Di Sản Hồ Chí Minh
ĐẠI ĐẾ BẤT LỰC (FB Mạnh Kim).
Cây bút Geoffrey Smith của tờ Fortune (số đề ngày 15-12-2014) đã rất “đểu” khi viết: “Đồng rúp đang tan chảy nhanh còn hơn bạn nói xong cụm từ “Vladimir Vladimirovich”!
Cây bút Geoffrey Smith của tờ Fortune (số đề ngày 15-12-2014) đã rất “đểu” khi viết: “Đồng rúp đang tan chảy nhanh còn hơn bạn nói xong cụm từ “Vladimir Vladimirovich”! Sau phiên họp khẩn lúc 1g sáng nay về việc quyết định nâng lãi suất từ 10,5% lên 17%, đồng rúp đã làm một cú trượt tuyết ngoạn mục lao dốc không phanh. Đến trưa hôm nay, tỉ giá là 1 USD ăn 74 rúp; so với 58 vào thứ sáu 12-12-2014 và 33 vào đầu năm. Hiện dự trữ ngoại hối đứng thứ tư thế giới nhưng kho bạc nhà nước đã tụt xuống mức thấp nhất kể từ 2009, trong khi giới phân tích cho rằng hầu hết trong 416 tỉ USD dự trữ không thể được xuất tùy tiện làm be bờ chặn cơn lũ quét suy sụp kinh tế. Cũng trong ngày thứ ba u ám 16-12 trước Giáng sinh không đầy hai tuần, giá dầu thô Brent đã đành lòng hạ thêm 1 USD, xuống dưới 60 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 7-2009. Tính đến nay, theo Reuters, Ngân hàng Trung ương Nga đã miễn cưỡng chi hơn 80 tỉ USD để vớt đồng rúp trong đó hơn 8 tỉ USD kể từ khi rúp được thả nổi vào tháng 11-2003.
Tại sao nông nỗi? “Putin Đại đế” nêu: một là giá dầu hạ, hai là bọn đầu cơ tiền tệ và ba là phương Tây. Putin vô can! Điều đó đã thể hiện ở cuộc thăm dò do Tổ chức thăm dò công chúng (FOM) thực hiện với kết quả Putin vẫn được “tín nhiệm cao” với danh hiệu “Người trong năm” (68% ý kiến ủng hộ - theo bản tin vào hôm nay của hãng RT, trước kia là Russia Today, vốn là cơ quan truyền thông tuyên truyền ăn lương Kremlin).
Thật ra trách nhiệm Putin không nhỏ. Ông không chỉ xây dựng một nền kinh tế gần như tựa lưng hẳn vào dầu mà nghiêm trọng hơn là ông không đánh giá đúng sự phát triển công nghiệp dầu đá phiến Mỹ mà từ đầu thế kỷ 21 đã bắt đầu có dấu hiệu đe dọa cạnh tranh. Nói cách khác, Putin quá chủ quan và không tỉnh táo. Ở một nước mà dầu khí chiếm 68% tổng xuất khẩu, đóng góp thuế (cùng với thuế khoáng sản) đến 50% doanh thu nhà nước vào năm 2013 (Fortune 20-11-2014), phải hiểu rằng việc để nền kinh tế lệ thuộc hẳn vào một nguồn thu thì nguy hiểm như thế nào.
Có lẽ những bài báo dự báo giá dầu thế giới có thể leo đến ngưỡng 200 USD/thùng cách đây hơn 5 năm đã làm cho “Đại đế” tự tin. Tự tin không kiềm chế thường có khuynh hướng được đẩy đến cuồng vọng. Cuồng vọng không chỉ ở việc dùng thủ đoạn trở lại ghế tổng thống đối với đối nội mà còn phô trương quyền lực trong chính sách đối ngoại. Sa hoàng đã trở lại! Đây, “ngài” đã về! Đỉnh điểm đánh dấu sự thay đổi chính sách đối ngoại với khuynh hướng chống phương Tây nhằm thể hiện giá trị sức mạnh mới của một nước Nga mới là việc thôn tín bán đảo Crimea. Một bước trượt, quá đà. Gấu không chỉ hụt chân. Nó bị thương rất nặng. Với Putin, ông có thể vẫn còn đủ chiêu trò để khống chế nội chính và thao túng dư luận trong nước nhưng việc... thay đổi bảng niêm yết giá dầu thế giới, dĩ nhiên, là bất khả.
Ảnh: Getty Images
Cây bút Geoffrey Smith của tờ Fortune (số đề ngày 15-12-2014) đã rất “đểu” khi viết: “Đồng rúp đang tan chảy nhanh còn hơn bạn nói xong cụm từ “Vladimir Vladimirovich”! Sau phiên họp khẩn lúc 1g sáng nay về việc quyết định nâng lãi suất từ 10,5% lên 17%, đồng rúp đã làm một cú trượt tuyết ngoạn mục lao dốc không phanh. Đến trưa hôm nay, tỉ giá là 1 USD ăn 74 rúp; so với 58 vào thứ sáu 12-12-2014 và 33 vào đầu năm. Hiện dự trữ ngoại hối đứng thứ tư thế giới nhưng kho bạc nhà nước đã tụt xuống mức thấp nhất kể từ 2009, trong khi giới phân tích cho rằng hầu hết trong 416 tỉ USD dự trữ không thể được xuất tùy tiện làm be bờ chặn cơn lũ quét suy sụp kinh tế. Cũng trong ngày thứ ba u ám 16-12 trước Giáng sinh không đầy hai tuần, giá dầu thô Brent đã đành lòng hạ thêm 1 USD, xuống dưới 60 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 7-2009. Tính đến nay, theo Reuters, Ngân hàng Trung ương Nga đã miễn cưỡng chi hơn 80 tỉ USD để vớt đồng rúp trong đó hơn 8 tỉ USD kể từ khi rúp được thả nổi vào tháng 11-2003.
Tại sao nông nỗi? “Putin Đại đế” nêu: một là giá dầu hạ, hai là bọn đầu cơ tiền tệ và ba là phương Tây. Putin vô can! Điều đó đã thể hiện ở cuộc thăm dò do Tổ chức thăm dò công chúng (FOM) thực hiện với kết quả Putin vẫn được “tín nhiệm cao” với danh hiệu “Người trong năm” (68% ý kiến ủng hộ - theo bản tin vào hôm nay của hãng RT, trước kia là Russia Today, vốn là cơ quan truyền thông tuyên truyền ăn lương Kremlin).
Thật ra trách nhiệm Putin không nhỏ. Ông không chỉ xây dựng một nền kinh tế gần như tựa lưng hẳn vào dầu mà nghiêm trọng hơn là ông không đánh giá đúng sự phát triển công nghiệp dầu đá phiến Mỹ mà từ đầu thế kỷ 21 đã bắt đầu có dấu hiệu đe dọa cạnh tranh. Nói cách khác, Putin quá chủ quan và không tỉnh táo. Ở một nước mà dầu khí chiếm 68% tổng xuất khẩu, đóng góp thuế (cùng với thuế khoáng sản) đến 50% doanh thu nhà nước vào năm 2013 (Fortune 20-11-2014), phải hiểu rằng việc để nền kinh tế lệ thuộc hẳn vào một nguồn thu thì nguy hiểm như thế nào.
Có lẽ những bài báo dự báo giá dầu thế giới có thể leo đến ngưỡng 200 USD/thùng cách đây hơn 5 năm đã làm cho “Đại đế” tự tin. Tự tin không kiềm chế thường có khuynh hướng được đẩy đến cuồng vọng. Cuồng vọng không chỉ ở việc dùng thủ đoạn trở lại ghế tổng thống đối với đối nội mà còn phô trương quyền lực trong chính sách đối ngoại. Sa hoàng đã trở lại! Đây, “ngài” đã về! Đỉnh điểm đánh dấu sự thay đổi chính sách đối ngoại với khuynh hướng chống phương Tây nhằm thể hiện giá trị sức mạnh mới của một nước Nga mới là việc thôn tín bán đảo Crimea. Một bước trượt, quá đà. Gấu không chỉ hụt chân. Nó bị thương rất nặng. Với Putin, ông có thể vẫn còn đủ chiêu trò để khống chế nội chính và thao túng dư luận trong nước nhưng việc... thay đổi bảng niêm yết giá dầu thế giới, dĩ nhiên, là bất khả.
Ảnh: Getty Images
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
ĐẠI ĐẾ BẤT LỰC (FB Mạnh Kim).
Cây bút Geoffrey Smith của tờ Fortune (số đề ngày 15-12-2014) đã rất “đểu” khi viết: “Đồng rúp đang tan chảy nhanh còn hơn bạn nói xong cụm từ “Vladimir Vladimirovich”!
Cây bút Geoffrey Smith của tờ Fortune (số đề ngày 15-12-2014) đã rất “đểu” khi viết: “Đồng rúp đang tan chảy nhanh còn hơn bạn nói xong cụm từ “Vladimir Vladimirovich”! Sau phiên họp khẩn lúc 1g sáng nay về việc quyết định nâng lãi suất từ 10,5% lên 17%, đồng rúp đã làm một cú trượt tuyết ngoạn mục lao dốc không phanh. Đến trưa hôm nay, tỉ giá là 1 USD ăn 74 rúp; so với 58 vào thứ sáu 12-12-2014 và 33 vào đầu năm. Hiện dự trữ ngoại hối đứng thứ tư thế giới nhưng kho bạc nhà nước đã tụt xuống mức thấp nhất kể từ 2009, trong khi giới phân tích cho rằng hầu hết trong 416 tỉ USD dự trữ không thể được xuất tùy tiện làm be bờ chặn cơn lũ quét suy sụp kinh tế. Cũng trong ngày thứ ba u ám 16-12 trước Giáng sinh không đầy hai tuần, giá dầu thô Brent đã đành lòng hạ thêm 1 USD, xuống dưới 60 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 7-2009. Tính đến nay, theo Reuters, Ngân hàng Trung ương Nga đã miễn cưỡng chi hơn 80 tỉ USD để vớt đồng rúp trong đó hơn 8 tỉ USD kể từ khi rúp được thả nổi vào tháng 11-2003.
Tại sao nông nỗi? “Putin Đại đế” nêu: một là giá dầu hạ, hai là bọn đầu cơ tiền tệ và ba là phương Tây. Putin vô can! Điều đó đã thể hiện ở cuộc thăm dò do Tổ chức thăm dò công chúng (FOM) thực hiện với kết quả Putin vẫn được “tín nhiệm cao” với danh hiệu “Người trong năm” (68% ý kiến ủng hộ - theo bản tin vào hôm nay của hãng RT, trước kia là Russia Today, vốn là cơ quan truyền thông tuyên truyền ăn lương Kremlin).
Thật ra trách nhiệm Putin không nhỏ. Ông không chỉ xây dựng một nền kinh tế gần như tựa lưng hẳn vào dầu mà nghiêm trọng hơn là ông không đánh giá đúng sự phát triển công nghiệp dầu đá phiến Mỹ mà từ đầu thế kỷ 21 đã bắt đầu có dấu hiệu đe dọa cạnh tranh. Nói cách khác, Putin quá chủ quan và không tỉnh táo. Ở một nước mà dầu khí chiếm 68% tổng xuất khẩu, đóng góp thuế (cùng với thuế khoáng sản) đến 50% doanh thu nhà nước vào năm 2013 (Fortune 20-11-2014), phải hiểu rằng việc để nền kinh tế lệ thuộc hẳn vào một nguồn thu thì nguy hiểm như thế nào.
Có lẽ những bài báo dự báo giá dầu thế giới có thể leo đến ngưỡng 200 USD/thùng cách đây hơn 5 năm đã làm cho “Đại đế” tự tin. Tự tin không kiềm chế thường có khuynh hướng được đẩy đến cuồng vọng. Cuồng vọng không chỉ ở việc dùng thủ đoạn trở lại ghế tổng thống đối với đối nội mà còn phô trương quyền lực trong chính sách đối ngoại. Sa hoàng đã trở lại! Đây, “ngài” đã về! Đỉnh điểm đánh dấu sự thay đổi chính sách đối ngoại với khuynh hướng chống phương Tây nhằm thể hiện giá trị sức mạnh mới của một nước Nga mới là việc thôn tín bán đảo Crimea. Một bước trượt, quá đà. Gấu không chỉ hụt chân. Nó bị thương rất nặng. Với Putin, ông có thể vẫn còn đủ chiêu trò để khống chế nội chính và thao túng dư luận trong nước nhưng việc... thay đổi bảng niêm yết giá dầu thế giới, dĩ nhiên, là bất khả.
Ảnh: Getty Images