Thân Hữu Tiếp Tay...

ĐẠI CÁCH MẠNG VĂN HÓA - NGUYỄN NHƠN

( HNPĐ ) Đây không phải là Đại Cách mạng Văn hóa Mao xếnh xáng , bước tiến nhảy vọt chệt 1967. Đây là nói về cuộc Cách mạng sáng chói của nước Nga 1989


 ( HNPĐ ) Đây không phải là Đại Cách mạng Văn hóa Mao xếnh xáng , bước tiến nhảy vọt chệt 1967. Đây là nói về cuộc Cách mạng sáng chói của nước Nga 1989 làm sụp đổ cả Đế quốc Nga xô viết và khối cọng sản Đông Âu.

Trước nay, bàn về nguyên do sụp đổ của Liên xô, người ta thường viện dẫn lý do suy thoái kinh tế, về chi phí chiến tranh Afghanistan và về sau học giả Brzezinski còn lưu ý về yếu tố thanh niên Nga không biết sợ cọng sản như thế hệ cha anh nên đứng lên lật đổ chế độ Xô viết Nga.

Mới đây, bạn gởi cho bài viết cũ của Leon Aron, Foreign Policy ( Bản dịch Hồ Ngọc Cư ) đưa ra một quan điểm khác hẳn về nguyên do thực tế của cuộc cách mạng Nga 1989.

Về nguyên do kinh tế, tác giả luận giải: “Không có một thước đo thành tích kinh tế chủ yếu nào trước năm 1985 cho thấy một thảm họa đang lù lù xốc tới. Từ năm 1981 đến năm 1985 mức tăng trưởng GDP của Liên Xô, mặc dù có chậm lại so với thập niên 1960 và thập niên 1970, nhưng cũng đạt được 1,9% một năm. Chính cùng một mô hình dù suy yếu nhưng không đến nỗi thảm khốc này còn kéo dài cho đến hết năm 1989. Nạn thiếu hụt ngân sách, một yếu tố kể từ thời Cách mạng Pháp được coi là tín hiệu quan trọng cho một cuộc khủng hoảng có thể đưa đến cách mạng, chưa lên tới 2% GDP vào năm 1985. Mặc dù có gia tăng nhanh chóng, nạn thâm thủng ngân sách vẫn ở dưới mức 9% GDP cho đến hết năm 1989 — một con số mà hầu hết các nhà kinh tế cho là hoàn toàn có thể xoay trở được (manageable).”

Về chiến phí Afghanistan, tác giả nhận xét: “ Thật vậy, mặc dù gánh nặng tài chính khổng lồ do việc duy trì một đế quốc về sau trở thành một vấn đề chính trong các cuộc tranh luận sau năm 1987, nhưng bản thân những chi phí cho cuộc chiến Afghanistan không làm cho quốc gia kiệt quệ: Được ước tính vào khoảng 4 đến 5 tỉ đôla vào năm 1985, đó là một phần không đáng kể trong tổng sản lượng nội địa (GDP) của Liên Xô.”

Câu hỏi đặt ra là, trong tình hình kinh tế, tài chánh tương đối ổn định như vậy, tại sao Liên xô bỗng nhiên sụp đổ mà cả giới học giả Nga lẫn các nhà nghiên cứu quốc tế đều bị bất ngờ, không tiên liệu được?

Theo tác giả có một lý do có thể nhận thấy là: “ Việc các chuyên gia phương Tây không tiên liệu được sự sụp đổ của Liên Xô một phần là do sử quan xét lại (historical revisionism) — tạm gọi là khuynh hướng bài chủ nghĩa chống cộng (anti-anti-communism) — một khuynh hướng phóng đại sự ổn định và tính chính danh của chế độ Xô viết.”

Vậy thì nguyên do đích thật của cuộc cách mạng Nga 1989 là gì?

Ngày nay, sau khi nghiên cứu lại các dữ kiện lịch sử, tác giả nhận thấy nhiều phát biểu của các nhân vật có tham dự vào tiến trình ấy, từ Gorbachev, Aleksandr Jakovlev, ngoại trưởng Eduard Shevardnadze...đều chú trọng vào tình cảnh phi đạo lý, dối trá và khủng bố của thời kỳ chế độ Xít ta lin nít đưa tới tình trạng xã hội tồi tệ không còn chịu đưng được như lời phát biểu của ngoại trưởng Shevardnadze: “ Bộ trưởng Ngoại giao Eduard Shevardnadze, cũng khổ tâm không kém vì tình trạng thiếu luật lệ và tham nhũng đều khắp. Ông nhớ lại đã nói với Gorbachev vào mùa đông 1984-1985: “Mọi thứ đã thối nát. Phải thay đổi thôi”.

Và chính Gorbachev đã kết luận: “ Mô hình Xô-viết không những bị đánh bại trên bình diện kinh tế và xã hội; nó bị đánh bại ngay trên bình diện văn hóa. Xã hội chúng ta, nhân dân chúng ta, những người có học vấn nhất, những người có trí thức nhất, đã bác bỏ mô hình ấy trên bình diện văn hóa vì nó không tôn trọng con người, nó đàn áp con người về mặt tinh thần lẫn chính trị.”

Về phía giới trí thức Nga, tác giả viết: “ Những người đã gieo vào xã hội “chuyển biến ngoạn mục về ý thức” không ai khác hơn là những kẻ đã từng châm ngòi cho các cuộc cách mạng tiêu biểu khác của thời hiện đại: đó là, các nhà văn, nhà báo, và giới nghệ sĩ. “

Cuối cùng, từ các tác động kể trên, tâm thức người dân Nga chuyển biến như tác giả Aron nhận xét: “ Đối với họ, việc phục sinh đạo lý là thiết yếu. Điều này có nghĩa là không những chỉ rà soát lại các hệ thống chính trị và kinh tế Xô-viết, không những chỉ lật ngược các qui phạm xã hội (social norms), mà còn là một cuộc cách mạng trên bình diện cá nhân: một sự thay đổi trong nhân cách của người dân Nga.

Và như vậy, cuộc cách mạng Nga 1989 lừng lẩy khởi phát, giống y như những cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập sau nầy.

TRÔNG NGƯỜI LẠI NGẨM ĐẾN TA

Trích dẫn đôi hồi về cuộc cách mạng Nga từ hai mươi mấy năm về trước để chiếu rọi vào tình cảnh nước nhà hiện nay.

Nhớ hồi năm 1994, khi Mỹ bãi bỏ cấm vận, thiết lập bang giao với csvn, chừng đôi ba chục đồng bào tị nạn cọng sản ở thành phố San Jose, dưới sự điều động của Ban Đại diện cộng đồng đầu tiên dược bầu lên, tụ tập trước trụ sở Liên Bang trên Đường 1 biểu tình phản dối bãi bỏ cấm vận, lập bang giao với vc.

Vì mục tiêu biểu tình thuộc về chánh sách của chánh phủ Liên bang nên đồng bào TNCS ít chú ý nên cuộc biểu tình mới có ít người tham dự như vậy!

Trước tình cảnh ấy, các người làm chánh trị cơ hội mới toan tính bắt tay với vc thỏa hiêp chia chác quyền lực, nói thác là chống cọng bằng cách khác để né đòn.

Chẳng ngờ rằng bị công luận phát hiện, lật tẩy, chống đối mạnh mẻ: Các cuộc mưu toan đối thoại , thỏa hiệp với vc đều bị đồng bào biểu tình phản đối dữ dội.

Vì vậy mà những người Hòa hợp, hòa giải, đối thoại với vc mới hô hoán là “ chống cọng cực đoan, quá khích “, thậm chí “ độc quyền chống cọng. “

Người chống cọng mới phản bác rằng: Đối thoại, thỏa hiệp với vc chẳng những không phải là chống cọng mà còn là Chống - chống cọng ( Anti – anti – communism ) như thuật ngữ kể trên: “ Việc các chuyên gia phương Tây không tiên liệu được sự sụp đổ của Liên Xô một phần là do sử quan xét lại (historical revisionism) — tạm gọi là khuynh hướng bài chủ nghĩa chống cộng (anti-anti-communism) — một khuynh hướng phóng đại sự ổn định và tính chính danh của chế độ Xô viết.”

Ngày nay sự thể vẫn còn y như vậy:

Các quý ông làm chánh trị cù cưa vẫn cứ kiến nghị, thỉnh nguyện xin “ đảng “ cho cải sửa, tức Xin - Cho! Rấn lên mức nữa là: “ Phản biện trong phạm vi cơ chế .” Gần đây là Khai dân trí – Chấn dân khí – Hậu dân sinh và xây dựng xã hội dân sự và vân vân...Họ hành xử như vậy vì họ nghĩ rằng chế độ toàn trị cọng sản vững vàng không thể lay chuyển được nên chỉ còn con đường cải lương, hợp tác với cs sửa đổi lần hồi, viện cớ là tránh làm cách mạng “ gây đổ máu, tàn phá!”

Nói về đổ máu thì như vầy: Theo blogger Hùynh Ngọc Chênh, hàng năm có 35,000 người chết vì tai nạn giao thông. Con số thương tật thì gấp đôi gấp ba. Dưới nền y tế xã nghĩa ta, khi bệnh nhân 4 gười nằm một giường, có khi nằm tràn ra cả hành lang thì bị thương tật, sống không bằng chết. Cho nên cứ tính đổ đồng hàng năm có 100 ngàn thương vong vì tai nạn giao thông.

Cuộc chiến chống độc tài Assad, Syria hơn hai năm nay có 100,000 người mất mạng. So với con số ấy thì người Việt Nam chết vì tai nạn giao thông dưới sự cai trị “ chết sống mặc bây, tiền thầy bỏ túi “ của bọn cs An nam nhiều hơn số người Syria chết vì chiến đấu chống độc tài Assad gấp hai lần!

Cựu vc nằm vùng Lê Hiếu Đằng nói rằng: Xin đảng cho nó ra Dân chủ – xã hội đối lập công khai thì “đảng” vẫn cứ “ khống chế “ nền chánh trường VN 30 năm nữa. Như vậy thì con số người chết vì giao thông đến lúc ấy lên tới 3 triệu là già nửa tổng số người chết trong Chiếnh Thế giới lần I là 5 triệu!

Bây giờ nói về tàn phá: Chắc chắn trong khi nổi dậy sẽ có việc đập phá cơ ngơi làm ăn của bọn tư bản đỏ, tức là đảng viên cs hoặc họ hàng cs. Đó là của ăn cướp trên mồ hôi nước mắt của người dân. Cho nên của đó đáng lẽ sau cách mạng sẽ phán xét trả về cho người dân thì nếu có tổn hại ít nhiều thì cũng do người dân chung chịu chớ chẳng phải của ông, của cha gì của cọng sản và đồng bọn.

Không ai dư nước mắt khóc thương của ăn cướp bị hư hại.

Huống chi ngày nay, tình thế Việt Nam còn tồi tệ hơn xã hội Liên xô ngày trước hàng trăm lần. Trí thức dù chấp nhận cách mạng hay không, người dân lâm vào cảnh đường cùng sẽ tự thân hành động:

Tiếng súng hoa cải Nhà họ Đoàn, Tiên Lãng nả thương 6 ưng Khuyển côn an, bộ đội chống cưởng chế cào nhà, cướp đầm vườn.
Hào kiệt Đặng Ngọc Viết, Thái Bình vì dân trừ bạo, vì nghĩa vong thân!
Tiếng bom chai Molotov, plastic cảnh cáo cường quyền tiếp tục nỗ vang.

Đó là chỉ dấu tiền cách mạng Dân tộc: Khi người dân thức tỉnh, nhận thức truyền thống nhân nghĩa của tổ tiên bị sói lang cọng sản mà hũy hoại, sẽ vùng lên đòi lại đạo lý và nhân phẩm cũng giống như dân tộc Nga và Ả Rập thực hiện: Đại Cách mạng VĂN HÓA – DÂN TỘC.

Sấm trạng

”Hùm gầm khắp nẽo gần xa
Mèo kêu rợn tiếng quỉ ma tơi bời
Rồng bay năm vẻ sáng ngời
Rắn qua sửa soạn hết đời sa-tăng
Ngựa lồng quỉ mới nhăn răng
Cha con dòng họ thầy tăng hết thời
Chín con rồng lộn khắp nơi ”

Giáp ngọ là năm 2014
Hẹn nhau Saigon 2015

Nguyễn Nhơn

( HNPD )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

ĐẠI CÁCH MẠNG VĂN HÓA - NGUYỄN NHƠN

( HNPĐ ) Đây không phải là Đại Cách mạng Văn hóa Mao xếnh xáng , bước tiến nhảy vọt chệt 1967. Đây là nói về cuộc Cách mạng sáng chói của nước Nga 1989


 ( HNPĐ ) Đây không phải là Đại Cách mạng Văn hóa Mao xếnh xáng , bước tiến nhảy vọt chệt 1967. Đây là nói về cuộc Cách mạng sáng chói của nước Nga 1989 làm sụp đổ cả Đế quốc Nga xô viết và khối cọng sản Đông Âu.

Trước nay, bàn về nguyên do sụp đổ của Liên xô, người ta thường viện dẫn lý do suy thoái kinh tế, về chi phí chiến tranh Afghanistan và về sau học giả Brzezinski còn lưu ý về yếu tố thanh niên Nga không biết sợ cọng sản như thế hệ cha anh nên đứng lên lật đổ chế độ Xô viết Nga.

Mới đây, bạn gởi cho bài viết cũ của Leon Aron, Foreign Policy ( Bản dịch Hồ Ngọc Cư ) đưa ra một quan điểm khác hẳn về nguyên do thực tế của cuộc cách mạng Nga 1989.

Về nguyên do kinh tế, tác giả luận giải: “Không có một thước đo thành tích kinh tế chủ yếu nào trước năm 1985 cho thấy một thảm họa đang lù lù xốc tới. Từ năm 1981 đến năm 1985 mức tăng trưởng GDP của Liên Xô, mặc dù có chậm lại so với thập niên 1960 và thập niên 1970, nhưng cũng đạt được 1,9% một năm. Chính cùng một mô hình dù suy yếu nhưng không đến nỗi thảm khốc này còn kéo dài cho đến hết năm 1989. Nạn thiếu hụt ngân sách, một yếu tố kể từ thời Cách mạng Pháp được coi là tín hiệu quan trọng cho một cuộc khủng hoảng có thể đưa đến cách mạng, chưa lên tới 2% GDP vào năm 1985. Mặc dù có gia tăng nhanh chóng, nạn thâm thủng ngân sách vẫn ở dưới mức 9% GDP cho đến hết năm 1989 — một con số mà hầu hết các nhà kinh tế cho là hoàn toàn có thể xoay trở được (manageable).”

Về chiến phí Afghanistan, tác giả nhận xét: “ Thật vậy, mặc dù gánh nặng tài chính khổng lồ do việc duy trì một đế quốc về sau trở thành một vấn đề chính trong các cuộc tranh luận sau năm 1987, nhưng bản thân những chi phí cho cuộc chiến Afghanistan không làm cho quốc gia kiệt quệ: Được ước tính vào khoảng 4 đến 5 tỉ đôla vào năm 1985, đó là một phần không đáng kể trong tổng sản lượng nội địa (GDP) của Liên Xô.”

Câu hỏi đặt ra là, trong tình hình kinh tế, tài chánh tương đối ổn định như vậy, tại sao Liên xô bỗng nhiên sụp đổ mà cả giới học giả Nga lẫn các nhà nghiên cứu quốc tế đều bị bất ngờ, không tiên liệu được?

Theo tác giả có một lý do có thể nhận thấy là: “ Việc các chuyên gia phương Tây không tiên liệu được sự sụp đổ của Liên Xô một phần là do sử quan xét lại (historical revisionism) — tạm gọi là khuynh hướng bài chủ nghĩa chống cộng (anti-anti-communism) — một khuynh hướng phóng đại sự ổn định và tính chính danh của chế độ Xô viết.”

Vậy thì nguyên do đích thật của cuộc cách mạng Nga 1989 là gì?

Ngày nay, sau khi nghiên cứu lại các dữ kiện lịch sử, tác giả nhận thấy nhiều phát biểu của các nhân vật có tham dự vào tiến trình ấy, từ Gorbachev, Aleksandr Jakovlev, ngoại trưởng Eduard Shevardnadze...đều chú trọng vào tình cảnh phi đạo lý, dối trá và khủng bố của thời kỳ chế độ Xít ta lin nít đưa tới tình trạng xã hội tồi tệ không còn chịu đưng được như lời phát biểu của ngoại trưởng Shevardnadze: “ Bộ trưởng Ngoại giao Eduard Shevardnadze, cũng khổ tâm không kém vì tình trạng thiếu luật lệ và tham nhũng đều khắp. Ông nhớ lại đã nói với Gorbachev vào mùa đông 1984-1985: “Mọi thứ đã thối nát. Phải thay đổi thôi”.

Và chính Gorbachev đã kết luận: “ Mô hình Xô-viết không những bị đánh bại trên bình diện kinh tế và xã hội; nó bị đánh bại ngay trên bình diện văn hóa. Xã hội chúng ta, nhân dân chúng ta, những người có học vấn nhất, những người có trí thức nhất, đã bác bỏ mô hình ấy trên bình diện văn hóa vì nó không tôn trọng con người, nó đàn áp con người về mặt tinh thần lẫn chính trị.”

Về phía giới trí thức Nga, tác giả viết: “ Những người đã gieo vào xã hội “chuyển biến ngoạn mục về ý thức” không ai khác hơn là những kẻ đã từng châm ngòi cho các cuộc cách mạng tiêu biểu khác của thời hiện đại: đó là, các nhà văn, nhà báo, và giới nghệ sĩ. “

Cuối cùng, từ các tác động kể trên, tâm thức người dân Nga chuyển biến như tác giả Aron nhận xét: “ Đối với họ, việc phục sinh đạo lý là thiết yếu. Điều này có nghĩa là không những chỉ rà soát lại các hệ thống chính trị và kinh tế Xô-viết, không những chỉ lật ngược các qui phạm xã hội (social norms), mà còn là một cuộc cách mạng trên bình diện cá nhân: một sự thay đổi trong nhân cách của người dân Nga.

Và như vậy, cuộc cách mạng Nga 1989 lừng lẩy khởi phát, giống y như những cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập sau nầy.

TRÔNG NGƯỜI LẠI NGẨM ĐẾN TA

Trích dẫn đôi hồi về cuộc cách mạng Nga từ hai mươi mấy năm về trước để chiếu rọi vào tình cảnh nước nhà hiện nay.

Nhớ hồi năm 1994, khi Mỹ bãi bỏ cấm vận, thiết lập bang giao với csvn, chừng đôi ba chục đồng bào tị nạn cọng sản ở thành phố San Jose, dưới sự điều động của Ban Đại diện cộng đồng đầu tiên dược bầu lên, tụ tập trước trụ sở Liên Bang trên Đường 1 biểu tình phản dối bãi bỏ cấm vận, lập bang giao với vc.

Vì mục tiêu biểu tình thuộc về chánh sách của chánh phủ Liên bang nên đồng bào TNCS ít chú ý nên cuộc biểu tình mới có ít người tham dự như vậy!

Trước tình cảnh ấy, các người làm chánh trị cơ hội mới toan tính bắt tay với vc thỏa hiêp chia chác quyền lực, nói thác là chống cọng bằng cách khác để né đòn.

Chẳng ngờ rằng bị công luận phát hiện, lật tẩy, chống đối mạnh mẻ: Các cuộc mưu toan đối thoại , thỏa hiệp với vc đều bị đồng bào biểu tình phản đối dữ dội.

Vì vậy mà những người Hòa hợp, hòa giải, đối thoại với vc mới hô hoán là “ chống cọng cực đoan, quá khích “, thậm chí “ độc quyền chống cọng. “

Người chống cọng mới phản bác rằng: Đối thoại, thỏa hiệp với vc chẳng những không phải là chống cọng mà còn là Chống - chống cọng ( Anti – anti – communism ) như thuật ngữ kể trên: “ Việc các chuyên gia phương Tây không tiên liệu được sự sụp đổ của Liên Xô một phần là do sử quan xét lại (historical revisionism) — tạm gọi là khuynh hướng bài chủ nghĩa chống cộng (anti-anti-communism) — một khuynh hướng phóng đại sự ổn định và tính chính danh của chế độ Xô viết.”

Ngày nay sự thể vẫn còn y như vậy:

Các quý ông làm chánh trị cù cưa vẫn cứ kiến nghị, thỉnh nguyện xin “ đảng “ cho cải sửa, tức Xin - Cho! Rấn lên mức nữa là: “ Phản biện trong phạm vi cơ chế .” Gần đây là Khai dân trí – Chấn dân khí – Hậu dân sinh và xây dựng xã hội dân sự và vân vân...Họ hành xử như vậy vì họ nghĩ rằng chế độ toàn trị cọng sản vững vàng không thể lay chuyển được nên chỉ còn con đường cải lương, hợp tác với cs sửa đổi lần hồi, viện cớ là tránh làm cách mạng “ gây đổ máu, tàn phá!”

Nói về đổ máu thì như vầy: Theo blogger Hùynh Ngọc Chênh, hàng năm có 35,000 người chết vì tai nạn giao thông. Con số thương tật thì gấp đôi gấp ba. Dưới nền y tế xã nghĩa ta, khi bệnh nhân 4 gười nằm một giường, có khi nằm tràn ra cả hành lang thì bị thương tật, sống không bằng chết. Cho nên cứ tính đổ đồng hàng năm có 100 ngàn thương vong vì tai nạn giao thông.

Cuộc chiến chống độc tài Assad, Syria hơn hai năm nay có 100,000 người mất mạng. So với con số ấy thì người Việt Nam chết vì tai nạn giao thông dưới sự cai trị “ chết sống mặc bây, tiền thầy bỏ túi “ của bọn cs An nam nhiều hơn số người Syria chết vì chiến đấu chống độc tài Assad gấp hai lần!

Cựu vc nằm vùng Lê Hiếu Đằng nói rằng: Xin đảng cho nó ra Dân chủ – xã hội đối lập công khai thì “đảng” vẫn cứ “ khống chế “ nền chánh trường VN 30 năm nữa. Như vậy thì con số người chết vì giao thông đến lúc ấy lên tới 3 triệu là già nửa tổng số người chết trong Chiếnh Thế giới lần I là 5 triệu!

Bây giờ nói về tàn phá: Chắc chắn trong khi nổi dậy sẽ có việc đập phá cơ ngơi làm ăn của bọn tư bản đỏ, tức là đảng viên cs hoặc họ hàng cs. Đó là của ăn cướp trên mồ hôi nước mắt của người dân. Cho nên của đó đáng lẽ sau cách mạng sẽ phán xét trả về cho người dân thì nếu có tổn hại ít nhiều thì cũng do người dân chung chịu chớ chẳng phải của ông, của cha gì của cọng sản và đồng bọn.

Không ai dư nước mắt khóc thương của ăn cướp bị hư hại.

Huống chi ngày nay, tình thế Việt Nam còn tồi tệ hơn xã hội Liên xô ngày trước hàng trăm lần. Trí thức dù chấp nhận cách mạng hay không, người dân lâm vào cảnh đường cùng sẽ tự thân hành động:

Tiếng súng hoa cải Nhà họ Đoàn, Tiên Lãng nả thương 6 ưng Khuyển côn an, bộ đội chống cưởng chế cào nhà, cướp đầm vườn.
Hào kiệt Đặng Ngọc Viết, Thái Bình vì dân trừ bạo, vì nghĩa vong thân!
Tiếng bom chai Molotov, plastic cảnh cáo cường quyền tiếp tục nỗ vang.

Đó là chỉ dấu tiền cách mạng Dân tộc: Khi người dân thức tỉnh, nhận thức truyền thống nhân nghĩa của tổ tiên bị sói lang cọng sản mà hũy hoại, sẽ vùng lên đòi lại đạo lý và nhân phẩm cũng giống như dân tộc Nga và Ả Rập thực hiện: Đại Cách mạng VĂN HÓA – DÂN TỘC.

Sấm trạng

”Hùm gầm khắp nẽo gần xa
Mèo kêu rợn tiếng quỉ ma tơi bời
Rồng bay năm vẻ sáng ngời
Rắn qua sửa soạn hết đời sa-tăng
Ngựa lồng quỉ mới nhăn răng
Cha con dòng họ thầy tăng hết thời
Chín con rồng lộn khắp nơi ”

Giáp ngọ là năm 2014
Hẹn nhau Saigon 2015

Nguyễn Nhơn

( HNPD )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm