Văn Học & Nghệ Thuật

ĐỌC THƠ TIỀN NHÂN

Bà kể chuyện, ông thêm: “Xưa Việt Cộng tra tấn, Nhốt anh trong xà lim


Kính mời quý Độc Giả nghe nhạc ĐẤU TRANH phổ từ thơ Ý Nga
trên trang nhà của DÂN CHỦ CA










MẸ THƯƠNG ÔNG BÀ
*
Viết thay một người cháu của lính VNCH
*
Trích tuyển tập TRI ƠN CHIẾN SĨ VNCH
*
Mẹ đạp xe đi chợ:
“Mua hộp kim, về ngay!”
Nhưng mua thêm nhiều thứ
Nên ba lô quá đầy!
 
Chạy không kịp sắp xếp
Kem chảy, lạnh sống lưng
Muốn con mừng món lạnh
Đạp mãi, quyết không dừng 
Về, cả ngày ơn ớn.

Bà kể chuyện, ông thêm:
“Xưa Việt Cộng tra tấn,
Nhốt anh trong xà lim
Nằm, ngồi đều buốt giá
Muỗi cắn nát cả da
Bụng đói càng thêm lạnh!
Bên cửa hở, gió lùa…”
 
Thế rồi Mẹ lại khóc
Thương Ông tuổi về già
Bệnh khắp cùng lục phủ,
Ngũ tạng cũng rên la.
 
Ý Nga, 2.4.2019
 
 

 

           
 


 
MÙA XUÂN DÂN TỘC
*
Ý Nga đọc tuyển tập HOA TIÊN #42
(Trích LỜI TỰA của tuyển tập viết chung với nhiều Văn Thi Hữu: HOA TIÊN #43-2018)
*
Thật se lòng khi ngồi nhìn ráng chiều đỏ ối nơi góc chân trời mà đặt bút viết về Mùa Xuân Dân Tộc!
Ngoài kia bóng hoàng hôn đang chìm dần từ từ trong sắc đỏ chói, gợi nhớ đến lá cờ máu đã theo những bàn chân dép râu của người cộng sản độc ác tiến vào miền Nam Việt Nam. Tiến tới đâu là “bóng đêm” tràn ngập tới đó, đồng thời mang lại bao niềm đau khôn nguôi cho toàn dân. Có hay không nhỉ một mùa xuân cho dân Việt kể từ tháng 4.1975? Hay chỉ là những lời chúng ta tự nhắc với nhau:
“Hãy nhớ nhé anh lời thương thuở trước
Một ngày ta về quang phục quê hương”
(Thơ HOÀNG DUY QUỐC SƠN: “NHỚ QUÊ”, HOA TIÊN #42, trang 194)

Chúng tôi, những người cầm bút yêu tự do và chính nghĩa, tuy đã kịp may mắn vượt được ra khỏi màu cờ đỏ tanh máu ấy,  nhưng chưa một ngày quên đồng bào còn ở lại, đang oằn oại vẫy vùng để có thể sinh tồn nơi ấy. Như những người cứ thao thức trong màn đêm, một đêm đen đã kéo dài gần 43 năm mà chưa thấy ánh Bình Minh ló dạng để đồng bào được đón lại một mùa Xuân rực sắc Vàng của ánh Thái Dương. Đâu đâu chúng tôi cũng chỉ toàn nghe những lời đồng bào than thở tím cả ruột gan:
“Chúng tao đang sống cơm no, áo ấm, chúng mày vào đòi “giải phóng”. Làm cho mọi người đói nghèo đi mà gọi là giải phóng đấy hả?”
(Văn, TÔN NỮ MẶC GIAO: “CÔ BA CHÈ ĐẬU XANH”, HOA TIÊN #42, trang 136).
 
Đúng là tai trời, ách nước! Vận mệnh con người phải nổi trôi theo vận mệnh chung
(Văn, ĐỖ DUNG: “THEO DÒNG NƯỚC XOÁY”, HOA TIÊN #42, trang 224)
 
“Mấy độ Xuân sang càng tủi phận
Bao lần Tết đến thật buồn ghê!”
(Thơ HUYỀN CẦU-TRẦN MINH CHÂU: “PHẬN GIÀ NƠI ĐẤT KHÁCH”, HOA TIÊN #42, trang 160).
 
Nàng xuân Việt của chúng ta hàng năm vẫn được nhắc đến nơi xứ người, để đừng một ai quên đi sự thiếu thốn luôn làm chúng ta khắc khoải:
“Thiếu em, trống vắng vòng tay
Xa em, ta nhặt đắm say gửi về”
(Thơ NGUYỄN LÊ: “TRAPÉANT KOR”, HOA TIÊN #42, trang 73)
 
Biết bây giờ nàng Xuân chốn xưa ra sao:
“Màu son bên ấy còn tươi?
Hay tràn thương tích trêu ngươi tháng ngày?
(Thơ VU SƠN: “LẦM LỠ”, HOA TIÊN #42, trang 140)
 
Đúng vậy! Kể từ dấu mốc thời gian 30.4.1975, cả nước đã đau đớn khóc hận, dù:
“… Sông núi đã liền nhưng lòng người chưa thắt chặt,
Hận thù còn đông đặc chưa tan.
Hàng triệu người ra đi bỏ nước, xa làng,
Tìm tự do nơi xứ lạ.
Thây vùi biển cả,
Hải tặc hiếp dâm.
Nhục nhã, bà mẹ già đâm đầu xuống biển.
 Trên con tàu ọp ẹp, cũ xì
Chất đầy người bỏ nước ra đi
Không may bỏ thây ngoài biển làm mồi cho cá.
Kẻ băng rừng, người lội suối,
Bất chấp rừng thiêng nước độc,
Cướp đường, đỉa vắt…
Đối mặt với tử thần
Nhưng bất cần
Miễn sao rời được quê hương cờ máu”
(Thơ SONG AN CHÂU: “NIỀM ĐAU QUÊ MẸ”, HOA TIÊN #42, trang 65)
 
Phải xé lòng mà vượt qua những cái chết như thế để đi tìm sự sống sau bao nhiêu mất mát tang thương, gia đình ly tán, mấy triệu người Việt chúng ta đã khóc thầm:
“Quê hương ơi, đàn con Mẹ tan tác
Việt Nam đâu? Tôi mỏi mắt đi tìm…”
(Thơ MẶC KHÁCH: “SỬ TÌNH CA NỨC NỞ”, HOA TIÊN #42, trang 55)
 
Không biết bao nhiêu người lính VNCH oai hùng khi xưa đã phải nằm xuống trên quê người trong tức tưởi, vì chưa thể trở về với lá cờ Vàng Chính Nghĩa mà họ đã hy sinh xương máu để giữ gìn lãnh thổ? Có bao nhiêu con cháu của họ phải đưa tiễn người thân ra nghĩa trang xứ người trong ngậm ngùi:
“Tiễn Ba đi, trời u sầu nhỏ giọt
Mây cũng buồn theo gió phủ màu tang”
(Thơ BÍCH LAN: “BỐN CHÍN NGÀY CỦA BA”, HOA TIÊN #42, trang 79)
 
Người ra đi thì cô đơn là thế! Người còn lưu lạc bốn phương trời thì cố giữ tình huynh đệ chí binh đoàn kết, giữ chặt nhau qua những tập thể chung của những Quân, Binh Chủng.v.v… mà họ đã từng phục vụ cho dân và vì dân. Hàng năm, ai còn mạnh khỏe cũng đều cố gắng vượt đường xa tìm đến với nhau:
“Chiến chinh ặp đến chia hai ngả
Gặp lại chừ đây tuổi đã già”
(Thơ DUY AN ĐÔNG: “CHUYẾN THĂM HOA THỊNH ĐỐN”, HOA TIÊN #42, trang 172)
 
Và đâu đâu cũng nghe nỗi niềm u hoài của người ở lại:
“Chờ anh, môi đón nụ cười
Ngày xuân mong đợi: xa xôi anh về”
(Thơ KIM HƯƠNG: “CHỜ ANH”, HOA TIÊN #42, trang 218)
 
Ôi quê hương với những ngọn gió đồng thơm mùi rơm, rạ mộc mạc đâu rồi mà chỉ toàn những mùi hóa chất độc hại? Ngút trời xa chỉ thấy bao người mẹ già ngồi chờ tin tức đàn con cái từ phương xa lưu xứ:
“Nửa muốn hỏi người, tan nửa ý
Nửa mùa xuân đến, nửa trăng rơi”
(Thơ “SONG LINH: “NỬA”, HOA TIÊN #42, trang 212)
 
Những buổi chiều chờ Xuân ở đây, dù được êm ái thế nào, dù sung túc hưởng tự do, no ấm ra sao thì lòng ai thương dân cũng cứ mang mang dạ sầu khi hướng về cội nguồn:
“Còn đây giọt nặng mưa tuôn
Ta đi tìm lại cội nguồn đời ta”
(Thơ NGŨ LANG: “TÌM LẠI CỘI NGUỒN”, HOA TIÊN #42, trang 168)
 
Nỗi sầu bất tận ấy chỉ vơi đi khi chúng tôi đem được niềm u uất vào văn chương, với chút hy vọng mỏng manh là độc giả sẽ lưu lại hậu thế nỗi niềm của người ra đi:
“Hồn nơi cố quốc, thân đất khách
Trằn trọc năm canh chuyện nước non”
(Thơ HOÀNG QUÂN: “ĐỐT LÊN ĐỐM LỬA”, HOA TIÊN #42, trang 150)
 
Thế nhưng sầu cứ vơi lại đầy và thơ văn cứ ước ao hoài sẽ có một ngày vui cho đất nước, một ngày Xuân bừng sáng rực trời Đông:
“Ta sẽ có những mùa Xuân hoan hỷ
Nước Việt Nam ... xán lạn đất phương Đông”
(Thơ HOÀNG DŨNG: “HÙNG SỬ VIỆT NAM”, HOA TIÊN #42, trang 204)
 
Nhờ giữ vững lập trường Quốc Gia nên chúng tôi luôn giữ hướng sáng tác sao cho có thể đem lại niềm ấm áp cho những ai luôn hướng về Đất Tổ, để chia sẻ phần nào nỗi đau bất tận của dân mình. Thật mừng khi chúng tôi không là một tập hợp những văn chương toàn kêu gọi vui chơi, chè chén mà là những dàn trải tâm tư mang nặng cả một tấm lòng hướng Việt:
Xót dạ quê hương tràn uất hận
Đau Lòng đất nước lắm tang thương
(Thơ HOÀI NAM: “ĐỌAN TRƯỜNG THA HƯƠNG ”, HOA TIÊN #42, trang 105)
 
Lúc nào chúng tôi cũng khích lệ văn chương chống Cộng, chống lại mọi sự độc tài, đảng trị dã man của người cộng sản, nhất là cộng sản VN, cũng hy vọng mỗi ngày các sáng tác càng mỗi thêm khởi sắc, với niềm hoài vọng nhỏ nhoi rằng mọi tác phẩm in ra đều luôn sắc bén.
Dù nam hay nữ, dù trung niên hay lão niên, kính mong tất cả Anh Chị Em sẽ mài bút như mài gươm để tiếp tục một cuộc chiến đấu đòi lại tự do cho Quê Mẹ:
“Cuộc chiến này không bao giờ ngừng nghỉ
Đến khi nào bọn Cộng phỉ rả tan!”
(Thơ HOA THÔNG: “CÙNG CHIẾN ĐẤU ĐẾN CÙNG ”, HOA TIÊN #42, trang 112)
 
Bao nhiêu ngọn Lửa Lung Linh đã được thắp lên từ tứ hướng cùng với bao nhiêu công sức đã giữ gìn:
“Lưu vong tứ hải giai huynh đệ
Tình nghĩa thân thương mãi rạng ngời”
(Thơ HOÀI VIỆT: “KỶ NIỆM 20 NĂM HOA TIÊN…, HOA TIÊN #42, trang 4)
 
Ước mong Lửa lại sẽ được thế hệ trung niên tiếp nối giữ mãi sáng ngời và cứ thế, các Em trẻ sẽ chuyền Lửa, giữ Lửa và đem Lửa về giữa lòng dân tộc, để đời đời nhắc nhở cháu con biết yêu Nước và giữ Nước, trong tinh thần giữ gìn văn hóa, như giữ một viên ngọc quý đã được mài dũa qua bao cơn sóng gió trên bước đường tha hương:
“Ngả nghiêng một chút bên ngoài
Bên trong ngọc đá ai mài được đâu”
(Thơ DƯƠNG HOÀI LINH: “MÙA THU LẠI ĐẾN”, HOA TIÊN #42, trang 117)
 
Không biết quý Thi hữu lão thành đang bước vào tuổi 80 hiện nay, ai còn viết, ai còn đọc và ai sẽ còn cố vấn cho thế hệ sau đi tiếp bằng những bước thật chững chạc về lập trường, quyết không để bọn Việt gian trà trộn vào? Để một khi buông xuôi tất cả thì còn:
“Mai kia lúc bỏ lên trời
Ôm cây thánh giá nhớ thời làm thơ”
(Thơ NGUYỄN PHÚ LONG: “NHỚ MỘT NGƯỜI”, HOA TIÊN #42, trang 18)
 
Rồi những Bạn Trẻ hôm nay sẽ thay thế chúng ta nhắc nhở thế hệ kế thừa đừng bao giờ ăn mừng hay kỷ niệm ngày Quốc Hận mà phải có bổn phận tưởng niệm hàng năm ngày đại tang của dân tộc. Những văn, thi, nhạc, họa sĩ trẻ ấy sẽ tiếp nối chúng ta mà ghi khắc tội ác của Việt Cộng:
“Ai đem từng giọt chứa chan
Phủ lên dân tộc Việt Nam ngậm hờn”
(Thơ NGỤY DŨNG: “BUỒN THÁNG TƯ”, HOA TIÊN #42, trang 175)
 
Nếu chúng ta noi gương sáng thì các Bạn trẻ rồi sẽ đặt câu hỏi và sáng tác thật nhiều những dòng văn chương lên tiếng phản kháng mỗi khi:
“Thấy ai đánh mất nòi tông
Sao quên lịch sử con Rồng, cháu Tiên?”
(Thơ “MẶC HẬU: “ĐƯỜNG VỀ CỐ QUẬN ”, HOA TIÊN #42, trang 196)
 
Chúng ta không phải là “những thành phần cặn bả của xã hội” như Việt Cộng tuyên truyền khi chưa cần ngoại tệ, ngược lại Cộng Đồng chúng ta đã chứng minh rất rõ ràng:
“Trong số những người xốc xếch tả tơi tỵ nạn, có bao nhiêu con người tài hoa”
(Văn, KIM ANH: “SUNGAI BESI A, MALAYSIA”, HOA TIÊN #42, trang 45).
 
Mỗi tác giả đều mang một sắc thái riêng biệt, vì:
“Kỳ tài không phải riêng ai”
(Thơ NGUYỄN PHAN NGỌC AN: “HOÀNG ĐẾ NAPOLÉON”, HOA TIÊN #42, trang 42)
 
Đều đặn hàng năm, Ban Biên Tập của những tuyển tập in chung (nhiều tác giả) vẫn có những Văn Thi hữu đã chịu biết bao thiệt thòi và hy sinh trong âm thầm để lo mọi việc cho tuyển tập được phát hành chu đáo và mang đến tay từng Cộng Tác Viên mà không một lời ta thán. Sự nhẫn nại và kiên tâm của họ rất đáng để nhận về những phần thưởng tinh thần quý giá mà họ đã chắt chiu thai nghén cho những đàn con xinh xắn, giỏi giang của chúng ta. Có mấy ai trong chúng ta biết trân trọng điều đó và dành cho họ những lời thơ thật đẹp? Riêng đối với chúng tôi, họ chính là tiếng sáo gợi nhớ của những chú Mục Đồng Siêng Năng Chăm Chỉ trên đồng ruộng quê nhà, giúp ta có được chén cơm ngon hàng ngày:
“Hình như trong gió thoảng đưa
Sáo ngân nga thổi lời thơ không đề”
(Thơ TỐ NGUYÊN: “THU NGOẠI”, HOA TIÊN #42, trang 87)
 
Họ quả thật đã mang lại cho tất cả chúng ta niềm vui sướng khi nâng niu trên tay những đứa con tinh thần này, dẫu biết rằng:
“Vui là vui gượng kẻo mà…
Mạch buồn đã nhuốm từ ngày bỏ quê”
(Thơ TRẦN ĐÌNH LỘC: “BUỒN THU”, HOA TIÊN #42, trang 25)
 
Hy vọng quý anh chị em Nghệ Sĩ có lòng, có tài sẽ cộng tác để chọn lọc sao cho các TUYỂN TẬP xuất bản ở hải ngoại đều có nội dung thật xuất sắc (nghĩa là chọn những bài hay nhất của từng tác giả, bài nào thấy không hay thì xin bài khác chứ không nên để những bài kém làm mất đi uy tín của tác giả và của cả tuyển tập. Ai từng cầm viết nhiều năm cũng đều có những sáng tác hay, bị lãng quên trong ngăn kéo vì không có cơ hội đem in). Mỗi một cuốn sách phát hành nên đem lại một mùa Xuân cho độc giả khi lần dở từng trang với lòng trân trọng:
“Là mùa Xuân Nữ Sắc tuổi giao thừa
Ôm ấp mãi những vần thơ tiết tháo”
(Thơ TRÚC LANG: “EM LÀ AI?”, HOA TIÊN #42, trang 13)
*
Cầu chúc cho những sáng tác của Anh Chị Em Văn Thi Nghệ Sĩ Hải Ngoại luôn nở xinh tươi những đóa hoa đẹp nét CHÂN, THIỆN, MỸ:
“Môi khôi tràng hạt nguyện cầu
An bình thế giới năm châu một nhà
Rập nhau chống với gian tà
Im ngay cái thói người ta chống người”
(Thơ KHÁNH VÂN: “HUYỀN NỮ FATIMA”, HOA TIÊN #42, trang 86)
 
Kính chúc quý Văn, Thi, Họa, Nhạc Sĩ và Nghệ Sĩ luôn mạnh khỏe, lạc quan, sáng tác đều và giữ Lửa Yêu Nước trong tim. Xin kính:
CHÚC khổ nhục muôn dân thành hạnh phúc
MỪNG vang lừng trống hùng dũng Triệu Trưng
NĂM tối tăm, u ám sẽ sáng bừng
MỚI: thuận lợi cờ vàng bay phất phới!
(Thơ Ý NGA: “MỪNG TÂN NIÊN”)
 
Ý Nga, 10.11.2017
 
           

 
 

     

    
 
HỌC…
KẺ THẤT HỌC?
*
Trích tuyển tập: ĐEM THƠ HƠ LỬA
*
Nhà ai dát bạc, thếp vàng
Cháu con hưởng thụ “thiên đàng” đỏ, cam,
Chuyên tài cướp bóc, chẳng làm,
Tiệc tùng tiếp đón Đuôi Sam linh đình?
 
Ngoài kia “cháu chắt” thời bình
Học: ngồi chồm hổm trên sình lầy, nghe:
“Thầy cô” chễm chệ răn đe
Cho ăn bánh vẽ, vo ve nhặng ruồi.
 
Học chi nước sắp mất rồi?
Học chi đói vã mồ hôi “cháu Hồ”?
Học nai lưng thẳng ra thồ
Khiêng đoàn, cõng đảng đi vồ của dân?
 
Học tuyên truyền thuyết vô thần
Đấu cha, tố mẹ, tiến thân trị vì?
Hay là học thói vô nghì
Hại dân, bán Nước rồi đi sang Tàu?
 
Ý Nga*6.10.2017





 
 

 
 
VIỆT CỘNG MỪNG XUÂN, 
DÂN TỘC BẦN CÙNG!
*
Thơ Độc Vận
*
Đàn trẻ thơ choắt choeo
Nhai lúa đỏ đảng gieo,
Ăn Bánh Vẽ nhạt nhẽo,
Co ro nằm chèo queo!
 
Toàn dân bụng đói meo
Chân chống, tay phải chèo,
Đầu: đảng ngồi lắt léo
Thuyền chìm tất chết theo!
*
Khoe quân phục nhăn nheo,
Mặt mày cũng bủng beo,
Miệng tuyên truyền dẻo quẹo:
Đám “tướng tá” bọt bèo!
 
Quân hàm đỏ diện, đeo
Súng, gươm ẻo… eo… èo
Treo tòn ten, lẹo tẹo
Đem ghẹo mấy Con… “Mèo” [b].
 
Sàn diễn lộn tùng phèo,
Quan ngồi dưới hò reo,
Đám “cháu ngoan” lượn lẹo.
Tiền vung vảy quăng, neo [a]
 
Con gái nhà đảng “nghèo”
Vải mỏng ta, mỏng teo;
Người õng a, õng ẹo;
Nhạc ò e… ò eo.
 
Rặt toàn “tướng”… téo… tèo
Mắt ngắm như dán keo
Những thân hình uốn éo
Vặn vẹo, bò ngoằn ngoèo.
*
Tuyến Phòng Thủ? Trong veo!
Giặc nắm hết núi, đèo
Vào Nhà nằm tròng tréo
Quốc Phòng? Toạc móng heo! [c]
 
Đầu nội gián: Tàu trèo
Đảng đoàn chực ăn: leo
Đầu dân: ngồi vắt vẻo,
Huân chương vướng vòng vèo!
 
Răng” liền “Môi” khít kheo
Bản đồ rách bèo nhèo
Dân vùng lên gọi, réo
Đảng: -Hơi đâu kỳ kèo!
 
Thế chính trường leo cheo
Biển Đông lửa lèo xèo
Quê hương đảng đục đẽo
Xuân! Ôi xuân eo sèo!
 
Ý Nga*30.10.2017
 
[a] NEO: cho tiền thưởng vũ nữ bằng cách neo vào bất cứ chỗ nào chúng “ưa”
[b] CON MÈO: bồ nhí của các quan cộng sản
[c] TOẠC: huếch, rách rộng ra.
 
 


 




RA TÒA LÀ
PHẢI VÀO TÙ
*
Trích tuyển tập CÙNG KHÓC NHÀ TAN
*
Người ta xét xử phân minh
Quan tòa chính trực, công bình, dân trông.
 
Vi Xi? Không… xét mất công
Xử thôi! Oan uổng? “Đại đồng”: dân oan!
Dân oan, quan mới an toàn
Đảng thay thánh, phán: “Hân hoan chúng mình!”
 
Ý Nga*23.10.2017




ĐỌC THƠ TIỀN NHÂN

Kính mời quý Độc Giả nghe nhạc ĐẤU TRANH phổ từ thơ Ý Nga
trên trang nhà của DÂN CHỦ CA

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

ĐỌC THƠ TIỀN NHÂN

Bà kể chuyện, ông thêm: “Xưa Việt Cộng tra tấn, Nhốt anh trong xà lim


Kính mời quý Độc Giả nghe nhạc ĐẤU TRANH phổ từ thơ Ý Nga
trên trang nhà của DÂN CHỦ CA










MẸ THƯƠNG ÔNG BÀ
*
Viết thay một người cháu của lính VNCH
*
Trích tuyển tập TRI ƠN CHIẾN SĨ VNCH
*
Mẹ đạp xe đi chợ:
“Mua hộp kim, về ngay!”
Nhưng mua thêm nhiều thứ
Nên ba lô quá đầy!
 
Chạy không kịp sắp xếp
Kem chảy, lạnh sống lưng
Muốn con mừng món lạnh
Đạp mãi, quyết không dừng 
Về, cả ngày ơn ớn.

Bà kể chuyện, ông thêm:
“Xưa Việt Cộng tra tấn,
Nhốt anh trong xà lim
Nằm, ngồi đều buốt giá
Muỗi cắn nát cả da
Bụng đói càng thêm lạnh!
Bên cửa hở, gió lùa…”
 
Thế rồi Mẹ lại khóc
Thương Ông tuổi về già
Bệnh khắp cùng lục phủ,
Ngũ tạng cũng rên la.
 
Ý Nga, 2.4.2019
 
 

 

           
 


 
MÙA XUÂN DÂN TỘC
*
Ý Nga đọc tuyển tập HOA TIÊN #42
(Trích LỜI TỰA của tuyển tập viết chung với nhiều Văn Thi Hữu: HOA TIÊN #43-2018)
*
Thật se lòng khi ngồi nhìn ráng chiều đỏ ối nơi góc chân trời mà đặt bút viết về Mùa Xuân Dân Tộc!
Ngoài kia bóng hoàng hôn đang chìm dần từ từ trong sắc đỏ chói, gợi nhớ đến lá cờ máu đã theo những bàn chân dép râu của người cộng sản độc ác tiến vào miền Nam Việt Nam. Tiến tới đâu là “bóng đêm” tràn ngập tới đó, đồng thời mang lại bao niềm đau khôn nguôi cho toàn dân. Có hay không nhỉ một mùa xuân cho dân Việt kể từ tháng 4.1975? Hay chỉ là những lời chúng ta tự nhắc với nhau:
“Hãy nhớ nhé anh lời thương thuở trước
Một ngày ta về quang phục quê hương”
(Thơ HOÀNG DUY QUỐC SƠN: “NHỚ QUÊ”, HOA TIÊN #42, trang 194)

Chúng tôi, những người cầm bút yêu tự do và chính nghĩa, tuy đã kịp may mắn vượt được ra khỏi màu cờ đỏ tanh máu ấy,  nhưng chưa một ngày quên đồng bào còn ở lại, đang oằn oại vẫy vùng để có thể sinh tồn nơi ấy. Như những người cứ thao thức trong màn đêm, một đêm đen đã kéo dài gần 43 năm mà chưa thấy ánh Bình Minh ló dạng để đồng bào được đón lại một mùa Xuân rực sắc Vàng của ánh Thái Dương. Đâu đâu chúng tôi cũng chỉ toàn nghe những lời đồng bào than thở tím cả ruột gan:
“Chúng tao đang sống cơm no, áo ấm, chúng mày vào đòi “giải phóng”. Làm cho mọi người đói nghèo đi mà gọi là giải phóng đấy hả?”
(Văn, TÔN NỮ MẶC GIAO: “CÔ BA CHÈ ĐẬU XANH”, HOA TIÊN #42, trang 136).
 
Đúng là tai trời, ách nước! Vận mệnh con người phải nổi trôi theo vận mệnh chung
(Văn, ĐỖ DUNG: “THEO DÒNG NƯỚC XOÁY”, HOA TIÊN #42, trang 224)
 
“Mấy độ Xuân sang càng tủi phận
Bao lần Tết đến thật buồn ghê!”
(Thơ HUYỀN CẦU-TRẦN MINH CHÂU: “PHẬN GIÀ NƠI ĐẤT KHÁCH”, HOA TIÊN #42, trang 160).
 
Nàng xuân Việt của chúng ta hàng năm vẫn được nhắc đến nơi xứ người, để đừng một ai quên đi sự thiếu thốn luôn làm chúng ta khắc khoải:
“Thiếu em, trống vắng vòng tay
Xa em, ta nhặt đắm say gửi về”
(Thơ NGUYỄN LÊ: “TRAPÉANT KOR”, HOA TIÊN #42, trang 73)
 
Biết bây giờ nàng Xuân chốn xưa ra sao:
“Màu son bên ấy còn tươi?
Hay tràn thương tích trêu ngươi tháng ngày?
(Thơ VU SƠN: “LẦM LỠ”, HOA TIÊN #42, trang 140)
 
Đúng vậy! Kể từ dấu mốc thời gian 30.4.1975, cả nước đã đau đớn khóc hận, dù:
“… Sông núi đã liền nhưng lòng người chưa thắt chặt,
Hận thù còn đông đặc chưa tan.
Hàng triệu người ra đi bỏ nước, xa làng,
Tìm tự do nơi xứ lạ.
Thây vùi biển cả,
Hải tặc hiếp dâm.
Nhục nhã, bà mẹ già đâm đầu xuống biển.
 Trên con tàu ọp ẹp, cũ xì
Chất đầy người bỏ nước ra đi
Không may bỏ thây ngoài biển làm mồi cho cá.
Kẻ băng rừng, người lội suối,
Bất chấp rừng thiêng nước độc,
Cướp đường, đỉa vắt…
Đối mặt với tử thần
Nhưng bất cần
Miễn sao rời được quê hương cờ máu”
(Thơ SONG AN CHÂU: “NIỀM ĐAU QUÊ MẸ”, HOA TIÊN #42, trang 65)
 
Phải xé lòng mà vượt qua những cái chết như thế để đi tìm sự sống sau bao nhiêu mất mát tang thương, gia đình ly tán, mấy triệu người Việt chúng ta đã khóc thầm:
“Quê hương ơi, đàn con Mẹ tan tác
Việt Nam đâu? Tôi mỏi mắt đi tìm…”
(Thơ MẶC KHÁCH: “SỬ TÌNH CA NỨC NỞ”, HOA TIÊN #42, trang 55)
 
Không biết bao nhiêu người lính VNCH oai hùng khi xưa đã phải nằm xuống trên quê người trong tức tưởi, vì chưa thể trở về với lá cờ Vàng Chính Nghĩa mà họ đã hy sinh xương máu để giữ gìn lãnh thổ? Có bao nhiêu con cháu của họ phải đưa tiễn người thân ra nghĩa trang xứ người trong ngậm ngùi:
“Tiễn Ba đi, trời u sầu nhỏ giọt
Mây cũng buồn theo gió phủ màu tang”
(Thơ BÍCH LAN: “BỐN CHÍN NGÀY CỦA BA”, HOA TIÊN #42, trang 79)
 
Người ra đi thì cô đơn là thế! Người còn lưu lạc bốn phương trời thì cố giữ tình huynh đệ chí binh đoàn kết, giữ chặt nhau qua những tập thể chung của những Quân, Binh Chủng.v.v… mà họ đã từng phục vụ cho dân và vì dân. Hàng năm, ai còn mạnh khỏe cũng đều cố gắng vượt đường xa tìm đến với nhau:
“Chiến chinh ặp đến chia hai ngả
Gặp lại chừ đây tuổi đã già”
(Thơ DUY AN ĐÔNG: “CHUYẾN THĂM HOA THỊNH ĐỐN”, HOA TIÊN #42, trang 172)
 
Và đâu đâu cũng nghe nỗi niềm u hoài của người ở lại:
“Chờ anh, môi đón nụ cười
Ngày xuân mong đợi: xa xôi anh về”
(Thơ KIM HƯƠNG: “CHỜ ANH”, HOA TIÊN #42, trang 218)
 
Ôi quê hương với những ngọn gió đồng thơm mùi rơm, rạ mộc mạc đâu rồi mà chỉ toàn những mùi hóa chất độc hại? Ngút trời xa chỉ thấy bao người mẹ già ngồi chờ tin tức đàn con cái từ phương xa lưu xứ:
“Nửa muốn hỏi người, tan nửa ý
Nửa mùa xuân đến, nửa trăng rơi”
(Thơ “SONG LINH: “NỬA”, HOA TIÊN #42, trang 212)
 
Những buổi chiều chờ Xuân ở đây, dù được êm ái thế nào, dù sung túc hưởng tự do, no ấm ra sao thì lòng ai thương dân cũng cứ mang mang dạ sầu khi hướng về cội nguồn:
“Còn đây giọt nặng mưa tuôn
Ta đi tìm lại cội nguồn đời ta”
(Thơ NGŨ LANG: “TÌM LẠI CỘI NGUỒN”, HOA TIÊN #42, trang 168)
 
Nỗi sầu bất tận ấy chỉ vơi đi khi chúng tôi đem được niềm u uất vào văn chương, với chút hy vọng mỏng manh là độc giả sẽ lưu lại hậu thế nỗi niềm của người ra đi:
“Hồn nơi cố quốc, thân đất khách
Trằn trọc năm canh chuyện nước non”
(Thơ HOÀNG QUÂN: “ĐỐT LÊN ĐỐM LỬA”, HOA TIÊN #42, trang 150)
 
Thế nhưng sầu cứ vơi lại đầy và thơ văn cứ ước ao hoài sẽ có một ngày vui cho đất nước, một ngày Xuân bừng sáng rực trời Đông:
“Ta sẽ có những mùa Xuân hoan hỷ
Nước Việt Nam ... xán lạn đất phương Đông”
(Thơ HOÀNG DŨNG: “HÙNG SỬ VIỆT NAM”, HOA TIÊN #42, trang 204)
 
Nhờ giữ vững lập trường Quốc Gia nên chúng tôi luôn giữ hướng sáng tác sao cho có thể đem lại niềm ấm áp cho những ai luôn hướng về Đất Tổ, để chia sẻ phần nào nỗi đau bất tận của dân mình. Thật mừng khi chúng tôi không là một tập hợp những văn chương toàn kêu gọi vui chơi, chè chén mà là những dàn trải tâm tư mang nặng cả một tấm lòng hướng Việt:
Xót dạ quê hương tràn uất hận
Đau Lòng đất nước lắm tang thương
(Thơ HOÀI NAM: “ĐỌAN TRƯỜNG THA HƯƠNG ”, HOA TIÊN #42, trang 105)
 
Lúc nào chúng tôi cũng khích lệ văn chương chống Cộng, chống lại mọi sự độc tài, đảng trị dã man của người cộng sản, nhất là cộng sản VN, cũng hy vọng mỗi ngày các sáng tác càng mỗi thêm khởi sắc, với niềm hoài vọng nhỏ nhoi rằng mọi tác phẩm in ra đều luôn sắc bén.
Dù nam hay nữ, dù trung niên hay lão niên, kính mong tất cả Anh Chị Em sẽ mài bút như mài gươm để tiếp tục một cuộc chiến đấu đòi lại tự do cho Quê Mẹ:
“Cuộc chiến này không bao giờ ngừng nghỉ
Đến khi nào bọn Cộng phỉ rả tan!”
(Thơ HOA THÔNG: “CÙNG CHIẾN ĐẤU ĐẾN CÙNG ”, HOA TIÊN #42, trang 112)
 
Bao nhiêu ngọn Lửa Lung Linh đã được thắp lên từ tứ hướng cùng với bao nhiêu công sức đã giữ gìn:
“Lưu vong tứ hải giai huynh đệ
Tình nghĩa thân thương mãi rạng ngời”
(Thơ HOÀI VIỆT: “KỶ NIỆM 20 NĂM HOA TIÊN…, HOA TIÊN #42, trang 4)
 
Ước mong Lửa lại sẽ được thế hệ trung niên tiếp nối giữ mãi sáng ngời và cứ thế, các Em trẻ sẽ chuyền Lửa, giữ Lửa và đem Lửa về giữa lòng dân tộc, để đời đời nhắc nhở cháu con biết yêu Nước và giữ Nước, trong tinh thần giữ gìn văn hóa, như giữ một viên ngọc quý đã được mài dũa qua bao cơn sóng gió trên bước đường tha hương:
“Ngả nghiêng một chút bên ngoài
Bên trong ngọc đá ai mài được đâu”
(Thơ DƯƠNG HOÀI LINH: “MÙA THU LẠI ĐẾN”, HOA TIÊN #42, trang 117)
 
Không biết quý Thi hữu lão thành đang bước vào tuổi 80 hiện nay, ai còn viết, ai còn đọc và ai sẽ còn cố vấn cho thế hệ sau đi tiếp bằng những bước thật chững chạc về lập trường, quyết không để bọn Việt gian trà trộn vào? Để một khi buông xuôi tất cả thì còn:
“Mai kia lúc bỏ lên trời
Ôm cây thánh giá nhớ thời làm thơ”
(Thơ NGUYỄN PHÚ LONG: “NHỚ MỘT NGƯỜI”, HOA TIÊN #42, trang 18)
 
Rồi những Bạn Trẻ hôm nay sẽ thay thế chúng ta nhắc nhở thế hệ kế thừa đừng bao giờ ăn mừng hay kỷ niệm ngày Quốc Hận mà phải có bổn phận tưởng niệm hàng năm ngày đại tang của dân tộc. Những văn, thi, nhạc, họa sĩ trẻ ấy sẽ tiếp nối chúng ta mà ghi khắc tội ác của Việt Cộng:
“Ai đem từng giọt chứa chan
Phủ lên dân tộc Việt Nam ngậm hờn”
(Thơ NGỤY DŨNG: “BUỒN THÁNG TƯ”, HOA TIÊN #42, trang 175)
 
Nếu chúng ta noi gương sáng thì các Bạn trẻ rồi sẽ đặt câu hỏi và sáng tác thật nhiều những dòng văn chương lên tiếng phản kháng mỗi khi:
“Thấy ai đánh mất nòi tông
Sao quên lịch sử con Rồng, cháu Tiên?”
(Thơ “MẶC HẬU: “ĐƯỜNG VỀ CỐ QUẬN ”, HOA TIÊN #42, trang 196)
 
Chúng ta không phải là “những thành phần cặn bả của xã hội” như Việt Cộng tuyên truyền khi chưa cần ngoại tệ, ngược lại Cộng Đồng chúng ta đã chứng minh rất rõ ràng:
“Trong số những người xốc xếch tả tơi tỵ nạn, có bao nhiêu con người tài hoa”
(Văn, KIM ANH: “SUNGAI BESI A, MALAYSIA”, HOA TIÊN #42, trang 45).
 
Mỗi tác giả đều mang một sắc thái riêng biệt, vì:
“Kỳ tài không phải riêng ai”
(Thơ NGUYỄN PHAN NGỌC AN: “HOÀNG ĐẾ NAPOLÉON”, HOA TIÊN #42, trang 42)
 
Đều đặn hàng năm, Ban Biên Tập của những tuyển tập in chung (nhiều tác giả) vẫn có những Văn Thi hữu đã chịu biết bao thiệt thòi và hy sinh trong âm thầm để lo mọi việc cho tuyển tập được phát hành chu đáo và mang đến tay từng Cộng Tác Viên mà không một lời ta thán. Sự nhẫn nại và kiên tâm của họ rất đáng để nhận về những phần thưởng tinh thần quý giá mà họ đã chắt chiu thai nghén cho những đàn con xinh xắn, giỏi giang của chúng ta. Có mấy ai trong chúng ta biết trân trọng điều đó và dành cho họ những lời thơ thật đẹp? Riêng đối với chúng tôi, họ chính là tiếng sáo gợi nhớ của những chú Mục Đồng Siêng Năng Chăm Chỉ trên đồng ruộng quê nhà, giúp ta có được chén cơm ngon hàng ngày:
“Hình như trong gió thoảng đưa
Sáo ngân nga thổi lời thơ không đề”
(Thơ TỐ NGUYÊN: “THU NGOẠI”, HOA TIÊN #42, trang 87)
 
Họ quả thật đã mang lại cho tất cả chúng ta niềm vui sướng khi nâng niu trên tay những đứa con tinh thần này, dẫu biết rằng:
“Vui là vui gượng kẻo mà…
Mạch buồn đã nhuốm từ ngày bỏ quê”
(Thơ TRẦN ĐÌNH LỘC: “BUỒN THU”, HOA TIÊN #42, trang 25)
 
Hy vọng quý anh chị em Nghệ Sĩ có lòng, có tài sẽ cộng tác để chọn lọc sao cho các TUYỂN TẬP xuất bản ở hải ngoại đều có nội dung thật xuất sắc (nghĩa là chọn những bài hay nhất của từng tác giả, bài nào thấy không hay thì xin bài khác chứ không nên để những bài kém làm mất đi uy tín của tác giả và của cả tuyển tập. Ai từng cầm viết nhiều năm cũng đều có những sáng tác hay, bị lãng quên trong ngăn kéo vì không có cơ hội đem in). Mỗi một cuốn sách phát hành nên đem lại một mùa Xuân cho độc giả khi lần dở từng trang với lòng trân trọng:
“Là mùa Xuân Nữ Sắc tuổi giao thừa
Ôm ấp mãi những vần thơ tiết tháo”
(Thơ TRÚC LANG: “EM LÀ AI?”, HOA TIÊN #42, trang 13)
*
Cầu chúc cho những sáng tác của Anh Chị Em Văn Thi Nghệ Sĩ Hải Ngoại luôn nở xinh tươi những đóa hoa đẹp nét CHÂN, THIỆN, MỸ:
“Môi khôi tràng hạt nguyện cầu
An bình thế giới năm châu một nhà
Rập nhau chống với gian tà
Im ngay cái thói người ta chống người”
(Thơ KHÁNH VÂN: “HUYỀN NỮ FATIMA”, HOA TIÊN #42, trang 86)
 
Kính chúc quý Văn, Thi, Họa, Nhạc Sĩ và Nghệ Sĩ luôn mạnh khỏe, lạc quan, sáng tác đều và giữ Lửa Yêu Nước trong tim. Xin kính:
CHÚC khổ nhục muôn dân thành hạnh phúc
MỪNG vang lừng trống hùng dũng Triệu Trưng
NĂM tối tăm, u ám sẽ sáng bừng
MỚI: thuận lợi cờ vàng bay phất phới!
(Thơ Ý NGA: “MỪNG TÂN NIÊN”)
 
Ý Nga, 10.11.2017
 
           

 
 

     

    
 
HỌC…
KẺ THẤT HỌC?
*
Trích tuyển tập: ĐEM THƠ HƠ LỬA
*
Nhà ai dát bạc, thếp vàng
Cháu con hưởng thụ “thiên đàng” đỏ, cam,
Chuyên tài cướp bóc, chẳng làm,
Tiệc tùng tiếp đón Đuôi Sam linh đình?
 
Ngoài kia “cháu chắt” thời bình
Học: ngồi chồm hổm trên sình lầy, nghe:
“Thầy cô” chễm chệ răn đe
Cho ăn bánh vẽ, vo ve nhặng ruồi.
 
Học chi nước sắp mất rồi?
Học chi đói vã mồ hôi “cháu Hồ”?
Học nai lưng thẳng ra thồ
Khiêng đoàn, cõng đảng đi vồ của dân?
 
Học tuyên truyền thuyết vô thần
Đấu cha, tố mẹ, tiến thân trị vì?
Hay là học thói vô nghì
Hại dân, bán Nước rồi đi sang Tàu?
 
Ý Nga*6.10.2017





 
 

 
 
VIỆT CỘNG MỪNG XUÂN, 
DÂN TỘC BẦN CÙNG!
*
Thơ Độc Vận
*
Đàn trẻ thơ choắt choeo
Nhai lúa đỏ đảng gieo,
Ăn Bánh Vẽ nhạt nhẽo,
Co ro nằm chèo queo!
 
Toàn dân bụng đói meo
Chân chống, tay phải chèo,
Đầu: đảng ngồi lắt léo
Thuyền chìm tất chết theo!
*
Khoe quân phục nhăn nheo,
Mặt mày cũng bủng beo,
Miệng tuyên truyền dẻo quẹo:
Đám “tướng tá” bọt bèo!
 
Quân hàm đỏ diện, đeo
Súng, gươm ẻo… eo… èo
Treo tòn ten, lẹo tẹo
Đem ghẹo mấy Con… “Mèo” [b].
 
Sàn diễn lộn tùng phèo,
Quan ngồi dưới hò reo,
Đám “cháu ngoan” lượn lẹo.
Tiền vung vảy quăng, neo [a]
 
Con gái nhà đảng “nghèo”
Vải mỏng ta, mỏng teo;
Người õng a, õng ẹo;
Nhạc ò e… ò eo.
 
Rặt toàn “tướng”… téo… tèo
Mắt ngắm như dán keo
Những thân hình uốn éo
Vặn vẹo, bò ngoằn ngoèo.
*
Tuyến Phòng Thủ? Trong veo!
Giặc nắm hết núi, đèo
Vào Nhà nằm tròng tréo
Quốc Phòng? Toạc móng heo! [c]
 
Đầu nội gián: Tàu trèo
Đảng đoàn chực ăn: leo
Đầu dân: ngồi vắt vẻo,
Huân chương vướng vòng vèo!
 
Răng” liền “Môi” khít kheo
Bản đồ rách bèo nhèo
Dân vùng lên gọi, réo
Đảng: -Hơi đâu kỳ kèo!
 
Thế chính trường leo cheo
Biển Đông lửa lèo xèo
Quê hương đảng đục đẽo
Xuân! Ôi xuân eo sèo!
 
Ý Nga*30.10.2017
 
[a] NEO: cho tiền thưởng vũ nữ bằng cách neo vào bất cứ chỗ nào chúng “ưa”
[b] CON MÈO: bồ nhí của các quan cộng sản
[c] TOẠC: huếch, rách rộng ra.
 
 


 




RA TÒA LÀ
PHẢI VÀO TÙ
*
Trích tuyển tập CÙNG KHÓC NHÀ TAN
*
Người ta xét xử phân minh
Quan tòa chính trực, công bình, dân trông.
 
Vi Xi? Không… xét mất công
Xử thôi! Oan uổng? “Đại đồng”: dân oan!
Dân oan, quan mới an toàn
Đảng thay thánh, phán: “Hân hoan chúng mình!”
 
Ý Nga*23.10.2017




ĐỌC THƠ TIỀN NHÂN

Kính mời quý Độc Giả nghe nhạc ĐẤU TRANH phổ từ thơ Ý Nga
trên trang nhà của DÂN CHỦ CA

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm