Thân Hữu Tiếp Tay...

ĐIÊU KHẮC GIA NGUYỄN THANH THU - K.13 - Cựu SVSQ K.13 Trần Văn Ngà

xxx

TiecThuong-tuong
LỜI NÓI ĐẦU
: Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu vừa qua đời tại Sài Gòn ngày 6.5.2025 - 92t

Tôi đã đọc được hai bài viết về một người bạn cùng Khóa 13 Thủ Đức - Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu, nổi tiếng với bức tượng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội - Biên Hòa. Bài 1: Chắc Không Còn Lâu Nữa của NT, viết tại Sài Gòn ngày 13.5.2012. Bài 2 đăng trên Diễn Đàn Hải Ngoại Phiếm Đàm cũng có xuất xứ trên FB - Tuấn Khanh. Cả hai bài này đều ngậm ngùi nói đến định mệnh trớ trêu nghiệt ngã của nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu, có thực tài và tinh thần bất khuất yêu nước cao độ lại bất phùng thời dưới chế độ cộng sản toàn trị. Chúng ta  ngưỡng mộ và kính trọng Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu từ trước năm 1975. Thiên tài điêu khắc của anh sống động, có hồn, tôi có mô tả ngắn trong tập Hồi Ký Công Tử Nhà Quê Bà Bài của tôi và có đăng kèm theo một tấm hình mà tôi đến thăm anh năm 2017 tại nhà, sát cạnh quán cà phê Tượng Đá do con anh làm chủ - nhân tôi về dự Lễ Tang bà chị ruột tôi.

Tôi không đề cập nhiều về sự nghiệp và cuộc đời của Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu mà có hàng nhiều chục bài viết về anh, tôi đã từng đọc trong nhiều năm qua. Nhưng, tác giả các bài viết đó, thường không phải là người cùng trang lứa, cùng là đồng môn lại cùng Trung đội & Đại đội với anh Thu tại Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức năm 1962.

Tôi gặp lại anh Thu năm 2017 cũng có thể nói là lần gặp gỡ cuối cùng của tình bạn chúng tôi? Tôi quý mến anh, dự định mua vé máy bay đưa anh về lại Mỹ để tái khám nhiều bịnh mãn tính anh đang mắc phải. Nhưng, anh cho biết, anh đi đứng phải có người "hộ vệ", đặc biệt là phải có "thông dịch viên" nghe giúp anh, bị điếc nặng vì đòn thù của trại giam cộng sản tàn ác. Họ dùng hai tay lực lưỡng của sức trẻ công an đánh ặp thật mạnh vào hai tai anh cùng một lúc, từ đó anh bị điếc và còn bị kiên giam trong conex sắt luôn mấy tháng. Anh Thu kể lại tôi nghe một vài chuyện mà tôi và anh cùng trại tù Z30D - Rừng Lá, Hàm Tân, cùng lán, khác đội, tôi từ miền Bắc mới chuyển trại về, gặp anh tại đây.

Khi chúng tôi đang tâm sự tại nhà anh ở Sài Gòn (2017), kể chuyện "đời xưa" của những ngày êm đềm tốt đẹp trong quá khứ, dưới chế độ nhân bản Việt Nam Cộng Hòa. Tôi vừa hỏi anh chuyện tù, chuyện anh bị tra khảo đến mang tật suốt đời cái bịnh tật điếc nặng "Trời gầm" không nghe, chưa kể các bịnh tâm sinh lý khác và những đòn thù của cộng sản còn đọng lại, bám chặt vào thân thể anh cho đến hết cuộc đời còn lại. Anh nói lớn tiếng, tôi hỏi anh càng lớn hơn để anh nghe, gây sự chú ý của một công an khu vực hay công an cấp cao hơn? đi lảng vảng gần chúng tôi. Anh Thu nổi cáu, dùng tay khoát, xua đuổi. Anh Thu còn nói lớn: "tụi mầy còn rình rập tao nữa hả? Tau nói chuyện với bạn cũ đến thăm tau...". Tên công an tiu nghỉu bỏ đi sang quán cà phê Tượng Đá. Tinh thần bất khuất và khí khái của Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu vẫn còn mãi. trong tù kiên giam anh còn không sợ, sá gì mấy tên công an tép riu đi rình rập soi mói coi anh có hành động chống lại chế độ?

Tôi viết lại những gì tôi biết về anh Thu - tình bạn đồng môn của chúng tôi từ năm 1962 và về sau này. Tấm hình mới nhứt của ĐKG Nguyễn Thanh Thu (2021) so với tấm hình tôi chụp chung với anh Thu năm 2017. (Chân dung ĐKG Nguyễn Thanh Thu)

Qua hai tấm hình này, sau gần tròn 4 năm, một Điêu khắc gia còn nhựa sống, tươi vui gặp lại bạn cũ, khác biệt với 4 năm sau, Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thù lụi tàn hiu hắt "buồn tàn thu" đang đi vào cảnh hoàng hôn và sẽ giả từ vũ khí để chúng ta thêm ngậm ngùi tiếc thương tác giả tài hoa Tượng Thương Tiếc sẽ xa lìa trần thế đau khổ hận thù này.

Khóa 13 Ấp Chiến Lược (từ 15.3 đến 28.12.1962). Anh Nguyễn Thanh Thu và tôi có một thời gian dài (giai đoạn 2) cùng ở trong Trung đội 47 với cán bộ Trung Đội Trưởng Ch/U Hải - Đại đội 12 do Đại Úy Ngô Hiệp Phái làm Đại Đội Trưởng. Chúng tôi được bố trí, cùng ở chung một phòng nhỏ chừng 12 - 16 sinh viên sĩ quan. Anh Thu và tôi cùng ngủ nghỉ một giường sắt 2 tầng, tôi ở tầng trên. Anh Nguyên Thanh Thu sanh năm 1934, lớn hơn tôi một tuổi, ở tầng dưới.

Tốt nghiệp Khóa 13 Ấp Chiến Lược - Thủ Đức, ngày 28.12.1962, anh Thu về phục vụ trong binh chủng Quân Nhu, tôi về Sư Đoàn 21 Bộ Binh (Trung Đoàn 33 - Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn đang trú đóng ở Thị xã Long Xuyên - cuối chân cầu Hoàng Diệu, đối diện với trường Trung học Thoại Ngọc Hầu. Sau này biến cải thành Quân Y Viện Long Xuyên cho đến 1975).

Sau hơn 8 năm, anh Thu và tôi không có gặp lại, tôi phục vụ ở Trung đoàn 33 Bộ Binh thường lưu động vùng Hậu Giang. Khi được giữ chức vụ Trưởng Ban Thông Tin Báo Chì kiêm Trưởng Ban Phát Thanh Tiếng Nói Vùng IV Chiến Thuật và Tổng Thư Ký tòa soạn Bán nguyệt san Chiến Sĩ Miền Tây thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV, trú đóng ở Tây Đô Cần Thơ. Còn Chuẩn       úy Nguyên Thanh Thu về Cục Quân Nhu và sau này biệt phái về lại trường trung học cũ Võ Trường Toản - giáo sư Hội Họa. Tôi biết anh Thu được biệt phái về trường cũ qua anh Tấn.

Từ ngày ra trường Thủ Đức, mãi tám năm sau - năm 1970, tôi được thuyên chuyển về Khối Thông Tin Giao Tế Dân Sự - Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị, ở Sài Gòn, mới gặp lại anh Nguyễn Thanh Thu. Qua anh Lê Văn Tấn, bạn thân với anh Thu, đưa tôi đến nhà anh chị Thu ở Gò Vấp (anh Tấn là giáo sư dạy Triết, động viên vào Quân Đội Khóa 16 được bổ nhiệm về phục vụ trong Ban Thông Tin Báo Chí ở Cần Thơ do tôi làm Trưởng Ban và anh Tấn được biệt phái về dạy triết trường cũ ở Long An). Sau đó anh Thu cho anh Tấn và tôi biết, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu cho người tìm và đưa anh vào Phủ Tống Thống trình diện Tổng Thống. Anh Thu vào Phủ nhiều lần, được ủy nhiệm tạc tượng để tại Nghĩa Trang Quân Đội - Biên Hòa, đang xây dựng. Qua các chi tiết như nhiều bài viết về nguyên do có bức tượng Thương Tiếc, tôi xin không đề cập đến. Tôi chỉ đề cập đến những gì về ĐKG Nguyễn Thanh Thu mà có nhiều bài viết về tác giả Tượng Thương Tiếc, còn thiếu sót. (H: Tượng Được Mùa)

Ngoài tượng Thương Tiếc mà anh Thu tâm đắc, còn Tượng Được Mùa, chính tượng này là tượng "phi chánh trị", anh Thu đã trình lên Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, được Tổng Thống chấp thuận. Tôi nhớ không rõ, Tượng Được Mùa, tương đối nhỏ hơn tượng Thương Tiếc, hình như đã được đặt trên sân cỏ trong Dinh Độc Lập, nhân ngày ban hành Luật Người Cày Có Ruộng? Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu còn tâm sự với tôi, anh ở Mỹ buồn quá, độc thân tại chỗ, không có việc làm và nhớ da diết xưởng vẽ và nơi tạc tượng của anh tại mái nhà xưa kỷ niệm của gia đình anh. Thật tình, anh Thu luôn nghĩ đến tác phẩm nghệ thuật vĩ đại tượng Được Mùa phải được xứng đáng đặt tại bùng binh - ngã ba Trung Lương thuộc tỉnh Định Tường - cửa ngõ về Miền Tây. Tượng Được Mùa tạc lớn ra, đặt tại đây, mới đúng tầm cỡ đánh dấu vùng đất vàng màu mỡ của đồng bằng sông Cửu Long - cái nôi của vùng trồng lúa của cả nước Việt Nam, cũng là vùng đầt phì nhiêu màu mỡ nhứt nước, nuôi trồng thủy thổ sản, các loại cây ăn trái...

Anh Nguyễn Thanh Thu còn mơ tưởng hão, Tượng Được Mùa sẽ được chế độ cộng sản dòm ngó đến, nhằm hòa hợp hoà giải với chế độ cũ.?

Chuyện tạc tượng Được Mùa, qua lời anh Lê Văn Tấn kể với tôi trước năm 1973. Anh Tấn đã đưa anh Nguyễn Thanh Thu lên xuống Sài Gòn - Long An không biết bao nhiêu lần, kể cả nhiều lần đi đến Trung Lương để tìm cảm hứng phác thảo bản vẽ Tượng Được Mùa. Một thôn nữ Long An với vóc dáng khỏe mạnh, xinh đẹp, đang gánh lúa băng qua Quốc lộ 4 về nhà. Tình cờ, con mắt của nhà điêu khắc tài hoa chợt bắt được hình ảnh đẹp tuyệt vời này vào buổi hoàng hôn. Anh nói với anh Tấn dừng xe lại, anh làm quen và xin địa chỉ để hôm sau, anh sẽ đến nhà thưa chuyện với ba mẹ cô thôn nữ và nói lý do, ý nghĩa anh thực hiện dự án tượng "Được Mùa".

Anh Thu mời cô thôn nữ làm người mẫu cho Tượng Được Mùa để anh chụp hình, (H: ĐKG Nguyễn Thanh Thu & nhà văn Văn Quang (cựu Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến cũng đã đời tại Việt Nam như ĐKG Nguyễn Thanh Thu - mất ngày 6.5.2025), phác thảo qua nét vẽ độc đáo của ĐKG Nguyễn Thanh Thu. Người mẫu - cô thôn nữ Long An, đang gánh lúa và gặt lúa, ngồi mẫu cho anh Thu vẽ mất mấy ngày tại nhà cô thôn nữ.

Rất tiếc, CSVN cố chấp, tôi nghĩ Tượng Được Mùa, là một tác phẩm vĩ đại của ngành nông nghiệp Việt Nam và còn tạo ấn tượng về người phụ nữ Việt Nam lao động ruộng rẫy mà vẫn xinh đẹp tự nhiên khỏe khoắn, không tân trang như các cô gái tân thời. Đặc biệt, cô thôn nữ có sức sống mãnh liệt, trên đầu cô thôn nữ đội nón lá, cũng khăn rằn truyền thống quấn cổ (hình phác thảo nguyên thủy, khi thực hiện tượng Được Mùa lại dùng phác thảo khác), tay cầm bó lúa vàng tươi vừa mới cắt còn thơm mùi lúa chín vàng...nói lên sự thịnh vượng, thế mạnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long với sông nước hữu tình và sự phồn vinh của nước Việt Nam về nông nghiệp. Tiếc quá, Việt cộng cố chấp, kỳ thị nặng, mù quáng hết thuốc chữa!

Điêu khắc gia thiên tài Nguyễn Thanh Thu đang đau yếu hiu hắt vì bao đòn thù hiểm độc tàn ác, còn tồn giữ trên thân thể, anh đang trên đường giả từ vũ khí, VC cứ mãi khư khư ôm cái thù hận xằng bậy đối với người thua cuộc và chế độ nhân bản tự do pháp trị của chính thể VNCH.

THIÊN TÀI & ĐỊNH MỆNH NGHIỆT NGÃ TRỚ TRÊU

ĐIÊU KHẮC GIA NGUYỄN THANH THU

Tôi xin phép trích lại một đoạn ngắn, tôi viết về người bạn đồng môn Nguyễn Thanh Thu đã đăng trong tập Hồi Ký Công Tử Nhà Quê Bà Bài do tôi viết và xuất bản ngày 30.4.2021.

Tôi xin kể qua tin đồn không biết chính xác bao nhiêu phần trăm, như Kinh Thánh đạo Công Giáo có nói "Phúc thay không thấy mà tin". Các tài xế xe be, xe hàng, xe đò... chạy trên xa lộ Biên Hòa, ngang qua Nghĩa Trang Quân Đội hay chưa tới ngang Nghĩa Trang, ban đêm hay sáng sớm khi thấy người chiến binh giống tượng Thương Tiếc đi lang thang trước đầu xe. Tài xế phải giảm tốc độ lập tức và vì thế mà tránh được nhiêu tai nạn. Như có vật cản trước mặt hay vỏ xe hư mòn sẽ bị nổ tung...

Với tin đồn này mà thiên hạ, dân gian lúc bấy giờ nói Tượng Thương Tiếc rất linh thiêng. Giới xe be, xe tải, xe đò thường chạy ngang qua luôn nguyện cầu lái xe (H: ĐKG Nguyễn Thanh Thu 2021 của NT ở VN) được bình an, đi đến nơi về đến chốn và họ nguyện hứa cúng kiến sự linh thiêng của tượng Thương Tiếc phù hộ giới tài xế và bạn hàng an lành - mua may, bán đắt...

Ai có đến gần Tượng Thương Tiếc mới thấy tượng có hồn thiêng sông núi ẩn chứa trong tượng và chúng ta sẽ ngưỡng phục kỹ xảo kỳ tài Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu. Người ta tin tưởng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa linh thiêng sẽ hóa giải được mọi sầu lo, tai nạn...cầu sẽ được, như là đức tin của tôn giáo, cho nên thiên hạ thường vái van các tử sĩ - hồn thiêng sông núi phù hộ cho các bác tài tránh được nhiều tai nạn thảm khốc, được bình an...

Trong bài viết của NT và trên Hải Ngoại Phiếm Đàm của Tuấn Khanh - nhà anh Thu, số 176 đường Nguyễn Thượng Hiền - F 1 - quận Gò Vấp - Sài Gòn. Tôi nhờ cháu tôi đưa đến thăm ĐKG Nguyễn Thanh Thu tại địa chỉ: 76/68 Nguyễn Thượng Hiền (hay 176/68?) đường Nguyễn Thượng Hiền - F1 Quận Gò Vấp Sài Gòn (Cà Phê Tượng Đá - sát cạnh nhà anh Thu. Mảnh đất này, trước năm 1975, anh Thu có trồng một cây nhân tạo để cho một con khỉ anh nuôi leo trèo, có sợi dây xích dài giữ con khỉ, có thùng gỗ cho khỉ tránh mưa...). Như vậy, có thể hai địa chỉ đều đúng? Quý anh chị nào có lòng hảo tâm, gởi quà hay thăm viếng nên kiểm soát lại địa chỉ...

Tôi nghe kể lại: "Anh Nguyễn Thanh Thu bị Việt cộng hành hạ, thường bị nhốt conex vì cái tội là tác giả tượng Thương Tiếc "linh thiêng" tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Một chuyện khác, trại tù ra lệnh anh nắn tượng "bác". Ngoài cái mặt, các phần khác đều giống trong các mẫu hình trại tù đưa cho anh. Tôi chưa có dịp hỏi anh chuyện đó có không, nghĩa là cái mặt của "già hồ", anh Thu lại nhớ gương mặt Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nên anh nắn y chang chỉ khác là có thêm râu. Có ăng ten báo cáo hay cán bộ trại phát hiện điều này hay CS chụp mũ thêm tội cho anh Thu nên chúng có cớ hành hạ bỏ đói, đánh đập dã man anh thành người tàn tật - điếc nặng, anh không chết trong nhà tù cộng sản là chuyện may mắn hiếm có" (Trích Hồi Ký Công Tử Nhà Quê...)

(H: Tượng Thương Tiếc thu nhỏ tại nhà ĐKG, bị VC đập phá, Nguyễn Thanh Thu phục chế & chúng tôi chụp hình kỷ niệm 2 bạn đồng môn năm 2011 tại Sài Gòn) - Hiệu Đính 7.5.2025.


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

ĐIÊU KHẮC GIA NGUYỄN THANH THU - K.13 - Cựu SVSQ K.13 Trần Văn Ngà

xxx

TiecThuong-tuong
LỜI NÓI ĐẦU
: Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu vừa qua đời tại Sài Gòn ngày 6.5.2025 - 92t

Tôi đã đọc được hai bài viết về một người bạn cùng Khóa 13 Thủ Đức - Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu, nổi tiếng với bức tượng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội - Biên Hòa. Bài 1: Chắc Không Còn Lâu Nữa của NT, viết tại Sài Gòn ngày 13.5.2012. Bài 2 đăng trên Diễn Đàn Hải Ngoại Phiếm Đàm cũng có xuất xứ trên FB - Tuấn Khanh. Cả hai bài này đều ngậm ngùi nói đến định mệnh trớ trêu nghiệt ngã của nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu, có thực tài và tinh thần bất khuất yêu nước cao độ lại bất phùng thời dưới chế độ cộng sản toàn trị. Chúng ta  ngưỡng mộ và kính trọng Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu từ trước năm 1975. Thiên tài điêu khắc của anh sống động, có hồn, tôi có mô tả ngắn trong tập Hồi Ký Công Tử Nhà Quê Bà Bài của tôi và có đăng kèm theo một tấm hình mà tôi đến thăm anh năm 2017 tại nhà, sát cạnh quán cà phê Tượng Đá do con anh làm chủ - nhân tôi về dự Lễ Tang bà chị ruột tôi.

Tôi không đề cập nhiều về sự nghiệp và cuộc đời của Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu mà có hàng nhiều chục bài viết về anh, tôi đã từng đọc trong nhiều năm qua. Nhưng, tác giả các bài viết đó, thường không phải là người cùng trang lứa, cùng là đồng môn lại cùng Trung đội & Đại đội với anh Thu tại Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức năm 1962.

Tôi gặp lại anh Thu năm 2017 cũng có thể nói là lần gặp gỡ cuối cùng của tình bạn chúng tôi? Tôi quý mến anh, dự định mua vé máy bay đưa anh về lại Mỹ để tái khám nhiều bịnh mãn tính anh đang mắc phải. Nhưng, anh cho biết, anh đi đứng phải có người "hộ vệ", đặc biệt là phải có "thông dịch viên" nghe giúp anh, bị điếc nặng vì đòn thù của trại giam cộng sản tàn ác. Họ dùng hai tay lực lưỡng của sức trẻ công an đánh ặp thật mạnh vào hai tai anh cùng một lúc, từ đó anh bị điếc và còn bị kiên giam trong conex sắt luôn mấy tháng. Anh Thu kể lại tôi nghe một vài chuyện mà tôi và anh cùng trại tù Z30D - Rừng Lá, Hàm Tân, cùng lán, khác đội, tôi từ miền Bắc mới chuyển trại về, gặp anh tại đây.

Khi chúng tôi đang tâm sự tại nhà anh ở Sài Gòn (2017), kể chuyện "đời xưa" của những ngày êm đềm tốt đẹp trong quá khứ, dưới chế độ nhân bản Việt Nam Cộng Hòa. Tôi vừa hỏi anh chuyện tù, chuyện anh bị tra khảo đến mang tật suốt đời cái bịnh tật điếc nặng "Trời gầm" không nghe, chưa kể các bịnh tâm sinh lý khác và những đòn thù của cộng sản còn đọng lại, bám chặt vào thân thể anh cho đến hết cuộc đời còn lại. Anh nói lớn tiếng, tôi hỏi anh càng lớn hơn để anh nghe, gây sự chú ý của một công an khu vực hay công an cấp cao hơn? đi lảng vảng gần chúng tôi. Anh Thu nổi cáu, dùng tay khoát, xua đuổi. Anh Thu còn nói lớn: "tụi mầy còn rình rập tao nữa hả? Tau nói chuyện với bạn cũ đến thăm tau...". Tên công an tiu nghỉu bỏ đi sang quán cà phê Tượng Đá. Tinh thần bất khuất và khí khái của Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu vẫn còn mãi. trong tù kiên giam anh còn không sợ, sá gì mấy tên công an tép riu đi rình rập soi mói coi anh có hành động chống lại chế độ?

Tôi viết lại những gì tôi biết về anh Thu - tình bạn đồng môn của chúng tôi từ năm 1962 và về sau này. Tấm hình mới nhứt của ĐKG Nguyễn Thanh Thu (2021) so với tấm hình tôi chụp chung với anh Thu năm 2017. (Chân dung ĐKG Nguyễn Thanh Thu)

Qua hai tấm hình này, sau gần tròn 4 năm, một Điêu khắc gia còn nhựa sống, tươi vui gặp lại bạn cũ, khác biệt với 4 năm sau, Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thù lụi tàn hiu hắt "buồn tàn thu" đang đi vào cảnh hoàng hôn và sẽ giả từ vũ khí để chúng ta thêm ngậm ngùi tiếc thương tác giả tài hoa Tượng Thương Tiếc sẽ xa lìa trần thế đau khổ hận thù này.

Khóa 13 Ấp Chiến Lược (từ 15.3 đến 28.12.1962). Anh Nguyễn Thanh Thu và tôi có một thời gian dài (giai đoạn 2) cùng ở trong Trung đội 47 với cán bộ Trung Đội Trưởng Ch/U Hải - Đại đội 12 do Đại Úy Ngô Hiệp Phái làm Đại Đội Trưởng. Chúng tôi được bố trí, cùng ở chung một phòng nhỏ chừng 12 - 16 sinh viên sĩ quan. Anh Thu và tôi cùng ngủ nghỉ một giường sắt 2 tầng, tôi ở tầng trên. Anh Nguyên Thanh Thu sanh năm 1934, lớn hơn tôi một tuổi, ở tầng dưới.

Tốt nghiệp Khóa 13 Ấp Chiến Lược - Thủ Đức, ngày 28.12.1962, anh Thu về phục vụ trong binh chủng Quân Nhu, tôi về Sư Đoàn 21 Bộ Binh (Trung Đoàn 33 - Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn đang trú đóng ở Thị xã Long Xuyên - cuối chân cầu Hoàng Diệu, đối diện với trường Trung học Thoại Ngọc Hầu. Sau này biến cải thành Quân Y Viện Long Xuyên cho đến 1975).

Sau hơn 8 năm, anh Thu và tôi không có gặp lại, tôi phục vụ ở Trung đoàn 33 Bộ Binh thường lưu động vùng Hậu Giang. Khi được giữ chức vụ Trưởng Ban Thông Tin Báo Chì kiêm Trưởng Ban Phát Thanh Tiếng Nói Vùng IV Chiến Thuật và Tổng Thư Ký tòa soạn Bán nguyệt san Chiến Sĩ Miền Tây thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV, trú đóng ở Tây Đô Cần Thơ. Còn Chuẩn       úy Nguyên Thanh Thu về Cục Quân Nhu và sau này biệt phái về lại trường trung học cũ Võ Trường Toản - giáo sư Hội Họa. Tôi biết anh Thu được biệt phái về trường cũ qua anh Tấn.

Từ ngày ra trường Thủ Đức, mãi tám năm sau - năm 1970, tôi được thuyên chuyển về Khối Thông Tin Giao Tế Dân Sự - Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị, ở Sài Gòn, mới gặp lại anh Nguyễn Thanh Thu. Qua anh Lê Văn Tấn, bạn thân với anh Thu, đưa tôi đến nhà anh chị Thu ở Gò Vấp (anh Tấn là giáo sư dạy Triết, động viên vào Quân Đội Khóa 16 được bổ nhiệm về phục vụ trong Ban Thông Tin Báo Chí ở Cần Thơ do tôi làm Trưởng Ban và anh Tấn được biệt phái về dạy triết trường cũ ở Long An). Sau đó anh Thu cho anh Tấn và tôi biết, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu cho người tìm và đưa anh vào Phủ Tống Thống trình diện Tổng Thống. Anh Thu vào Phủ nhiều lần, được ủy nhiệm tạc tượng để tại Nghĩa Trang Quân Đội - Biên Hòa, đang xây dựng. Qua các chi tiết như nhiều bài viết về nguyên do có bức tượng Thương Tiếc, tôi xin không đề cập đến. Tôi chỉ đề cập đến những gì về ĐKG Nguyễn Thanh Thu mà có nhiều bài viết về tác giả Tượng Thương Tiếc, còn thiếu sót. (H: Tượng Được Mùa)

Ngoài tượng Thương Tiếc mà anh Thu tâm đắc, còn Tượng Được Mùa, chính tượng này là tượng "phi chánh trị", anh Thu đã trình lên Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, được Tổng Thống chấp thuận. Tôi nhớ không rõ, Tượng Được Mùa, tương đối nhỏ hơn tượng Thương Tiếc, hình như đã được đặt trên sân cỏ trong Dinh Độc Lập, nhân ngày ban hành Luật Người Cày Có Ruộng? Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu còn tâm sự với tôi, anh ở Mỹ buồn quá, độc thân tại chỗ, không có việc làm và nhớ da diết xưởng vẽ và nơi tạc tượng của anh tại mái nhà xưa kỷ niệm của gia đình anh. Thật tình, anh Thu luôn nghĩ đến tác phẩm nghệ thuật vĩ đại tượng Được Mùa phải được xứng đáng đặt tại bùng binh - ngã ba Trung Lương thuộc tỉnh Định Tường - cửa ngõ về Miền Tây. Tượng Được Mùa tạc lớn ra, đặt tại đây, mới đúng tầm cỡ đánh dấu vùng đất vàng màu mỡ của đồng bằng sông Cửu Long - cái nôi của vùng trồng lúa của cả nước Việt Nam, cũng là vùng đầt phì nhiêu màu mỡ nhứt nước, nuôi trồng thủy thổ sản, các loại cây ăn trái...

Anh Nguyễn Thanh Thu còn mơ tưởng hão, Tượng Được Mùa sẽ được chế độ cộng sản dòm ngó đến, nhằm hòa hợp hoà giải với chế độ cũ.?

Chuyện tạc tượng Được Mùa, qua lời anh Lê Văn Tấn kể với tôi trước năm 1973. Anh Tấn đã đưa anh Nguyễn Thanh Thu lên xuống Sài Gòn - Long An không biết bao nhiêu lần, kể cả nhiều lần đi đến Trung Lương để tìm cảm hứng phác thảo bản vẽ Tượng Được Mùa. Một thôn nữ Long An với vóc dáng khỏe mạnh, xinh đẹp, đang gánh lúa băng qua Quốc lộ 4 về nhà. Tình cờ, con mắt của nhà điêu khắc tài hoa chợt bắt được hình ảnh đẹp tuyệt vời này vào buổi hoàng hôn. Anh nói với anh Tấn dừng xe lại, anh làm quen và xin địa chỉ để hôm sau, anh sẽ đến nhà thưa chuyện với ba mẹ cô thôn nữ và nói lý do, ý nghĩa anh thực hiện dự án tượng "Được Mùa".

Anh Thu mời cô thôn nữ làm người mẫu cho Tượng Được Mùa để anh chụp hình, (H: ĐKG Nguyễn Thanh Thu & nhà văn Văn Quang (cựu Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến cũng đã đời tại Việt Nam như ĐKG Nguyễn Thanh Thu - mất ngày 6.5.2025), phác thảo qua nét vẽ độc đáo của ĐKG Nguyễn Thanh Thu. Người mẫu - cô thôn nữ Long An, đang gánh lúa và gặt lúa, ngồi mẫu cho anh Thu vẽ mất mấy ngày tại nhà cô thôn nữ.

Rất tiếc, CSVN cố chấp, tôi nghĩ Tượng Được Mùa, là một tác phẩm vĩ đại của ngành nông nghiệp Việt Nam và còn tạo ấn tượng về người phụ nữ Việt Nam lao động ruộng rẫy mà vẫn xinh đẹp tự nhiên khỏe khoắn, không tân trang như các cô gái tân thời. Đặc biệt, cô thôn nữ có sức sống mãnh liệt, trên đầu cô thôn nữ đội nón lá, cũng khăn rằn truyền thống quấn cổ (hình phác thảo nguyên thủy, khi thực hiện tượng Được Mùa lại dùng phác thảo khác), tay cầm bó lúa vàng tươi vừa mới cắt còn thơm mùi lúa chín vàng...nói lên sự thịnh vượng, thế mạnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long với sông nước hữu tình và sự phồn vinh của nước Việt Nam về nông nghiệp. Tiếc quá, Việt cộng cố chấp, kỳ thị nặng, mù quáng hết thuốc chữa!

Điêu khắc gia thiên tài Nguyễn Thanh Thu đang đau yếu hiu hắt vì bao đòn thù hiểm độc tàn ác, còn tồn giữ trên thân thể, anh đang trên đường giả từ vũ khí, VC cứ mãi khư khư ôm cái thù hận xằng bậy đối với người thua cuộc và chế độ nhân bản tự do pháp trị của chính thể VNCH.

THIÊN TÀI & ĐỊNH MỆNH NGHIỆT NGÃ TRỚ TRÊU

ĐIÊU KHẮC GIA NGUYỄN THANH THU

Tôi xin phép trích lại một đoạn ngắn, tôi viết về người bạn đồng môn Nguyễn Thanh Thu đã đăng trong tập Hồi Ký Công Tử Nhà Quê Bà Bài do tôi viết và xuất bản ngày 30.4.2021.

Tôi xin kể qua tin đồn không biết chính xác bao nhiêu phần trăm, như Kinh Thánh đạo Công Giáo có nói "Phúc thay không thấy mà tin". Các tài xế xe be, xe hàng, xe đò... chạy trên xa lộ Biên Hòa, ngang qua Nghĩa Trang Quân Đội hay chưa tới ngang Nghĩa Trang, ban đêm hay sáng sớm khi thấy người chiến binh giống tượng Thương Tiếc đi lang thang trước đầu xe. Tài xế phải giảm tốc độ lập tức và vì thế mà tránh được nhiêu tai nạn. Như có vật cản trước mặt hay vỏ xe hư mòn sẽ bị nổ tung...

Với tin đồn này mà thiên hạ, dân gian lúc bấy giờ nói Tượng Thương Tiếc rất linh thiêng. Giới xe be, xe tải, xe đò thường chạy ngang qua luôn nguyện cầu lái xe (H: ĐKG Nguyễn Thanh Thu 2021 của NT ở VN) được bình an, đi đến nơi về đến chốn và họ nguyện hứa cúng kiến sự linh thiêng của tượng Thương Tiếc phù hộ giới tài xế và bạn hàng an lành - mua may, bán đắt...

Ai có đến gần Tượng Thương Tiếc mới thấy tượng có hồn thiêng sông núi ẩn chứa trong tượng và chúng ta sẽ ngưỡng phục kỹ xảo kỳ tài Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu. Người ta tin tưởng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa linh thiêng sẽ hóa giải được mọi sầu lo, tai nạn...cầu sẽ được, như là đức tin của tôn giáo, cho nên thiên hạ thường vái van các tử sĩ - hồn thiêng sông núi phù hộ cho các bác tài tránh được nhiều tai nạn thảm khốc, được bình an...

Trong bài viết của NT và trên Hải Ngoại Phiếm Đàm của Tuấn Khanh - nhà anh Thu, số 176 đường Nguyễn Thượng Hiền - F 1 - quận Gò Vấp - Sài Gòn. Tôi nhờ cháu tôi đưa đến thăm ĐKG Nguyễn Thanh Thu tại địa chỉ: 76/68 Nguyễn Thượng Hiền (hay 176/68?) đường Nguyễn Thượng Hiền - F1 Quận Gò Vấp Sài Gòn (Cà Phê Tượng Đá - sát cạnh nhà anh Thu. Mảnh đất này, trước năm 1975, anh Thu có trồng một cây nhân tạo để cho một con khỉ anh nuôi leo trèo, có sợi dây xích dài giữ con khỉ, có thùng gỗ cho khỉ tránh mưa...). Như vậy, có thể hai địa chỉ đều đúng? Quý anh chị nào có lòng hảo tâm, gởi quà hay thăm viếng nên kiểm soát lại địa chỉ...

Tôi nghe kể lại: "Anh Nguyễn Thanh Thu bị Việt cộng hành hạ, thường bị nhốt conex vì cái tội là tác giả tượng Thương Tiếc "linh thiêng" tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Một chuyện khác, trại tù ra lệnh anh nắn tượng "bác". Ngoài cái mặt, các phần khác đều giống trong các mẫu hình trại tù đưa cho anh. Tôi chưa có dịp hỏi anh chuyện đó có không, nghĩa là cái mặt của "già hồ", anh Thu lại nhớ gương mặt Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nên anh nắn y chang chỉ khác là có thêm râu. Có ăng ten báo cáo hay cán bộ trại phát hiện điều này hay CS chụp mũ thêm tội cho anh Thu nên chúng có cớ hành hạ bỏ đói, đánh đập dã man anh thành người tàn tật - điếc nặng, anh không chết trong nhà tù cộng sản là chuyện may mắn hiếm có" (Trích Hồi Ký Công Tử Nhà Quê...)

(H: Tượng Thương Tiếc thu nhỏ tại nhà ĐKG, bị VC đập phá, Nguyễn Thanh Thu phục chế & chúng tôi chụp hình kỷ niệm 2 bạn đồng môn năm 2011 tại Sài Gòn) - Hiệu Đính 7.5.2025.


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :Tin Tức ngày 07 tháng 03 -2025:

tờ bao nay co phải anh em voi SBTN ?

Xem Thêm

Đề bài :Tin Tức ngày 18 - 02 -2025:

tơ bào này toàn dich tin tưc tui liberal AU CHAU khong à chỉ đung 1/2tụi AU CHAU cư sưvoi nươc MY kong băng và dân AU CHAU lười biêng , tôi đả đi choi AU CHAU mừoi ngày ròi thừ bay chăng cò cửa tiệm mở ...dân AU CHAU lười như hủi .

Xem Thêm

Đề bài :Chuyện “Phố Vải” - by Phạm Thành Nhân / Trần Văn Giang (ghi lại).

Đây là một bài viết thú vị nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua ngôn ngữ. Sự thay đổi về thuật ngữ có thể mang tính tích cực nếu chúng vẫn giữ được mối liên hệ với truyền thống và lịch sử địa phương. Văn bản này cũng gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ tương tự như những gì bạn trải qua khi mua bất động sản. Quá trình này cũng tràn đầy sự phấn khích và niềm vui. Điều này đặc biệt đúng đối với các dự án mới của Al Sharq Investment https://dubai-new-developments.com/al-sharq-investment, cung cấp các lựa chọn nhà ở hiện đại và tiện lợi để giúp bạn tìm được ngôi nhà lý tưởng.

Xem Thêm

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm