của VN làm cho đồng bằng sông Cửu Long sẽ gặp thêm nguy cơ cạn kiệt nước...Miến Điện và Cao Miên cũng rắp tâm xây dựng nhà máy thủy điện.
Nếu tất 5 nước: Tàu, Miến Điện, Lào, Thái Lan và Cao Miên đều thi đua xây đập thiết đặt các nhà máy thủy điện (trên dưới 42 đập thủy điện). Như thế, các nước này đã ngăn dòng chảy sông Mekong đổ xuống Việt Nam, đưa đến cảnh tượng bi thảm, đồng đồng sông Cửu Long sẽ lụi tàn và chết lần mòn vô phương cứu chửa với thảm họa nước biển xâm chiếm đồng ruộng và đồng chua, đất phèn không tài nào tẩy rửa tốt như xưa và nước tiêu dùng của người dân đồng bằng sông Cửu Long cũng cạn kiệt, thiếu hụt trầm trọng.
Cái tai hại đáng sợ khác có thể xảy ra, âm mưu bá quyền nước lớn Trung Cộng, mượn dòng sông Mekong, từ thượng nguồn, tha hồ mà thả chất thải độc hại của các nhà máy hóa chất, nguyên tử, phế thải các thứ của nước Tàu mới, đang phát triển mạnh công kỹ nghệ sản xuất. Dòng sông Cửu Long thêm ô nhiễm trầm trọng, giết chết các loài thủy tộc của vùng sinh thái hạ lưu. Miền Đồng Bằng Sông Cửu Long của Nam Việt Nam, là vùng hạ lưu cuối cùng, thấp nhứt của sông Mekong sẽ dung chứa mọi thứ chất thải độc hại của Trung Cộng tuôn xuống. Mặt khác, chịu ảnh hưởng tệ hại nhứt, nếu Trung cộng mở toang các cửa đập thủy điện ở thượng nguồn hay ngăn chặn kỹ các dòng nước chảy xuống hạ lưu làm cạn kiệt dòng nước sông Mekong, cách nào, đồng bằng sông Cửu Long cũng sẽ tắt thở...
Từ thời Đệ Nhứt và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa cũng đã xây đập ngăn chận nước mặn xâm nhập ở vùng biển của tỉnh Bến Tre và nơi đây đã có cửa Ba Lai bị vùi lấp mất. Ở vùng sông Hậu, đã có 1 cửa sông cũng bị vùi lấp, chính cửa này là nơi giúp cho lúc triều cường của các dòng hải lưu lên cao đưa nước mặn thấm nhập vào đất liền (lâu quá, tôi quên tên cửa của vùng này bị xóa tên làm cho sông Cửu Long đến nay chỉ còn gọi là Thất Long, còn 7 cửa dẫn nước ngọt ra biển Đông).
KẾT -
Thời điểm này, đồng bằng sông Cửu Long đang bị "lưỡng đầu thọ địch" - nước biển tấn công vào đất liền và Cửu Long cạn dòng (hay các đập xả nước cùng 1 lúc).
Các dòng hải lưu dọc theo bờ biển từ Long An - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau - Kiên Giang thường dâng lên cao hơn dòng nước ngọt từ đất liền tuôn chảy ra, khi mùa nắng cháy, nước ngọt không đủ sức đẩy nước mặn trở về biển và cũng hình thành vùng nước lợ, mặn nhiều hơn ngọt rộng lớn hơn, không giúp ích nhiều như trước kia cho canh tác và người dân có thể mưu sinh những ngành nghề nuôi trồng, khai thác thủy hải sản...
Ngay bây giờ nhà cầm quyền phải có kế hoạch lâu dài và rất tốn kém, như có thể xây thêm đê, đập hay bờ kè ngăn chống nước mặn xâm nhập cũng như phải có biện pháp đối phó hữu hiệu với các nước sở quan đang khai thác dòng chảy sông Cửu Long từ thượng nguồn đến "trung nguồn" và cả hạ nguồn của các nước Lào - Cao Miên, chiếm lĩnh phía trên của đồng bằng sông Cửu Long. Thủ Đô Pnom Pênh của Cao Miên được xây dựng bên bờ Tonle Sap. Biển Hồ - Tonle Sap cũng cần nạo vét bùn cát làm cho sâu thêm hay mở rộng thêm để giúp chứa thêm lượng nước mưa, dự phòng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long của Miền Tây Nam Việt Nam khi cần nước sử dụng, tưới tiêu ruộng rẫy cũng như có đủ sức mạnh cho dòng nước chảy ra biển ngăn chặn một phần nào nạn nước biển "xâm lăng" đất canh tác.
Theo tạp chí World Rivers Review của cơ quan Sông Quốc Tế (International Rivers - IR), Trung Cộng , năm 2014 đã xây 7 đập thủy điện lớn và dự kiến sẽ xây thêm 21 đập thủy điện nữa trong 10 năm tới. Các nước hạ nguồn, phía trên Việt Nam, cũng bắt chước Trung Cộng xây thêm 11 đạp thủy điện nữa. Miền Tây Việt Nam sẽ thiếu nước trầm trọng, một tai họa lớn cho dân tộc.
World Wide Fund for Nature - WWF cho biết, ngoài những tai hại cực lớn do các đập thủy điện ở thượng nguồn, "trung nguồn" gây ra. Chính các tỉnh Miền Tây VN cũng tiếp tay tự mình giết mình nữa bằng cách nạo vét sông rạch không có kế hoạch làm cho các sông, kinh rạch bị sạt lở, sói mòn hay thiết đặt 15 công trường thi đua đào lấy cát làm đất canh tác mất giảm thêm; chính phủ trung ương phải có pháp quy rõ ràng để bảo vệ qũy đất của đồng bằng sông Cửu Long trong lúc sông Cửu Long đang cạn dòng.
Chánh phủ có thể học cách làm của nhà hữu trách của sông Mississippi ở Hoa Kỳ, thực hiện những đập ngầm (underwater sill) giúp ngăn chận nước mặn xâm nhập ở phần đáy sông, tạo cho nguồn nước ngọt dâng cao hơn mặt nước mặn đổ tuôn ra biển...
Về phần mình, các nhà hữu quan của miền Tây cũng như chánh phủ trung ương phải có kế hoạch tốt dài hạn thường xuyên nạo vét các sông, kinh, rạch cho sâu hơn, rộng hơn để có trử lượng nước nhiều hơn và giúp dòng chảy thêm mạnh mẽ.
Gần đây, đầu tháng 8.2015, sau khi tham dự hội nghị các Ngoại Trưởng 10 nước Đông Nam Á tại Mã Lai Á, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã hứa với 5 Ngoại Trưởng các nước ở hạ lưu sông Cửu Long (Miến Điện - Thái Lan - Lào - Cao Miên và Việt Nam), Hoa Kỳ sẽ viện trợ $100 triệu USD giúp cho sự bảo vệ môi sinh dòng nước sạch ở vùng hạ lưu sông Cửu Long trong vòng 5 năm tới.
Năm năm trở lại đây, Việt Nam đã nhận được sự tài trợ quốc tế 1,3 tỷ USD để ứng phó với việc thay đổi khí hậu toàn cầu.
Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ số 1397/QĐ - TTg đã ban hành về công tác quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long, từ năm 2012 đến năm 2050 - 38 năm với tổng kinh phí thực hiện khoảng 171,700 tỷ đồng VN. So sánh số tiền dự chi này với kinh phí xây dựng phi trường quốc tế Long Thành (thay thế phi trường quốc tế Tân Sơn Nhứt) chỉ bằng 1/3.
Chúng ta hay bình tâm suy nghĩ, giữa sự lợi ích thiết thực của công tác xây dựng phi trường Long Thành và sự chống nhiễm mặn của đồng bằng sông Cửu Long, cái nào có nhiều lợi ích và hữu dụng hơn, tác động mạnh đến tâm lý con người. Cái nào ưu tiên cần thực hiện trước...Nhà chức trách có thẩm quyền nên cân nhắc, lợi ích quốc gia dân tộc phải đặt trên lợi ích kinh tế của phe nhóm, của sự "biểu dương" đua đòi cái mà chưa thật cần thiết với cái vô cùng quan yếu cho 17 triệu dân miền Tây hiện tại. Trong vài thập niên nữa, dân miền Tây sẽ tăng có thể lên đến 30 - 50 triệu, chừng đó, cái ăn cái mặt vô cùng khẩn thiết quan trọng, phải có sự an toàn kinh tế, lương thực và an sinh khu vực này. Để nước tới trôn mới lo, e rằng không kịp, sẽ đưa miền đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và đưa đất nước Việt Nam đi về đâu?
Chưa nói đến, hiện nay Miền Tây là vựa lúa khổng lồ của cả nước và là vựa gạo để xuất cảng đem ngoại tệ về phục vụ đất nước, tương lai gần không còn nữa. Miền Tây còn là vựa cá nước ngọt vĩ đại để chế biến xuất cảng và cung cấp thức ăn cho người dân trong nước cũng sẽ cùng chung số phận với lúa gạo. Bên cạnh đó, Miền Tây - Đồng Bằng Sông Cửu Long còn có thế mạnh thứ 3, cái nôi của cây trồng ăn trái, như: dừa, xoài (đặc biệt xoài cát Hòa Lộc "cực kỳ" thơm ngon), ổi, mận, mảng cầu, vú sữa, sầu riêng, lôm chôm, măng cụt, khóm, dưa hấu ...Đất phù sa phì nhiêu màu mỡ của Miền Tây, bất cứ cây trồng nào cũng đều thích hợp tốt tươi và ngay trồng người cũng luôn thanh cao chân thật có còn tồn tại mãi mãi hay sẽ tắt thở vì dòng nước sạch và hiền hòa của sông Mekong đáng yêu trong tương lai gần không còn nữa???@
Nhà báo Trần Văn Ngà (cell: 916.519.8961 - Email: tranvannga35@gmail.com)
Tham khảo: Encyclopaedia Britanica - Wikipedia - các nguồn báo điện tử - đài phát thanh BBC - Sách của BS Ngô Thế Vinh - Báo Mai - Bài viết: Mường Giang, Ngô Nhân Dụng...