Nhân Vật
Cựu chủ tịch Ủy Ban Châu Âu : « Kẻ phản bội » ? ( Đê hèn nhưng có...tiền )
Cựu chủ tịch Ủy Ban Châu Âu : « Kẻ phản bội » ?
Sau cú sốc Brexit, Liên Hiệp Châu Âu vừa gánh chịu thêm một đòn nặng nề thứ hai : Cựu chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Barroso được ngân hàng Goldman Sachs tuyển mộ làm lãnh đạo.
Bài xã luận của Le Monde chạy tựa : « José Manuel Barroso, kẻ chống lại châu Âu ». Le Monde so sánh : Nếu quyết định rời châu Âu của nước Anh, dù « rất đau đớn », nhưng là một hành động « đàng hoàng, dân chủ », thì việc cựu chủ tịch Ủy Ban Châu Âu làm thuê cho ngân hàng Goldman Sachs là một hành động « đê hèn ».
Tờ báo giải thích : Goldman Sachs là một trong những trụ cột của nền kinh tế Mỹ, nhưng cũng là một trong các thủ phạm chính của « cuộc khủng hoảng tài chính 2008, khiến hàng triệu người thất nghiệp và nợ công bùng nổ tại Hoa Kỳ và châu Âu ». Đặc biệt tai tiếng, khi giúp Hy Lạp che giấu các khoản nợ xấu, để được ở lại trong khu vực euro, ngân hàng nói trên đã trở thành « biểu tượng cho một thời kỳ thông đồng giữa giới chức quyền và các thế lực kinh tế ».
Theo Le Monde, cho dù việc cựu chủ tịch Barroso làm thuê cho Goldman Sachs là « hợp pháp », nhưng quyết định này rất đáng bị lên án, bởi nó để lại trong công luận « một hình ảnh tồi tệ nhất về châu Âu : đó là nơi ngự trị của mối quan hệ loạn luân giữa quyền lực chính trị và giới tài phiệt ». Bài báo kết luận : « Ủy Ban Châu Âu cần phải lên án việc bổ nhiệm này và thay đổi quy tắc : cấm vĩnh viễn một cựu thành viên, không được làm việc trong một lĩnh vực mà người này đã từng quản lý ».
Vẫn về chủ đề này, báo Libération chạy hàng tựa trang nhất : « Barroso. Sans foi, ni loi » (tạm dịch là « Barroso. Vô liêm sỉ »). Xã luận Libération mở đầu với câu : « Phản bội một lần, phản bội mãi mãi », nhắc lại việc ông Barroso đã từng « phản bội tinh thần của châu Âu », khi liên kết với tổng thống Mỹ Bush trong cuộc chiến Irak, hay buộc Liên Hiệp phải đi theo học thuyết « tự do (kinh tế) », khiến Liên Hiệp Châu Âu trở nên xa lạ với dân chúng. Libération nhấn mạnh, ông Barroso đã « bán rẻ uy tín của một nhà lãnh đạo châu Âu để đổi lấy một mớ tiền của Golden Sachs », « một ngân hàng đã từng hành động một cách đểu giả nhất chống lại châu Âu trong cuộc khủng hoảng Hy Lạp ».
Libération có bài phỏng vấn nhà báo Marc Roch về lý do vì sao « Goldman Sachs đã tìm thấy được một thuộc hạ mới, thuộc hàng cao cấp ». Ông Roch là tác giả một cuốn sách thuật lại cuộc điều tra về ngân hàng Mỹ. Theo nhà báo Pháp, Barroso là một « chỗ dựa lý tưởng » cho ngân hàng này, bởi là chủ tịch Ủy Ban Châu Âu trong 10 năm (2004-2014), ông Barroso nắm được « mọi ngóc ngách của Liên Hiệp Châu Âu và có quan hệ gần gũi với (hầu hết) các lãnh đạo của châu Âu ».
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Cựu chủ tịch Ủy Ban Châu Âu : « Kẻ phản bội » ? ( Đê hèn nhưng có...tiền )
Cựu chủ tịch Ủy Ban Châu Âu : « Kẻ phản bội » ?
Sau cú sốc Brexit, Liên Hiệp Châu Âu vừa gánh chịu thêm một đòn nặng nề thứ hai : Cựu chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Barroso được ngân hàng Goldman Sachs tuyển mộ làm lãnh đạo.
Bài xã luận của Le Monde chạy tựa : « José Manuel Barroso, kẻ chống lại châu Âu ». Le Monde so sánh : Nếu quyết định rời châu Âu của nước Anh, dù « rất đau đớn », nhưng là một hành động « đàng hoàng, dân chủ », thì việc cựu chủ tịch Ủy Ban Châu Âu làm thuê cho ngân hàng Goldman Sachs là một hành động « đê hèn ».
Tờ báo giải thích : Goldman Sachs là một trong những trụ cột của nền kinh tế Mỹ, nhưng cũng là một trong các thủ phạm chính của « cuộc khủng hoảng tài chính 2008, khiến hàng triệu người thất nghiệp và nợ công bùng nổ tại Hoa Kỳ và châu Âu ». Đặc biệt tai tiếng, khi giúp Hy Lạp che giấu các khoản nợ xấu, để được ở lại trong khu vực euro, ngân hàng nói trên đã trở thành « biểu tượng cho một thời kỳ thông đồng giữa giới chức quyền và các thế lực kinh tế ».
Theo Le Monde, cho dù việc cựu chủ tịch Barroso làm thuê cho Goldman Sachs là « hợp pháp », nhưng quyết định này rất đáng bị lên án, bởi nó để lại trong công luận « một hình ảnh tồi tệ nhất về châu Âu : đó là nơi ngự trị của mối quan hệ loạn luân giữa quyền lực chính trị và giới tài phiệt ». Bài báo kết luận : « Ủy Ban Châu Âu cần phải lên án việc bổ nhiệm này và thay đổi quy tắc : cấm vĩnh viễn một cựu thành viên, không được làm việc trong một lĩnh vực mà người này đã từng quản lý ».
Vẫn về chủ đề này, báo Libération chạy hàng tựa trang nhất : « Barroso. Sans foi, ni loi » (tạm dịch là « Barroso. Vô liêm sỉ »). Xã luận Libération mở đầu với câu : « Phản bội một lần, phản bội mãi mãi », nhắc lại việc ông Barroso đã từng « phản bội tinh thần của châu Âu », khi liên kết với tổng thống Mỹ Bush trong cuộc chiến Irak, hay buộc Liên Hiệp phải đi theo học thuyết « tự do (kinh tế) », khiến Liên Hiệp Châu Âu trở nên xa lạ với dân chúng. Libération nhấn mạnh, ông Barroso đã « bán rẻ uy tín của một nhà lãnh đạo châu Âu để đổi lấy một mớ tiền của Golden Sachs », « một ngân hàng đã từng hành động một cách đểu giả nhất chống lại châu Âu trong cuộc khủng hoảng Hy Lạp ».
Libération có bài phỏng vấn nhà báo Marc Roch về lý do vì sao « Goldman Sachs đã tìm thấy được một thuộc hạ mới, thuộc hàng cao cấp ». Ông Roch là tác giả một cuốn sách thuật lại cuộc điều tra về ngân hàng Mỹ. Theo nhà báo Pháp, Barroso là một « chỗ dựa lý tưởng » cho ngân hàng này, bởi là chủ tịch Ủy Ban Châu Âu trong 10 năm (2004-2014), ông Barroso nắm được « mọi ngóc ngách của Liên Hiệp Châu Âu và có quan hệ gần gũi với (hầu hết) các lãnh đạo của châu Âu ».